các công ty cổ phần tư nhân mới thành lập hoặc đang trong thời kỳ tăng trưởng làm mục tiêu đầu tư chủ yếu. Thậm chí, việc một công ty cổ phần tư nhân được tài trợ bằng nguồn vốn ĐTMH được chuyển thành công ty đại chúng còn được xem như một trong những yếu tố chứng minh cho sự thành công của bản thân quỹ ĐTMH. Tuy nhiên, quan hệ giữa quỹ ĐTMH và thị trường IPO không chỉ đơn thuần là quan hệ một chiều mà trái lại, chúng có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Muốn chuyển công ty từ hình thức sở hữu tư nhân thành công ty đại chúng đòi hỏi phải có một thị trường IPO hoạt động tích cực. Ngược lại, thị trường IPO phát triển cũng là một trong những điều kiện cần thiết để tạo tiền đề cho hoạt động ĐTMH phát huy được vai trò của nó.
Ngoài ra, ĐTMH còn có mối quan hệ tương hỗ qua lại với các thể chế tài chính khác như ngân hàng, bảo hiểm, v.v… Cho nên, nếu ĐTMH hoạt động tốt thì cũng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức tài chính này và kéo theo đó là sự ổn định của thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.
3. Đối với quá trình đổi mới công nghệ
Mối quan hệ giữa ĐTMH và việc đổi mới công nghệ xuất phát từ đặc điểm của ĐTMH là chuyên đầu tư vào những dự án có ý tưởng táo bạo, cần nhiều vốn lớn, mà công nghệ cao là một lĩnh vực đạt được những tiêu chuẩn này. Có nhiều yếu tố góp phần tăng trưởng kinh tế như chất lượng của lao động và vốn, tiến bộ công nghệ, mức độ cạnh tranh, lợi ích kinh tế nhờ quy mô, việc tái phân bổ nguồn lực, chính sách kinh tế, v.v… trong đó yếu tố công nghệ đóng vai trò quan trọng. Thật vậy, nó góp phần tăng năng suất lao động của yếu tố lao động và vốn, nếu việc đầu tư cho khoa học công nghệ là hiệu quả, và do đó, tất yếu dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, việc đầu tư đổi mới công nghệ đòi hỏi phải gia tăng nguồn vốn đầu tư. . ở các nước đang phát triển vấn đề thiếu vốn để phát triển khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế trở thành một vòng lẩn quẩn. Thật vậy, vốn ít dẫn đến mức đầu tư cho khoa học công nghệ thấp, từ đó dẫn đến năng suất thấp và tốc độ tăng trưởng thấp. Đến lượt tốc độ tăng trưởng thấp tất yếu dẫn đến mức độ tích lũy vốn cho nền kinh tế thấp. Để phá vỡ cái vòng lẩn quẩn đó đòi hỏi nhà nước cần có chính sách thu hút vốn đầu tư đổi mới công nghệ một cách có
hiệu quả nhất. Có nhiều nguồn vốn khác nhau tài trợ cho việc đổi mới công nghệ. Trong đó vốn mạo hiểm là một trong những nguồn tài trợ then chốt thúc đẩy sự phát triển khoa học và công nghệ, làm tăng nhân tố năng suất tổng hợp TFP và do đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển bền vững của nền kinh tế.
Việc thu hút vốn đầu tư mạo hiểm, nhất là từ các nguồn nước ngoài và từ khu vực tư nhân trong nước, trước hết sẽ làm giảm áp lực về vốn đầu tư cho hoạt động đổi mới công nghệ. Bên cạnh đó kỹ năng cũng như kinh nghiệm quản lý của nhà đầu tư mạo hiểm sẽ dẫn đến vốn đầu tư được sử dụng có hiệu quả cho quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ vào các hoạt động kinh tế. Ngoài ra việc đầu tư vốn mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển các ngành nghề mới, các doanh nghiệp mới, do đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cách bền vững.
