Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 22

tr.169]. Tác giả Nguyễn Văn Trung còn phê phán gay gắt: "Giả thử có một nhà văn nào đó viết truyện phơi bày bộ mặt thật của Nguyễn Huy Thiệp, pha trộn cái có thực và cái bịa đặt, khó chê trách về mặt văn chương, nêu đích danh Nguyễn Huy Thiệp như nhân vật chính của truyện, và nếu có ai phê phán tại sao nêu đích danh, nhà phê bình nào đó sẽ biện hộ cho tác giả rằng chỉ mượn Nguyễn Huy Thiệp làm cái cớ để tố cáo nhà văn nổi tiếng xây dựng sự nghiệp trên những bịp bợm hèn nhát. Nói như thế có nghe được không?" [119]. Phản biện ý kiến của Nguyễn Văn Trung về vấn đề hư cấu trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Trần Vũ cho rằng: "Giáo sư Nguyễn Văn Trung đã lầm lẫn khi đòi hỏi áp dụng công thức của thế kỷ 19 vào trong khung tiểu thuyết hôm nay. Tiểu thuyết không nhất thiết phải viết y chang như thật, có thể pha trộn nửa thật nửa ảo và có quyền phóng đại thực tế lên đến mức... tiểu thuyết. Kỹ thuật chính của bút pháp hiện thực huyền ảo nằm ngay trong phương thức phóng đại từng chi tiết nhỏ nhặt này". Theo tác giả, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp không hề tùy tiện hư cấu mà "người viết truyện phải ý thức và làm chủ tự do biến dạng lịch sử, con người, cũng như đời sống trong tác phẩm mình" [119].

Trong số những ý kiến về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, đặc biệt đáng chú ý là ý kiến của Trương Hồng Quang, Nguyễn Xuân Mai. Hai tác giả cho rằng các truyện ngắn lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp không đơn giản chỉ là văn xuôi nghệ thuật, nó "khác hẳn với nhu cầu tư biện muốn nói lên một điều gì hệ trọng về lịch sử", sự chiêm nghiệm của nhà văn "là cơ sở của cách đặt vấn đề mang ý nghĩa triết học lịch sử trong tác phẩm nghệ thuật" [63, tr.208]. Chính Nguyễn Huy Thiệp đã mở đầu cho một cách viết khác trước về đề tài lịch sử (cách viết này sẽ ảnh hưởng tích cực đến các cây bút tiểu thuyết lịch sử sau đó), đó là đa dạng hoá cách hình dung lịch sử. Và có thể nhận thấy rò, càng ngày số người ủng hộ Nguyễn Huy Thiệp càng nhiều hơn. Đây là biểu hiện của tính dân chủ sâu sắc trong văn chương và học thuật chỉ có trong bầu không khí văn học Việt Nam từ sau Đổi mới.

Trong khoảng hơn 10 năm, từ năm 2000 đến 2011, sự xuất hiện chùm tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh và Vò Thị Hảo một lần nữa làm sôi động trở lại cuộc bàn luận về tiểu thuyết lịch sử và mối quan hệ văn-sử trong sáng tác hiện đại. Nguyễn Xuân Khánh trở thành hiện tượng nổi bật của văn học Việt Nam đương đại với nhiều

giải thưởng cao cho ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn Đội gạo lên chùa. Trong đó, hai tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn ra đời cách nhau khoảng năm, sáu năm nhưng là "kết quả của một quá trình thai nghén lâu dài với cảm thức lịch sử và những trải nghiệm thể hiện tư tưởng nghệ thuật, nhãn quan độc đáo của nhà văn" [20, tr.49]1. Chính nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng khẳng định: "theo tôi tiểu thuyết lịch sử trước hết là tiểu thuyết" [20, tr.89-90], "viết tiểu thuyết lịch sử không phải kể lại lịch sử, minh họa lịch sử mà là mượn lịch sử để phản ánh những vấn đề của con người hiện tại" [57, tr.109-110]. Nói cách khác, nhà văn nhấn mạnh tính tiểu thuyết (bao gồm cả yếu tố hư cấu) trong một tác phẩm viết về lịch sử của mình và lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử của ông chỉ là phương tiện.

Tiếp theo sự thành công của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, tác phẩm Giàn thiêu của Vò Thị Hảo cũng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình và bạn đọc. Tác giả Lại Nguyên Ân cho rằng, tác phẩm Giàn thiêu của Vò Thị Hảo không phải là minh họa lịch sử mà là một sự tư duy lại lịch sử bằng phương pháp tiểu thuyết. Nhân vật Từ Lộ đã được tác giả Giàn thiêu xây dựng "không phải như một tấm gương hay một bản thành tích công đức, nghĩa là không phải như nhân vật sử thi, mà như một con người với số phận và tính cách riêng, nghĩa là như một nhân vật tiểu thuyết" [57, tr.12]. Cá nhân nhà văn cho rằng: viết tiểu thuyết lịch sử là để thụ hưởng lịch sử trên tinh thần mới, giàu tính chất nhân bản. Bà muốn lịch sử hiện lên trong tác phẩm phải là một đời sống đa dạng, sống động chứ không im lìm như mấy dòng ít ỏi được ghi lại trong các bộ sách về lịch sử. Quan niệm của Vò Thị Hảo cũng tương đồng với ý kiến của Nguyễn Xuân Khánh, "lịch sử chỉ là cái cớ để tôi bám vào" [57, tr.109-110].


1 Theo Lại Nguyên Ân, "có lẽ quan niệm của A. Dumas gần gũi hơn cả đối với việc lựa chọn lối viết của ông. Những bức họa của Nguyễn Xuân Khánh trên những cái đinh lịch sử hết sức đa dạng. Bên cạnh những nhân vật lịch sử có thật là những nhân vật hoàn toàn hư cấu, bên cạnh việc tôn trọng lịch sử là nỗ lực cắt nghĩa lịch sử từ cái nhìn nhân bản" [20, tr.15].

Còn Đỗ Hải Ninh thì cho rằng: Lịch sử trong tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh là lịch sử của chính nhà văn, do nhà văn sáng tạo ra, là lịch sử được thẩm thấu qua trải nghiệm của cá nhân nhà văn, nó cho người đọc cảm giác kiếm tìm của một bạn đồng hành với những suy tư về quá khứ; nó khác với lịch sử trong truyện Nguyễn Huy Thiệp khiến người đọc hoang mang, muốn lục tung mọi ngóc ngách lên để minh định lại. Đọc Hồ Quý Ly có thể nhận thấy nhân vật Hồ Quý Ly và tư tưởng cách tân của ông ta, đời sống tinh thần và số phận các tầng lớp nhân dân trước những biến chuyển của lịch sử,... đều được nhà văn tái dựng theo kiến giải riêng không bị lệ thuộc vào những sự thật được kinh nghiệm tập thể chấp nhận [20, tr.90-92].

Phụ lục 2: Ảnh Lễ hội Yên Thế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.


Lễ khai hội Yên Thế năm 2012 Màn hát múa Hùng ca Yên Thế Khát vọng tự 1

Lễ khai hội Yên Thế năm 2012



Màn hát múa Hùng ca Yên Thế Khát vọng tự do tại Lễ khai hội Yên 2

Màn hát múa "Hùng ca Yên Thế - Khát vọng tự do" tại Lễ khai hội Yên Thế năm 2014


Lễ dâng hương của Ban liên lạc họ Hoàng Huỳnh tỉnh Bắc Giang tại Lễ khai 3

Lễ dâng hương của Ban liên lạc họ Hoàng - Huỳnh tỉnh Bắc Giang tại Lễ khai hội Yên Thế năm 2012


Lễ dâng hương tại Lễ khai hội Yên Thế năm 2014 Nguồn ảnh Cổng thông tin 4

Lễ dâng hương tại Lễ khai hội Yên Thế năm 2014

(Nguồn ảnh: Cổng thông tin điện tử Bắc Giang)


Lối vào Đồn Phồn Xương năm 2012 Lối vào Đồn Phồn Xương năm 2014 Phụ lục 5

Lối vào Đồn Phồn Xương năm 2012



Lối vào Đồn Phồn Xương năm 2014 Phụ lục 3 Bảng hỏi điều tra xã hội học 6

Lối vào Đồn Phồn Xương năm 2014

Phụ lục 3: Bảng hỏi điều tra xã hội học

Để có những căn cứ xác đáng cho việc đánh giá thực trạng chương trình giáo dục và giáo dục địa phương về Hoàng Hoa Thám, từ đó đưa ra một số ý kiến riêng về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát chương trình giáo dục các cấp của Bộ giáo dục và Đào tạo, tập trung vào bộ môn lịch sử, văn học. Đồng thời chúng tôi triển khai điều tra, khảo sát tại Yên Thế, Bắc Giang, tập trung vào việc làm rò: Các cấp quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh có những hiểu biết gì về Hoàng Hoa Thám, họ đã/đang làm gì để lưu truyền hình ảnh người anh hùng trong thế hệ trẻ.

Chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng ankét, trong đó thiết kế 03 mẫu phiếu hỏi dành cho ba nhóm đối tượng: cán bộ quản lí các cấp, giáo viên và học sinh.

1. Đối với cán bộ quản lí cấp Sở/phòng và cấp trường, chúng tôi sử dụng 01 mẫu phiếu hỏi gồm 04 câu (câu hỏi đóng và câu hỏi mở), nội dung:

+ Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang đã ra văn bản nào quy định/ hướng dẫn việc dạy học lịch sử/văn học địa phương? Nội dung văn bản như thế nào?

+ Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang có quy định/ hướng dẫn mang tính bắt buộc các trường thực hiện việc dạy học về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế không? Vì sao?

+ Chương trình giáo dục địa phương, bao gồm lịch sử và văn học có hay không phần giảng dạy về Hoàng Hoa Thám; nếu có thì bao nhiêu tiết, nội dung là gì?

+ Địa phương có bao nhiêu trường học mang tên Hoàng Hoa Thám?

+ Lãnh đạo nhà trường có những thông tin gì về nhân vật lịch sử mà cơ sở mình được mang tên ?

2. Đối với giáo viên, chúng tôi đưa ra 08 câu hỏi (câu hỏi đóng và câu hỏi mở) nhằm đánh giá về nhận thức, hứng thú của các thầy cô đối với các tiết học lịch sử/ văn học địa phương về Hoàng Hoa Thám được đưa vào tổ chức trong trường học giai đoạn hiện nay. Trong 08 câu hỏi đó, chúng tôi lồng 01 câu nêu vấn đề dạy tích hợp văn-sử về Hoàng Hoa Thám để khám phá thêm mức độ quan hệ của lịch sử - văn học trong trường hợp cụ thể này. Các câu hỏi dành cho giáo viên tập trung làm rò:

+ Giáo viên (văn và sử) có những hiểu biết gì về nhân vật anh hùng Hoàng Hoa Thám?

+ Nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế được dạy học ở những khối/lớp nào?

+ Trong chương trình văn học/lịch sử địa phương, nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế được dạy trong bao nhiêu tiết, bao nhiêu bài? nội dung từng bài là gì?

+ Giáo viên có tham khảo và đối chiếu giữa đề cương bài giảng môn văn với môn sử trong khi dạy về vấn đề này không? Nếu có thì giữa bài học văn và bài học sử về Hoàng Hoa Thám có gì giống và khác nhau không?

+ Giáo viên nhận thấy dạy các tiết về nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế có những thuận lợi và khó khăn gì?

+ Thái độ của học sinh khi học về Hoàng Hoa Thám như thế nào?

+ Đánh giá mức độ cần thiết của việc dạy học về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế?

+ Làm thế nào để dạy tốt hơn, học sinh hứng thú hơn trong các bài học về nhân vật lịch sử này?

3. Đối với học sinh, chúng tôi đưa ra 08 câu hỏi (câu hỏi đóng và mở) để đánh giá thực trạng việc tiếp nhận những tiết học lịch sử/văn học địa phương về Hoàng Hoa Thám, đồng thời đánh giá nhận thức, suy nghĩ của thế hệ trẻ đối với nhiệm vụ học tập, phát huy tinh thần của khởi nghĩa Yên Thế và người anh hùng Đề Thám trong hiện tại. Những vấn đề được chúng tôi nêu ra đó là:

+ Học sinh có những hiểu biết gì về nhân vật anh hùng Hoàng Hoa Thám?

Thông tin có được từ những nguồn nào?

+ Học sinh có được học về nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế ở trường không? ở môn nào? những bài nào?

+ Học sinh có tự tìm thêm thông tin về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế không? Em biết thêm những gì?

+ Học sinh thích các bài học về Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế không?

+ Khi học văn/sử về nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế em có được đi tham quan, thực tế tại các địa danh lịch sử không?

+ Theo em có cần thiết đưa nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế vào chương trình học không?

+ Em thích cách học nào dưới đây?

* chỉ nghe nghe giảng trên lớp

* nghe giảng kết hợp đi tham quan

* để em tự đọc các câu chuyện (theo gợi ý) rồi kể lại và thảo luận

+ Sau khi học hoặc tìm hiểu về nhân vật Hoàng Hoa Thám và Khởi nghĩa Yên Thế, là một học sinh của vùng đất Bắc Giang em có suy nghĩ/cảm tưởng gì?

Bên cạnh đó, chúng tôi còn kết hợp phương pháp phỏng vấn, cụ thể là gặp gỡ và trực tiếp phỏng vấn đối với một số cán bộ quản lí giáo dục, giáo viên và học sinh, đặc biệt là các giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp, cán bộ quản lý trường học mang tên người hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám để có thêm những căn cứ cho việc nhận định thực trạng, đề xuất các giải pháp dạy và học về nhân vật lịch sử này tại địa phương.

Việc tổ chức khảo sát thực trạng được chúng tôi tiến hành tại huyện Yên Thế - địa danh lịch sử gắn với tên tuổi Hoàng Hoa Thám, tập trung ở hai trường: Trung học cơ sở Hoàng Hoa Thám và Trung học phổ thông Yên Thế, với lí do đây là hai đại diện cho hai cấp học có sử dụng chương trình giáo dục địa phương, đồng thời hai trường được mang tên cuộc khởi nghĩa và tên người anh hùng lãnh đạo phong trào ấy.

Phụ lục 4: Đề xuất cho giáo dục phổ thông và tổ chức lễ hội địa phương

Căn cứ trên những kết quả điền dã và điều tra xã hội học, chúng tôi xin nêu một số khuyến nghị như sau:

1. Trước hết là cách tổ chức dạy và học: sự nghèo nàn và ít hiệu quả của các giờ học lịch sử và lịch sử địa phương nên được giải quyết theo chủ trương đa dạng hóa và hiện đại hóaphương pháp giảng dạy của ngành hiện nay. Thay vì lời giảng, có thể sử dụng các phương tiện nghe nhìn hiện đại (truyền thông đa phương tiện); thay vì ở vị thế thụ động tiếp nhận có thể biến học sinh thành người chủ động đi tìm, khám phá những bí mật của quá khứ… - có thể là những hướng giải quyết.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí