Lĩnh Vực Mà Các Quỹ Đtmh Hướng Đến Trong Giai Đoạn Đầu Là Các Lĩnh Vực Công Nghệ Cao


của một số nước châu Á trong lĩnh vực ĐTMH như Singapore hay Đài Loan đã chứng minh được điều này.

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay là một nước có nền kinh tế thị trường chịu sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, hoạt động ĐTMH là một hoạt động mới mẻ và liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 7/11 vừa qua, nền kinh tế của chúng ta sẽ chứng kiến một sự “đổ bộ” của các nhà ĐTNN ngoài, và đồng nghĩa với việc các rào cản bảo hộ của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nước sẽ được dỡ bỏ thì tính khách quan của thị trường càng phải được chú trọng hơn.

2. Lĩnh vực mà các quỹ ĐTMH hướng đến trong giai đoạn đầu là các lĩnh vực công nghệ cao

Kinh nghiệm của các nước trong việc hình thành và phát triển ĐTMH đều gắn liền với mục tiêu phát triển công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Với thực tế Việt Nam hiện nay, ĐTMH gắn liền với phát triển công nghệ cần thiết phải nhận được sự quan tâm đúng mực của nhà nước và nằm trong mục tiêu của các quỹ ĐTMH.

Trong giai đoạn đầu của việc triển khai một Quỹ ĐTMH, công nghệ cao mà đặc biệt là công nghiệp phần mềm sẽ là lĩnh vực trọng tâm nhằm phát huy lợi thế tiềm năng trí tuệ Việt Nam và không đòi hỏi nhiều vốn xây dựng hạ tầng, thiết bị. Lĩnh vực này cũng tạo ra nhiều việc làm và có tiềm năng xuất khẩu lớn. Ngoài ra, việc tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao sẽ đem lại cơ hội góp phần xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, tạo năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy quá trình hiện đại hoá đất nước theo xu thế hướng tới nền kinh tế tri thức.

3. Khu vực kinh tế tư nhân, lớp doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tượng chính của các quỹ ĐTMH

Việc khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào các công ty tư nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao phải nằm trong chiến lược đầu tư của các quỹ ĐTMH. Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm phần đa


cả về số lượng và quy mô). Đây là một lực lượng quan trọng cần được khuyến khích và phát triển nhằm tạo động lực phát triển cho nền kinh tế vì những doanh nghiệp này rất cần sự đầu tư, hỗ trợ của quỹ, đồng thời họ cũng có khả năng linh hoạt trong đổi mới công nghệ, thích ứng thị trường, nhất là trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh dựa trên tài năng, chất xám. Kinh nghiệm các nước cho thấy, qua hoạt động ĐTMH các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tận dụng được nguồn vốn cũng như kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Quỹ ĐTMH giúp doanh nghiệp khắc phục các trở ngại như không có khả năng đáp ứng các điều kiện đi vay từ ngân hàng hay huy động vốn từ công chúng mà dự án kinh doanh lai đòi hỏi vốn lớn. Việc các quỹ ĐTMH rót vốn vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghệ cao còn tạo ra động lực thúc đẩy phát triển ngành công nghệ ở nước ta trong thời gian tới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

4. Mô hình tổ chức quỹ ĐTMH được coi là phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là mô hình quỹ – công ty cổ phần.

Mặc dù ở châu Á, mô hình hợp danh hữu hạn là phổ biến nhưng với mô hình này, các thành viên quản lý đầu tư vốn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, trong khi theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005 thì thành viên hợp danh bắt buộc phải là những cá nhân. Do vậy, nếu lựa chọn mô hình này thì những quy định hiện có của pháp luật không đủ để vận dụng.

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 11

Theo kinh nghiệm tổ chức của các quỹ ĐTMH ở châu Á thì hình thức theo mô hình công ty TNHH này ít xuất hiện và không phát triển nhiều. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc tiếp cận mô hình công ty TNHH dường như thuận lợi hơn do dễ hiểu và có kinh nghiệm tổ chức từ thực tiễn nền kinh tế trong nước. Do thị trường chứng khoán ở nước ta chưa phát triển, cùng với tâm lý chưa quen với việc giao tiền cho người quản lý chuyên nghiệp đi đầu tư, khiến mô hình công ty TNHH dường như được tin cậy hơn (vì nhà đầu tư có thể trực tiếp quản lý vốn, tài sản của mình để đưa vào sản xuất – kinh doanh). Với những quy định mở rộng hơn của Luật Doanh nghiệp 2005 thì việc các tổ chức tài chính thành lập quỹ ĐTMH dưới hình thức công ty TNHH là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Bên cạnh đó, mô hình này cũng dễ dàng hơn cho việc thành lập các Quỹ liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài.


Mô hình quỹ – công ty cổ phần là một tổ chức tài chính cổ phần, có tư cách pháp nhân hoàn chỉnh, là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay do: Mô hình này thể hiện được bản chất xã hội hoá nguồn vốn đầu tư dài hạn, với sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế xã hội, vừa có thể được điều hành một cách chuyên nghiệp bởi một công ty được thuê quản lý quỹ; Các nhà đầu tư – cổ đông quỹ vẫn có thể kiểm soát dễ dàng bởi không có sự tách rời quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn. Như vậy, trong bốn mô hình hoạt động của quỹ ĐTMH thì mô hình quỹ – công ty cổ phần được coi là mô hình phù hợp nhất với các điều kiện của Việt Nam hiện nay.

5. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của ĐTMH

Nhà nước có thể trực tiếp tham gia vào hoạt động ĐTMH với vai trò là người đầu tư. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ nên tham gia khi muốn cung cấp tín hiệu an toàn, khuyến khích các nhà đầu tư khác hoặc khi các nhà đầu tư khác không muốn đầu tư, đặc biệt là vào 3 trong 5 giai đoạn đầu của quá trình ĐTMH (vì khu vực tư nhân thường có xu hướng đầu tư vào 2 giai đoạn cuối trong5 giai đoạn của ĐTMH do tính rủi ro ít hơn). Sự tham gia của Nhà nước phải rất thận trọng bởi vì nếu nhà nước can thiệp quá nhiều có thể gây nên sự “bóp méo thị trường” và làm yếu đi sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, chúng ta cũng nên rút kinh nghiệm từ bài học của Ấn Độ khi các chính sách của chính phủ thay vì tạo ra một tác động tích cực thì lại gây lãng phí, không hiệu quả trong khi làm các nhà đầu tư tư nhân thoái lui. Nhà nước chỉ nên thực hiện trực tiếp ĐTMH trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm khởi xướng hoạt động ĐTMH và phát tín hiệu an toàn cho khu vực tư nhân tham gia hoạt động này.

Nhà nước có thể tác động gián tiếp đến hoạt động ĐTMH thông qua việc tạo ra một môi trường kinh doanh vĩ mô ổn định, xây dựng chiến lược/kế hoạch phát triển ĐTMH, thiết lập các khuôn khổ pháp lý điều tiết quá trình ĐTMH, đồng thời ban hành các chính sách tác động đến các chủ thể tham gia như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, tín dụng, v.v…


Khung pháp lý cho hoạt động đầu tư mạo hiểm nói chung và đầu tư mạo hiểm và các lĩnh vực công nghệ nói riêng cần rõ ràng và đầy đủ và nhất quán. Trong thời gian qua việc nhận thức về vấn đề này ở các cấp bộ ngành còn nhiều hạn chế, do đó đã cản trở sự hình thành và phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm đúng với bản chất của chúng tại Việt Nam. Chúng ta nên học hỏi những kinh nghiệm của Đài Loan về phát huy vai trò của Chính phủ đối với sự phát triển của ngành ĐTMH. Để phát huy vai trò quan trọng của mình, Chính phủ cần đưa ra các chính sách hỗ trợ thích hợp nhằm kích thích sự ra đời và phát triển của ngành nghề này như nghiên cứu sự cần thiết của việc thành lập các quỹ ĐTMH có sự hỗ trợ về vốn và quản lý của Nhà nước, định hướng cơ chế hoạt động của quỹ. Để tận dụng được nguồn vốn mạo hiểm cũng như kinh nghiệm quản lý và làm ăn của các nhà đầu tư nước ngoài, Chính phủ cần tạo ra các biện pháp vĩ mô an toàn và ổn định, chú ý đến lợi ích của cả hai bên để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư vào Việt Nam. Một mặt, Chính phủ cho phép các công ty tài chính và các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về quản lý quỹ cũng như quy mô vốn lớn được phép tham gia phối hợp để thành lập quỹ ĐTMH bằng cách nới lỏng các quy định, chính sách về hạn mức vốn, lĩnh vực đầu tư. Vì đặc thù của hoạt động ĐTMH là liên quan tới nhiều lĩnh vực như: thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài, tài chính, công nghệ cao,v.v…cho nên các chính sách của nhà nước đặc biệt trong ngành ĐTMH cần chú ý tới sự phù hợp và nhất quán thì nhà ĐTMH mới có thể chọn Việt Nam làm điểm đến tốt nhất. Mặt khác, ở trong nước, Chính phủ cần có động thái nhằm bảo vệ các doanh nghiệp cũng như quỹ ĐTMH còn non trẻ của mình trước sự cạnh tranh khốc liệt của các quỹ ĐTMH nước ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp ở tầm vĩ mô thông qua hành lang pháp lý ổn định và thuận lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ không phải là bao cấp (sự cấp, cho nếu đủ điều kiện) mà là sự mở rộng các điều kiện về vốn, thành phần tham gia cả trong nước và ngoài nước. Việc tự do hoá nội bộ cả bên trong lẫn bên ngoài sẽ bổ trợ cho nhau, việc mở rộng quyền tự do cho các nhà ĐTMH nước ngoài và lưu chuyển luồng vốn từ bên ngoài vào trong nước và từ trong nước ra bên ngoài sẽ giúp cho hoạt động ĐTMH an toàn hơn. Nghiên cứu trường hợp của Singapore cho ta thấy được tầm quan trọng của điều này.


Sự ổn định kinh tế vĩ mô trong một khoảng thời gian nhất định, tránh các cuộc khủng hoảng kinh tế hay biến động của giá tiêu dùng cũng là các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động ĐTMH. Vì vậy Chính phủ nên có sự rõ ràng và minh bạch trong việc công bố các chính sách và quy định liên quan đến lĩnh vực hoạt động ĐTMH giúp cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư nước ngoài chủ động trong hoạt động của mình.

Chính sách thuế ưu đãi cho các công ty đầu tư mạo hiểm và các hoạt động đầu tư vào quá trình đổi mới. Những khuyến khích về thuế có thể được thực hiện bằng cách giảm thuế lợi vốn làm tăng cung vốn mạo hiểm hoặc đánh thuế đối với quyền lựa chọn cổ phiếu cũng có tác động quan trọng đối với doanh nghiệp khởi sự. Chính phủ cũng có thể giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định khi các công ty ĐTMH mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào lĩnh vực công nghệ. Ban hành một chế độ thuế ưu đãi cho những người gánh chịu rủi ro cao nhất, đó là các doanh nhân, các nhà quản lý doanh nghiệp và các nhà đầu tư tư nhân (ví dụ như áp dụng mức thuế thu nhập thấp, giúp bù đắp tổn thất,các quyền lựa chọn cổ phiếu). Các doanh nhân có thể được khuyến khích tìm kiếm các nguồn vốn mạo hiểm thông qua hệ thống thuế doanh nghiệp không chủ trương ưu đãi các khoản nợ để phát triển doanh nghiệp mà thay bằng ưu đãi đầu tư vào vốn cổ phần.

6. Phát triển ĐTMH là cả một quá trình, liên quan đến nhiều lĩnh vực và phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế

Xét ở tầm vĩ mô, sự phát triển của ĐTMH liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau như sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển của hệ thống khoa học và công nghệ, cơ sở hạ tầng cho quá trình đổi mới công nghệ đầy đủ và nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ trong lĩnh vực ĐTMH, v.v… Chính vì vậy, một mặt, khi thiết kế những chính sách liên quan tới phát triển ĐTMH phải chú trọng sao cho mức độ phát triển của ĐTMH phải phù hợp với sự phát triển của các lĩnh vực khác, mặt khác, muốn phát triển ĐTMH cũng cần có sự kết hợp đồng bộ với các chính sách thuộc các lĩnh vực có liên quan


Thị trường tài chính tiền tệ ổn định và phát triển, trong đó sự phát triển của TTCK là yếu tố quan trọng cho việc thu hút vốn đầu tư mạo hiểm. Từ kinh nghiệm của các nước Đài Loan, Singapore cho thấy, các quỹ ĐTMH thúc đẩy sự phát hành cổ phiếu ra công chúng bởi các quỹ ĐTMH đều tập trung đầu tư vốn lớn cho những công ty theo danh mục đầu tư và thoát vốn chủ yếu thông qua thị trường chứng khoán và mục đích cuối cùng là giúp các công ty này niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do đó, việc phát triển thị trường sơ cấp nên được chú trọng bởi vì có thể nói rằng hoạt động ĐTMH sẽ không thực hiện được nếu không có sự ra đời của thị trường chứng khoán. Hiện nay, TTCK ở Việt Nam có thể nói là đang ở giai đoạn sơ khai và hoạt động hết sức mờ nhạt, thị trường tài chính nước ta thì chưa được mở cửa và còn nhiều bất cập với hệ thống tài chính hiện hành trên thế giới. Do vậy, khi chính phủ muốn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ĐTMH thì điều đầu tiên là cần xây dựng một hệ thống thị trường tài chính ổn định ở tầm vĩ mô trong đó thị trường chứng khoán phát triển đóng vai trò quyết định sự thành công của hoạt động ĐTMH.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy giữa thị trường vốn và hoạt động ĐTMH có mối quan hệ tương tác. Thị trường vốn là nguồn cung dồi dào, là nền tảng và đồng thời cũng là đầu ra cho hoạt động ĐTMH thông qua các sở giao dịch chứng khoán. Ngược lại ĐTMH phát triển cũng có tác động mạnh mẽ và kích thích sự phát triển của thị trường vốn. Trong định hướng hay các chính sách của nhà nước về phát triển hoạt động ĐTMH tại các nước nghiên cứu ở trên đều chú trọng đến sự phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường vốn nói riêng.

Cơ sở hạ tầng cho quá trình đổi mới công nghệ đầy đủ và phát triển bao gồm: các khu công nghệ, các trường đại học, các cơ sở R&D… Đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu phát triển (R&D) sẽ góp phần tạo ra nhu cầu về vốn mạo hiểm trong tương lai. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc và ấn Độ trong việc hình thành nên các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ cũng như các công viên công nghệ mà ở đó hội tụ cả các doanh nghiệp công nghệ cao, các quỹ ĐTMH và các viện nghiên cứu, trường đại học. ở Việt Nam hiện nay, chính phủ đang triển khai xây dựng khu công nghệ cao Hoà Lạc và khu công nghệ


cao thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cả hai khu công nghệ này đều chưa đi vào hoạt động nên chưa phát huy được vai trò tích cực của nó đối với hoạt động ĐTMH và lĩnh vực khoa học công nghệ.

Đội ngũ lao động tri thức có trình độ kỹ thuật công nghệ cao và đội ngũ những nhà quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp. Đội ngũ này bao gồm: các chuyên gia quản lý quỹ, các doanh nhân đối tác của quỹ, lao động có trình độ kỹ thuật cao, các chuyên gia tư vấn. Có thể nói đây là yếu tố then chốt và là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của thị trường vốn mạo hiểm. Kinh nghiệm của Singapore và ấn Độ cho thấymột sô vấn đề quan tâm để đạt đựoc điều này là: đổi mới cơ chế hoạt động đào tạo tại các trường đại học và cơ sở dạy nghề phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế tri thức; Phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghệ cao theo tiêu chuẩn phù hợp với môi trường làm việc quốc tế; phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý như quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, luật, v.v…‌

ĐTMH là một loại hình phức tạp, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ý tưởng về khoa học công nghệ, yếu tố về vốn, thị trường sơ cấp và thị trường OTC, bảo hiểm, v.v…Vì ĐTMH là một loại hình kinh doanh còn mới mẻ ở Việt Nam nên việc học hỏi kinh nghiệm thành công cũng như rút ra bài học về sự thất bại ở các nước là điều cần thiết và quan trọng để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị của nước ta trong thời điểm hiện nay.

IV. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam

1. Hoàn thiện môi trường thể chế khuyến khích phát triển hình thức đầu tư mạo hiểm

a. Xây dựng khung khổ pháp lý hỗ trợ hoạt động đầu tư mạo hiểm

Việc xây dựng khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm xuất phát từ quan điểm: vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thông qua thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, do đó góp phần cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy nhà nước cần xây dựng một khung khổ pháp lý cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm nhằm mục đích:


Khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới.

Bảo vệ quyền và tài sản của các cổ đông/thành viên góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Bảo vệ quyền và tài sản của quỹ đầu tư mạo hiểm trong các đối tác được tài trợ.

Nhà nước kiểm soát hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm.

Như vậy trong bối cảnh Việt Nam, nhà nước ở cấp trung ương cần đưa ra một quan điểm rõ ràng và cụ thể về việc khuyến khích phát triển hình thức đầu tư vốn mạo hiểm cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, thông qua hệ thống văn bản pháp lý nhằm thể chế hóa hoạt động này. Đồng thời chính phủ cần thành lập riêng một Uỷ ban quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm nhằm xây dựng lộ trình và thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới. Trước mắt nhà nước cần ban hành các quy định hướng dẫn hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm. Sau đó nhà nước cần tiến tới soạn thảo riêng một đạo luật cho hoạt động này. Tại một số quốc gia như Ấn Độ thì hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm được chi phối bởi hai đạo luật riêng cho quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa và quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Điều này cũng hợp lý trong giai đoạn chuyển đổi của các nền kinh tế đang phát triển nhằm mục đích kiểm soát và thu hút nguồn vốn trong nước lẫn nước ngoài một cách có hiệu quả.

Một khung khổ pháp lý riêng cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm còn phải đặt trong khung khổ pháp lý chung điều chỉnh hoạt động của các quỹ đầu tư. Do đó nhà nước cần triển khai xây dựng một bộ luật chi phối hoạt động của các quỹ đầu tư nói chung chứ không riêng cho các quỹ đầu tư chứng khoán như hiện nay. Các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của quỹ đầu tư lại bị chi phối bởi hệ thống pháp luật về kinh tế có liên quan đến luật doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật đầu tư nước ngoài, luật liên quan đến các tổ chức tài chính… Như vậy cùng với việc xây dựng khung khổ pháp luật cho hoạt động đầu tư vốn mạo hiểm, nhà nước cần rà soát lại tất cả các văn bản pháp lý có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển của các công ty đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam. Một số nội

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022