Bên cạnh đó vốn đầu tư mạo hiểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức như các định chế tài chính, các trường đại học, các doanh nghiệp định hướng công nghệ, các tập đoàn công nghiệp và tạo thành một “mạng lưới phức tạp”. Các mắc xích trong mạng lưới này liên kết chặt chẽ nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Sự phát triển về chiều sâu và chiều rộng của mạng lưới này góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ, đổi mới hệ thống giáo dục, phát triển thị trường tài chính, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực phát triển và ứng dụng công nghệ và do đó góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Hơn nữa sự vận hành có hiệu quả của tổ chức đầu tư mạo hiểm và các tổ chức trong mạng lưới sẽ hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng, góp phần giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và cho cả nền kinh tế trong quá trình đổi mới.
Đối với các nước đang phát triển, khi mà thị trường tài chính chưa phát triển, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ chưa được chú trọng và đầu tư, và nguồn lực khoa học công nghệ đang bị lãng phí ghê gớm thì có thể nói ĐTMH là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển các yếu tố này để đạt được sự tăng trưởng kinh tế tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 2
- Quỹ Đtmh Và Các Hình Thức Hoạt Động Của Quỹ Đtmh
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 4
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 6
- Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại một số nước châu Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 7
- Một Số Kết Luận Rút Ra Từ Hoạt Động Đầu Tư Mạo Hiểm Tại Các Nước Châu Á
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Chương Một đã đề cập đến các vấn đề có tính chất tổng quan về đầu tư vốn mạo hiểm cũng như các kiến thức cơ bản về hoạt động của quỹ đầu tư mạo hiểm và vai trò của đầu tư vốn mạo hiểm đối với nền kinh tế nói chung . Đầu tư vốn mạo hiểm đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến trong xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức toàn cầu. Với đặc điểm chỉ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng cao đồng thời với mức độ rủi ro lớn, vốn đầu tư mạo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân có tinh thần mạo hiểm và sáng tạo tham gia vào quá trình đổi mới công nghệ. Sự tạo dựng và phát triển các mối quan hệ song hành giữa những nhà đầu tư mạo hiểm có vốn và kinh nghiệm quản lý với các tổ chức, cá nhân có tinh thần kinh doanh và năng lực công nghệ đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm. Và đến lượt mình sự phát triển mạnh mẽ của thị trường vốn đầu tư mạo hiểm sẽ có những đóng góp tích cực vào chất lượng tăng trưởng kinh tế của quốc gia thông qua việc gia tăng tỷ lệ đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp trong cơ cấu các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế. Những lý luận tổng quan này và kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu trong chương Hai sẽ là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho việc khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm tại Việt Nam trong chương Ba.
CHƯƠNG HAI
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TẠI MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á
I. Sự ra đời và phát triển của đầu tư mạo hiểm trên thế giới
Khái niệm ĐTMH không còn là một khái niệm mới bởi nó đã xuất hiện từ lâu gắn liền với câu chuyện của Christopher Columbus, một nhà thám hiểm địa lý lừng danh người Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ 15, Columbus dự định sẽ khai phá vùng đất phía Tây của thế giới và tìm ra Ấn Độ thay vì xuất phát từ châu Âu để đi tới miền Đông. ý tưởng điên rồ của nhà thám hiểm đã không được nhà vua Bồ Đào Nha ủng hộ. Tuy nhiên nữ hoàng Elisabella của Tây Ban Nha lại quyết định chi tiền cho nhà thám hiểm này và chuyến đi của Christopher Columbus được xem như là hoạt động ĐTMH đầu tiên được ghi danh vào lịch sử.
Khái niệm ĐTMH hiện đại bắt đầu hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II ở Mỹ và nhanh chóng trở thành một ngành công nghiệp tài chính tại nước này. Có thể kể đến tên tuổi của một số doanh nhân và doanh nghiệp được coi là người sáng lập ra nghành công nghiệp này như sau:
- American Research and Development Corporation: George Doriot, một viên tướng Mỹ gốc Pháp và đồng thời cũng là một giáo sư danh tiếng tại trường đại học Harvard cùng với một số cộng sự của mình đã lập ra công ty Nghiên cứu và phát triển Mỹ (American R&D cop – ARD) vào năm 1946 tại Boston. Sự ra đời và phát triển của sản phẩm số do công ty này sản xuất đã minh chứng cho sự thành công của nó. Và đây cũng được coi là quỹ ĐTMH đầu tiên, chuyên thực hiện những vụ đầu tư có chọn lọc vào các doanh nghiệp có tiềm năng vượt trội.
- J.H.Whitney&Co, cũng được thành lập vào năm 1946 với một trong những sản phẩm thành công đó là nước hoa quả mang nhãn hiệu Minute maid. Jock Whitney cũng được coi là một trong những người sáng lập ra ngành công nghiệp ĐTMH.
- The Rockerfeller Family và đặc biệt là L.S Rockerfeller, người đã thành lập hãng hàng không East Airlines, mặc dù hiện nay không còn tồn tại nhưng được coi là một trong những hãng hàng không thương mại sớm nhất thế giới.
- Venrock Associates đã trở thành công ty ĐTMH tư nhân đầu tiên tiến hành tài trợ cho một dự án mạo hiểm – công ty Fairchild Semiconductor chuyên về sản xuất thiết bị bán dẫn.
Chiến tranh thế giới lần thứ II đã tạo ra một loạt các sáng kiến kỹ thuật, chủ yếu áp dụng cho lĩnh vực quân sự, bao gồm cả các vi mạch điện tử cũng như các sản phẩm phục vụ cho binh lính trong cuộc chiến tranh này. Vào giữa thập niên 50, một loạt các quỹ ĐTMH ra đời cho thấy một kỷ nguyên mới của nghành công nghiệp này đã thực sự bắt đầu .
Thập niên 60 chứng kiến một sự bùng nổ của thị trường IPO (innitital public offer – phát hành chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng) đã cho phép các quỹ ĐTMH chứng tỏ được tài năng của mình trong việc sáng lập ra các công ty và tạo ra doanh thu cao. Kết quả là ĐTMH đã trở thành một thị trường nóng bỏng, đặc biệt là cho các cá nhân và gia đình thượng lưu giàu có. Tuy nhiên ĐTMH vẫn được cho là quá rủi ro đối với các nhà đầu tư nhà nước.
ĐTMH tiếp tục phát triển mạnh trong 3 thập niên sau đó nhờ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường chứng khoán cũng như hệ thống luật pháp đã dành nhiều ưu đãi hơn cho hoạt động này. Tuy nhiên, đến thập niên 90 thì ĐTMH có vẻ chững lại và hoạt động kém hiệu quả do sự suy thoái kinh tế ở Mỹ và sự bùng nổ của thị trường IPO.
Như vậy, Mỹ là cái nôi sản sinh ra hình thức ĐTMH đầu tiên trên thế giới. Sau nhiều năm phát triển với các giai đoạn thăng trầm khác nhau, ĐTMH ở Mỹ đã trở thành một ngành kinh doanh với các quỹ ĐTMH tên tuổi trên thế giới như Athur Rock, Peter Brooke, Mike Markkula,v.v… Hiện nay, Mỹ có gần 800 quỹ ĐTMH, đang dịch chuyển dần từ miền Đông (Boston và NewYork) sang miền Tây (Sillicon Valey). Cho đến nay, Mỹ là nước có hoạt động ĐTMH phát triển mạnh nhất trên thế giới và bỏ xa các nước còn lại. Tuy nhiên, vị trí thống lĩnh của Mỹ đang giảm dần. Năm 1999, nước Mỹ chiếm 84% tổng lượng vốn ĐTMH của cả thế giới. Năm 2001 con số này đã giảm còn 72% và năm 2004 chỉ còn 51,1%.
Tại các nước khác trên thế giới, ĐTMH phát triển chậm hơn. Hầu hết các nguồn vốn ĐTMH ngoài nước Mỹ đều nằm ở các nước phát triển như Canada, Tây Âu, Israel và Nhật Bản.
Ở châu Âu, mãi đến thập niên 80, ĐTMH mới trở thành một nguồn vốn đầu tư quan trọng. Trong những năm vừa qua, lượng vốn do các quỹ ĐTMH quản lý tăng trưởng đều đặn. Năm 1997, khoảng 59 quỹ ĐTMH ở châu Âu tiến hành đầu tư 30 tỷ đôla vào hơn 2000 công ty khác nhau. Tại Đức, quỹ ĐTMH đầu tiên không thu hút được đồng tiền nào trong nước, nhưng năm 1996 chỉ trong một lần phát hành đã thu hút được 162 triệu đôla từ các quỹ hưu trí và cá nhân giàu có. Mobilcom, một công ty viễn thông được tài trợ bởi quỹ ĐTMH, tháng 3/1997 đã trở thành công ty đầu tiên niêm yết trên sở giao dịch dành cho các công ty nhỏ của Đức. Tuy nhiên các nhà ĐTMH châu Âu thường có xu hướng cấp vốn cho các công ty đã trưởng thành, an toàn hơn so với các nhà ĐTMH Mỹ. Thực tế, phần lớn vốn ở Châu Âu được dùng để đầu tư vào các nghành công nghiệp tiêu dùng hơn là các ngành công nghệ cao. Năm 2004, trong khối EU, chỉ 31,5% vốn ĐTMH được đầu tư vào các ngành viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ y – sinh học, trong khi tỉ lệ này ở Mỹ là 75%.
Tại châu Á, Nhật Bản rất linh hoạt với thị trường ĐTMH, coi đây là một dạng chiến lược lâu dài và được miễn thuế trong một thời hạn nhất định. Quỹ mạo hiểm công nghiệp Nhật Bản là một trong những quỹ lớn nhất khu vực Châu á, đã đầu tư vào hơn 3000 doanh nghiệp. Năm 2005, lượng vốn ĐTMH ở Nhật là 7,06 tỉ đôla. Tại Singapore - Một thị trường vốn ĐTMH khá lớn, ngay từ đầu thập kỷ 90, chính phủ đã thiết lập một trung tâm để luân chuyển vốn mạo hiểm. Trong năm 2004, tại Singapore đã có 82 quỹ ĐTMH và đã đầu tư 921 triệu đôla, trong đó 17% vốn đã đầu tư cho 40 công ty trong nước.
ĐTMH tại các nước đang phát triển mới thực sự hình thành từ đầu những năm 1990. Nguyên nhân là do các nước này thiếu những điều kiện cần thiết cho sự phát triển của ĐTMH. Tuy nhiên, thực tế này đang thay đổi. ĐTMH đang phát triển mạnh mẽ ở ấn Độ và Trung Quốc: Năm 2004, tổng vốn ĐTMH tại ấn Độ đạt gần 1 tỉ đôla. Tại Trung Quốc, năm 2002 vốn ĐTMH mới là 418 triệu đôla thì đến năm
2004 đã tăng lên 992 triệu đôla, đến năm 2005 là 1,3 tỉ đôla. ĐTMH tại một số khu vực khác trên thế giới như châu Mỹ latinh và châu Phi, ĐTMH hầu như chưa phát triển.
Hiện nay khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ và Canada) chiếm 52% tổng nguồn vốn ĐTMH, châu Âu 30%, khu vực châu á - Thái Bình Dương là 15%, Trung Đông và châu Phi 2%, Trung và Nam Mỹ là 1%.
Tổng giá trị của các nguồn vốn ĐTMH năm 1999 lên đến 125 tỷ USD tương đương với 0,5% GDP toàn thế giới. Năm 2000, con số này tiếp tục tăng lên đến 192 tỷ USD. Tuy nhiên đến năm 2001 giảm xuống còn khoảng 103 tỷ USD, năm 2003 giảm còn 86 tỷ USD. Sự suy giảm này có nguyên nhân là sự sụp đổ của “nền kinh tế bong bóng” khiến cho hàng loạt nhà đầu tư rút vốn khỏi quỹ ĐTMH. Đến năm 2004, tổng lượng vốn mà các quỹ ĐTMH đang nắm giữ tăng lên 115 tỷ USD, tăng 33% so với năm 2003 và tương đương 0,36% GDP toàn cầu. Năm 2005, thị trường ĐTMH đã có những dấu hiệu tích cực, báo hiệu một chu kỳ tăng trưởng mới. Trong năm 2005, khoảng 25,7 triệu USD vốn đã được đầu tư vào 3222 doanh vụ ở Mỹ, châu Âu và Israel. Năm vừa qua, 21 công ty của Trung Quốc được tài trợ bởi các quỹ ĐTMH đã chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng được 4,1 tỷ USD, đứng vào hàng các thương vụ IPO lớn nhất của ngành công nghệ thông tin9. Một xu hướng rõ rệt trong năm 2005 là sự “ toàn cầu hoá” hoạt động ĐTMH. Ngày càng nhiều quỹ ĐTMH nước ngoài đầu tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Trung Quốc, Ấn Độ, Israel, Nga, Mỹ.
II. Hoạt động ĐTMH tại một số nước châu Á.
1. Đầu tư mạo hiểm tại Trung Quốc
Thị trường vốn ĐTMH tại Trung Quốc bắt đầu từ giữa những năm 1980. Trước nhu cầu phát triển kinh tế khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách mạnh mẽ nhằm phát triển các nghành công nghiệp công nghệ cao, trong đó việc phát triển nguồn vốn ĐTMH rất được quan tâm. Năm 1985, Uỷ ban Khoa học và Công nghệ Trung Quốc kết hợp với Bộ Tài chính thành lập “Công ty ĐTMH công nghệ cao”, dùng ngân sách nhà
9 Nguồn: Ernst&Young/ Venture One
nước tài trợ cho nhiều chương trình nghiên cứu lớn. Năm 1988, Nhà nước lập chương trình hỗ trợ thành lập các quỹ ĐTMH ở các trường đại học và các viện nghiên cứu. Đầu những năm 90, có rất nhiều tổ chức ĐTMH do một số cơ quan nhà nước và các khu công nghệ cao thành lập. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng vốn ĐTMH tại Trung Quốc không ổn định, việc ĐTMH phần lớn thất bại. Nguyên nhân là trong thời gian này, Trung Quốc chưa có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết cho hoạt động ĐTMH. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của các quỹ ĐTMH chưa đầy đủ, đồng bộ. Quá trình chuyển đổi nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm tiêu cực, ngược lại với xu hướng kinh tế thị trường. Nguồn cung cho thị trường lao động kỹ thuật cao còn thiếu hụt, cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ tư vấn, quản trị, v.v… hỗ trợ hoạt động ĐTMH cũng chưa phát triển. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các thị trường tài chính chưa hình thành đầy đủ nên nhà ĐTMH gặp nhiều hạn chế về lối ra sau khi kết thúc doanh vụ đầu tư.
Đến giữa thập kỷ 90, Trung Quốc liên tục cải cách về mặt pháp chế nhằm cải thiện hệ thống khoa học công nghệ, thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu và mở đường cho ĐTMH phát triển mạnh mẽ hơn. Năm 1993, Trung Quốc thông qua Luật khuyến khích khoa học và công nghệ. Năm 1994, Quỹ ĐTMH liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước và công ty nước ngoài đầu tiên được thành lập. Năm 1996, Trung Quốc chính thức cho phép chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức khác có thể góp vốn vào quỹ ĐTMH. Hơn 20 quỹ ĐTMH được thành lập bởi các Sở Khoa học công nghệ. Năm 1997, dự án công nghệ thông tin đầu tiên của Trung Quốc nhận được vốn mạo hiểm từ quỹ China Vest, và quỹ này đã trở thành quỹ ĐTMH đầu tiên của Trung Quốc được niêm yết trên thị trường chứng khoán NASDAQ của Mỹ. Năm 1998, Đề án về phát triển lĩnh vực ĐTMH được trình bày tại Đại hội Đảng IX của Trung Quốc làm dấy lên làn sóng thành lập các công ty ĐTMH, bao gồm cả đầu tư trực tiếp của chính quyền địa phương và các nhà đầu tư nước ngoài. Đến lúc này có khoảng 92 công ty ĐTMH đang hoạt động tại Trung Quốc với tổng nguồn vốn là 114 triệu USD.
Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Nhà nước về chính sách, vốn ĐTMH tại Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng đều đặn vào những năm sau đó. Để thu hút vốn ĐTMH vào