Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 19


chúng tôi nhận thấy: phần văn học dân gian, nhóm tác giả chú trọng đưa vào giảng dạy các truyền thuyết xa xưa lưu truyền trên địa bàn Bắc Giang như Thánh mẫu thượng ngàn, Thạch Linh thần tướng, Hùng Linh công,… nhưng không chọn bất kỳ truyện kể nào về Hoàng Hoa Thám. Phần ca dao dân ca, các tác giả có giới thiệu cho học sinh nhiều bài ca dao tiêu biểu, trong đó có nhắc đến một câu ca “Đất đây là đất cụ Đề/Tây lên thì dễ, Tây về thì không” liên quan đến Đề Thám. Phần văn học cũng chỉ dừng lại ở giới thiệu tác giả địa phương, không có tác phẩm nào viết về Đề Thám được đưa vào giảng dạy.

Khảo sát chương trình Ngữ văn bậc trung họcphô ̉ thông áp dụng trên toàn quốc qua hai bộ sách trước cải cách và sau cải cách (năm 2007), bao gồm cả văn học dân gian và văn học viết, chúng tôi nhận thấy, một số tác giả viết về Hoàng Hoa Thám có tác phẩm được chọn đưa vào chương trình, là:

+ Phan Bội Châu được chọn giảng “Lưu biệt khi xuất dương”, kì 2 lớp 11.

+ Thạch Lam được chọn giảng “Hai đứa trẻ” (truyện ngắn), kì 1 lớp 11.

Còn lại các tác giả như Trần Trung Viên, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Hoàng Khởi Phong, Nguyễn Huy Thiệp không có tác phẩm nào được chọn giảng. Trước và sau cải cách chương trình, nội dung trên cũng vẫn được giữ nguyên.

Ở bậc trung học phổ thông, chúng tôi tìm hiểu và được biết, Bắc Giang chưa soạn thảo một chương trình văn học địa phương nào.

Như vậy, chương trình ngữ văn toàn quốc cũng như chương trình văn học địa phương Bắc Giang trước và sau cải cách ở cả hai cấp bậc (trung học cơ sở và trung học phổ thông) không bố trí thời gian giảng dạy riêng bất kỳ tác phẩm văn chương nào về Hoàng Hoa Thám. Và số lượng một câu ca dao về Đề Thám trong một bài học là quá ít ỏi so với khối lượng và chất lượng các sáng tác folklore về nhân vật này.

4.2.2. Phiên bản lịch sử‌

Khảo sát chương trình môn Lịch sử áp dụng trên toàn quốc, đồng thời tham khảo nguồn thông tin từ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi được biết: cấp trung học cơ sở không có giờ dạy về khởi nghĩa Yên Thế và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám. Cấp trung học phổ thông, học sinh được học môn Lịch sử, bài 21: “Những phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


có 01/03 tiết học về nội dung khởi nghĩa Yên Thế. Tuy nhiên, thông tin về Hoàng Hoa Thám được giới thiệu vắn tắt, quá trình phong trào Yên Thế được trình bày khái quát, nêu những thông tin cần thiết theo hình thức tóm lược.

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 19

Ngày 15/11/2016, chúng tôi đã thực hiện một cuộc phỏng vấn ông Ngọ Văn Giáp - Phó trưởng phòng Chính trị, tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang. Trả lời câu hỏi1 của chúng tôi, ông Ngọ Văn Giáp cho biết2:

Hiện thực hóa những quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, từ năm 2002 đến nay, hàng năm, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang đều ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục các cấp, chỉ đạo đến Phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, phổ thông dân tộc nội trú, trung học cơ sở. Trong văn bản nhấn mạnh việc hướng dẫn tổ chức tham quan, học tập thông qua di sản, tại các cơ sở sản xuất; cập nhật các nội dung học tập gắn với thời sự quê hương, đất nước, số liệu thống kê đối với các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân. Bên cạnh đó, Sở còn chỉ đạo các cấp, các trường tiếp tục thực hiện tốt việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo dướng dẫn của liên Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy nhiên, Sở Giáo dục và đào tạo Bắc Giang không đưa ra văn bản quy định bắt buộc mà để các phòng/trường chỉ đạo các tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực. Kế hoạch dạy học phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh tra, kiểm tra. Vì vậy, giáo viên dạy chương trình giáo dục địa phương được tự chọn lựa nội dung giảng dạy, đối với môn lịch sử có hai nội dung lớn, đó là lịch sử đảng bộ huyện/thành phố hoặc khởi nghĩa Yên Thế và Hoàng Hoa Thám.

Về kết cấu chương trình giáo dục địa phương: Kết hợp thông tin trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, với kết quả khảo sát của chúng tôi tại các


1 Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang đã ra văn bản nào quy định/hướng dẫn việc dạy học lịch sử/văn học địa phương? Nội dung văn bản như thế nào?

Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang có quy định/hướng dẫn mang tính bắt buộc các trường thực hiện việc dạy học về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế không? Vì sao?

2 Bằng văn bản qua email và trao đổi qua điện thoại.


trường học ở Yên Thế ngày 15/3/2012 thì hiện nay trong chương trình giáo dục địa phương Bắc Giang, ở các phân môn như Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân không có bài học liên quan đến Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo, chỉ có môn lịch sử ở khối trung học cơ sở và phổ thông cơ sở có nội dung này. Theo khảo sát của chúng tôi, khung phân phối chương trình Lịch sử địa phương ở Yên Thế, Bắc Giang dành cho các khối như sau:

Khối trung học cơ sở:

Lớp 6: 01 tiết trong tổng 35 tiết học/năm học. Lớp 7: 02 tiết trong tổng 70 tiết học/năm học. Lớp 8: 01 tiết trong tổng 52 tiết học/năm học. Lớp 9: 03 tiết trong tổng 55 tiết/năm học.

Khối Trung học phổ thông:

Lớp 10: 01 tiết trong tổng 52 tiết học/năm học. Lớp 11: 01 tiết trong tổng 35 tiết học/năm học. Lớp 12: 02 tiết trong tổng 52 tiết học/năm học.

Hầu hết ở các khối lớp, số tiết dành cho lịch sử địa phương chỉ có 1 đến 2 tiết và nằm ở cuối học kì hoặc cuối chương trình năm học, không có tiết kiểm tra đánh giá riêng cho nội dung này.

Về kiến thức, các bài học đã cung cấp cho học sinh những nội dung quan trọng, như: Truyền thống quê hương Yên Thế, tiêu biểu là truyền thống yêu nước và tinh thần chống giặc ngoại xâm từ xưa đến nay, trong đó, khởi nghĩa Yên Thế và Hoàng Hoa Thám - như một hiện tượng tiêu biểu cho truyền thống quê hương. Bên cạnh đó, học sinh được tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Yên Thế, các giai đoạn khởi nghĩa, các vị thủ lĩnh lãnh đạo phong trào như Đề Nắm, Đề Thám.

Về nguồn tài liệu giảng dạy: Trước đây, phòng giáo dục các huyện, thành phố giao cho các trường trực thuộc chủ động cùng tổ chuyên môn lịch sử tự biên soạn tài liệu giảng dạy trên cơ sở những sử liệu thành văn. Từ năm 2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang thống nhất chung đưa những kết quả nghiên cứu của đề tài “Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919-1975 ở các trường THPH tỉnh Bắc Giang” do nhóm tác giả thuộc trường trung


học phổ thông Chuyên Bắc Giang thực hiện làm tài liệu chính thức cho việc soạn giảng những bài học lịch sử địa phương. Riêng địa phương Yên Thế, trên cơ sở nguồn tư liệu lịch sử, văn chương, nghiên cứu,… phong phú về Đề Thám và khởi nghĩa Yên Thế, Huyện ủy đã chủ trì biên soạn cuốn tài liệu Lịch sử địa phương Yên Thế trong đó mô tả chi tiết tiến trình lịch sử Đảng bộ huyện, tiến trình cuộc khởi nghĩa Yên Thế và chân dung các vị thủ lĩnh. Bên cạnh đó, tài liệu này còn giới thiệu sơ đồ, biển chỉ dẫn đường đến các địa điểm di tích cuộc khởi nghĩa, ảnh tư liệu về khởi nghĩa và Hoàng Hoa Thám cùng một số nghĩa quân.

Thực trạng việc dạy học và giáo dục về khởi nghĩa Yên Thế và Hoàng Hoa Thám tại cơ sở: Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Giang, địa phương hiện có 03 trường mang tên Hoàng Hoa Thám, trong đó 02 trường trung học cơ sở (01 trường ở thành phố Bắc Giang, 01 trường ở Yên Thế) và 01 trường trung học phổ thông ở Tân Yên (là trường dân lập).

Ngày 17/11/2016, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn qua điện thoại với cô giáo Nguyễn Thị Đạm, hiệu trưởng trường trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám (thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang). Khi được hỏi: "Xin cô giới thiệu về nhà trường? Lãnh đạo nhà trường và giáo viên có những thông tin gì về nhân vật lịch sử mà cơ sở mình được mang tên? Nhà trường đã làm thế nào để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh?", cô cho biết:

Đây là ngôi trường giàu truyền thống tốt đẹp. Vinh dự được mang tên vị anh hùng dân tộc, trải qua hơn 50 năm làm nhiệm vụ giáo dục, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục của huyện Yên Thế. Nhà trường luôn chú trọng việc giáo dục, nâng cao ý thức chính trị, định hướng lý tưởng cách mạng, phát huy những giá trị tốt đẹp, nhất là truyền thống yêu nước của địa phương và thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám trong cán bộ, giáo viên và học sinh. Những bài học giáo dục về thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám được nhà trường lồng ghép trong nhiều hoạt động và dưới nhiều hình thức.

Bên cạnh những kiến thức được học từ các bài học lịch sử địa phương, hiệu trưởng nhà trường còn trực tiếp đọc bài diễn văn ôn truyền thống lịch sử nhà trường


mỗi dịp khai giảng năm học mới, trong nội dung luôn có phần giới thiệu về thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám và khẳng định vị trí của ông trong lịch sử dân tộc. Với thời lượng chỉ 1-2 tiết học lịch sử địa phương dành cho khối trung học cơ sở, 100% giáo viên dạy lịch sử của nhà trường đã lựa chọn nội dung khởi nghĩa Yên Thế và Hoàng Hoa Thám để giảng dạy, phần lịch sử đảng bộ huyện Yên Thế được tuyên truyền kết hợp vào những dịp sinh hoạt chính trị khác. Ngoài giờ học trên lớp, các hoạt động ngoại khóa của Liên đội nhà trường như “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, “Hành trình điểm số theo chân Bác”, thăm quan và chăm sóc khu di tích lịch sử khởi nghĩa Yên Thế và Hoàng Hoa Thám ở thị trấn Cầu Gồ,… giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng, gợi mở cho các em tiếp tục tìm hiểu về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế. Bên cạnh việc nắm kiến thức qua bài giảng của thầy cô giáo, học sinh còn tìm hiểu về Hoàng Hoa Thám qua các nguồn khác như: nghe ông bà kể, đọc qua sách, báo, internet, đi lễ hội,…

Tuy nhiên, cùng ngày 17/11/2016, qua trao đổi bằng điện thoại, một số giáo viên cũng chia sẻ, môn sử vốn được xem là “môn phụ” nên họ có rất ít giờ trên lớp (thường mỗi khối lớp chỉ có 1-2 tiết/tuần), nếu vì lý do gì mà phải nghỉ học tất nhiên sẽ chậm chương trình, và 02 tiết dạy sử địa phương được thầy cô chủ yếu dùng để dạy bù chương trình chậm. Vì vậy, trong những năm gần đây, tiết dạy lịch sử địa phương đã bị nhiều giáo viên dạy sử xem nhẹ, thậm chí là bỏ qua. Mặt khác, để xây dựng một giờ học sinh động, hấp dẫn và dạy tốt tiết lịch sử địa phương, giáo viên thường phải bỏ ra rất nhiều công sức, thời gian tìm tòi, sưu tầm tài liệu mới. Đây là một công việc dường như bất khả thi trong thực tế giáo dục hiện nay.

Đối với trường trung học phổ thông Yên Thế, chúng tôi đã có cuộc khảo sát phỏng vấn trực tiếp, ngày 15/3/2012, và được biết: do Lịch sử (bao gồm cả phần kiến thức lịch sử địa phương) chỉ là môn tự chọn chứ không phải là môn học bắt buộc trong kì thi tốt nghiệp, nên về quan điểm, những tiết học lịch sử địa phương chưa thực sự được giáo viên và học sinh coi trọng. 50% giáo viên nhà trường chọn giảng lịch sử Đảng bộ huyện với lí do tư liệu có sẵn và đã quen với mảng kiến thức này, 50% còn lại dạy đan xen cả hai nội dung lịch sử Đảng bộ huyện và khởi nghĩa Yên Thế. Đối với những giáo viên chọn giảng nội dung khởi nghĩa Yên Thế


và Hoàng Hoa Thám, hầu hết ý thức được tầm quan trọng của việc khai thác và sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên họ chưa coi đó là việc thường xuyên và còn lúng túng trong việc sưu tầm, chọn lựa, bổ sung thông tin làm phong phú hấp dẫn nội dung bài học. Giáo viên lịch sử cũng thừa nhận họ chưa đầu tư nhiều thời gian, công sức cho những bài học lịch sử địa phương mà chỉ coi đó như một tiết “học thêm”, “tham khảo” bên cạnh những bài học thuộc chương trình giáo dục quốc gia. Trong dạy học, do lứa tuổi người học ở bậc này đã đủ khả năng tự đọc tài liệu, nên các giáo viên lịch sử thường sử dụng hình thức gợi dẫn, nêu vấn đề để học sinh tìm thông tin trong cuốn tài liệu Lịch sử địa phương Yên Thế. Việc tổ chức ngoại khóa lịch sử, đi thăm quan các di tích, nhà trưng bày, khu tưởng niệm Hoàng Hoa Thám về căn bản chỉ mang tính chất hình thức.

Với người học, sau khi khảo sát 50 học sinh lớp 11A trường trung học phổ thông Yên Thế, và thu được kết quả: 100% học sinh cho rằng những bài học lịch sử địa phương là quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, với câu hỏi “em có thích/ hứng thú học các tiết lịch sử địa phương về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế không?” và 03 phương án cho trước là: hứng thú/ bình thường/ không, thì có 40/50 em (chiếm đa số) lựa chọn bình thường, tức là ít hứng thú với môn học lịch sử nói chung, trong đó có phần lịch sử địa phương nói riêng. Số 10 em còn lại chọn không. Đây là thực trạng chung của học sinh cả nước và do nhiều nguyên nhân chủ quan khách quan, điều này đã được bàn nhiều trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có lẽ phải kể đến việc ngày nay học sinh có nhiều sự lựa chọn hấp dẫn, mới mẻ để quan tâm, tìm hiểu, nên các em có phần thờ ơ với những bài học lịch sử. Vì lẽ đó, việc được học những tiết học lịch sử hấp dẫn, sinh động cũng là mong muốn của đa số học sinh. Em Nguyễn Thị Thùy Ninh học sinh lớp 11A6 trường trung học phổ thông Yên Thế cho biết:

Thường thì em chỉ học thuộc những gì thầy cô cho ghi chép trên lớp, nhưng khi tham gia lễ hội Yên Thế em biết thêm nhiều điều về Hoàng Hoa Thám. Em thấy rất tự hào vì được sinh ra và lớn lên trên quê hương có người anh hùng dân tộc rất nổi tiếng. Em mong có thêm nhiều buổi ngoại khóa lịch sử,


hoặc chúng em được học kiến thức lịch sử địa phương kết hợp với việc đi thăm quan các di tích, nhà trưng bày,… để hiểu rõ hơn và nhớ lâu hơn.

Với các cơ quan quản lí, chúng tôi đã có cuộc trao đổi qua điện thoại ngày 21/11/2016 với ông Giáp Văn Thành - Phó phòng giáo dục và đào tạo huyện Yên Thế, khi được hỏi “khó khăn trong công tác kiểm tra đánh giá việc dạy học lịch sử địa phương?”, ông cho biết:

Việc giáo viên được lựa chọn nội dung dạy và tiết dạy sử địa phương không có nội dung cụ thể trong chương trình là một khó khăn, hiện nay phòng giáo dục không có cơ sở để kiểm tra đánh giá.

* Tiểu kết:

Quan sát lễ hội Yên Thế kéo dài (không liên tục) trên một thế kỷ, chúng ta chứng kiến sự biến đổi của một lễ hội, từ tính chất đến quy mô và độ hoàn chỉnh. Từ một nghi lễ mùa màng thường gặp trong xã hội nông nghiệp cổ truyền (thuộc vùng Phồn Xương), lễ hội đã từng bước trở thành một nghi thức tâm linh điển hình và hoàn chỉnh, bao gồm cả hai phần lễ và hội, với đủ chức năng của một lễ hội là chức năng tín ngưỡng, chức năng giải trí, và chức năng kinh tế (Kiều Thu Hoạch) [86, tr.11]. Bước vào thời hiện đại, lễ hội đã được “nâng cấp” thành một nghi lễ quan phương ở cấp cao nhất trong thang bậc văn hoá tinh thần, đồng thời vẫn bảo lưu được những tính chất của một lễ hội truyền thống.

Là lễ hội về một nhân vật được xếp vào hàng anh hùng dân tộc chống ngoại xâm nên lễ hội Yên Thế vừa phản ánh sức sống bền bỉ của hình tượng người anh hùng đặc biệt này trong tâm thức cộng đồng địa phương vừa thể hiện tính quan phương của một nghi lễ được quy định tổ chức ở cấp quốc gia. Đây có thể coi là một trường hợp tiêu biểu cho sự gặp gỡ giữa nhu cầu tâm linh của dân chúng và Nhà nước, giữa tín ngưỡng địa phương và nhu cầu điều hành các thiết chế Nhà nước về văn hoá, tín ngưỡng.

Rất trái ngược với trạng thái trên, việc tuyên truyền bằng giáo dục về khởi nghĩa Yên Thế nói chung và Hoàng Hoa Thám nói riêng là mờ nhạt. Nằm chung trong tình trạng dạy và học môn Lịch sử (và một số môn thuộc loại “môn phụ” khác, như Địa lý, hoặc các môn nghệ thuật….), đây là phần có lượng lên lớp rất


hạn hẹp. Ngay cả trong chương trình giáo dục lịch sử địa phương hoặc các chương trình lồng ghép, vị trí và thời lượng của phần kiến thức này cũng gây suy nghĩ. Nhất là khi đặt nó bên cạnh những hoạt động quảng bá du lịch khá rầm rộ, hay khi đặt nó bên cạnh danh vị ‘Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”. Và đáng suy nghĩ hơn, là xét về chủ trương và bộ khung chương trình thì sự coi trọng lịch sử là rõ rệt, nhưng sự thờ ơ với nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử này lại “phổ cập” ở hầu hết mọi khâu trong của quy trình thực hiện. Câu hỏi đặt ra từ thực tế giáo dục này sẽ là: vậy tri thức sẽ có vai trò ra sao trong việc lưu giữ tinh thần dân tộc, bản sắc dân tộc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/07/2022