Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2


Biểu đồ 3.1: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ra quyết định về kinh tế ngân sách 69

Biểu đồ 3.2: Mức độ hài lòng của người dân về hoạt động raquyết địnhcủa Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 2016- 2020 70

Biểu đồ 3.3: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ra quyết định trong lĩnh vực văn hóa, xã hội 72

Biểu đồ 3.4: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động ra quyết định trong công tác nhân sự 74

Biểu đồ 3.5: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động chất vấn của Hội đồng nhân dân xã 78

Biểu đồ 3.6: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động tiếp xúc cử tri của Hội đồng nhân dân xã 86

Biểu đồ 3.7: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND về hoạt động tiếp công dân của Hội đồng nhân dân xã 89

Biểu đồ 3.8: Đánh giá của đại biểu HĐND, cán bộ UBND về hoạt động đôn đốc giải quyết khiếu nại của công dân của HĐND xã 91

Biểu đồ 4.1: Đánh giá của đại biểu HĐND xã về mức độ thực hiện các nội dung lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động của HĐND xã 109

Biểu đồ 4.2: Đánh giá của cán bộ UBND xã về mức độ thực hiện các nội dung lãnh đạo của Đảng ủy xã đối với hoạt động của HĐND xã 109

Biểu đồ 4.3: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã về mức độ chuẩn bị nội dung kỳ họp HĐND của UBND xã 112

Biểu đồ 4.4: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã về mức độ triển khai thực hiện nghị quyết HĐND của UBND xã 113

Biểu đồ 4.5: Đánh giá của đại biểu HĐND và cán bộ UBND xã về việc UBND xã triển khai thực hiện kết luận giám sát của HĐND 115

Biểu đồ 4.6: Đánh giá của đại biểu HĐND về mức độ phối kết hợp hoạt động giữa UBMTTQ và HĐND 119

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ người dân tham gia bầu cử đại biểu HĐND các cấp 130

Biểu đồ 4.8: Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động tiếp xúc cử tri 131

Biểu đồ 4.9: Tỷ lệ người dân tham gia hoạt động tiếp công dân của HĐND xã ...131


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Với tư tưởng về xây dựng một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 63/SL ngày 22/11/1945 và Sắc lệnh số 77/SL ngày 21/12/1945 về tổ chức chính quyền địa phương, đánh dấu sự ra đời của HĐND các cấp. Điều 1 Sắc lệnh 63 đã khẳng định “Để thực hiện chính quyền nhân dân địa phương trong nước Việt Nam, sẽ đặt hai thứ cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Hội đồng nhân dân do dân bầu ra theo lối phổ thông và trực tiếp đầu phiếu là cơ quan thay mặt cho dân”[19]. Như vậy, ngay từ văn bản đầu tiên này, HĐND các cấp đã được xác định là cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung và từ thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp, Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 tiếp tục khẳng định “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”[69,82]

Trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay, cấp xã là cấp thấp nhất, song đây là cấp cơ sở, các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,… và các quan hệ xã hội chủ yếu của người dân được diễn ra ở địa bàn này. Tuy là cấp thấp nhất, nhưng là cấp đầu tiên, trực tiếp quan hệ với người dân, quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân và trực tiếp tiếp nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Cấp xã trực tiếp tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện; đồng thời trực tiếp giải quyết các khúc mắc, khiếu nại của người dân. HĐND xã là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền của nhân dân; góp phần thiết thực và trực tiếp đưa chính sách, pháp luật vào cuộc sốngvà đưa cuộc sống vào chính sách, pháp luật. Hoạt động của HĐND xã tạo nên sức sống của chính quyền cơ sở. Trong hơn 70 năm từ ngày đầu thành lập, HĐND xã đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của một thành tố trong chính quyền địa phương, trong HTCT cơ sở,


đóng góp rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển của các địa phương trên tất cả các lĩnh vực.

Sau hơn 35 năm thực hành đổi mới, kinh tế - xã hội ở nước ta có những biến đổi to lớn, toàn diện, tạo thế và lực mới. Biến đổi kinh tế - xã hội đã và đang đặt ra về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó có việc kiện toàn, hoàn thiện cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của HĐND các cấp [7].

Trong quá trình đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã làm dấy lên nhiều ý kiến khác nhau về vị thế, vai trò, chức năng của HĐND cấp xã trong hệ thống chính trị, với câu hỏi nên tiếp tục hay bãi bỏ việc thực hiện mô hình HĐND cấp xã? Hà Nội sẽ thực hiện mô hình thí điểm không tổ chức HĐND phường nhiệm kỳ 2021-2026. Vậy đối với HĐND xã có còn cần thiết hay không? Có nên tiếp tục duy trì mô hình HĐND xã ở một thành phố lớn như Hà Nội không? Để trả lời câu hỏi này, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động, vị trí, vai trò của HĐND xã từ tiếp cận của chính trị học, nhà nước và pháp luật, luật học.... tuy nhiên chưa có nghiên cứu tiếp cận HĐND xã dưới góc độ xã hội học, từ tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng.

Từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài “Hoạt động của Hội đồng nhân dân xã trên địa bàn thành phố Hà Nội„làm luận án tiến sĩ xã hội học, với mong muốn tiếp cận nghiên cứu hoạt động HĐND xã từ góc nhìn hệ thống, cấu trúc - chức năng để làm rò thực trạng chức năng của HĐND xã, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của HĐND xã trong HTCT ở cơ sở; trả lời câu hỏi HĐND xã vẫn cần được tiếp tục thực hiện trong HTCT ở nước ta hiện nay.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Làm rò cơ sở lý luận, thực tiễn hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay; trên cơ sở đó đánh giá vị thế, chức năng xã hội của HĐND xã và đề xuất giải pháp bảo đảm cho HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Từ góc độ tiếp cận hệ thống, cấu trúc - chức năng làm rò một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của HĐND xã hiện nay.

- Đánh giá thực trạng hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay, qua đó làm ròvị thế, chức năng xã hội của HĐND xã.

- Làm rò sự tác động của các yếu tố đến hoạt động và việc thực hiện các chức năng của HĐND xã.

- Đề xuất giải pháp bảo đảm cho HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt chức năng trong thời gian tới.

3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

3.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay như thế nào? Đáp ứng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật ở mức độ nào?

- Các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay như thế nào?

- Cần những giải pháp gì để bảo đảm HĐND xã ở Hà Nội hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới?

3.2. Giả thuyết nghiên cứu

- Hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay nền nếp, hiệu quả, đúng với chức năng cơ quan quyền lực, đại diện cho ý chí, nguyện vọng nhân dân.

- Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt động của HĐND xã ở Hà Nội hiện nay có sự khác biệt về tính chất và hệ quả.

- Vận hành cơ chế hoạt động của HTCT xã và bảo đảm cơ cấu xã hội HĐND xã hợp lý là giải pháp quan trọng để đảm bảo HĐND xã hoạt động chất lượng, hiệu quả trong thời gian tới.

4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động của HĐND xã.

4.2. Khách thể nghiên cứu

HĐND xã thuộc thành phố Hà Nội.


4.3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về nội dung:

+ Hoạt động của HĐND xã gồm: i, Hoạt động ra quyết định (ban hành nghị quyết); ii, Hoạt động giám sát; iii, Hoạt động liên hệ với cử tri

+ Các yếu tố tác động đến hoạt động của HĐND xã gồm: i, Hệ thống chính trị xã (cấp ủy Đảng; UBND; UBMTTQ); ii, Cấu trúc xã hội của HĐND xã (cấu trúc xã hội của HĐND, hoạt động của đại biểu); iii, Cử tri (ý thức chính trị, cộng đồng làng xã), đặc điểm của địa phương (địa lý, kinh tế, văn hóa, chính trị,...).

- Phạm vi về không gian: Các xã thuộc thành phố Hà Nội.

- Phạm vi về thời gian: Hoạt động của HĐND xã nhiệm kỳ 2016 - 2021.

5. Biến số và khung phân tích

5.1. Mô tả biến số

Biến độc lập

- Hệ thống chính trị xã: Cấp ủy đảng, UBND, UBMTTQ.

- Hội đồng nhân dân xã: Cấu trúc xã hội HĐND, hoạt động của Đại biểu HĐND

- Cử tri: Ý thức chính trị, cộng đồng làng xã

Biến phụ thuộc

- Hoạt động ra quyết định: i, Quyết định về kinh tế; ii, Quyết định về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng; iii, Quyết định về nhân sự.

- Hoạt động giám sát: i, iám sát tại kỳ họp; ii, iám sát giữa hai kỳ họp

- Hoạt động liên hệ với cử tri: i, Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri và đơn thư; ii, Đôn đốc giải quyết kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; iii, Tuyên truyền, vận động cử tri.

Biến can thiệp

- Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội.

- Điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.


Hoạt động giám sát iám sát tại kỳ họp iám sát giữa hai kỳ họp Chức 1

Hoạt động giám sát iám sát tại kỳ họp iám sát giữa hai kỳ họp Chức 2

Hoạt động giám sát iám sát tại kỳ họp iám sát giữa hai kỳ họp Chức 3

Hoạt động giám sát

- iám sát tại kỳ họp

- iám sát giữa hai kỳ họp

Chức năng của HĐND

Giải pháp đảm bảo HĐND xã hoạt động chất lượng, hiệu quả

Hoạt động định:

ra

quyết

- Quyết định về kinh tế,

- Quyết định về văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng

- Quyết định về nhân sự

Hệ thống chính trị x :

- Cấp ủy đảng

- Ủy ban nhân dân

5.2. Khung phân tích


Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Thành Phố Hà Nội


- MTTQ, các đoàn thể

Hội đồng nhân dân x :

- Cấu trúc xã hội HĐND

- Hoạt động của Đại biểu





Cử tri :

- Ý thức chính trị

- Cộng đồng làng xã



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.



Đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương


Hoạt động liên hệ với cử tri Tiếp xúc cử tri tiếp công dân tiếp nhận 5

Hoạt động liên hệ với cử tri Tiếp xúc cử tri tiếp công dân tiếp nhận 6

Hoạt động liên hệ với cử tri:

- Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, tiếp nhận kiến nghị cử tri, đơn thư

- Đôn đốc giải quyết kiến nghị cử tri, đơn thư của công dân.

- Tuyên truyền, vận động cử tri

6. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu

6.1. Cơ sở lý luận

- Quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và của Thành phố Hà Nội về HTCT, HĐND xã.


- Lý thuyết hệ thống; Lý thuyết cấu trúc - chức năng.

6.2. Phương pháp nghiên cứu

6.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phân tích số liệu, tài liệu

- Thu thập, phân tích số liệu thống kê về HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ 2011- 2016, 2016 - 2021.

- Thu thập các nghị quyết, văn bản pháp luật, các báo cáo, tổng kết về HĐND xã của Hà Nội nhiệm kỳ 2011- 2016, 2016 - 2021.

- Thu thập, phân tích các nghiên cứu khoa học về HĐND xã của Hà Nội từ năm 2011 đến nay.

- Thu thập, phân tích tài liệu, số liệu thống kê về HĐND xã của 03 huyện: Mỹ Đức, Phú Xuyên, Đông Anh và các xã: Hương Sơn, Hùng Tiến, An Phú (Huyện Mỹ Đức); Phượng Dực, Khai Thái, Phú Yên (Huyện Phú Xuyên); Hải Bối, Vân Nội, Vòng La (Huyện Đông Anh).

Phỏng vấn sâu

- Số lượng: 39 người, gồn: 03 Thường trực HĐND huyện (mỗi huyện 01 người); 18 đại biểu HĐND xã (mỗi xã 02 người); 9 cán bộ UBND xã (mỗi xã 01 người); 3 thành viên MTTQ; 3 cán bộ đoàn thể; 3 đảng viên cấp ủy cấp xã.

- Thời điểm phỏng vấn: Tháng 10, 11, 12 năm 2019

6.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

- Địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện; 584 xã, phường, thị trấn. Cấu trúc hành chính ở nước ta hiện nay, dưới quận gồm các phường; dưới huyện gồm các xã, thị trấn. Luận án nghiên cứu hoạt động của HĐND xã, vì thế sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng ở các huyện.

Theo khu vực địa lý, 17 huyện của Hà Nội, có một số huyện thuộc vùng trung du, một số huyện thuộc vùng đồng bằng, ven đô. Căn cứ vào sự phân bố đó, luận án lựa chọn nghiên cứu thực nghiệm, điều tra bằng phiếu ở 3 huyện: Mỹ Đức; Đông Anh; Phú Xuyên. Ở mỗi huyện, sẽ lựa chọn 03 xã theo khu vực địa lý để điều tra. Cụ thể như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/06/2022