Phiên Bản Lịch Sử Về Hoàng Hoa Thám Và Khởi Nghĩa Yên Thế


1.3. Phiên bản lịch sử về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế

1.3.1. Hoàng Hoa Thám qua kiến tạo lịch sử

Có thể hình dung rằng, ngay khi khởi nghĩa Yên Thế nổ ra và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám xuất hiện, đã có rất nhiều luận bàn khác nhau về ông cùng cuộc chiến do ông lãnh đạo, từ cả hai phía Việt Nam và Pháp. Tuy nhiên, những ghi chép sớm nhất và nhiều nhất dưới dạng tư liệu lịch sử được tìm thấy thuộc về người Pháp - chủ thể của thiết chế xã hội lúc bấy giờ. Và đương nhiên, họ sẽ tạo ra diễn ngôn mang tính chất chính thống và có lợi cho công cuộc đàn áp, cai trị thuộc địa của chính quyền thực dân. Còn người Việt ở phe đối kháng, họ cũng có những lí lẽ để bảo vệ cho người thủ lĩnh và những nghĩa quân chiến đấu vì quê hương bản quán. Lúc đầu, những luận bàn của người Việt chỉ ở dạng truyền ngôn, mãi đến 1913 mới có ghi chép đầu tiên của Phan Bội Châu về vị thủ lĩnh. Tuy nhiên, những luận bàn dưới dạng truyền ngôn này (cùng với thông tin từ phía Pháp) lại trở thành cơ sở cho nhiều ghi chép lịch sử của người Việt và Pháp sau đó. Trong bối cảnh phức tạp trên, chúng tôi không tham vọng xác định được một nguyên mẫu Hoàng Hoa Thám trong hiện thực lịch sử, mà chỉ căn cứ vào những ghi chép sử đã có để phác họa lại phiên bản Hoàng Hoa Thám trong sử liệu, qua sử của người Pháp và người Việt. Chúng tôi nhận thấy, đã có rất nhiều thông tin khác nhau về Hoàng Hoa Thám trên ghi chép sử của cả hai phía, thống kê ban đầu là :

Tên gọi: Trương Văn Thơm, Trương Văn Thắm, Trương Văn Thiêm, Trương Văn Thân, Trương Văn Nghĩa (tức Thiên). Riêng tên gọi Đề Dương dùng để chỉ Đề Thám các tài liệu của Bouchet, Chabrol, Trịnh Như Tấu đều ghi.

Quê quán: Thanh Hóa (nhiều tài liệu), Hưng Yên, Sơn Tây, Trũng, Tràng (Việt Yên, Bắc Giang).

Năm sinh: 1840, 1846, 1858, 1864, khi tham gia khởi nghĩa Ngọc Lí ông ngoài 20 tuổi.

Gần đây, những kết luận mới nhất và đã thống nhất về thân thế, sự nghiệp của Hoàng Hoa Thám được trình bày trong cuốn chuyên khảo của Khổng Đức Thiêm. Về thân thế: Nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm đã kết luận: "Hoàng Hoa Thám sinh năm 1836, nguyên quán làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sinh trưởng ở nông thôn nhưng gia đình đã thoát ly nông nghiệp" [88, tr.87]. Nguồn


gốc ông là họ Đoàn, cha là Đoàn Danh Lại, mẹ là Lương Thị Minh, nhưng phụ thân chuyển họ Trương nên ông được đặt tên là Trương Văn Nghĩa. Ông là con thứ trong một gia đình có hai anh em, cha mẹ mất ngay khi ông chưa đầy tuổi. Anh trai ông là Trương Văn Lễ, nhiều năm chỉ xưng danh là Trương Văn Leo hoặc Đoàn Văn Leo để tránh sự truy nã và những phiền lụy khó có thể xảy ra. Từ nhỏ Trương Văn Nghĩa đã được chú ruột là Trương Văn Thân cưu mang, ở Sơn Tây cho đến khi trưởng thành1. Về sự nghiệp: Đề Thám đã tham gia đội quân yêu nước của Cai Vàng, Đại Trận, Trần Xuân Soạn, Cai Kinh và lập nhiều chiến công lớn. Tuy nhiên, sự nghiệp quân sự của ông được khẳng định nhất khi tham gia đội quân Đề Nắm và trong giai đoạn 1892-1913. Khi Đề Nắm bị sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, ông đã khôi phục được phong trào và đưa ra các giải pháp bảo toàn lực lượng. Đề Thám đã tổ chức đánh nhiều trận, tiêu biểu là Luộc Hạ, Cao Thượng (tháng 10 năm 1890), thung lũng Hố Chuối (tháng 12 năm 1890), Đồng Hom (tháng 2 năm 1892), Yên Thế (tháng 11 năm 1895),... trực tiếp đương đầu với các Thiếu tướng Godin, Voyron và Đại tá Frey, Bataille, Gallieni,... Với kinh nghiệm, bản lĩnh, mưu trí, chiến thuật du kích tài tình, ông đã gây cho họ những tổn thất nặng nề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

Căn cứ vào tình hình chiến sự và thực lực của nghĩa quân, Hoàng Hoa Thám linh động tiến hành hòa hoãn với Pháp hai lần: Lần 1 vào tháng 10 năm 1894, lần 2 từ tháng 12 năm 1897 đến ngày 29 tháng 1 năm 1909. Trong thời gian đó, Đề Thám đã tổ chức ra đảng Nghĩa Hưng và Trung Châu ứng nghĩa đạo thu hút tập hợp nhiều người yêu nước kháng Pháp. Ông đã tham gia chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ngày 27 tháng 6 năm 1908 trong trại lính pháo thủ tại Hà Nội làm chấn động khắp cả nước. Đề Thám còn xây dựng Phồn Xương thành căn cứ kháng chiến, bí mật liên hệ với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phạm Văn Ngôn, Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên... Tháng 2 năm 1913, Hoàng Hoa Thám qua đời đánh dấu sự kết thúc của phong trào Yên Thế.


Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 5

1 Về việc Trương Văn Nghĩa đổi tên thành Hoàng Hoa Thám, nhà nghiên cứu Khổng Đức Thiêm chưa đưa ra kết luận cụ thể, chỉ nêu ra những luận điểm của các nhà nghiên cứu đi trước. Vấn đề này có thể được lý giải như sau: Trương Văn Nghĩa có mối liên hệ mật thiết với dòng họ Hoàng của Hoàng Văn Thúy, tức Đề Kiều - vốn là chánh tổng có thế lực cai quản cả một vùng Cẩm Khê, Yên Lập, Hưng Hóa - có thể là con nuôi hoặc kết nghĩa, vì vậy ông đổi từ họ Trương sang họ Hoàng, lấy tên Hoàng Hoa Thám.


Nhận định về sự nghiệp quân sự của Hoàng Hoa Thám, học giả Văn Quang cho rằng: "Tất cả sự nghiệp của Hoàng Hoa Thám mới xem tưởng chừng như không có gì đáng kể nhưng thực ra Đề đốc họ Hoàng mới là dũng tướng trong thời quốc gia bĩ cực. Ông là con út của phong trào, đấu tranh trong một tình thế đã trở thành tuyệt vọng. Dù không có một đường lối chính trị rõ ràng đúng đắn, ông vẫn cầm cự được dẻo dai hơn 20 năm và với tài thao lược quân cơ ông lại còn đánh cho địch nhiều đòn khá nặng đến chính những kẻ thủ lĩnh đối địch ông cũng phải thầm e dè kính nể ông" [88, tr.630].

Riêng về tài năng và tầm ảnh hưởng của Đề Thám, chúng tôi xin được lược thuật những ý kiến đánh giá khác nhau từ hai phía Pháp - Việt.

Về phía người Pháp: Nhà cầm quyền và các quan chức, tướng lĩnh cấp cao của Pháp và đại bộ phận quan lại địa phương đều coi Đề Thám là "giặc", gọi Đề Thám là tên giặc, tên cầm đầu bọn giặc cướp,… Đề Thám được gán cho các tội xấu xa như: cầm đầu bọn giặc, lừa đảo, bóp nặn dân chúng một cách ghê tởm. Báo cáo về tình hình Yên Thế của Toàn quyền Đông Dương Klobukowski có viết: "Đánh lừa sự giám sát của chính quyền ta, tên thủ lĩnh quy phục ấy, từ mười năm nay đã tạo ra một số khách hàng rộng lớn trong nhiều tỉnh; Sự đồng lòa của Đề Thám trong những biến cố ở Trung kỳ đã quá rõ ràng và qua vụ này càng thấy rõ Đề Thám có một vị trí quan trọng trong dân chúng" [88, tr.467]. Yết thị của Thống sứ Bắc Kỳ Morel cũng thông báo: "Hoàng Hoa Thám đã lừa gạt Chính phủ, y vẫn tiếp tục bóp nặn dân chúng một cách ghê tởm. Vì vậy, lúc này, y và các thủ hạ của y phải bị đuổi ra khỏi hang ổ của chúng và sẽ bị quân đội Chính phủ truy bắt không ngừng" [88, tr.467]. Nghị sĩ Messimy tại phiên họp của Quốc hội Pháp ngày 27/7/1909 đã phát biểu: "Quyền lực, luân lý và uy tín của Đề Thám đã gia tăng đặc biệt. Khởi thủy là một tên cầm đầu bọn giặc cướp bình thường, nhưng dần dần Đề Thám đã được đồng bào của y coi là anh hùng dân tộc, đối với nhiều người, Đề Thám trở thành hiện thân của tâm hồn người An Nam và người ta đang chờ đợi thời cơ, có thể là sắp đến, trong đó có Đề Thám sẽ trở thành người giải phóng tương lai cho xứ Bắc kỳ" [88, tr.468].

Trái với những đánh giá trên, một số tướng lĩnh và quan chức của Pháp trực tiếp tham gia chiến đấu tại Yên Thế lại cho rằng Đề Thám là một tên cướp có tài và


có nhân cách [88, tr.39]. Hoặc một số nhà nghiên cứu lịch sử Pháp đã nhận xét: "Người chỉ huy các toán giặc ở Yên Thế có một trí óc thông minh khác thường" (Đại tá Frey) [88, tr.625], "ông ta đã chiến đấu chống lại chúng ta với một sự can đảm và lòng kiên trì đáng kinh ngạc. Để có thể sống và làm chủ một vùng núi này phải có tài năng, thậm chí phải có thiên tài, phải có một sức mạnh tinh thần và thể chất đặc biệt. Ơn trời, phải hàng thế kỷ mới thấy có một người như thế" (Sĩ quan Barthouét) [88, tr.287-89]. Trong thư gửi Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp ngày 4/10/1909, Vergrière còn khẳng định: "Thật là một sai lầm lớn nếu cho rằng Đề Thám bị nhân dân An Nam ghét sợ. Đó chỉ là sự bịa đặt kỳ cục của các bản báo cáo quan phương. Thật ra, người bản xứ dành cho ông ta một sự ngưỡng mộ sâu sắc, coi ông ta như một vị anh hùng bất tử, một vị thần" [88, tr.290]. Trong cuốn Đề Thám (1846-1913) - một chiến sĩ kháng chiến chống lại chế độ thuộc địa Pháp, Claude Gendre đã viết: “Đề Thám không chỉ là người thủ lĩnh quân sự đáng gờm, ông còn là con người vừa khôn khéo, vừa quả quyết, mang trong mình một lý tưởng yêu nước không sờn lòng, gắn liền với những giá trị truyền thống của đất nước ông, thấm nhuần những tín ngưỡng và cả những điều mê tín của người nông dân xứ Bắc Kỳ, vốn là nguồn gốc xuất thân của ông, đó là những khía cạnh khác nhau của con người được tôn vinh là “hùm thiêng Yên Thế” [112].

Như vậy, việc nhìn nhận, đánh giá về Hoàng Hoa Thám từ phía người Pháp không thực sự đồng thuận. Bên cạnh những phát ngôn quy chụp tội tạo phản, mị dân, cướp bóc, lừa đảo… cho Đề Thám, thì ngay trong nội bộ người Pháp cũng không ít nhân vật có thái độ khách quan, thừa nhận tài năng và tầm ảnh hưởng lớn của Hoàng Hoa Thám trong cuộc Khởi nghĩa Yên Thế, như tác giả Jean Ajanbert có viết: "Về tinh thần, Đề Thám có đất nước đứng với mình, còn về thực tế xứ sở vì ông ta" [88, tr.290].

Khác với trạng thái trên, những đánh giá chung về Hoàng Hoa Thám từ các nhà nghiên cứu, nhà sử học Việt Nam nhìn chung khá thống nhất, ngoại trừ sự dè dặt của Trịnh Như Tấu trong Bắc Giang địa chí1. Ngay từ trước năm 1945, người


1 Quan điểm của người viết nghiêng về nguồn tài liệu của người Pháp. Có lẽ do ông là thư kí của tòa sứ nên với một trường hợp nhạy cảm về chính trị như Hoàng Hoa Thám, tác giả đã thận trọng,


cùng thời với Đề Thám - Phan Bội Châu trong Ngục trung thư đã viết: "Hoàng tướng quân vốn là tay cứng trong đảng Cần Vương xứ Bắc Kì. Từ lúc ông Nguyễn [Quang] Bích tử trận, ông Nguyễn Thiện Thuật chạy sang Tàu thì đảng Cần Vương Bắc Kì tan rã. Duy có Hoàng tướng quân một mình chiếm giữ miền núi tỉnh Bắc Giang, chống cự với Bảo hộ đã ngoài 10 năm. Người trong nước ta từ đàn bà con trẻ, chẳng ai mà không nghe tiếng tăm Hoàng Hoa Thám lừng lẫy" [88, tr.405]. Khi còn hoạt động tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã cho rằng: "Cuộc xâm chiếm Đông Dương bắt đầu từ năm 1858 đến 1909 mới kết thúc. Chính trong thời kì này, khi nhà ái quốc Đề Thám chết, thì công cuộc chống Pháp có tổ chức và có vũ trang chấm dứt. Người anh hùng dân tộc ấy cùng với một ít nghĩa quân kiên quyết của ông đã chiếm lĩnh một tỉnh nhỏ và đương đầu với thực dân Pháp trong nhiều năm" [65, tr.13]. Còn ngay trong vòng kiểm duyệt thực dân, nhà sử học Trần Trọng Kim cũng đã không hề e ngại khi tuyên bố lý do khiến ông viết Việt Nam sử lược là khích lệ tinh thần ái quốc trong dân chúng: «Người trong nước có thông hiểu những sự tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà» [41, tr.7] và ông xếp Hoàng Hoa Thám vào số các sự kiện, nhân vật thể hiện «Lòng yêu nước của người Việt Nam» (Chương XV mục 9)1. Sau năm 1945, trong bầu không khí tự do, tự chủ, diễn ngôn lịch sử về Hoàng Hoa Thám càng tăng thêm tính chất khẳng định, tôn vinh. Nhà sử học Tôn Quang Phiệt khẳng định: "Nói về chí khí bất khuất, về lòng yêu nước và căm thù giặc thì các vị tiền liệt này đều đáng để chúng ta khâm phục và noi gương. Đề Thám quả là một lực lượng mà thực dân phải e dè, phải coi trọng, phải chiều chuộng nữa là khác" [69, tr.626]. Tài năng quân sự của Đề Thám được nhà sử học Nguyễn Văn Kiệm nhận định: "Đề Thám có năng lực chiến đấu ít có người sánh kịp. Ông có sự hiểu biết sâu sắc về sự sử dụng địa hình, địa vật trong chiến đấu. Vì vậy Đề Thám có thể một mình đánh lại hàng trung đội địch" [42, tr.28]. Nhà sử học Trần Huy Liệu trong bài diễn văn đọc nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày mất của


dè dặt trong những bình luận hay bày tỏ quan điểm cá nhân. Đây cũng là điểm «ngập ngừng» thường gặp trong bối cảnh bị lệ thuộc về thể chế chính trị và bị khống chế quyền tự do ngôn luận.

1 Trần Trọng Kim viết: «Người Việt Nam vì hoàn cảnh vì tình thế bắt buộc, phải im hơi lặng tiếng, nhưng lòng ái quốc mỗi ngày một nồng nàn, sự uất ức đau khổ mỗi ngày một tăng thêm. Cho nên cứ cách độ năm bảy năm lại có một cuộc phiến động… ở Thái Nguyên, Hoàng Hoa Thám lại nổi lên đánh phá" [41, tr.596-597].


Hoàng Hoa Thám đã đánh giá: "Cụ Phan Đình Phùng với cuộc Khởi nghĩa Hương Khê cũng chỉ đứng vững 11 năm. Cụ Nguyễn Thiện Thuật với cuộc Khởi nghĩa Bãi Sậy cũng chỉ kháng chiến được 3 năm. Non 30 năm cầm cự với giặc, khi chiến, khi hòa, với sự nỗ lực phi thường và kiên nhẫn vô song, người anh hùng bách chiến của núi rừng Yên Thế lại dựng lại quân đội, trở về căn cứ, chuyển yếu thành mạnh. Sở dĩ được như vậy chính vì nghĩa quân Đề Thám có gốc rễ vững chắc trong nhân dân Yên Thế. Căn cứ địa vững chắc của Đề Thám không phải chỉ ở chỗ núi rừng hiểm trở mà ở chính ở ngay trong lòng nhân dân địa phương" [47, tr.26]. Trần Văn Giàu khi viết lời tựa cuốn Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế cũng đánh giá rất cao vị thủ lĩnh: "Trong lịch sử cận đại Việt Nam, nét đặc biệt nhất là cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống Pháp thì Hoàng Hoa Thám là vị dũng tướng đã cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế oanh liệt và dai dẳng nhất. Lịch sử của Đề đốc Hoàng Hoa Thám, của chiến khu Yên Thế rất đáng cho dân tộc ta tự hào, rất đáng cho chúng ta học tập" [45, tr.1]. Với những tài năng và tầm ảnh hưởng lớn như vậy, Đề Thám được suy tôn là "một lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế, một anh hùng của dân tộc Việt Nam" [45, tr.1].

Về cái chết của Đề Thám: Cho đến thời điểm này (năm 2016) vẫn còn nhiều thông tin trái chiều và những giả thiết khác nhau1. Các thông tin, tư liệu về cái chết và mộ phần của Đề Thám đang có sự đan xen giữa những ghi chép lịch sử và các truyện kể lưu truyền trong dân gian. Những phân tích sâu hơn về vấn đề này chúng

1 Trong giới hạn nghiên cứu, chúng tôi xin được thống kê các giả thuyết (Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_Hoa_Th%C3%A1m) về cái chết của Đề Thám để lấy đó làm căn cứ đối sánh với các sáng tác lưu truyền trong dân gian (trình bày ở chương 2 của Luận án), cụ thể như sau: Giả thuyết thứ nhất: Trong những ngày cuối cùng, lực lượng ngày càng mỏng, Đề Thám chỉ còn vài thủ hạ bảo vệ bên cạnh và liên tục phải di chuyển. Khi ông tới vùng Hố Lẩy, người Pháp đã bố trí ba người đến trá hàng để tiếp cận và hạ sát ông cùng hai thủ hạ vào sáng mồng 5 Tết năm Quý sửu, tức ngày 10 tháng 2 năm 1913, sau đó mang thủ cấp ông ra bêu Phủ đường Yên Thế để thị uy dân chúng. Tuy nhiên, có ý kiến nghi ngờ về giả thiết này khi dẫn 3 thông tin khác: (1) Nhà cầm quyền Pháp chỉ cho bêu đầu có hai ngày rồi vội cho tẩm dầu, đốt thành tro đem đổ xuống ao và không cho công bố ảnh thủ cấp. (2) Theo Lý Đào, một cận vệ cũ của Đề Thám và thường cắt tóc cho thủ lĩnh nên biết đầu ông có một đường gồ chạy từ trán lên đỉnh đầu, trên khuôn mặt có bộ râu ba chòm, nhưng cái đầu cắm ở Phủ đường không có đường gồ, cằm không có râu. (3) Theo người dân làng Lèo, thủ cấp bị bêu là của sư ông trụ trì ở chùa Lèo, vì sư ông có dung mạo khá giống với Hoàng Hoa Thám và không thấy xuất hiện từ hôm đó, có lẽ bị giết để thế chỗ. Giả thuyết thứ hai: Hoàng Hoa Thám chạy trốn và sống ẩn dật những ngày cuối đời trong dân chúng, và cuối cùng chết vì bệnh tật. Giả thuyết thứ ba: Một số quan lại cho rằng ông mất vào trước thời điểm ngày 10 tháng Hai năm 1913, còn nhân dân lại cho rằng ông mất sau thời gian này.


tôi sẽ trình bày ở Chương 2 của luận án khi tìm hiểu Hoàng Hoa Thám trong phiên bản folklore.

Tựu trung, nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám được sử Pháp-Việt nhìn không hoàn toàn đồng nhất. Là người nắm quyền điều hành thiết chế chính trị, xã hội và do đó điều khiển diễn ngôn, sử liệu Pháp về Hoàng Hoa Thám là nguồn xuất hiện sớm hơn sử liệu Việt. Họ không quan tâm đến thành phần giai cấp xuất thân của Hoàng Hoa Thám như các nhà sử học Việt Nam, song lại là những người cung cấp nhiều ghi chép nhất và ghi chép tỉ mỉ nhất về diễn biến chiến sự, phương cách tổ chức cuộc chiến của Hoàng Hoa Thám. Và từ phía sử Pháp, Hoàng Hoa Thám được tạo thành hai phiên bản chính: 1/ là tên giặc cầm đầu một toán cướp tạo phản, 2/ là người thủ lĩnh nghĩa quân có tài và bản lĩnh lớn (hoặc nhà ái quốc, bậc anh hùng). Trái ngược trạng thái trên, sử Việt thống nhất nhìn Hoàng Hoa Thám là một nhân vật anh hùng lịch sử, có tài năng và tầm ảnh hưởng lớn. Sự khẳng định tôn vinh Đề Thám trong sử Việt được thể hiện rò nhất sau 1945, khi chủ quyền và diễn ngôn dân tộc thoát khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp. Sự đa dạng của phiên bản Đề Thám trong sử liệu, một mặt gây khó khăn cho việc xác định những chân lịch sử về nhân vật này, mặt khác lại là cơ may cho sự đối sánh những phiên bản phong phú của ông trong văn chương.

1.3.2. Khởi nghĩa Yên Thế qua kiến tạo lịch sử

Dưới con mắt của người Pháp đương thời, cuộc chiến tại Yên Thế bị coi là nổi dậy chống lại người Pháp, một cuộc phản loạn cần trấn áp, bình định. Nguồn sử liệu Pháp cho thấy đây là một đội quân có tổ chức, một cuộc chiến được dân chúng ủng hộ, một chiến trường giữa lòng dân vì vậy nguy cơ đối với chính phủ và quân đội Pháp là không thể coi thường; thậm chí với cách miêu tả của nhiều tư liệu về tài tổ chức quân đội và khí phách mạnh mẽ, kiên cường của vị thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám, Yên Thế đã trở thành một cuộc chiến dai dẳng, khốc liệt, một chiến địa đáng kinh sợ và dứt khoát phải được dẹp yên.

Còn giới sử học Việt Nam thì phác họa khởi nghĩa Yên Thế như sau: Cuộc khởi nghĩa bắt đầu khởi nguồn ở vùng Yên Thế Thượng - một vùng đất có cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán đến đây. Họ công khai chống lại triều đình và


thực dân Pháp để bảo vệ miền đất tự do của mình. Vào giai đoạn đầu, từ năm 1884 đến 1892, các toán nghĩa quân còn hoạt động đơn lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Toán quân do Đề Nắm chỉ huy đã tập hợp được nhiều nghĩa quân và nhiều tùy tướng giỏi, nổi bật là Đề Thám. Trong khoảng thời gian từ 1890 đến 1892, Đề Nắm và nghĩa quân đã giành thắng lợi ở các trận: Cao Thượng, Hữu Nhuế (hay còn gọi là Hố Chuối) khiến thực dân Pháp phải huy động hơn 2.200 quân và nhiều binh chủng tiến quân đàn áp phong trào. Do tương quan lực lượng chênh lệch, nghĩa quân sau nhiều trận đánh kịch liệt đã phải bỏ căn cứ, nhiều tướng và quân đã hy sinh, trong đó có thủ lĩnh Đề Nắm bị sát hại. Trước tình thế đó, Đề Thám tập hợp, chiêu mộ và khôi phục nhanh chóng lực lượng nghĩa quân còn rải rác ở Yên Thế và các vùng lân cận, mở rộng địa bàn hoạt động ra các vùng Bắc Ninh, Bắc Giang và 10 tổng vùng Nhã Nam. Từ 1892 đến 1897, Đề Thám trở thành thủ lĩnh duy nhất của phong trào và tổ chức nghĩa quân đánh các trận: Nhã Nam, căn cứ Hố Chuối, Thụy Cầu, trận Trại Tre và Giốc Nghè, Bến Trăm,... Tuy giành nhiều thắng lợi nhưng lực lượng nghĩa quân suy yếu rò rệt. Để bảo toàn lực lượng, từ 1898 đến 1907 Đề Thám hai lần đình chiến với thực dân Pháp. Ông tập trung xây dựng căn cứ, mở rộng địa bàn hoạt động và củng cố thế lực của nghĩa quân Yên Thế. Khi căn cứ kháng Pháp ở các nơi đều bị đánh tan thì Yên Thế được coi là một pháo đài vững chắc nhất. Phồn Xương là nơi lui tới của các bậc chí sĩ yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,... và cũng là căn cứ cho nghĩa sĩ Trung Kì bị truy nã trốn ra Bắc ẩn náu. Phong trào kháng Pháp ở Phồn Xương và Duy Tân Hội, Đông Kinh nghĩa thục đã có sự tương hỗ lẫn nhau dẫn đến sự thành lập Đảng Nghĩa Hưng. Sự kiện này cho thấy những biến chuyển nhất định của phong trào Yên Thế, từ cuộc đấu tranh tự phát của nông dân đòi và bảo vệ ruộng đất chuyển dần sang đấu tranh tự giác và có sự liên kết với các phong trào tư sản khác.

Từ năm 1909 đến 1913 phong trào Yên Thế bước vào giai đoạn cuối. Thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô nhằm tiêu diệt Yên Thế. Hàng loạt trận đánh lớn của nghĩa quân kháng Pháp như: Rừng Tre, Nhã Nam, mỏ Na Lương, Đồn Đện,… Đầu tháng 12 năm 1909, vợ, con và một số tướng lĩnh của Đề Thám cùng các nghĩa quân hy sinh, hoặc rơi vào tay giặc, một số ra hàng, bỏ đi. Phong trào đến

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí