Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 6


phát triển các ngành CNC, năm 2002 chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách khuyến khích công nghiệp phát triển phần mềm và công nghệ thông tin, trong đó giảm thiểu các thủ tục thành lập doanh nghiệp công nghệ và quỹ ĐTMH, phân quyền cho các địa phương. Năm 2001, Trung Quốc lại ban hành quy định về vốn mạo hiểm, trong đó điều chỉnh cơ chế hoạt động, tổ chức, vốn đăng ký và phương thức thu hồi vốn, v.v… Nhờ thế đã đa dạng hoá hình thức quỹ ĐTMH dưới các hình thức sở hữu của Nhà nước, của các trường đại học, các tập đoàn công nghiệp, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2001 cũng là năm đầu tiên mà công ty hợp danh hữu hạn trong ĐTMH đầu tiên của Trung Quốc được thành lập.

Những chính sách khuyến khích ĐTMH của Trung Quốc đã trở thành nền tảng để kích thích quá trình đổi mới công nghệ và gia tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Đến năm 2002, Trung Quốc đã có 160 công ty ĐTMH trong nước, hơn 500 vườn ươm doanh nghiệp do chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và nhà ĐTNN thành lập. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân hơn 8%/ năm và môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng trở thành nhân tố quan trọng thu hút các nhà ĐTNN. Năm 2003, Trung Quốc có 41 quỹ ĐTMH nước ngoài, 243 quỹ ĐTMH trong nước và 18 quỹ theo hình thức liên doanh. Tuy nhiên, lượng vốn của các nhà ĐTNN lại chiếm đến 80% trong tổng số 992 triệu USD vốn ĐTMH. Đến năm 2005, 1269 tỉ USD vốn ĐTMH do các nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài đổ vào Trung Quốc tăng 28% so với năm 2004. Lượng vốn ĐTMH tại Trung Quốc được thể hiện qua Biểu đồ 1.

Biểu đồ 1:

Lượng vốn ĐTMH tại Trung Quốc giai đoạn 1992 – 2005 (đơn vị Triệu USD)



518

418

281

1269

992

44.7

70.6 86.2

114

160

37.2 40.8

51.9 60.1

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005


Nguồn: National Venture Capital Association Yearbook; Zero2IPO – China Venture Capital Annual Report 2004 – 2005

Hiện nay, các ngành được đầu tư nhiều là ngành sản xuất vi mạch điện tử, hàng điện tử tiêu dùng, máy tính, ứng dụng trên internet và viễn thông. Năm 2004, các công ty vi mạch đã nhận 424 triệu USD vốn ĐTMH, chiếm 32% tổng lượng vốn đầu tư. Riêng trong quý I năm 2006, ngành CNTT chiếm 50.5% tổng lượng vốn được đầu tư và chiếm 60,9% số vụ đầu tư (biểu đồ 2). Zero2IPO, một công ty chuyên cung cấp các thống kê về ĐTMH, dự đoán rằng trong 10 năm tới, ít nhất 50 trong số 100 công ty lớn của Trung Quốc sẽ là những công ty được hình thành từ nguồn vốn ĐTMH.


Biểu đồ 2:

Tỷ lệ vốn ĐTMH phân theo ngành ở Trung Quốc năm 2005


Vi m¹ch ®iÖn tö ViÔn th«ng

CN truyÒn thèng DÞch vô

CN y - sinh häc Internet

PhÇn mÒm VËt liÖu míi

S¶n phÈm b¶o vÖ m«i tr•êng

LÜnh vùc kh¸c

Kh«ng x¸c ®Þnh ®•îc

5% 3%

1%

3%

3%

11%

32%




6%


10%


14%

12%




Nguồn: Zero2IPO – China Venture Capital Annual Report 2004 – 2005

2. Đầu tư mạo hiểm tại Ấn Độ

a. Tình hình chung

Khái niệm ĐTMH xuất hiện ở Ấn Độ từ rất sớm, vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Tuy nhiên đến những năm 80 thì ý tưởng thành lập quỹ ĐTMH tại Ấn Độ mới được hình thành. Mặc dù vậy, Ấn Độ là một nước có nền kinh tế mang nặng tính quan liêu với thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, người dân và thậm chí cả chính phủ vẫn tỏ ra khả bảo thủ với những cải cách kinh tế tiến bộ. Đặc biệt vào giai đoạn này hệ thống tài chính chưa mở cửa đã hạn chế rất lớn đối với sự hình thành thị trường vốn mạo hiểm ở Ấn Độ. Tại Ấn Độ, một trong những nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, sự hình thành và phát triển của hoạt động ĐTMH gắn bó chặt chẽ với sự thăng trầm của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và là sự kết hợp giữa các nhân tố: tư nhân – chính phủ – xã hội. Quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn ĐTMH tại Ấn Độ trải qua hai giai đoạn chủ yếu: (1) Giai đoạn hình thành những định chế ĐTMH đầu tiên được xã hội công nhận, (2) Giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng của vốn ĐTMH tại ấn Độ


Giai đoạn từ 1986 – 1995: Giai đoạn đầu tiên của hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ có thể được coi là giai đoạn khi mà khái niệm “đầu tư mạo hiểm” được chấp nhận rộng rãi hơn. Đây cũng là giai đoạn hình thành hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ, do đó chưa thực sự có những thành công đáng kể. Từ năm 1988 – 1994 ở Ấn Độ có khoảng 11 quỹ ĐTMH đã ra đời và đi vào hoạt động. Năm 1988, công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển công nghệ và thông tin (TDICI), một chi nhánh của công ty đầu tư và tín dụng Ấn Độ (ICICI) được thành lập ở Bangalore, và đây được xem như là công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực ĐTMH ở Ấn Độ. Vào giai đoạn này, hầu như chính phủ Ấn Độ chưa có một chính sách nào quy định cụ thể hoạt động của các quỹ ĐTMH. Hầu hết các quỹ ĐTMH hoạt động như một thể chế tài chính và đã được công nhận bởi chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại đối với sự phát triển của thị trường vốn mạo hiểm Ấn Độ. Cho tới năm 1995, các quỹ ĐTMH vẫn hoạt động như các ngân hàng, chỉ có sự khác biệt duy nhất là không cần tài sản thế chấp. Giai đoạn đầu tiên của ngành công nghiệp vốn mạo hiểm ở Ấn Độ bị cản trở rất lớn bởi việc thiếu kinh nghiệm quản lý và những quy định bắt buộc phải đầu tư vào các vùng và ngành kinh tế nhất định. Nhìn chung, hoạt động của các quỹ ĐTMH rất nghèo nàn và đơn điệu và chỉ có TDICI được coi là quỹ hoạt động thành công nhất.

Giai đoạn từ 1996 đến nay: Nhờ có sự ra đời của bộ luật năm 1996, giai đoạn này ĐTMH tại Ấn Độ đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước. Liên tục các năm sau đó, ĐTMH ở Ấn Độ đã thực sự khởi sắc với hàng loạt các quỹ ĐTMH ra đời và hoạt động thành công. Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin cũng như sự thành công của các nhà kinh doanh Ấn Độ tại thung lũng Sillicon, Mỹ đã khiến cho hoạt động ĐTMH phát triển mạnh mẽ và có mối liên hệ chặt chẽ với ngành công nghệ cao này. Và chính điều này đã khuyến khích và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư Mỹ vào thị trường Ấn Độ. Vào năm 1999, ước tính khoảng 80% vốn ĐTMH đầu tư vào Ấn Độ là của các công ty nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài này đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ĐTMH tại Ấn Độ. Vào giai đoạn này, hoạt động ĐTMH diễn ra tại 3 khu vực chính là: Bombay, Bangalore và New


Delhi. ở Ấn Độ, ĐTMH được phân chia theo khu vực tương tự như ở Mỹ. Điều này cho thấy ĐTMH ở Ấn Độ hoạt động khá tập trung và chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin do 3 khu vực này là “sân chơi” chủ yếu của các công ty phần mềm Ấn Độ.

Trong những năm từ 2001, 2002, 2003, do sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu và sự bão hoà của ngành công nghệ thông tin đã có những tác động xấu đến sự phát triển của hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ, ĐTMH bắt đầu có chiều hướng đi xuống khi NASDAQ đã giảm 60% giá trị trong suốt quý 2/2006. Trong suốt các năm từ 2001 – 2003, các quỹ ĐTMH đã giảm lượng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp khởi sự mà chỉ tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp đã phát triển hoặc có tiềm năng thành công để giảm thiểu rủi ro.

- So với năm 2000, quy mô đầu tư năm 2001 tăng hơn gấp đôi, từ 4,14 triệu USD lên tới 8,52 triệu USD.

- Trong khi đó các doanh vụ đầu tư vào các doanh nghiệp khởi sự giảm mạnh từ 142 dự án năm 2000 xuống còn 36 dự án năm 2001

- Số doanh vụ đầu tư vào giai đoạn mở rộng sản xuất giảm từ 138 dự án năm 2000 xuống còn 74 dự án năm 2001.

- Vốn đầu tư vào các công ty kinh doanh dịch vụ internet giảm từ 576 triệu USD năm 2000 xuống còn 49 triệu USD năm 2001

Nguyên nhân của sự sụt giảm hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ trong thời kỳ này chủ yếu là do tác động ngoại cảnh của nền kinh tế thế giới đang có chiều hướng đi xuống và sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin đã không còn tác động tích cực đến nền kinh tế Ấn Độ nói chung nữa.

Tuy nhiên, từ năm 2004 trở lại đây, hoạt động ĐTMH ở Ấn Độ lại sôi động trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng trưởng GDP của Ấn Độ trong thời kỳ này đạt trung binh 7 – 8 %/ năm, trong đó ngành dịch vụ và công nghệ cao phát triển với tốc độ bình quân 12 – 14 %/ năm. Điều đó đã tạo được niềm tin cho các nhà ĐTMH quay trở lại Ấn Độ vào năm 2004.

Biểu đồ 3

ĐTMH xét về mặt lượng và giá trị


Số doanh vụ Giá trị đầu tư triệu USD Nguồn IVCA 8 2006 India venture capital 1



Số doanh vụ

Giá trị đầu tư (triệu USD)


Nguồn: IVCA 8/2006 (India venture capital association)

Theo số liệu ở biểu đồ 3 cho thấy ĐTMH ở Ấn Độ đã tăng lên cả về số doanh vụ đầu tư lẫn lượng giá trị vốn đầu tư. Ví dụ: năm 2004, 1.65 tỉ USD đã được giải ngân, vượt xa con số 1,16 tỉ USD năm 2000, tăng gần 42%. Năm 2005 và nửa đầu năm 2006, con số này đạt gần 2 tỉ USD. Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã tài trợ tổng cộng 3,46 tỉ USD. Dự đoán năm 2006, số vốn đầu tư mạo hiểm ở Ấn Độ sẽ lên tới 6,3 tỉ USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2000.

Một điểm quan trọng trong hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ giai đoạn này là các nhà ĐTMH không còn tập trung đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Nguyên nhân chủ yếu đó là sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ không còn phụ thuộc vào ngành công nghệ thông tin như trước đây nữa mà đã mở rộng sang các lĩnh vực khác như công nghệ sinh học, y học và tự động hoá, du lịch, dệt may, bất động sản, truyền thông và giải trí (xem bảng 4)

Bảng 4

Tỷ lệ phân chia vốn ĐTMH vào các nghành (Đơn vị: %)


Ngành

2000

2003

2006(Q1&Q2)

Công nghệ thông tin

65,5

49,1

23,18

Dịch vụ tài chính

3,13

12,3

9,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


Sản xuất

3,0

1,8

19,3

Y tế

2,0

7,0

8,3

Khác

25,2

29,8

37,9

Tổng

100,0

100,0

100,0

Nguồn: IVCA 2006 ( India venture capital association) Bảng 5 cho thấy tổng giá trị đầu tư mạo hiểm vào giai đoạn khởi sự và các giai đoạn sau, đầu tư cho giai đoạn ươm tạo giảm trong suốt thời kỳ 2000 – 2003 và tăng

không đáng kể trong 2 năm sau 2004 – 2006

Bảng5

Giá trị ĐTMH vào các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Đơn vị: triệu USD

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Giai đoạn ươm

tạo và khởi sự

342

78

81

48

150

103

86

Giai đoạn phát

triển và mở rộng

819

859

510

422

1.500

2.097

3.394

Nguồn: IVCA 2006 ( India venture capital association)

b. Nhận xét

Chính phủ Ấn Độ đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và định hướng hoạt động ĐTMH tại nước này. Cho dù, một số chính sách do chính phủ ban hành đã không thu được tác dụng như mong muốn và hạn chế sự phát triển của ĐTMH trong một thời gian nhất định thì bên cạnh đó, chính phủ cũng đã tạo ra được một hành lang pháp lý cơ bản tạo điều kiện cho ĐTMH hoạt động tốt hơn.

Ấn Độ là một ví dụ điển hình cho thấy ĐTMH là một chính sách có mục đích của nhà nước. Tương lai của ngành ĐTMH ở Ấn Độ vẫn chưa có gì là rõ ràng. Thậm chí khi hoạt động ĐTMH phát triển nhanh chóng trong suốt thời kỳ bùng nổ dịch vụ internet vào năm 1998 thì tới năm 2000, vẫn không có một định hướng nào đảm bảo cho hoạt động ĐTMH và nhà đầu tư ở Ấn Độ. Nhìn chung, hoạt động ĐTMH ở Ấn Độ có thể được tóm tắt như sau:


ĐTMH trở thành một công cụ chủ yếu của chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ và tinh thần doanh nghiệp. Vốn mạo hiểm cũng là một “chất xúc tác” mạnh với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin. Mặc dù chính phủ Ấn Độ mong muốn ĐTMH là động lực để phát triển kinh tế nhưng nhận thức về vai trò của ĐTMH thì vẫn còn rất hạn chế. Điều mấu chốt là phải có các sáng kiến có tính hệ thống nhằm khuyến khích doanh nhân thông qua việc sử dụng các quỹ ĐTMH. Ngoài ra, việc chính phủ can thiệp quá sâu và trực tiếp vào hoạt động ĐTMH cũng đã làm mất đi tính chủ động và cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo quy định của chính phủ Ấn Độ, chỉ có 6 ngành công nghiệp được phép nhận vốn ĐTMH đó là: công nghiệp phần mềm, công nghệ thông tin, y tế, sinh học, nông nghiệp và các ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành trên. Các quy định rườm rà của chính phủ cũng đã tạo ra một sự quản lý chồng chéo và phức tạp cản trở sự phát triển của hoạt động ĐTMH tại Ấn Độ.

ĐTMH ở Ấn Độ thiếu các chuyên gia giỏi để điều hành các quỹ mạo hiểm và các dự án kinh doanh táo bạo. Các quỹ ĐTMH nước ngoài có nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, có thể tư vấn cho doanh nghiệp nhưng dường như chính phủ và các doanh nghiệp Ấn Độ vẫn chưa sẵn sàng mở cửa và tận dụng điều này. Các doanh nghiệp Ấn Độ nhìn chung mới chỉ tập trung tới khía cạnh kỹ thuật chứ chưa quan tâm đến việc kinh doanh thành công.

Sự phát triển của ĐTMH và sự phân chia khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ và tích cực với nhau. Ở các công viên công nghệ tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, chi phí quản lý và mọi chi phí khác đều thấp hơn. Việc tạo ra tinh thần kình doanh và thúc đẩy công nghệ ở các khu công nghệ cao phải trở thành nhiệm vụ chủ yếu của các nhà hoạch định chính sách

Quỹ ĐTMH dưới sự quản lý của chính phủ thường hoạt động kém hiệu quả do vẫn mang tâm lý ngại rủi ro, và chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Các quỹ ĐTMH trong nước quá tập trung tới các dịch vụ phần mềm và kinh doanh bán lẻ chứ không phải là các sản phẩm mang tính sáng tạo cao. Sự tăng trưởng và phát triển của ngành ĐTMH của Ấn Độ thực sự bắt đầu sau khi các nhà ĐTMH nước ngoài xâm nhập thị trường Ấn Độ.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí