Hoàng Hoa Thám Trong Thơ Ca Dân Gian Và Các Hình Thức Văn Vần‌


đây xem như bị tan rã về căn bản. Từ năm 1910 đến năm 1913 là những trang cuối về người anh hùng. Đề Thám bị bắt và xử tử ngày mồng 5 tháng Giêng năm Quý sửu (tức 10/2/1913). Sự ra đi của ông đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

Đánh giá về cuộc khởi nghĩa này, nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Xuân Lâm nhận định: "đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất, trên bình diện rộng nhất và kéo dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa chống lại ách thống trị của thực dân Pháp" [46, tr.86].

* Tiểu kết

Hoàng Hoa Thám trước hết là một nhân vật lịch sử xuất hiện trong giai đoạn dân tộc Việt Nam đối đầu với thực dân Pháp khi thời kỳ bình định quân sự sắp đi vào kết thúc. Đây là một hiện tượng đặc biệt, bởi: 1/ Hoàng Hoa Thám đã lập tức là mối quan tâm chung của cả hai phía đối lập nhau về quyền lợi dân tộc (dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp); 2/ Những quan tâm đó được thể hiện thành các ghi chép, thành những thông tin truyền khẩu suốt từ thời điểm ông tại thế và kéo dài cho đến ngày nay, ở cả ba phạm vi: lịch sử, folklore và văn chương; 3/ Bản thân Hoàng Hoa Thám, và những đánh giá về ông thể hiện những quan niệm chính trị, văn hóa, văn chương mang tính lợi ích nên không đồng nhất theo thời gian hoặc theo quyền lợi dân tộc. Tất cả những điều đó cho thấy Hoàng Hoa Thám là một hình ảnh lịch sử, văn hóa, văn chương có tiềm năng khai thác lớn ở nhiều phương diện, nhất là ở tính liên ngành, mà điểm tập trung nhất chính là sử - văn.

Nhìn từ góc độ lý thuyết, vấn đề lịch sử và hư cấu lịch sử trong văn chương (cụ thể ở đây là trong thể loại "tiểu thuyết lịch sử" - một bộ phận quan trọng của tự sự lịch sử, và cũng là thể loại quan trọng của vấn đề hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật) đã được bàn luận khá kỹ càng từ phương diện lý thuyết đến thực tiễn sáng tác của cả phương Đông và phương Tây từ thời cổ đến nay. Mặt khác, những quan niệm phi phản ánh luận về diễn giải lịch sử với tư cách một diễn ngôn cho rằng không có một sự thật mà chỉ có những sự kiện trở thành sự thật do được lựa chọn để kể lại, tức là có nhiều phiên bản sự thật, và thao tác lựa chọn đó luôn chịu tác động của quyền lực (ý thức hệ xã hội và tri thức). Những quan niệm lý thuyết trên đây


đem lại nhiều gợi mở cho việc tìm hiểu quá trình nhân vật Hoàng Hoa Thám từ lịch sử bước vào thế giới các văn bản (trong đó có văn chương) và những vấn đề đặt ra xung quanh quá trình này.

Cả hai vấn đề nói trên cho thấy Hoàng Hoa Thám thực sự hội đủ những điều kiện để là một nghiên cứu trường hợp - theo quan niệm của Thomas: “Nghiên cứu trường hợp là những phân tích về con người, sự kiện, quyết định, kế hoạch, chính sách, thiết chế, hay các hệ thống khác đã được nghiên cứu một cách toàn diện bởi một hoặc hơn một phương pháp. Trường hợp - chủ đề (subject) của khảo sát - sẽ là một ví dụ cho một nhóm các hiện tượng tạo nên một bộ khung phân tích - một đối tượng (object) - bên trong đó nghiên cứu này được tiến hành và trường hợp sẽ minh họa và lý giải cho đối tượng đó"1. Trên những cơ sở đó, nghiên cứu này của chúng tôi có thể có những đóng góp trở lại cho cuộc thảo luận bất tận về mối quan hệ lịch sử - văn chương cũng như về bản chất của những sáng tạo văn chương liên quan đến vấn đề lịch sử.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

1 Trần Hải Yến dịch theo https://en.wikipedia.org/wiki/Case_study


Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 6

Chương 2‌

HOÀNG HOA THÁM TRONG PHIÊN BẢN FOLKLORE‌


2.1. Hoàng Hoa Thám trong thơ ca dân gian và các hình thức văn vần‌

Trong phần này, chúng tôi khảo sát các hình thức từng được truyền tụng rộng rãi trong dân gian là ca dao (thuộc thơ ca), câu đố, vè (thuộc hình thức văn vần). Một điểm đáng chú ý là, không chỉ các bài dân ca hay vè được thể hiện bằng các thể thơ dân dã có vần có nhịp mà câu đố cũng được đặt theo các hình thức vần, nhịp.

2.1.1. Hoàng Hoa Thám qua các bài ca dao‌

Ca dao về Đề Thám có khoảng 5-7 bài ngắn (cả dị bản), được viết theo thể lục bát truyền thống. Có thể kể đến một số bài sau:

Ba mươi năm đứng giữ rừng

Danh ông Đề Thám vang lừng núi sông [88, tr.617] Câu này còn có dị bản là:

Ba mươi năm khắp núi rừng

Danh ông Đề Thám vang lừng nước Nam [100, tr.82]

Câu ca dao: Đất đây là đất ông Đề

Tây đến thì dễ Tây về thì không [87, tr.142]

và dị bản:


Đất Nhã Nam trả người Nam Chỉ xin hai chữ bình an trở về Đất này là đất Cụ Đề

Tây lên bỏ xác, Tây về tan xương [100, tr.226]

Đất đây là đất quan Đề

Đánh đồn làng Trũng gốc tre chẳng còn [42, tr.280].

Nội dung lời ca chủ yếu là ca ngợi công lao của Đề Thám với cuộc khởi nghĩa Yên Thế, khẳng định chủ quyền của Đề Thám nơi núi rừng Yên Thế. Lời ca dao ngắn gọn nhưng đem lại đầy đủ những thông tin về không gian (rừng, núi rừng, trời Nam), thời gian (ba mươi năm) Đề Thám phất cờ khởi nghĩa. Tình cảm yêu mến của nhân dân dành cho người thủ lĩnh được thể hiện qua cách gọi trân trọng: ông Đề, Cụ Đề. Hình tượng Đề Thám được dựng lên là một người thủ lĩnh can


trường suốt 30 năm nơi rừng núi Yên Thế chống lại giặc Pháp, danh tiếng của ông vang động khắp trời Nam, khiến cho chúng khiếp sợ, phải bỏ mạng nơi đất rừng Yên Thế.

2.1.2. Hoàng Hoa Thám trong các hình thức văn vần‌

Trong các sưu tập tư liệu dân gian về Hoàng Hoa Thám có ba hình thức văn vần là câu đối, câu đố và vè.

Về thể loại câu đối: Trong dân gian còn lưu truyền hai cặp câu đối về Hoàng Hoa Thám. Một cặp câu đối bằng chữ Nôm ở Đền thờ Hoàng Hoa Thám (nay ở phía trước khu di tích đình, chùa Trũng) như sau:

Sấm dậy Phồn Xương chí lớn anh hùng vang bốn biển Mây trùm Yên Thế khí thiêng sông núi khắc ngàn thu

Một cặp câu đối khác gắn với giai thoại về cuộc đối thơ giữa giữa cụ Đề Thám, bà Ba Cẩn và cụ Lý Loan: Trong một lần cụ Lý Loan lên Phồn Xương, cụ Đề Thám và bà Ba Cẩn ra đón, hứng chí, cụ Thám ra vế đối: Cờ nghĩa tung bay nhờ gió cả. Bà Ba Cẩn đối: Gươm thần chờ đón ánh trăng soi. Cụ Thám ra vế đối thứ hai: Pháo nổ mừng xuân vang bốn còi. Cụ Lý Loan đối lại: Lời thơ chúc Tết động ba kì. Cả hai cặp câu đối trên đều rất chỉnh về mặt chữ nghĩa lẫn vần luật, những địa danh, những sự kiện được nhắc đến như Phồn Xương, Yên Thế, cờ nghĩa tung bay, chí lớn anh hùng,... dựng lên cả không gian, thời gian, không khí hào hùng của cuộc Khởi nghĩa Yên Thế. Những chữ nghĩa đối đều đăng đối và có sức nặng làm cho cặp câu đối giống như lời hịch, có tác dụng cổ vũ tinh thần nghĩa quân và nhân dân Yên Thế1.

Về thể loại câu đố: hiện nay trên đất Yên Thế còn lưu truyền một câu, đã được đưa vào kho tàng câu đố dân gian Việt Nam:

Hùm Thiêng Yên Thế oai hùng.

Phất cờ khởi nghĩa ở vùng Lạng Giang. Khi mai phục, lúc trá hàng.

Khiến quân giặc Pháp hoang mang điên đầu? Đố là ai?

Đáp án: Hoàng Hoa Thám


1 Theo trang Văn hóa Bắc Giang: http://www.vanhoabacgiang.vn/node/1698


Nội dung đố (trong hình thức thơ) là những gợi ý cho đáp án nhưng cũng chính là câu chuyện kể về Đề Thám: Hùm thiêng Yên Thế dậy nghĩa ở Lạng Giang, chiến thuật khôn ngoan, khiến giặc Pháp hoang mang. Đằng sau những tín hiệu ngôn ngữ: Hùm Thiêng Yên Thế, oai hùng/Giặc Pháp, hoang mang, điên đầu, dân gian đã bày tỏ thái độ rò rệt của mình, đó là tình cảm yêu mến, trân trọng, thái độ ngưỡng mộ đối với người thủ lĩnh đã phất cờ khởi nghĩa (và thái độ ngược lại đối với giặc Pháp). Câu đố không có tính đánh đố cao, mà giống như một bài ca dao ngợi ca Hoàng Hoa Thám.

Vè về Đề Thám: Trong các hình thức truyền tụng có vần có nhịp, đây là thể loại có số lượng và chất nhiều hơn cả. Có khoảng 10 bài vè về Đề Thám đã được sưu tầm, biên soạn xuất bản; nội dung chủ yếu tập trung vào cuộc hòa hoãn lần thứ hai của Đề Thám với thực dân Pháp, Đề Thám - Bà Ba Cẩn, các trận đánh lớn như đánh đồn Cả Dinh, trận Cao Thượng, Luộc Hạ, Nhã Nam và cuộc tấn công vào Phồn Xương ngày 29/1/1909 của Đề Thám nghĩa quân Yên Thế. Hầu hết sự kiện và nhân vật lịch sử tiêu biểu của khởi nghĩa Yên Thế được phản ánh trong vè (nên có thể gọi đây là vè lịch sử), đó là những sự kiện: Đề Thám cho xây dựng đồn Tú Nghệ để đón các nghĩa sĩ Trung Kỳ:

Đồn điền chiếm một góc rừng,

Anh hùng Đề Thám vang lừng đã lâu.

Vũ phiền chẳng biết nông sâu, Chiêu vong nạp bạn người đâu cũng dùng.

Tiếng đồn Nam, Bắc, Tây, Đông Nghe lời tìm đến nức lòng gần xa. Đằng trong Thanh Hóa kéo ra,

Mấy người ngây dại cũng ra lĩnh bằng.

Nghĩa An chờ đó mấy anh,

Cũng mong diệt lũ làm xằng hại dân [99, tr.142]

Sự kiện thực dân Pháp đưa quân vây thành Phồn Xương đêm 28/1/1909, sự kiện Thống sứ Bắc kỳ trưng tập 15.000 quân do Battay đánh Yên Thế, sự kiện trận Núi Sáng, Cao Thượng, Nhã Nam, Bố Hạ, đồn Cả Dinh, Sơn Quả,…


Nửa đêm mùng bảy mưu thầm Đưa quân len lỏi ngặm tăm vây thành;

Ình ình mấy trận giêng hai

Sơn Lao, Sơn Quả mấy người gian nan; Rạng ngày mồng tám tinh mơ

Cao Thượng, Bố Hạ kéo vô đồn điền Nhã Nam xếp lại binh quyền

Đi qua Luộc Giới đánh đồn Cả Dinh Cùng nhau súng bắn rình rình [88, tr.719-720]

Sự kiện Đề Thám về ẩn náu ở Yên Thế vào giai đoạn cuối của phong trào:

Chữ rằng hổ bất ly sơn

Quan Hoàng lại trở về rừng náu yên [88, tr.722]

Những nhân vật lịch sử được nhắc đến nhiều nhất trong các bài vè đó là: Đề Thám, Bà Ba Cẩn, Cả Dinh, Cả Trọng, Cả Huỳnh, Ba Biều, Cai Tề, quan Tây,… Những địa danh lịch sử như: Lạng Giang, Lạng Thương, Yên Thế, Nhã Nam, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Đa Phúc, Từ Sơn… Những con số ngày tháng, cùng tên những trận đánh đã được ghi vào sử sách như trận Cao Thượng, trận Bố Hạ, Trận Nhã Nam, trận đồn Phồn Xương, đồn Thuông… đều được nêu lên cụ thể:

Cả Huỳnh toán ấy cũng gan

Hiệp Hòa, Đa Phúc, Từ Sơn vẫy vùng [88, tr.720]

Sáng mùng tám khai môn Đánh xua tây lính gần đồn Nhã Nam

()

Mồng bảy Tây đánh đồn Thuông

Ai ngờ Hoàng lập binh lương bao giờ [88, tr.719]

Giữa dân gian và sử gia đã có điểm gặp gỡ khi kể lại những câu chuyện, những tình tiết nhỏ trong trận chiến. Ví dụ như chuyện Cai Tề thay Cai Huỳnh chỉ huy một toán nghĩa quân gồm 50 người, tìm cách trở lại Yên Thế để đón Đề Thám. Dân gian đã kể:


Cai Tề thay tướng cầm đầu

Đem quân về đánh làng Cầu - Thượng Lan, Chánh tổng Tự Lạn báo quan

Thoát ra chạy xuống Biển Sơn náu mình.

Ngày thì điểm ngòa mây xanh Đêm thì lại xuống Bài Xanh rượu chè

Trung Đồng, Lý Bắc lừa về

Âm mưu xuất thú liệu bề lập công.

Cai Tề căm giận trong lòng Cha con Xã Ớt càng nồng càng cay,

Theo tìm Lý Bắc không hay

Chạy lên Vân Cốc đồng lầy mênh mông Quan huyện Vân Dũng vô tình

Gan trà thiết thạch lưu danh núi Bài [88, tr.515]

Các sự kiện xuất hiện đậm đặc khiến cho bài vè như một ký sự nóng hổi. Tác giả dân gian đã dường như trực tiếp đưa vào tác phẩm những gì đang diễn ra sống động xung quanh họ. Ở đây, dân gian xuất hiện như một người quan sát, chứng kiến những sự kiện ấy, những người anh hùng ấy, và chính chất thời sự, lối kể chi tiết cụ thể của vè đã giả định cho tác giả dân gian vị thế người phản ánh trung thực sự kiện (bao gồm bối cảnh, nhân vật).

Hàng thập kỉ sau, chiến sự này được miêu tả trong một sử liệu như sau: "ngày mùng 6/4/1909 họ xuất phát nhưng bị Chánh tổng Tự Lan (huyện Việt Yên) mật báo cho địch nên bị lính khố xanh bao vây ở làng Cầu Ngói. Đến đêm họ rút về được Bài Xanh - Vân Cốc, ở đây Cai Tề cử Lý Hai (còn gọi là Lý Bắc) tìm con đường vòng tránh qua chợ Neo để tránh bị bao vây. Nhưng Lý Hai cũng phản bội báo tri huyện Yên Dũng là Nguyễn Văn Quỳnh để vây bắt nghĩa quân" [88, tr.514- 515]. Trật tự niên đại trước sau của hai phiên bản này tạo nên một phán đoán rằng: văn bản folklore - một nguồn dã sử - đã được sử gia hiện đại thừa nhận và sử dụng như một chi tiết chính sử.

Bên cạnh việc “đưa tin” sự kiện, dân gian cũng thể hiện cảm xúc riêng và có những hư cấu tưởng tượng, nhất là về nhân vật Đề Thám. Vị thủ lĩnh được gọi bằng


những danh xưng thân mật, gần gũi, thể hiện thái độ kính trọng và tình cảm của nhân dân như: cụ Đề, ông Đề, ông Hoàng, ông Hoàng Thám, quan Hoàng,… Đối lập với cách gọi tướng lĩnh và quân lính thực dân Pháp bằng những đại từ nhân xưng mang tính chất khinh miệt, coi thường như: thằng Tây, giặc Tàu, lính Tây, nó,… Đây là những phần sử liệu không kế thừa, do đặc thù của ghi chép lịch sử.

Phẩm chất và chiến công của Đề Thám được dân gian chú ý miêu tả, họ đã có nhiều cách thể hiện, bày tỏ tình cảm, có khi nói lên trực tiếp, nhưng cũng có khi phải nói vòng. Bài Vè cụ Thám là một trong những bài như vậy. Đây là bài vè đáng chú ý vì nó có nhiều dị bản (4 dị bản), được nhân dân lưu truyền và thuộc nhiều. Bài vè gồm 118 dòng, có dị bản dài tới 146 dòng, có môtip mở đầu giống nhau ở tất cả các bản:

Kể từ Tự Đức một khi Người lên trị vì tam thập lục niên

() Bấy giờ đến năm thứ ba

Có ông Đề Thám ra hòa đã lâu [42, tr.276]

Tương truyền bài vè này do một cụ đồ Nghệ trước ở trong trại nghĩa quân làm ra1. Bài vè kể chuyện các đời vua trị vì nước Nam, đến thời Hoàng Hoa Thám đã hòa hoãn với quan Tây, nhưng quan Tây mưu sâu diệt hết An Nam. Chúng lấy cớ lên đánh giặc Tàu, đem lính khố xanh khố đỏ kéo lên đánh đồn. Ngày mùng 8 tháng Giêng chúng tiến đánh đồn Phồn Xương, qua Cao Thượng. Bố Hạ, Nhã Nam,… Ông Hoàng (tức Đề Thám) lúc đó cho người ra Nhã Nam xem tình hình, trở vào bàn họp với Bà Ba, Cả Huỳnh, Cả Trọng, Cả Dinh cùng các tướng lĩnh. Ông Hoàng bày tỏ chí khí quyết đánh Tây, Bà Ba xin lĩnh trận này. Bà Ba ra trận khiến giặc phải tháo chạy. Bài vè chủ yếu kể tội thực dân, thể hiện lòng yêu nước, ý chí đánh giặc của thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám. Bên cạnh lời kể của dân gian, nội dung này còn được lồng vào trong lời của Đề Thám, có lúc là lời Đề Thám nói với bà Ba Cẩn, có khi là lời Đề Thám nói với các con cùng tướng lĩnh:


1 Cũng có người nói do cô Thế, con gái của Bà Ba Cẩn và Hoàng Hoa Thám làm để đề cao tài đức của Đề Thám và Bà Ba, chúng tôi đã tìm hiểu hồi ký của Hoàng Thị Thế để minh xác thông tin, song không có ghi chép về sự việc này nên tạm nghiêng về tương truyền trên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022