Sự Phát Triển Của Các Công Ty Chứng Khoán Tại Việt Nam


Vốn góp để thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh CTCK nước ngoài, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi. Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong CTCK, công ty quản lý quỹ cú vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một CTCK và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một CTCK khác.

Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ khác.


7. Mô hình tổ chức

Có thể mô tả mô hình tổ chức của công ty chứng khoán như sau :


Đứng đầu là người đại diện công ty có thể là hội đồng quản trị hoặc chủ tịch công ty. Tiếp theo là ban lãnh đạo công ty gồm tổng giám đốc/ giám đốc và các phó tổng giám đốc/phó giám đốc. Cuối cùng là 2 khối kinh doanh và hỗ trợ. Khối kinh doanh bao gồm những bộ phận trực tiếp tham gia vào lĩnh vực kinh doanh của công ty như bộ phận môi giới, bộ phận tự doanh, bộ phận bảo lãnh phát hành…. Khối hỗ trợ gồm các bộ phận hỗ trợ cho hoạt động của công ty như bộ phận kế toán, bộ phận công nghệ thông tin, bộ phận văn phòng, bộ phận kiểm soát. Có thể dùng mô hình sau đây để tóm tắt:



ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ/CHỦ TỊCH CÔNG TY



BAN ĐIỀU HÀNH

Giám đốc/Tổng giám đốc và các phó GĐ, phó tổng GĐ


KHỐI HỖ TRỢ

Kế toán Văn phòng

Công nghệ thông tin Pháp chế

Kiểm soát Kho quỹ


KHỐI KINH DOANH

Môi giới Tự doanh

Bảo lãnh phát hành Quản lý danh mục đầu tư

Tư vấn đầu tư

………..


8. Điều kiện về nhân lực

Những người quản lý, nhân viên nghiệp vụ của công ty phải đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, cũng như mức độ tín nhiệm, trung thực. Phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp. Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán được cấp cho các cá nhân theo đề nghị của CTCK nơi cá nhân đó làm việc khi đáp ứng đủ các điều kiện : (i) Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (ii) đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn (iii) Có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do UBCKNN cấp : (iv) không thuộc trường hợp


đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.

Do ngành nghề kinh doanh của công ty chứng khoán liên quan nhiều đến khả năng phân tích tài chính phưc hợp nên để được hoạt động kinh doanh các CTCK phải có đủ số nhân viên có đủ giấy phép hành nghề. Điều kiện để có được cấp phép hành nghề là : Nhân viên phải có đủ 3 chứng chỉ đào tạo. Đó là chứng chỉ đào tạo cơ bản về hành nghề liên quan đến chứng khoán, chứng chỉ luật và chứng chỉ về khả năng phân tích.


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM.‌‌


I. Sự phát triển của các công ty chứng khoán tại Việt Nam

Cùng với quá trình hoạt động của TTCk Việt Nam, trong 7 năm qua các CTCK đã có những bước trưởng thành, dần khẳng định được vai trò và vị thế cua tổ chức trung gian trên thị trường, đồng thời góp phần tạo nên sự vận hành thông suốt của thị trường thông qua việc kết nối nhà đầu tư với thị trường. Những kết quả mà các CTCK đạt được đáng được ghi nhận qua các mặt sau:

1. Các CTCK phát triển cả về số lượng và quy mô hoạt động

Trong 5 năm hoạt động từ năm 2000 đến 2005 số lượng CTCK mới chỉ la 14 công ty, tính đến hết năm 2006 đã có tới 55 công ty được cấp phép hoạt động trong đó có 39 /55 công ty được cấp phép hoạt động đủ cả 5 nghiệp vụ là môi giới, tự doanh, tư vấn, bảo lãnh phát hành và lưu ký chứng khoán. Tính đến cuối tháng 6 năm 2007, số lượng CTCK đã tăng lên 60 và dự kiến đến cuối năm nay sẽ có tới 100 công ty ra đời. Có thể tóm tắt số lượng CTCK qua các năm như sau. Năm 1999, khi TTCK Việt Nam chưa chính thức hoạt động mới chỉ có 2 công ty chứng khoán, đến năm 2000 tăng lên 7 công ty, 2001 là 8 công ty, 2002 là 9 công ty. Sang năm 2003và 2004 có 13 công ty. Cuối năm 2005 có 14 công ty và sang năm 2006 lượng CTCK tăng đột biến lên 55 công ty vào cuối năm, và tính đến thời điểm cuối tháng 7 năm 2007 đã có tới 60 công ty chứng khoán tham gia hoạt động trên TTCK Việt Nam.


Biểu 1


60


50


40


Số CTCK

30


20


10


0

1999 2001 2003 2005 2007


( Nguồn : UBCKNN)


Trong năm 2006, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 41 CTCK, tuy nhiên trên thực tế mới chỉ có hơn 1/3 trong số đó đi vào hoạt động

Nguyên nhân của sự ra đời hàng loạt các CTCK chính là nhờ sự phát triển của TTCK Việt Nam trong năm 2006. Trong năm 2006, một loạt các sự kiện kinh tế, chính trị quan trọng đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng. Đầu tiên chính là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO mở ra cho chúng ta rất nhiều cơ hội đón nhận các luồng vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài kỳ vọng vào sự phát triển của Việt Nam, tiếp theo là việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng tài chính cấp cao APEC lần thứ 13 vào tháng 9/2006 trong đó có bàn về vấn đề Cải cách khu vực tài chính nhằm thu hút các luồng luân chuyển vốn” đã mở cửa TTCK để đón nhận các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mới đây


nhất là sự kiện TTGDCK Tp.HCM ký biên bản ghi nhớ với SGDCK NewYork nhân chuyến viếng thăm Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tháng 6/2007 vừa qua. Có thể nói, chưa bao giờ TTCK Việt Nam lại khởi sắc và có những bước tiến mạnh mẽ như năm 2006 vừa qua. Đây chính là điều kiện quyết định tới sự hình thành và lớn mạnh của các CTCK tại Việt Nam.

Bên cạnh việc gia tăng vê số lượng thì các CTCK cũng không ngừng mở rộng về quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động:

Trong quá trình hoạt động, các CTCK đã không ngừng đổi mới và không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng cũng như quy mô hoạt động. Trong năm 2006 và 6 tháng đầu năm 2007, một số CTCK liên tiếp tăng vốn. Trong thời điểm chuyển giao giữa năm 2006 và 2007, các CTCK đã đồng loạt thực hiện một đợt tăng vốn đáng chú ý. Mở đầu là công ty chứng khoán Ngân hàng ngoai thương (VCBS ) có bước tăng ấn tượng nhất, từ 60 tỷ đồng lên 200 tỷ, chứng khoán Âu Lạc tăng từ 22,68 tỷ lên 50 tỷ, Đại Việt từ 10 tỷ lên 44 tỷ, SSI từ 300 tỷ lên 500 tỷ, hiện tại là 800 tỷ, BVSC từ 49,45 tỷ lên 150 tỷ, BSC từ 100 tỷ lên 200 tỷ, ACBS từ 250 lên 500 tỷ.

Bảng 2


Tên công ty

Vốn điều lệ 2005

Vốn điều lệ 2006

Vốn điều lệ 2007

SSI

52

300

800

BVSC

43

49,45

150

HBBS

20

50

150

BSC

100

200

200

ACBS

100

250

500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Hoạt động của các công ty chứng khoán tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 4

( Nguồn : Báo cáo tài chính của các CTCK)


Việc tăng vốn này với các CTCK có thâm niên như SSI, BVSC, VCBS, ACBc là để đẩy mạnh hoạt động và tăng cạnh tranh thì các CTCK mới thành lập mới có mục đích là để tiến dần tới những yêu cầu về vốn tối thiểu để được hoạt động.

Tính đến hết tháng 6/2006 tổng số vốn điều lệ của 15 CTCK là 1.482 tỷ đồng thì tính đến hết tháng 6/2007 tổng số vốn điều lệ của 60 CTCK được cấp phép đã là hơn 8000 tỷ đồng. Bình quân vốn điều lệ của mỗi công ty đạt hơn 133,3 tỷ. Nhiều CTCK liên tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách thành lập thêm nhiều chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh, đưa thêm nhiều dịch vụ tiện ích phục vụ khách hàng. Tính đến thời điểm này (tháng 9/2007) CTCK Sài Gòn thương tín dẫn đầu với 1.100 tỷ đồng, tiếp theo là SSI với 800 tỷ, tiếp theo là DAS với 500 tỷ.

- Sự ra đời của nhiều CTCK trong giai đoạn TTCK Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng mạnh như hiện nay đã và đang góp phần phục vụ lượng khách hàng có phần quá tải so với số lượng và điều kiện vật chất của các CTCK. Năm 2006 khi số lượng các CTCK chỉ khoảng hơn 15 công ty, thì tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra, thậm chí có những công ty đưa ra những yêu cầu nhằm hạn chế giao dịch do không đáp ứng được, ví dụ như VCBS đã từng quy định chỉ có giao dịch từ 20 triệu đồng mới được thực hiện trong giai đoạn TTCK phát triển nóng, hoặc như việc hạn chế mở TK bằng cách buộc phải có một khoản tiền tương đối.Tuy nhiên, khi một loạt các CTCK ra đời đồng thời đưa ra nhiều ưu đãi như miễn phí giao dịch trong 3 tháng đầu hoặc chỉ thu 0,25% phí môi giới thay vì 0,5% của FPTS, hoặc nhắn tin để biết kết quả giao dịch…


Mặt khác,việc ngày càng nhiều các CTCK tham gia hoạt động đã và đang tạo ra động lực và áp lực canh tranh rất lớn giữa các CTCK, nên các CTCK buộc phải ngày càng hoàn thiện về mọi mặt như tự hoàn thiện và nâng tầm, nâng cao chất lượng dịch vụ, có các chính sách khuyến mại và giữ khách hàng, nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ của cán bộ nhân viên để đem lại những dịch vụ tốt hơn, đa dạng, phù hợp hơn cho khách hàng và thực hiện tốt nhiệm vụ nhà tạo lập môi trường, góp phần phát triển TTCKVN ngày một lớn mạnh hơn : đến nay hầu hết các công ty chứng khoán đã phối kết hợp với các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng, cung cấp các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như cho vay cầm cố chứng khoán, cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán và cổ tức, cho vay hỗ trợ kinh doanh chứng khoán niêm yết, điều chỉnh linh hoạt mức phí theo hướng khuyến khích giao dịch phù hợp với thị trường.


2. Danh sách các CTCK hoạt động trên TTCK Việt Nam.

Theo thống kê của UBCKNN đến cuối tháng 7/2007 có 60 CTCK là thành viên, cụ thể như sau:

Bảng 3



STT


Tên công ty

Nghiệp vụ kinh doanh


Vốn điều lệ

1

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

MG, TD, BLPH, TV, LK

150.000.000.000

đồng

2

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

MG, TD, BLPH, TV, LK

200.000.000.000

đồng

3

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

MG, TD, BLPH, TV, LK

800.000.000.000đ

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí