Một Số Kết Luận Rút Ra Từ Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Các Nước Châu Á


Biểu đồ 7

Lượng vốn mạo hiểm huy động qua các năm (Đơn vị: Tỉ USD)


5000


4000


3000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

3,904

3,150

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 8

4,574

4,200

3,0003,257


2000


1,498

1,925

2,200


1000


1991

1992

1993

0


1994

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

90 69


492

925

1,009

1,023


Nguồn: AVCJ 2005

b. Vai trò của chính phủ Singapore đối với hoạt động ĐTMH

Sự ra đời của hoạt động ĐTMH ở Singapore có thể nói hoàn toàn là do tác động của chính phủ. Đối với chính phủ Singapore, ĐTMH là một phần của chiến lược tổng thể nhằm hướng nền kinh tế tới giai đoạn gia tăng giá trị cao hơn. Để đạt được mục tiêu này, chính phủ Singapore đã tiến hành một số biện pháp nhằm khuyến khích sự thành lập của ngành ĐTMH. Biện pháp mạnh mẽ nhất và đem lại hiệu quả cao nhất đó là việc chính phủ góp hơn 1 triệu USD vào các quỹ ĐTMH trong và ngoài nước. Nhìn chung, chính phủ Singapore đã đóng vai trò chủ động trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi dẫn tới sự tăng trưởng của ĐTMH và sự thành công của ngành công nghệ cao.

Singapore có một số lợi thế so sánh đáng kể. Đó là công nghiệp sản xuất dựa trên công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp sản xuất ổ đĩa cứng, chất bán dẫn. Điều này đã tạo ra một nền tảng cho sự phát triển về năng lực quản lý và kỹ thuật của các doanh nhân Singapore. Ngoài ra, Singapore còn có đội ngũ quản lý và các kỹ sư có mối quan hệ chặt chẽ với thung lũng Valley. Chính phủ nhận ra được lợi thế này và đã tập trung đầu tư vào các viện nghiên cứu và các trường đại học với hi vọng tạo ra được một đội ngũ doanh nhân vừa giỏi kinh doanh vừa am hiểu trong lĩnh vực kỹ thuật.


Năm 1999, chính phủ ban hành chương trình thúc đẩy kỹ thuật với nỗ lực nhằm khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Chương trình bao gồm rất nhiều sáng kiến liên quan tới hoạt động ĐTMH. Điểm quan trọng nhất của chương trình đó là việc quỹ đầu tư công nghệ (TIF) đã nhận được 1 tỷ$ Mỹ để góp vốn vào các quỹ ĐTMH, công ty quản lý quỹ này là TIF Venture và tổ chức đầu tư chính phủ (GIC). Ngoài ra, TIF Venture còn quản lý 3 quỹ ĐTMH khác nữa và các quỹ này có vai trò rất lớn trong việc tài trợ trực tiếp cho các doanh nhân khởi nghiệp Singapore.

Chính phủ Singapore cũng rất chủ động trong việc thay đổi và điều chỉnh các quy định và điều luật đối với hoạt động ĐTMH để phù hợp với bối cảnh kinh tế chung cũng như để đáp ứng được yêu cầu của các nhà ĐTMH nước ngoài. Chính phủ đã sửa đổi luật phá sản, kế hoạch quyền chọn chứng khoán quản lý và hệ thống rhuế nhằm thúc đẩy hoạt động ĐTMH phát triển. Điều đó có nghĩa là chính phủ Singapore rất tích cực trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi vừa để thu hút các nhà ĐTMH nước ngoài, vừa phục vụ tốt hoạt động ĐTMH trong nước.

Ngoài ra, chính phủ Singapore còn nỗ lực nhằm đưa Singapore trở thành trung tâm kinh tế, tài chính của khu vực Đông Nam Á và đóng vai trò là “cửa ngõ” trong việc tiếp cận thị trường ĐTMH Ấn Độ. ở đây, mục đích của chính phủ Singapore là tận dụng lợi thế về hạ tầng cơ sở ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông cũng như chính sách tài chính và luật pháp minh bạch, hiệu quả để khuyến khích sự thành lập các quỹ ĐTMH nước ngoài tại Singapore. Trong vòng 4 thập kỷ qua, Singapore đã trở thành nơi đóng trụ sở của nhiều công ty đa quốc gia có hoạt động ở Đông Nam Á. Thông qua điều này, chính phủ Singapore muốn tiếp cận thị trường ĐTMH Ấn Độ, bởi Ấn Độ là một quốc gia có ngành công nghệ cao phát triển và đang là điểm đến của các nhà ĐTMH nước ngoài. Nếu làm được điều này, các nhà ĐTMH Singapore có cơ hội đầu tư vào các ngành khoa học kỹ thuật đầy lợi nhuận của Ấn Độ và hướng tới thung lũng Valley – trung tâm ĐTMH của thế giới. Như vậy, một mặt chính phủ Singapore cố gắng thu hút các nhà ĐTMH nước ngoài hoạt động tại Singapore bằng các ưu đãi rất lớn, mặt khác, chính phủ tạo điều kiện cho các quỹ ĐTMH trong nước vươn ra thị trường nước ngoài. Đây là chính sách có


tầm chiến lược của quốc gia không có lợi thế so sánh về lĩnh vực công nghệ cao như Singapore. Tuy nhiên chính phủ Singapore lại rất biết tận dụng lợi thế về trình độ của đội ngũ lao động cũng như ưu thế của các trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng.

Nỗ lực của chính phủ Singapore nhằm thiết lập ngành ĐTMH được đánh giá là ấn tượng nhất khu vực châu Á. Nỗ lực đó kết hợp rất nhiều biện pháp hỗ trợ, bao gồm việc khuyến khích các sáng kiến về công nghệ cao từ ccs trường đại học và viện nghiên cứu cũng như việc sẵn sàng đầu tư để thu hút các nhà ĐTMH. Ngoài ra, thông qua thị trường chứng khoán SESDAQ, chính phủ đã xây dựng được nguồn cầu đối với các chứng khoán lần đầu phát hành ra công chúng. Cuối cùng, nỗ lực của chính phủ được đánh giá cao qua việc thay đổi môi trường pháp lý để khuyến khích quá trình ĐTMH, và quan trọng hơn là hệ thống tài chính minh bạch và không có dấu hiệu tham nhũng của Singapore cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của ngành ĐTMH ở nước này.‌

III.Một số kết luận rút ra từ hoạt động đầu tư mạo hiểm tại các nước châu Á

1. Sự hình thành hoạt động đầu tư mạo hiểm

Trên thế giới, ĐTMH hình thành theo các cách rất đa dạng và có thể được khái quát theo ba cách là đẩy cầu, kéo cung và kết hợp. Với mô hình đẩy cầu, thời gian đầu, ĐTMH hình thành một cách tự phát, do có nhu cầu về nguồn vốn ĐTMH và sự dồi dào của những ý tưởng sáng tạo. Trong giai đoạn đầu, vai trò của Nhà nước hầu như chưa rõ ràng. Chỉ sau này, khi ĐTMH đã phát triển tương đối và mang lại những lợi ích đáng kể thì Nhà nước mới có những biện pháp chính sách tác động vào quá trình phát triển của ĐTMH. Mô hình kéo cung, ngược lại với mô hình trên, mô hình kéo cung là sự hình thành của ĐTMH là do vai trò đáng kể của Nhà nước. Dựa vào kinh nghiệm của các nước khác, Chính phủ thấy ĐTMH đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghệ nên có những tác động đáng kể để khởi tạo nên hình thức đầu tư này ở nước mình. Mô hình kết hợp, là mô hình ĐTMH kết hợp cả vai trò của nhà nước và vai trò của khu vực tư nhân.

Ở các nước châu Á, ĐTMH được hình thành do tác động của chính phủ là chủ yếu, tức là sự ra đời của ĐTMH được hình thành theo mô hình kéo cung. Trong số


bốn quốc gia được nghiên cứu, chính phủ đã tạo ra ĐTMH bằng cách thành lập và rót vốn vào các quỹ ĐTMH cũng như ban hành các quy định điều chỉnh hoạt động ĐTMH nhằm mục đích phát triển công nghệ ở nước đó.

Sự hình thành và thời kỳ hưng thịnh của ĐTMH gắn liền với sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao. Theo kinh nghiệm của Ấn độ, sự thành công của các quỹ đầu tư mạo hiểm một phần là do hội tụ của cả 2 trào lưu cùng một thời điểm đó là sự phát triển của công nghệ thông tin và sự xuất hiện của các hình thức ĐTMH. Tại Đài Loan, ĐTMH gắn liền với ngành công nghiệp điện tử. Ở hầu hết các nước châu Á, sự ra đời của ĐTMH nằm trong chính sách phát triển ngành công nghệ cao của chính phủ. Điều này cũng cho thấy một đặc trưng của ĐTMH khác với các hình thức đầu tư khác đó là tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao, có ý tưởng mới mẻ và đòi hỏi vốn lớn. Từ kinh nghiệm thực tế của các nước châu Á cho thấy ĐTMH có tác động nhất định đến phát triển công nghệ. Nếu như sự ra đời của các ý tưởng táo bạo trong lĩnh vực công nghệ cao được coi là nền tảng của ĐTMH thì ngược lại, sự phát triển của ĐTMH cũng có tác động tích cực đến ngành công nghệ. Lượng vốn mạo hiểm đầu tư cho các dự án công nghệ cũng như kinh nghiệm quản lý quý báu mà các quỹ ĐTMH mang lại cho doanh nghiệp công nghệ cao đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp công nghệ cao nói chung.

Điều kiện cần để hình thành và phát triển loại hình ĐTMH là sự hình thành các ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo, độc đáo, có tiềm năng triển khai thành sản phẩm thương mại thành công trên thị trường nhưng chủ nhân của các ý tưởng này lại không có nhiều vốn để thực hiện quá trình thương mại hoá sản phẩm. Điều kiện đủ để ĐTMH thu được hiệu quả, đặc biệt là từ phía nhà đầu tư chuyên nghiệp đó là sự xuất hiện của thị trường chứng khoán. Mặc dù các nhà ĐTMH có thể thực hiện việc thoát vốn qua nhiều cách khác nhau, nhưng tại một số nước châu Á, có vẻ như thị trường chứng khoán là một kênh thoát vốn phổ biến, hiệu quả và được hầu hết các nhà đầu tư ưa thích. Như vậy, thị trường chứng khoán nói riêng và sự phát triển của thị trường tài chính nói chung là một yếu tố quan trọng góp phần phát triển loại hình ĐTMH. Nghiên cứu thực tế của một số nước châu Á đã cho thấy,


ĐTMH có thể xuất hiện trước khi thị trường chứng khoán ra đời, nhưng ĐTMH chỉ thực sự đạt được hiệu quả to lớn với sự ra đời của các sở giao dịch chứng khoán.

2. Mô hình và cơ chế hoạt động của ĐTMH

a. Mô hình hoạt động của quỹ ĐTMH rất đa dạng nhưng mô hình được coi là phù hợp và hiệu quả nhất là công ty hợp danh hữu hạn. Tại Singapore, hình thức ĐTMH dưới dạng công ty hợp danh hữu hạn là phổ biến nhất. Hình thức này chiếm 85% tổng số công ty ĐTMH và chiếm 90% tổng vốn ĐTMH tại Singapore. Tính hiệu quả của hình thức này thể hiện ở chỗ là nguồn vốn mạo hiểm được cấp bởi nhiều nhà đầu tư, thuộc mọi thành phần khác nhau, với tư cách là thành viên góp vốn hữu hạn của quỹ. Còn việc đầu tư sẽ được giao cho các thành viên quản lý vốn (hay còn gọi là nhà ĐTMH chuyên nghiệp) thực hiện. Như vậy, quá trình ĐTMH sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

b. Như đã trình bày ở trên, ĐTMH thường đầu tư qua từng giai đoạn. Kinh nghiệm cho thấy, thực tế hoạt động ĐTMH ở Singapore, Trung Quốc và Ấn Độ cho thấy chỉ có các quỹ của trường đại học và quỹ của chính phủ là đầu tư vào giai đoạn đầu của doanh nghiệp. Quỹ của các công ty và quỹ ĐTMH của nhà đầu tư nước ngoài thường đầu tư vào giai đoạn sau hoặc mua lại doanh nghiệp đã tăng trưởng. Điều này cũng dễ giải thích bởi vì ĐTMH về bản chất là hoạt động kinh doanh vốn, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Trong 5 giai đoạn đầu tư, giai đoạn 1 đến 3 (tức là giai đoạn đầu) mang nhiều rủi ro hơn cả. Chính vì vậy, tư nhân thường tập trung nhiều vào giai đoạn mở rộng sản xuất và tăng tốc/phát triển. Tại Singapore và Đài Loan, ĐTMH vào các giai đoạn có thể chia thành ba loại: công ty do trường đại học và các viện nghiên cứu đầu tư tập trung vào giai đoạn khởi động, cung cấp vốn gieo hạt và cả những ý tưởng công nghệ mới cho dự án ĐTMH. Loại thứ hai là ngân hàng với sự chỉ đạo của chính phủ tập trung vào giai đoạn mở rộng của các công ty mới thành lập dựa vào công nghệ. Loại thứ ba là các khu công nghệ hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập bằng cách kết nối các doanh nghiệp với các công ty ĐTMH, loại này đã phát huy hiệu quả ở Trung Quốc, Ấn Độ do ở các nước này chính phủ đã xây dựng được các công viên và vườn ươm công nghệ.


c. Nguồn huy động vốn ĐTMH và các chủ thể tham gia hoạt động ĐTMH cũng rất đa dạng. Giai đoạn đầu, vốn mạo hiểm có thể chỉ được cung cấp bởi chính phủ cho một số doanh nghiệp nằm trong chiến lược phát triển của chính phủ. Tuy nhiên, sau đó thì nguồn vốn mạo hiểm đã được huy động trong toàn xã hội, bao gồm cả các tổ chức tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ hưu trí, v.v…) hoặc các tổ chức phi tài chính (doanh nghiệp sản xuất) và thậm chí là cá nhân cũng được tham gia góp vốn vào quỹ ĐTMH (điển hình là ở Singapore). Không chỉ dừng lại ở việc huy động vốn từ trong nước mà các cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài cũng được tham gia vào việc góp vốn mạo hiểm ở các nước châu Á. Như vậy, có thể nói nguồn huy động vốn mạo hiểm ở các nước châu Á là rất đa dạng và phong phú, qua đó thể hiện sự da dạng của các chủ thể tham gia đầu tư. Các chủ thể này có thể là nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài, có thể là cá nhân hoặc các tổ chức.

d. Đối tượng đầu tư của các quỹ ĐTMH thường là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Điển hình của đặc điểm này là tại Hàn Quốc và Ấn Độ. Có thể nói rằng, trước khi hình thức ĐTMH xuất hiện, tại Hàn Quốc, khu vực kinh tế tư nhân hầu như không nhận được sự quan tâm của chính phủ do tại đất nước này, vai trò của các Chaebol là rất lớn. ĐTMH ra đời với đặc điểm là đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc thành phần kinh tế tư nhân là chủ yếu đã góp phần thúc đẩy tiềm năng phát triển to lớn và tính năng động, linh hoạt của khu vực này.

e. ĐTMH thường mang tính tập trung ở quanh những thành phố lớn, những trung tâm công nghệ cao. Tại Ấn Độ, ĐTMH tập trung ở 3 thành phố lớn, nơi là trung tâm nghiên cứu, triển khai và sáng tạo như Bangalore, New Delhi, Bombay chiếm khoảng 65% tổng nguồn đầu tư. Tại Hàn Quốc, ĐTMH tập trung ở 2 trung tâm công nghệ cao là Teheran Valley và Deaduck. Đây chính là cơ sở để các nước này hình thành các khu công nghệ cao, vườn ươm hay công viên công nghệ – nơi tập trung các ý tưởng và dự án khả thi, nơi liên kết giữa các quỹ ĐTMH, doanh nghiệp khởi sự và các trung tâm R&D.


3. Vai trò của Nhà nước đối với hoạt động ĐTMH

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, Nhà nước có những vai trò nhất định trong hình thành và phát triển ĐTMH. Theo trình bày ở phần trên, Nhà nước thậm chí đóng vai trò khởi tạo ra hình thức ĐTMH. Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng nước cụ thể mà Nhà nước đóng vai trò khác nhau và có những chính sách khác nhau, tác động lên ĐTMH. Tuy nhiên, có thể tổng hợp những vai trò tích cực của Nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển ĐTMH là:

Ở tầm vĩ mô, Nhà nước đóng vai trò chủ động phát triển ĐTMH cho phù hợp với tình hình kinh tế và trình độ phát triển, giữ ổn định nền kinh tế. Với đặc tính của mình, ĐTMH là một loại hình tương đối nhạy cảm, dễ gây ra những tác động mất ổn định đối với nền kinh tế. Nguyên nhân là do ĐTMH mang tính rủi ro cao lại có mối liên quan đến các thể chế tài chính khác. Nếu những qui định của chính phủ quá dễ dàng cho các thể chế tài chính khác tham gia loại hình đầu tư này trong khi ĐTMH lại hoạt động không hiệu quả. Như vậy, khi ĐTMH bị đổ vỡ có thể ảnh hưởng đến các thể chế tài chính khác gây ra mất ổn định trên thị trường tài chính.

Chính phủ đóng vai trò trực tiếp đối với hoạt động ĐTMH thông qua việc thành lập các quỹ ĐTMH do nhà nước quản lý hoặc rót vốn trực tiếp vào các quỹ ĐTMH. Hầu hết các chính phủ của các nước châu Á trong nỗ lực xây dựng ngành ĐTMH đều có những chương trình hỗ trợ vốn ngân sách cho các công ty nhỏ khởi nghiệp, song tuỳ thuộc vào mô hình lựa chọn mà mức độ thành công là khác nhau. Ở Trung Quốc, cơ chế cấp vốn của chính phủ và cơ chế tổ chức và hoạt động của những tổ chức quản lý số vốn đó đã không tạo ra những khuyến khích có lợi ích thỏa đáng để chấp nhận rủi ro, và thực chất đã không có những hoạt động theo đúng tên gọi là ĐTMH. Trong khi đó ở Đài Loan, nơi được coi là địa chỉ thành công nhất khu vực châu Á trong việc xây dựng thị trường vốn mạo hiểm, chính phủ cũng cung cấp vốn ban đầu và cho phép những công ty mới thành lập được hưởng mức giá thuê đất ưu đãi và khoản tín dụng thuế hào phóng. Như trên đã trình bày, tư nhân không muốn đầu tư vào 3 giai đoạn đầu, giai đoạn hình thành những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm hoặc phát triển sản phẩm mới, do giai đoạn này mang nhiều tính rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư càng mạnh vào giai đoạn này sẽ


có những tác động nhiều hơn đến phát triển công nghệ mới. Chính vì vậy, Chính phủ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ đóng vai trò tài trợ vốn cho các dự án thuộc giai đoạn này, hay nói cách khác là cho những ý tưởng mới phát sinh. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước này cũng áp dụng biện pháp tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích cho những quỹ ĐTMH của tư nhân tăng nguồn cung vốn mạo hiểm cho giai đoạn đầu tư (ví dụ giai đoạn khởi đầu hoặc tài trợ ươm tạo).

Chính phủ đóng vai trò gián tiếp đối với phát triển ĐTMH thông qua việc xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh dựa vào trình độ công nghệ cũng như thực thi có hiệu lực các qui định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Chính phủ cũng có thể có tác động tích cực đến phát triển ĐTMH khi có những chính sách khuyến khích những ý tưởng công nghệ mới và tinh thần kinh doanh trong dân chúng. Vai trò của chính phủ trong vấn đề này được thể hiện qua việc chính phủ thành lập các doanh nghiệp và khích lệ doanh nhân khởi nghiệp, nhằm duy trì nhu cầu vốn mạo hiểm, nhất là trong giới các nhà khoa học và kỹ sư ở các trường đại học. Kiểu can thiệp này nhằm kích thích các hoạt động kinh doanh dựa trên công nghệ mà nguồn gốc của nó là cơ sở lý thuyết từ các trường đại học. Điển hình nhất trong việc phát huy vai trò này là chính phủ Singapore.

Nhà nước tác động gián tiếp đến phát triển ĐTMH khi xây dựng những khuôn khổ pháp lý cho Quỹ ĐTMH hoạt động, khung pháp lý cho các chủ thể tham gia vào thị trường vốn và xây dựng chiến lược phát triển ngành ĐTMH. Nhà nước xây dựng khuôn khổ thể chế để có thể bảo vệ lợi ích hợp lý của những người tham gia (lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của doanh nghiệp và của người quản lý đầu tư) để giảm tối đa chi phí phát sinh do xung đột lợi ích và chi phí bất đối xứng thông tin, đảm bảo cho nhà đầu tư yên tâm tham gia hoạt động ĐTMH. Khi xét đến vai trò của chính phủ trong phát triển ĐTMH, nhiều nghiên cứu đều nhấn mạnh vai trò gián tiếp của chính phủ thông qua giữ môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp, môi trường tài chính và đồng tiền ổn định bằng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thích hợp. Chính phủ tác động đến ĐTMH thông qua việc ban hành các chính sách khuyến khích như chính sách tài chính và chính sách tín dụng, các ưu đãi về thuế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022