Quan Niệm Về Mối Quan Hệ Giữa Lịch Sử Và Folklore


xã hội của thời quá khứ một cách chi tiết hiện thực và trung thực của tiểu thuyết lịch sử, tức là coi trọng yếu tố lịch sửtrong một cuốn tiểu thuyết lịch sử1. Ở ý kiến thứ hai bắt đầu đề cập đếnsự hòa trộn giữa nhân vật hư cấu và lịch sử.

Đây là những định nghĩa có phần khác với quan niệm coi nhẹ sự thật lịch sử khi sáng tác đề tài lịch sử của Alexandre Dumas, một nhà tiểu thuyết lịch sử người Pháp. Ông cho rằng: “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi” [dẫn theo 57, tr.22]. Tức là với Dumas sự kiện lịch sư ̉ chỉ là

phương tiệnđể nhà văn viết tiểu thuyết và gửi gắm tư tưởng riêng của mình mà thôi. Xử lý sâu hơn các vấn đề của tiểu thuyết lịch sử là công trình The Historical

Novel (Tiểu thuyết lịch sử, 1936-1937) của Georg Lukacs - triết gia, nhà văn, nhà mỹ học, nhà phê bình văn học người Hungary. Ở nghiên cứu này, Lukacs trình bày các vấn đề:

Cảm thức lịch sử, theo Lukacs là yếu tố quan trọng trong việc sáng tác tiểu thuyết lịch sử: "Lịch sử là cái tồn tại, là tiến trình liên tục của các thay đổi và nó trực tiếp can thiệp vào cuộc đời của từng con người. Các sự kiện lịch sử làm cho con người cảm nhận được điều kiện lịch sử của sự tồn tại của mình, rằng có cái gì đó trong lịch sử liên quan đến bản thân họ" [18, tr.41]. Nói khác đi, lịch sử đã chi phối người cầm bút sáng tác thông qua tác động xã hội mà anh ta đang sống, tác động này sẽ ảnh hưởng đến cái nhìn lịch sử của anh ta, đến lựa chọn viết thể loại tiểu thuyết lịch sử hoặc chọn đề tài và thời đại lịch sử nào.

Một số yêu cầu của tiểu thuyết lịch sử:

Về nhân vật, Lukacs cho rằng nhân vật tiểu thuyết lịch sử "phải sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì các nhân vật của tiểu thuyết lịch sử được trao cho sự sống, còn các các nhân lịch sử thì đã sống" [18, tr.41].

1 Quan niệm trên khá tương đồng với L. Tôn xtôi - người đã dành một phần tư thế kỉ để nghiên cứu về thời đại Piốt đệ nhất, tác giả của bộ tiểu thuyết lịch sử Chiến tranh và Hòa bình (1863), ông khẳng định: "Bộ tiểu thuyết của tôi chính xác như một tác phẩm nghiên cứu lịch sử và đó chính là sức mạnh của nó".

Cùng quan niệm với các nhà văn phản ảnh trung thành lịch sử trên, vào những năm 40 của thế kỉ XX còn có một số nhà viết tiểu thuyết lịch sử nước Anh, như bà Hope Muntz - người đã phải tốn 16 năm để nghiên cứu sử liệu mới viết nổi cuốn tiểu thuyết The golden warrior (1949) nói về William the Conqueror và Harold the Saxon. Còn bà Sylvia Townsend Warner thì phải mất 10 năm để thám hiểm cuộc sống trong một tu viện ở Anh vào thế kỉ XIV, cuốn tiểu thuyết chân thực đến nỗi độc giả cảm thấy rằng chắc bà đã sống ở tu viện mới viết nổi cuốn tiểu thuyết The corner that held them (1947) [72, tr.168].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Về nhiệm vụ của tiểu thuyết lịch sử,theo Lukacs, là "chứng minh sự tồn tại của hoàn cảnh và nhân vật lịch sử bằng công cụ nghệ thuật" [18, tr.41].

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 3

Về mối quan hệ giữa hư cấu và sự thật lịch sử, Lukacs cho rằng: "Hư cấu cho phép các nhân vật diễn đạt tình cảm, tư tưởng về các quan hệ lịch sử có thực rõ nét hơn những con người của thời ấy đã từng trải nghiệm, nhưng phải luôn xác thực về mặt lịch sử, xã hội" [18, tr.41]. Lukacs cũng kỳ vọng tiểu thuyết lịch sử phải tạo nên tri giác về kết nối nhân văn giữa con người ở những thời - không khác nhau: "Tiểu thuyết lịch sử phải tái trải nghiệm (re-experience) tâm lý và đạo đức của con người quá khứ như một giai đoạn phát triển của nhân loại, có liên quan và tác động đến con người đương đại chúng ta" [18, tr.41].

Như vậy, Lukacs nghiêng về quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải có nhiệm vụ nghệ thuật hóa lịch sử trên cơ sở nhà văn phải đảm bảo luôn xác thực về mặt lịch sử xã hội để tác động vào con người hiện tại.

Góp thêm ý kiến về vấn đề thời gian gián cách giữa nhà văn và hiện thực lịch sử được phản ánh, Hội tiểu thuyết lịch sử cũng đã đề xuất một số tiêu chí sơ bộ để nhận diện Tiểu thuyết lịch sử, trong đó có tiêu chí: Tiểu thuyết phải được viết tối thiểu 50 năm sau những sự kiện được miêu thuật, hay được biết bởi một người không sống trong thời của những sự kiện nọ (do vậy chỉ tiếp cận chúng qua nghiên cứu). Như vậy, theo Hội tiểu thuyết lịch sử thì tác giả không trực tiếp trải nghiệm sự kiện lịch sử được trình hiện, mà chỉ tri nhận thông qua nghiên cứu sử liệu, phục dựng lịch sử dựa trên tri thức lịch sử đã có.

Tựu trung, quan niệm của phương Tây đã tách biệt sự thật lịch sử và hư cấu. Đồng thời cho rằng tác phẩm nghệ thuật có đề tài lịch sử cần tham gia vào đời sống đương đại như một trải nghiệm mới.

Ở phương Đông

Có thể nói, quan niệm về mối quan hệ giữa văn - sử được thể hiện rò nhất ở Trung Quốc. Thời cổ đại, Trung Quốc có quan niệm "văn sử triết bất phân" - văn sử cùng triết tạo thành một tổ hợp gắn bó khăng khít, dường như không tách rời nhau, tạo nên một đặc trưng trong văn học. Quan niệm này chi phối mạnh mẽ các sáng tác của văn học phương Đông cổ đại. Chính vì vậy, nó đã tạo nên hiện tượng "vào


khoảng thế kỉ XIV xuất hiện một thể loại văn trần thuật cỡ lớn, có nguồn gốc từ Văn học dân gian truyền miệng, tạm gọi là sử thi. Thể loại này được sáng tạo dựa trên cơ sở của các chuyện kể có cốt truyện kết hợp với biên niên sử/ hoặc nhiều đoạn trích từ các tài liệu sử khoảng thế kỉ XIII, XIV. Đa số các sáng tác loại này tường thuật về lịch sử, miêu tả sự kiện lịch sử dân tộc từ ngày khai thiên lập địa đến triều Minh. Cùng thời điểm thế kỉ XVI, ở Trung Quốc cũng xuất hiện những cuốn sử thi- anh hùng ca (Thủy hử), hoặc tác phẩm trần thuật cỡ lớn về cuộc đời riêng một người (Kim Bình Mai)" [78, tr.32].

Lỗ Tấn trong Sơ lược lịch sử của tiểu thuyết Trung Quốc có nói: Ban đầu thể loại tiểu thuyết là những thoại bản đời Tống Nguyên. Thoại bản tức là văn bản mà nghệ nhân hay người kể chuyện (thuyết thoại nhân) dùng để kể cho người khác nghe về truyện xưa tích cũ, một hình thức văn nghệ dân gian xuất hiện từ đời Đường và đặc biệt thịnh hành vào giai đoạn Tống Nguyên. Có thể chia thoại bản Trung Quốc thành hai loại lớn: tiểu thuyết và giảng sử. Thoại bản giảng sử viết bằng văn ngôn, đôi khi cũng pha văn bạch thoại. Loại thoại bản này chịu nhiều ảnh hưởng của chính sử. Sử-văn không tách biệt mà nội dung dựa vào truyện tích lịch sử là chính [82, tr.10]. Cùng với việc phát triển của thoại bản thì hình thức diễn nghĩa lịch sử đặc biệt được ưa chuộng đời Tống, Nguyên. Các truyện được kết cấu theo kiểu chương hồi, mỗi chương/hồi kể một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh. Có thể kể đến: Tam quốc diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc, Thủy hử, Tây du ký,… trong đó Tam quốc diễn nghĩa là một trong những cuốn tiểu thuyết chương hồi ra đời sớm nhất, lưu hành rộng rãi nhất Trung Quốc.

Cũng nằm trong truyền thống của tiểu thuyết Viễn đông là tiểu thuyết Nhật Bản. Tsubouchi Shoyo - kịch gia, tiểu thuyết gia, phê bình gia và dịch giả nổi tiếng của Nhật Bản thời cận đại - trong công trình quan trọng đầu tiên của nghiên cứu văn chương Nhật Bản hiện đại, Chân tủy của tiểu thuyết (1885-1886), đã nhắc đến một lịch sử huy hoàng của tiểu thuyết Nhật Bản trong đó có truyện lịch sử. Những tên tuổi ông nhắc đến đều sống vào khoảng thế kỷ X, cho thấy tiểu thuyết, đặc biệt là truyện lịch sử xuất hiện khá sớm ở Nhật Bản. Tsubouchi Shoyo cũng dành một chương để nói về việc xây dựng cốt truyện của tiểu thuyết lịch sử. Điều ông nhấn mạnh là: tiểu thuyết gia khi viết cần phân biệt tiểu thuyết lịch sử và lịch sử, phân biệt tiểu thuyết


gia và sử gia. Theo ông, "điều quan trọng nhất của những dị biệt giữa tiểu thuyết và lịch sử chính là tiểu thuyết có khả năng lấp đầy những khoảng trống" [93, tr.200]. Vì vậy, ông cho rằng "khi viết tiểu thuyết lịch sử là giữ càng nhiều càng tốt mối liên hệ với nền tảng chứ không phải với bề mặt của lịch sử. Ở bề mặt, tôi muốn nói đến các sự kiện ghi lại trong sách sử; ở nền tảng, là những thứ không thể bị phát hiện từ nguồn này" [93, tr.202]. Từ đó Tsubouchi Shoyo đề cập đến việc: "Các tác giả tiểu thuyết lịch sử có thể mắc nhiều sai sót, mà chủ yếu là sự bất nhất về biên niên, sai lầm về sự kiện và thể hiện không đúng tập tục" [93, tr.203].

Thực tế, các nhà tiểu thuyết Nhật Bản trong quá khứ không coi trọng, đòi hỏi truyện trung thành với sử liệu, đặc biệt là niên đại và miêu tả tập tục của thời đại. Theo Tsubouchi Shoyo, một số tác giả còn công khai khuyên độc giả đừng lo lắng về điều đó. Tsubouchi Shoyo không đồng tình với việc làm này của các tiểu thuyết gia: "Đó là điều hiển nhiên phải tránh vì mục đích chính của tiểu thuyết lịch sử là kể lại những thông tin phía sau tấm rèm về các nhân vật và sự kiện lịch sử: tất nhiên việc này không thể giải quyết hoàn toàn dứt khoát nếu các sự việc bên ngoài là nền tảng của câu chuyện lại không chính xác" [93, tr.204].

Có thể nói, với quan niệm trên, tác giả Tsubouchi Shoyo đề cao tính chính xác và trung thành với dữ liệu lịch sử của một tiểu thuyết lịch sử, những sai lệch thông tin như ông nói có thể là hư cấu trong loại tiểu thuyết này chưa được công nhận vào thời đó.

Những quan niệm mang tính cổ điển ở cả phương Đông và phương Tây về tiểu thuyết lịch sử, về mối quan hệ giữa hư cấu và sự thực lịch sử trên đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà bình điểm, nghiên cứu văn học Việt Nam. Nhìn lại những cuộc tranh luận về vấn đề này kéo dài qua nhiều thập kỷ với một dấu ấn thay đổi là thời điểm 1986 [xin xem Phụ lục 1, tr.160], có thể thấy hai khuynh hướng quan niệm: 1/ coi văn chương là mô hình phản ánh hiện thực, tức là đòi hỏi văn học nghệ thuật phải theo sát và trung thực với thực tế - hay còn được gọi là "Lịch sử hóa" tiểu thuyết; 2/ nhìn văn học như một hình thức nghệ thuật để chiêm nghiệm và suy tư về hiện thực - hay còn được gọi là "Tiểu thuyết hóa" lịch sử. Theo quan niệm thứ hai này, văn học có thể và có quyền độc lập nhất định với thực tế, với sự thật lịch sử.


Tóm lại, xét từ góc độ lý thuyết, cả phương Đông và phương Tây đều quan tâm, và có những quan niệm về tiểu thuyết lịch sử nói chung và mối quan hệ giữa sự thật lịch sử với hư cấu nói riêng. Nhưng, trong khi phương Tây đã có những khái niệm, định nghĩa, quan niệm rò ràng thì ở phương Đông việc bàn về mối quan hệ giữa hư cấu

- sử thực thường chỉ xuất hiện trong những nghiên cứu trường hợp cụ thể. Tất cả những lý thuyết và quan niệm ở phương Đông và phương Tây về tiểu thuyết lịch sử đều ảnh hưởng đến sáng tác, nghiên cứu phê bình tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam.

1.2.1.2. Quan niệm về mối quan hệ giữa lịch sử và folklore

Từ thế kỉ XIX, những đại diện của trường phái thi pháp lịch sử trong nghiên cứu folklore, như A. N. Veselovski, Vsevolod Miller và V. IA. Propp đã sử dụng phương pháp tiếp cận nguồn gốc lịch sử và sự biến đổi lịch sử của các hiện tượng folklore khi nghiên cứu nhiều hình thức văn học dân gian, nhất là thể loại truyện kể.

Trình bày về điều này trong tác phẩm “Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì”, V. IA. Propp cho biết: mục đích của mình là “nghiên cứu xem những hiện tượng (chứ không phải sự kiện) nào của quá khứ lịch sử phù hợp với truyện cổ Nga”, tức là “giải thích nguồn gốc của truyện thần kì trong thực tại lịch sử” [dẫn theo 74, tr.182]. Propp đặc biệt nhấn mạnh đến việc tìm kiếm nguồn gốc xa xưa của motif, và để tìm hiểu được nguồn gốc thực sự của truyện cổ thì cần phải sử dụng những điều chỉ dẫn tỉ mỉ về nền văn hóa - lịch sử của thời quá khứ. Lấy dẫn chứng từ việc phân tích cụ thể các motif tiêu biểu, Propp chỉ ra: những phong tục tập quán, nghi lễ, quan niệm, tín ngưỡng cổ xưa được dân gian các đời tiếp nhận, truyền tụng. Tuy nhiên, bằng các phân tích cụ thể, ông cũng cho rằng: bên cạnh giá trị lưu giữ, truyện cổ còn kể/phản ánh những hiện tượng hoặc sự việc trái ngược với thực tế lịch sử đã diễn ra. Như vậy, sự lưu giữ của dân gian là có chọn lọc và sáng tạo. Dẫn đến việc tạo nên các hình thức phái sinh trong truyện cổ tích, và kết quả là sự xâm nhập của thực tại vào trong truyện cổ tích cũng như sự thay hình đổi dạng của các motif với những kiểu biểu hiện càng thêm đa dạng.

Cùng quan điểm này, Mikhail Speransky, đã nói trong giáo trình văn chương truyền miệng Nga của mình rằng: “chúng tôi khi nghiên cứu tráng sĩ ca, cố gắng khám phá các sự kiện lịch sử làm cơ sở của nó, và… từ tiền đề này, chúng tôi chứng


minh sự đồng nhất của cốt truyện tráng sĩ ca với cái sự kiện nào đó đã biết…” [dẫn theo 74, tr.182].

Như vậy, từ các nghiên cứu thể loại folklore cụ thể khác nhau (tráng sĩ ca, truyện cổ), V. IA. Propp và Speransky đều đã khẳng định mối quan hệ giữa folklore và lịch sử cũng như khoảng cách giữa chúng. Trong đó, folklore là nơi lưu giữ dấu tích cổ xưa của những nền văn hóa, lịch sử quá khứ; ngược lại văn hóa, lịch sử cũng đã xâm nhập vào folklore theo nhiều cách khác nhau - qua các motif hoặc/và sự can thiệp (sáng tạo) của tác giả dân gian. Trạng thái phức tạp này cũng được chứng thực trong nhiều thể loại folklore Việt Nam, đặc biệt là truyền thuyết lịch sử [xin xem Trần Thị An, Tạ Chí Đại Trường].

1.2.1.3. Quan niệm về diễn giải lịch sử

Trong các tiếp cận hiện đại, có hai lý thuyết thể hiện quan niệm mới mẻ về diễn giải lịch sử, đó là lý thuyết diễn ngôn và hậu hiện đại.

Thuật ngữ diễn ngôn đang thịnh hành trong đời sống học thuật Việt Nam gần đây có nguồn gốc từ châu Âu, được dịch từ thuật ngữ discourse. Theo dẫn nhập của Diệp Quang Ban, nhà ngôn ngữ học người Bỉ E. Buysen là người đầu tiên sử dụng discourse như một khái niệm chuyên môn trong tác phẩm Hoạt động nói năng và văn bản (1943). Từ những năm sáu mươi của thế kỉ XX, nghiên cứu diễn ngôn (hay còn gọi là phân tích diễn ngôn) trở thành một trào lưu khoa học phát triển rầm rộ ở châu Âu và “diễn ngôn” trở thành một khái niệm trung tâm, được lưu hành rộng rãi trong khoa học xã hội và nhân văn [6, tr.146], như triết học, xã hội học, ngôn ngữ học, tâm lí học, nghiên cứu văn học... Nội hàm của thuật ngữ này vì thế rất đa dạng. Đồng thời việc triển khai phân tích diễn ngôn rộng rãi cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề, tuy nhiên có thể thấy, trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, những quan niệm và diễn giải của Foucault đem lại nhiều gợi dẫn có ý nghĩa hơn cả.

Theo Foucault, “tất cả các phát ngôn hoặc văn bản mang nghĩa và có một hiệu lực nào đó trong thế giới thực, đều được coi là diễn ngôn”. Từ cách xác lập diễn ngôn này, Foucault chỉ ra vai trò của diễn ngôn, đó là: quá trình tạo nghĩa trong diễn ngôn cũng “đồng thời hướng tới sự tác động, thay đổi thế giới, kiến tạo nên thế giới xã hội của con người”, và do mang trọng trách như vậy nên diễn ngôn cần “được kiểm soát/điều chỉnh”. Chính vì quan niệm như vậy, mối quan hệ giữa quyền


lực và tri thức là đối tượng quan tâm hàng đầu của nhà diễn ngôn học. Ông nhận thấy rằng, hình thái ý thức xã hội, trạng thái tri thức của con người và cơ chế quyền lực trong xã hội đã trở thành một cơ chế ngầm chi phối cách tạo lập diễn ngôn [116].

Riêng với khoa nghiên cứu văn học, lý thuyết diễn ngôn do Foucault đề xuất có những hệ quả đáng chú ý. Trong 5 gợi dẫn của Trần Văn Toàn về vấn đề này, có hai điểm liên quan với đề tài của luận án của chúng tôi. Thứ nhất, trong khi lý thuyết phản ánh coi văn chương nghệ thuật là sự mô phỏng hay sao chép thực tại và do đó tạo ra một khoảng cách giữa văn chương nghệ thuật và thực tại thì “Lí thuyết diễn ngôn của Foucault phá bỏ khoảng cách này. Cái gọi là sự thật về đời sống hay con người theo Foucault, thực chất, cũng chỉ là sản phẩm của diễn ngôn được hình thành từ những tương quan quyền lực-tri thức của một giai đoạn, một thời kì lịch sử cụ thể. Thay cho việc đặt trọng tâm vào việc đặt câu hỏi: văn học đã làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa nó và thực tế đời sống thì giờ đây, chúng ta phải quan tâm đến câu hỏi: trong những tương quan quyền lực-tri thức nào mà những sự thật nào đó được quyền xuất hiện và miêu tả trong diễn ngôn văn học” [118]. Như vậy, với lý thuyết diễn ngôn, không có một sự thật đời sống mà có ‘sự thật’ ở số nhiều do diễn ngôn tạo ra, vì vậy, thay vì đặt câu hỏi như xưa nay, rằng: đâu là sự thật, đâu là hư cấu thì nên đặt vấn đề tìm hiểu cơ chế nào tạo ra ‘sự thật’ (hoặc những ‘sự thật’) đó. Thứ hai, mối quan hệ giữa văn học với khung tri thức tạo ra “một tương quan mới giữa văn bản văn học và các kiểu loại văn bản khác”, theo đó, văn học cần được nghiên cứu cùng với các văn bản khác, (chẳng hạn như văn bản du lịch, văn bản khoa học, các bài tiểu luận...). Hay nói khác đi, “những vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học hoàn toàn có thể tìm thấy ở những loại văn bản khác” [118], tức là trong nghiên cứu văn học giờ đây không nhất thiết phải thảo luận các văn bản chỉ theo cách cái này chi phối cái kia ra sao mà còn có thể đặt các văn bản khác loại đó trước cùng một câu hỏi: chúng được tạo nên do những nhân tố nào và đặc thù của từng loại diễn ngôn đã góp phần tạo ra các biến thể như thế nào khi chúng cùng thuật tả về cùng một đối tượng. Rõ ràng, với hai điểm gợi dẫn quan trọng này của lý thuyết diễn ngôn, việc tìm hiểu các phiên bản về Hoàng Hoa Thám hứa hẹn những đối thoại thú vị, mới mẻ.


Cũng quan tâm đến vấn đề diễn giải lịch sử, một số nhà nghiên cứu mang quan niệm hậu hiện đại đã có những nhận xét hoặc phân tích rất gần gũi với lý thuyết diễn ngôn đã nêu ở trên. Họ cho rằng không tồn tại một “sự thật” lịch sử mà chỉ có những thực tại lịch sử được lựa chọn để kể lại1. Chia sẻ quan niệm trên, Jean-François Lyotard đồng thời mở rộng nội dung bàn luận trong một phân tích bài bản về “hoàn cảnh hậu hiện đại”. Trong những phần luận bàn về nghệ thuật, Lyotard cho rằng bước đi đầu tiên của giải pháp hậu hiện đại là đối lập giữa chủ nghĩa hiện thực và phản tư “Chủ nghĩa hiện thực đi tìm một hiện thực khách quan, một chỗ dựa vững chắc, một “thực tại” đáng để mô tả và trình bày. Bản tính của chủ nghĩa hiện thực là quan tâm đến trật tự, sự thống nhất, sự đồng nhất, sự an toàn và tính phổ thông…” song ở thế giới hiện tại “hiện thực đã mất ổn định” đã bị “sức mạnh” khuynh loát nên xã hội cũng như nghệ thuật cần phản tư, cần có những thực nghiệm đa dạng” [55, tr.16-18]. Và ông đưa ra giải pháp: thay vì một mô hình quyền uy siêu việt (phổ quát) là dùng đa mô hình [55, tr.170-181], thay quy tắc đồng thuận phổ quát bằng việc thừa nhận tính khác biệt [55, tr.231-232]. Đề xuất này rất gần gũi với lý thuyết diễn ngôn, đó là đa dạng cái nhìn và đòi hỏi sự công bằng cho các giá trị. Giải pháp này rõ ràng đã mở ra cơ hội bổ sung, đối thoại với cách lý giải văn bản, diễn giải lịch sử theo những quan niệm trước đây (mà chúng tôi đã trình bày ở mục 1.2.1).

1.2.2. Cơ sở thực tiễn‌

1.2.2.1. Sử liệu về Hoàng Hoa Thám

Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi chép, phản ánh khá toàn diện trong sử liệu Pháp và Việt Nam, lịch sử địa phương Bắc Giang và một số nguồn khác. Có thể nói: “chưa có phong trào khởi nghĩa nào đương thời lại được ghi chép với một khối lượng tư liệu khổng lồ đến thế. Con số không dừng lại ở hàng ngàn hay hàng vạn trang mà còn nhiều hơn nữa. Đã có tới hàng trăm đầu sách được xuất bản, sớm nhất vào năm 1888 và muộn nhất vào năm 2007 đề cập tới những người đã trực tiếp có mặt trong phong trào, những thân nhân của các thủ lĩnh nghĩa quân và những người được kể lại" [88, tr.16].


1 Hutcheon L. (1991), The Politics of Postmodernism, Routledge, London, tr.75.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí