Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 2

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là làm nổi bật được thực tế hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2009 trên cơ sở làm rõ các khái niệm, vai trò của gia công đối với nền kinh tế. Đồng thời sẽ đánh giá được những mặt tích cực và tiêu cực mà Việt Nam đang phải đối mặt, qua đó đề xuất những giải pháp và định hướng để nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công ở Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên khóa luận cần phải làm rõ những vấn đề sau:

- Khái quát chung về hoạt động gia công quốc tế, vai trò và kinh nghiệm của một số quốc gia.

- Nêu bật được thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam. Trong phần này trình bày về các tiền đề cho sự phát triền, điều kiện sản xuất, cơ cấu các nhóm mặt hàng, tình hình xuất khẩu và đánh giá được những kết quả thu được cũng như những hạn chế đang còn vướng mắc trong các nhóm hàng dệt may, da giày và phần mềm.‌

- Từ những phân tích trên đề xuất định hướng và những giải pháp để nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công xuất khẩu trong thời gian sắp tới.

Khóa luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu hoạt động gia công xuất khẩu trong giai đoạn 2005-2009.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận đã sử dụng các phương pháp sau: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp khái quát và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp luận giải, phương pháp ứng dụng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

5. Kết cấu khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia thành 3 chương:

Hoạt động gia công xuất khẩu và ý nghĩa của nó tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam - 2

Chương I: Tổng quan chung về gia công xuất khẩu

Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu tại Việt Nam

Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao ý nghĩa của hoạt động gia công

trong thời gian tới

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực, song do những hạn chế về thời gian, trình độ và kiến thức nên khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía thầy cô để đề tài của mình được hoàn thiện hơn.

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn, Thạc sĩ Vũ Huyền Phương đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình để giúp em hoàn thành khóa luận này.

CHƯƠNG I:‌‌

TỔNG QUAN CHUNG VỀ GIA CÔNG XUẤT KHẨU


I. Khái quát chung về gia công xuất khẩu

1. Thế nào là gia công và gia công xuất khẩu

1.1. Khái niệm gia công

Hoạt động gia công đã xuất hiện từ lâu đời và trong suốt một thời gian dài, nó đã trở thành một phương thức sản xuất ở nhiều nước. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, hoạt động gia công đã sớm xuất hiện ở Việt Nam nhưng mãi cho đến khi Luật thương mại ra đời thì hoạt động này mới thực sự được coi là một hoạt động kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Điều 178, Luật Thương mại Việt Nam 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN) tại kỳ họp thứ 11 thông qua vào ngày 10/05/1997 quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”. Hoạt động gia công tồn tại trong rất nhiều ngành nghề. Điều 180, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định: “Tất cả các loại hàng hoá đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh”. Theo đó, bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công để hưởng một khoản tiền gọi là phí gia công còn bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại.

Từ khái niệm trên có thể thấy rằng, hoạt động gia công xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực, song phương thức này được áp dụng phổ biến và chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp và thủ công nghiệp. Ngay từ khi khoa học công nghệ chưa phát triển, sản xuất phần lớn dựa trên những công cụ thô sơ thì phương thức gia công đã được áp dụng. Phương thức này được áp dụng từ khi thương nhân ra đời. Với nhiệm vụ làm cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng, đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa, thương nhân nắm được tình hình sản xuất cũng như nhu cầu tiêu thụ trên

một thị trường nào đó. Bởi vậy để có hàng hóa đem bán trên thị trường, thương nhân cung cấp cho người sản xuất một số máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị, thuê họ sản xuất cho mình một loại hàng hóa đó rồi mang tiêu thụ và trả lại cho người sản xuất một khoản thù lao tương ứng với công sức họ bỏ ra.

Nếu xét về góc độ kinh tế xã hội, phương thức tổ chức sản xuất này thực sự đã bộc lộ rất nhiều ưu điểm, đó là: mở rộng quy mô và tập trung hóa được sản xuất mà không cần đầu tư cơ sở mới; tận dụng được tiềm năng của công nghiệp nhẹ, thủ công nghiệp; tận dụng được khả năng lao động và thời gian lao động của mọi lực lượng lao động.

1.2 Khái niệm gia công xuất khẩu

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, sự chật hẹp về thị trường đã thôi thúc quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa diễn ra giữa các nước khác nhau trên thế giới. Phân công lao động xã hội đã trở thành phân công lao động quốc tế, và theo đó phương thức gia công quốc tế cũng ra đời. Luật Thương mại 2005 không đề cập lại đến khái niệm gia công xuất khẩu nhưng ở Luật Thương mại 1997 và Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 có hướng dẫn về khái niệm này.

Theo điều 132, Luật Thương mại 1997 quy định: “Gia công với thương nhân nước ngoài là việc gia công thương mại, theo đó bên đặt gia công, bên nhận gia công là thương nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú thường xuyên tại các nước khác nhau nhưng phải có một bên là thương nhân hoạt động thương mại tại Việt Nam”.

Trong nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31 tháng 7 năm 1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán với nước ngoài thì “Gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài”. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể đóng vai trò là bên đặt gia công hoặc là bên nhận gia công. Tuy nhiên do điều kiện thực tế ở Việt Nam nên hoạt động thuê thương nhân nước ngoài là rất ít. Gia công quốc tế ở Việt Nam thường được hiểu là thương nhân

Việt Nam là bên nhận gia công cho thương nhân nước ngoài và hoạt động này còn được gọi là gia công xuất khẩu.

Gia công xuất khẩu ra đời là hệ quả tất yếu của sự chênh lệch về trình độ kinh tế, về công nghệ, kỹ thuật giữa các quốc gia và một phần là do lợi thế tài nguyên, về nhân công khác nhau ở mỗi nước. Thực tế cho thấy phần lớn các hợp đồng gia công quốc tế được ký kết giữa một doanh nghiệp ở một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển hơn nhưng lại có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ với một doanh nghiệp của một quốc gia có nền kinh tế phát triển và trình độ khoa học công nghệ cao. Trong quan hệ gia công cho bên nước ngoài, bên nhận gia công dựa vào cơ sở vật chất, kỹ thuật vào lao động sẵn có để tiến hành gia công, đôi khi bên đặt gia công còn trợ giúp bên nhận gia công về máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, kỹ thuật viên…

Việc tiến hành phương thức kinh doanh gia công quốc tế thực sự đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia, trở thành phương thức khá phổ biến trong ngoại thương của nhiều nước. Trong quá trình phát triển theo hướng chuyên môn hóa ngày càng sâu rộng của nền kinh tế thế giới, trên cơ sở phát huy những lợi thế của mỗi quốc gia thì đây là một loại hình kinh doanh rất phù hợp.

2. Phân loại gia công xuất khẩu

2.1 Theo quyền sở hữu nguyên vật liệu

- Giao nguyên liệu, thu thành phẩm

Đây là hình thức gia công trong đó bên đặt gia công giao toàn bộ nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, bên đặt gia công sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên vật liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công.

Theo hình thức này, bên nhận gia công có lợi là không phải bỏ tiền mua nguyên vật liệu và nếu biết sử dụng tiết kiệm so với định mức tiêu hao nguyên vật liệu thì còn được hưởng phần dư thừa. Tuy nhiên bên nhận gia công cũng có những bất lợi nhất định. Họ sẽ rơi vào thế thụ động trong sản xuất do phụ thuộc quá nhiều vào bên thuê gia công trong vấn đề chất lượng và tiến độ giao nguyên liệu. Ngoài ra bên nhận gia công thường bị ép giá vì bên giao gia công phải chịu một số rủi ro về

tồn đọng vốn trong nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu, rủi ro về đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng. Nhìn chung hiệu quả kinh tế của hình thức gia công này thường thấp đối với cả hai bên và các hợp đồng ký kết theo hình thức này có xu hướng giảm trong các năm gần đây.

- Giao nguyên liệu chính, nhận thành phẩm

Bên đặt gia công giao nguyên vật liệu chính còn một số nguồn nguyên vật liệu phụ do bên nhận gia công cung cấp. Ở hình thức này, bên nhận gia công có thể chủ động hơn trong quá trình sản xuất do được quyền tự cung cấp một số nguyên liệu phụ. Hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn do bên gia công có thể tận dụng ngay nguồn nguyên liệu phụ sẵn có trong nước, tiết kiệm được một số chi phí như vận tải, thuế… Hiện nay hầu hết các hợp đồng dệt may và da giày của Việt Nam được ký kết theo hình thức này. Tuy nhiên tỷ lệ cung cấp nguyên vật liệu trong nước còn thấp, chủ yếu là nguyên phụ liệu đơn giản nên giá trị không cao.

- Mua đứt, bán đoạn

Theo hình thức này bên đặt gia công bán nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, bên đặt gia công sẽ mua lại thành phẩm. Mua đứt, bán đoạn là hình thức mới nhất của gia công quốc tế. Ở hình thức này, quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công nhưng bên đặt gia công vẫn chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Lợi ích của bên nhận gia công là hoàn toàn chủ động trong việc chuẩn bị nguyên liệu trong sản xuất. Ngoài ra do bên gia công tự bỏ tiền mua nguyên vật liệu nên sẽ không bị ép giá, giá gia công trong trường hợp này cũng cao hơn hai loại trên. Tuy nhiên rủi ro về tồn đọng vốn trong nguyên liệu và rủi ro về chất lượng nguyên liệu đã chuyển sang cho bên nhận gia công.

2.2 Theo cách tính giá gia công

- Hợp đồng thực chi thực thanh

Bên nhận gia công thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế đã bỏ ra trong quá trình gia công cộng với tiền thù lao gia công.

- Hợp đồng khoán

Hai bên xác định một mức giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí

định mức và thù lao định mức. Việc thanh toán giữa hai bên chỉ dựa trên giá định mức đó mà không tính tới chi phí thực tế mà bên nhận gia công đã bỏ ra. Mục đích của hình thức gia công này đó là bên đặt gia công khuyến khích bên nhận gia công phải chú trọng vào việc tiết kiệm nguyên vật liệu. Bên nhận gia công cũng phải nắm rõ giá định mức để tránh việc bù lỗ trong quá trình gia công.

2.3 Theo số bên tham gia vào quan hệ gia công

- Gia công hai bên

Chỉ có hai bên gia công là bên đặt gia công và bên nhận gia công. Mối quan hệ giữa bên thuê gia công và bên nhận gia công được xác định trong một hợp đồng gia công.

- Gia công chuyển tiếp

Có nhiều bên tham gia vào quan hệ gia công, sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên vật liệu cho hợp đồng gia công khác. Nói cách khác, có nhiều bên nhận gia công và thành phẩm của một đơn vị này là bán thành phẩm của một nguyên liệu của một đơn vị khác. Tuy nhiên đối tượng nhận gia công chuyển tiếp vẫn phải do bên đặt gia công chỉ định. Mục đích của bên đặt gia công khi lựa chọn hình thức này là tận dụng tối đa thế mạnh của mỗi quốc gia, giảm chi phí vận chuyển đồng thời vẫn có thể giữ được bí mật công nghệ và độc quyền loại hàng hóa đó (Văn Thành Hòa, 2003).

3. Lịch sử phát triển của hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam

Hoạt động gia công xuất khẩu đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ khi nước ta vừa mới bước ra khỏi hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Thời kỳ này, nền kinh tế nước ta thực sự rơi vào tình trạng kiệt quệ; cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá; trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ; trình độ tay nghề của người lao động cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia còn hạn chế. Bởi vậy trong suốt một thời gian dài kể từ sau giải phóng cho đến trước khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta tuy đã đạt được một vài kết quả nhưng quy mô và năng lực sản xuất còn hạn chế, thị trường còn hạn hẹp, hiệu quả kinh tế không cao. Hoạt động gia công xuất khẩu của nước ta ở giai đoạn này có một số đặc điểm như:

Về mặt hàng gia công: chủ yếu gia công hàng may mặc, thêu ren, dệt thảm và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ như dụng cụ sản xuất cầm tay…

Về thị trường gia công: bạn hàng chủ yếu của ta trong thời kì này là Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số nước gần chúng ta như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản...

Về phương thức gia công: nhìn chung thời kỳ này nước ta chủ yếu gia công theo phương thức giao nguyên liệu, thu thành phẩm mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu. Bởi vậy sự phụ thuộc của ta vào bên đặt gia công là rất lớn, thu nhập thực tế cuả nhân công là rất thấp và nếu tiếp tục duy trì hoạt động này sẽ không hiệu quả cho nền kinh tế.

Sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nhất là trong xu hướng hội nhập như hiện nay, hoạt động gia công ở nước ta đã thu được nhiều kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó không thể không nhắc đến sự đa dạng về phương thức, phong phú về mặt hàng, tăng trưởng về kim ngạch và mở rộng về thị trường. Ở giai đoạn này:

Về mặt hàng gia công: đến thời kỳ này tuy có nhiều cải tiến trong kỹ thuật nên cơ cấu hàng gia công đã thay đổi mở rộng thêm với một số loại mặt hàng như: may mặc, giày dép, thêu ren, túi xách, phần mềm, cơ khí…

Về thị trường gia công: sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, đứng trước thử thách mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã cố gắng duy trì những thị trường truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường sang các nước phát triển như: Pháp, Mỹ, Italia, Hà Lan… Trong đó đáng nói nhất là chúng ta đã thâm nhập vào thị trường Mỹ - một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng nổi tiếng là khó tính và có nhiều rào cản thương mại, chính trị vào loại bậc nhất trên thế giới. Hiện nay, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ hàng gia công lớn nhất của Việt Nam với những mặt hàng chính là: dệt may, da giày.

Về phương thức gia công: hình thức gia công ở giai đoạn hiện nay đã phong phú lên rất nhiều gồm giao nguyên liệu, thu thành phẩm; giao nguyên liệu chính, thu thành phẩm và gia công mua đứt bán đoạn nếu xét theo hình thức sở hữu nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp không chỉ bỏ sức lao động ra để gia công mà còn đầu tư vốn để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm gia công đồng thời tăng thêm thu nhập bằng ngoại tệ. Với cách làm này chúng ta đã có sự chủ động hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế. Một số doanh nghiệp Việt Nam còn tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một nước thứ ba theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022