Danh Mục Tài Liệu Sách, Báo, Tạp Chí Tiếng Việt


KẾT LUẬN‌


1. Là người dẫn dắt một cuộc kháng cự quân sự chống thực dân Pháp dai dẳng nhất và ở nhiều thời điểm đã tạo lập được một căn cứ địa thách thức kẻ thù - hai lý do đó giải thích việc Hoàng Hoa Thám trở thành bậc anh hùng dân tộc chống ngoại xâm không thể bỏ qua trong lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, do thời điểm xuất hiện của ông nằm trong khoảng thời gian Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp nên nguồn sử liệu sớm nhất có thể có về sự kiện này là từ phía Pháp; nhưng Hoàng Hoa Thám lại là nhân vật chống Pháp nên tính khách quan của nguồn tư liệu này là điều khó đòi hỏi. Rồi từ lịch sử, Hoàng Hoa Thám đã sớm đi vào ghi chép, vào sáng tác văn chương và đời sống tâm linh của cộng đồng Việt Nam. Và đây là những văn bản đầu tiên của phía Việt Nam mang giá trị nhiều mặt, trong đó có giá trị sử liệu. Trong một bối cảnh phức tạp như vậy có thể dự đoán rằng công việc tìm hiểu hư - thực, cũng như việc diễn giải lịch sử trong các phiên bản về nhân vật này sẽ phức tạp nhưng thú vị.

2. Như phần nghiên cứu cụ thể trong Chương 1 đã minh chứng, ở thời kỳ trước 1945, sử liệu về Hoàng Hoa Thám và khởi nghĩa Yên Thế nhiều nhất thuộc về những ghi chép của người Pháp. Việc đối sánh những tư liệu này với chính những tư liệu của Pháp công bố muộn hơn, nhất là thời gian gần đây khi độ lùi cuộc chiến cho phép công bố nhiều góc nhìn khách quan hơn, cho thấy bên cạnh việc thừa nhận tài năng khác thường của Hoàng Hoa Thám đã có những bóp méo nhất định của người Pháp khi phản ánh chân dung Hoàng Hoa Thám. Thiên kiến này xuất phát từ tình thế đối kháng giữa thực dân và người dân thuộc địa.

Cùng thời điểm này, cũng có một số ghi chép và sáng tác của người Việt về Hoàng Hoa Thám. Hoàn cảnh công bố khác nhau (bất hợp pháp và hợp pháp), tính chất thể loại khác nhau (hồi ký, phóng sự, truyện) đã tạo nên những khá biệt về hình ảnh Hoàng Hoa Thám, nhưng điểm chung của những phiên bản này là khẳng định phẩm cách và tài năng của ông như một đại diện cho tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc. Ở giai đoạn này, sự tương tác folklore-văn-sử theo quan niệm trung đại là khá rõ, thể hiện trong cách sử dụng các yếu tố kỳ ảo và giới hạn sự hư cấu.


3. Sau 1945, đặc biệt là sau 1954, ở nửa phần của đất nước là miền Bắc, Hoàng Hoa Thám chính thức được lịch sử ghi nhận. Sử liệu chính thống về Hoàng Hoa Thám đã hình thành từ việc lựa chọn, kế thừa các nguồn sử liệu (Pháp, Việt), các văn liệu và dã sử Việt (tức phiên bản folklore) trước đó, theo quan điểm khẳng định và tụng ca một nhân vật anh hùng dân tộc chống ngoại xâm.

Chia sẻ không khí chung đó, nhiều sáng tác văn chương về Hoàng Hoa Thám đã ra đời. So với giai đoạn trước 1945, quy mô và nghệ thuật viết đã có nhiều thay đổi theo hướng phong phú, điêu luyện hơn. Song, xét theo quan niệm viết về nhân vật lịch sử thì sự tương đồng vẫn là căn bản. Anh hùng Hoàng Hoa Thám thời kỳ này mang nhiều nét của con người thường nhật hơn nhưng vẫn là một nguyên khối ‘anh hùng’, một kiểu nhân vật nhất phiến của sử thi.

Nhưng dấu mốc 1986 đã tạo nên một khác biệt trong cách biểu tả nhân vật lịch sử này. Hoàng Hoa Thám (qua ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp) trở lại vai trò ‘chiếc đinh’ nhưng người viết không nhắm cài vào chiếc đinh đó các sự kiện lịch sử mà là những triết luận cá nhân về nhân sinh nói chung và người anh hùng nói riêng. Đây là lần đầu tiên có một phiên bản văn chương tạo dựng một Hoàng Hoa Thám anh hùng và phàm trần nhưng nằm ngoài âm hưởng sử thi. Thậm chí, nhà văn còn ngụ ý rằng những thiện lương trong các tình huống phàm trần cũng là thứ tạo nên phẩm chất cho người anh hùng; và như vậy, những tưởng tượng () của nhà văn ở trường hợp này lại hướng đến một vấn đề có thật (thực) của mọi thời đại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 185 trang tài liệu này.

4. Những sáng tác về Hoàng Hoa Thám, nhìn từ văn học dân gian, lại cho thấy chiều ảnh hưởng của folklore đến văn học viết (và dường như không có chiều ảnh hưởng ngược lại). Như trên đã nói, do thiếu nguồn tư liệu sử Việt về Hoàng Hoa Thám, nên hầu hết các phiên bản văn chương đều phải tìm đến các truyện kể và dân dao về ông và sự kiện lịch sử mà ông có vai trò quan trọng. Nguồn tư liệu truyền ngôn này rõ ràng đã có giá trị tàng trữ nhiều chi tiết quan trọng không chỉ đối với lịch sử mà cả với sáng tác văn chương. Hơn thế, trí tuệ và nghệ thuật dân gian cũng truyền lại cảm hứng sáng tạo cho nghệ sĩ.

5. Việc khảo sát các phiên bản lịch sử, văn học viết, và folklore về Hoàng Hoa Thám cho thấy: 1/ Lịch sử là một vấn đề nhiều hấp lực đối với việc sáng tạo các văn bản và diễn giải các văn bản đó; 2/ Những khác biệt và thay đổi trong việc

Hoàng Hoa Thám, hiện thực lịch sử và những phiên bản văn chương - 20


tiếp cận, lý giải, biểu tả và sử dụng lịch sử trong các giai đoạn khác nhau của văn chương (trước và sau mốc 1945, 1986) phản ánh những biến động của mô hình viết qua mỗi thời kì văn học, phản chiếu quan niệm và nghệ thuật viết của mỗi tác giả trong từng hoàn cảnh riêng của dân tộc, và cho thấy sự tác động của quan niệm chính thống đến phương thức cũng như mục đích viết của nhà văn; 3/ Ở trường hợp Hoàng Hoa Thám, do phiên bản lịch sử và phiên bản văn học (bao gồm cả dân gian và văn học viết) đều xuất hiện gần như đồng thời, do tính chất đối kháng dân tộc của những cuộc chiến chống ngoại xâm nên sự thật lịch sử cần được truy tìm thận trọng từ các nguồn tư liệu đa dạng1.

6. Sự "hiện diện" của nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong đời sống tâm linh đương đại có thể coi là một phiên bản khác, bổ sung (chứ không phải là một sự cải chế) phiên bản văn - sử về nhân vật này. Diễn tiến của lễ hội Yên Thế cho thấy đã có một lịch sử ký ức cộng đồng; ký ức này tạo dựng, lưu giữ nhân vật và sự kiện lịch sử. Sự bền vững đó trước hết là giá trị tự thân của nhân vật và sự kiện lịch sử (ở trường hợp này, chống ngoại xâm và việc chống ngoại xâm thời cận hiện đại - một lịch sử tương đối gần, chưa chịu tác động tiêu cực của thời gian - là những thuận lợi để ký ức về nó được lưu truyền sâu, rộng trong cộng đồng). Đồng thời, sự gặp gỡ của nhu cầu tín ngưỡng và tình cảm từ cộng đồng địa phương với nhu cầu cố kết và quản lý xã hội từ các thiết chế Nhà nước cũng là nhân tố góp phần tạo nên sự lan truyền của lễ hội lịch sử này.

7. Trong hai hoạt động cộng đồng liên quan đến nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám, sự mờ nhạt của hoạt động giáo dục lịch sử so với lễ hội lịch sử tại địa phương Bắc Giang một mặt phản ánh tình trạng chung của giáo dục thời điểm này; mặt khác, tình trạng không hoặc chưa thể tìm được một cách thức phù hợp để đưa những phiên bản văn-sử về Hoàng Hoa Thám vào môi trường giáo dục cũng đặt ra một số vấn đề liên quan đến sự hợp tác giữa các ngành và gắn kết quản lý trung ương với địa phương.


1 Việc Tôn Quang Phiệt Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám (qua một số tài liệu và truyền thuyết) với quan niệm “Bên cạnh những biến cố lớn, còn có nhiều sự việc, chi tiết, có khi có khía cạnh lỳ kỳ và lý thú. Mỗi sự việc đều có thể có tầm quan trọng của nó” [69, tr.13], hay Khổng Đức Thiêm đưa các tư liệu dân gian, các tác phẩm của Phan Bội Châu, Việt Sinh vào phần Phụ lục trong công trình sử học của mình [88, tr.657-725] chính là những minh chứng cho phương thức sử dụng đa dạng các phiên bản về Hoàng Hoa Thám.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN‌‌‌


1. Triệu Thị Linh (2013), Cách biểu đạt lịch sử qua ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp trong truyện ngắn Mưa Nhã Nam, Kỷ yếu hội thảo Ngữ học toàn quốc, Hà Nội (tr.748-754)

2. Triệu Thị Linh (2014), "Cách biểu đạt sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử của dân gian qua vè lịch sử về Hoàng Hoa Thám", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên. Tập 129, số 15 (tr.11-14).

3. Triệu Thị Linh (2017), "Hoàng Hoa Thám trong chương trình giáo dục phổ thông", Tạp chí Dạy và Học ngày nay, số 1 (tr.46-47).

4. Triệu Thị Linh (2017), "Lễ hội Yên Thế, từ Hoàng Hoa Thám và dành cho Hoàng Hoa Thám", Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 393 (tr.22-26).


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


I. Danh mục tài liệu sách, báo, tạp chí tiếng Việt

1. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Hà Ân (1979), "Vài ý kiến về sự thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong truyện lịch sử phục vụ các em", Tạp chí Văn học, số 3.

3. Lại Nguyên Ân (2005), Tiểu thuyết và lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (biên soạn, 2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Quang Ân, Ngô Văn Trụ, Anh Vũ (2006) Địa chí Bắc Giang: Lịch sử và văn hóa, Sở Văn hóa Thông tin Bắc Giang.

6. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Chí Bền, Phạm Lan Oanh (2005), "Sự biến đổi tín ngưỡng thờ nhân vật lịch sử, trường hợp Hai Bà Trưng", Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5.

8. Nguyễn Ngọc Cơ (chủ biên, 2009), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập IV (Cận đại từ 1858-1918), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

9. Huy Cờ (1990), Vợ ba Đề Thám (truyện lịch sử), Nxb Thanh niên, Hà Nội.

10. Huy Cờ (2003), Hoàng Hoa Thám (tiểu thuyết), Nxb Lao Động, Hà Nội.

11. Huy Cờ (2013), Rừng thiêng Yên Thế (tiểu thuyết), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

12. Phan Bội Châu (1917), Chân tướng quân (Chương Thâu dịch, Trần Hải Yến giới thiệu và tuyển chọn trong Phan Bội Châu tác phẩm chọn lọc), Nxb Giáo dục Việt Nam.

13. Phan Bội Châu (1957), Phan Bội Châu niên biểu (Tự phán) (Phạm Trọng Điềm, Tôn Quang Phiệt dịch), Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội.

14. Phạm Tú Châu (1984), “Lê Quý Đôn và thể loại tiểu thuyết cổ”, Tạp chí Văn học, số 6.

15. Nguyễn Huệ Chi - Vũ Thanh (1996), “Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ”, Tạp chí Văn học, số 5.

16. Nguyễn Phương Chi (1979), “Trùng quang tâm sử hay là hình ảnh cuộc kháng chiến chống Trung Quốc xâm lược của quân dân nhà hậu Trần qua con mắt của một sĩ phu chống Pháp”, Tạp chí Văn học, số 5.

17. Nguyễn Phương Chi (1980), “Từ tiểu thuyết Trùng quang tâm sử nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung quốc xâm lược qua một số sáng tác hiện nay”, Tạp chí Văn học, số 4.


18. Trương Đăng Dung (1994), “Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G. Lucacs”, Tạp chí Văn học, số 5.

19. Triêu Dương (1964), "Mấy ý kiến về tiểu thuyết lịch sử nhân đọc cuốn "Quận He khởi nghĩa", Tạp chí Văn học, số 8.

20. Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên, 2012), Nguyễn Xuân Khánh, cái nhìn lịch sử và văn hóa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

21. Nguyễn Đăng Điệp (2009), "Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp", Tạp chí Sông Hương, số 171, Huế.

22. Phan Cự Đệ (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, 1983), Tuyển tập Nguyên Hồng, Nxb Văn học, Hà Nội.

23. Đoàn Lê Giang (2010), “Tiểu thuyết viết về Lý Công Uẩn của Phạm Minh Kiên và cảm hứng dân tộc trong tiểu thuyết lịch sử Nam Kỳ trước 1945”, Kỉ yếu hội thảo "Văn học, Phật giáo với 1000 năm Thăng Long, Hà Nội", Học viện Phật giáo Việt Nam.

24. Trần Văn Giầu (1973), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng tám (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Trần Văn Giầu (1959), Lịch sử cận đại Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, in lần thứ 3, 2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Cao Thị Hảo (2014), "Nhân vật người anh hùng trong một số truyện kí của Phan Bội Châu", Nghiên cứu Văn học, số 4.

28. Karl G. Heider (1988), “The Rashomon Effect: When Ethnographers Disagree” (Hiệu ứng Rashomon: Khi các nhà nhân chủng học bất đồng ý kiến), American Anthropologist (New series), 90:1 (3), 73-81. Tài liệu dịch của Trần Hải Yến, chưa in.

29. Hoàng Thị Hiên (2015), Nhân vật lịch sử Hoàng Hoa Thám trong các sáng tác văn học trước năm 1945, Luận văn Thạc sĩ (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).

30. Nguyễn Duy Hinh (1961), Đề Thám, con hùm Yên Thế, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn.

31. Trần Hồ (1959), Truyện Đề Thám (diễn ca), Nxb Phổ thông, Bộ Văn hóa, Hà Nội.

32. Nguyên Hồng (1981), Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết), Hội Văn nghệ Hà Bắc xuất bản.

33. Phan Mạnh Hùng (2008), “Tiểu thuyết lịch sử - một khuynh hướng nổi bật trong văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ đầu thế kỷ XX”, Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.


34. Phan Mạnh Hùng (2008), “Tiểu thuyết Nam Bộ đầu thế kỷ XX viết về lịch sử Thăng Long - Hà Nội”, Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

35. Phan Mạnh Hùng (2008), “Tiểu thuyết lịch sử Trung Hoa và tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX”, Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn, Nxb Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

36. Việt Hưng (2012), "Võ sư Trịnh Như Quân - người giữ hồn vò sáo Yên Thế", Báo Bắc Giang , số 3499, thứ 6, ngày 16 tháng 3.

37. Trần Đình Hượu (2007), Tuyển tập Trần Đình Hượu (Tập 2: Những vấn đề lịch sử Văn học), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38. I. P. Ilin, E.A Tzuganova (2003), Các khái niệm thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu Văn hoc Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỉ XX (Đào Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

39. Đinh Gia Khánh (1993), Lễ hội trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

40. Đinh Gia Khánh (2000), "Hội lễ dân gian và sự phản ánh những truyền thống của dân tộc", Tạp chí văn học dân gian, số 5.

41. Trần Trọng Kim (1999), Việt Nam Sử Lược, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội

42. Nguyễn Văn Kiệm (1985), Phong trào nông dân Yên Thế chống thực dân Pháp xâm lược, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

43. Phan Khôi (1928), "Mấy cái quái trong sách và báo nước ta", Đông Pháp thời báo,

số714, ra ngày 1 tháng 5, Sài Gòn.

44. Cao Kim Lan (2008), "Lí thuyết về điểm nhìn của R. Scholes và R. Kellogg", Nghiên cứu Văn học, số 10.

45. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Trần Hồng Việt (1958), Hoàng Hoa Thám và phong trào nông dân Yên Thế, Nxb Văn hóa, Hà Nội.

46. Đinh Xuân Lâm (chủ biên, 1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

47. Trần Huy Liệu (1963), Hoàng Hoa Thám, một lãnh tụ của nghĩa quân Yên Thế, một anh hùng của dân tộc Việt Nam (Diễn văn đọc trong Lễ kỷ niệm 50 năm ngày mất của Hoàng Hoa Thám, tổ chức tại Hà Bắc).

48. Trần Huy Liệu (2003), Tác phẩm được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.


49. Iu. M. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

50. Iu. M. Lotman (2015), Kí hiệu học văn hóa (Lã Nguyên, Đỗ Hải Phong, Trần Đình Sử dịch), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

51. Bùi Văn Lợi (1999), “Mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Văn học, số 9.

52. Trịnh Tiến Lưu, Nguyễn Văn Phong (chủ biên, 2011), Truyện kể dân gian về Hoàng Hoa Thám và các tướng lĩnh nghĩa quân Yên Thế, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

53. Trịnh Tiến Lưu, Bùi Văn Thành (2009), Di sản văn hóa Yên Thế - Lễ hội dân gian,

Nxb Thế giới, Hà Nội.

54. Phương Lựu (2007), "Chủ nghĩa lịch sử mới, một chuyển biến trong lòng chủ nghĩa hậu hiện đại", Tạp chí Văn học, số 12.

55. Jean-François Lyotard (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại (Ngân Xuyên dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội.

56. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), "Khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1975", Nghiên cứu Văn học, số 4.

57. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2009), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay, Luận án Tiến sĩ Văn học (Viện Văn học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).

58. Nguyễn Nam (2011), “Cái chết của tác giả (tiểu thuyết lịch sử)? Những vấn đề nhân đọc Hoàng Việt xuân thu”, Nghiên cứu Văn học, số 5.

59. Nguyễn Nam (2012), “‘Sự thực’ tuyệt đối trong tự sự: Tiếp nhận và cải biên Rashōmon ở Việt Nam”, Nghiên cứu Văn học, số 8.

60. Đỗ Hải Ninh (2009), "Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh", Nghiên cứu Văn học, số 2.

61. Lã Nguyên (2013), Lí luận văn học - những vấn đề hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

62. Phạm Xuân Nguyên (1987), “Về xu hướng thể hiện “sự vận động của lịch sử trong con người ở tiểu thuyết sử thi hiện đại”, Tạp chí Văn học, số 5.

63. Phạm Xuân Nguyên (sưu tầm & biên tập, 2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

64. Nhiều tác giả (1999), Phong trào nông dân Yên Thế (1884-1913): Bản đồ lịch sử,

Trung tâm Bản đồ và Tranh ảnh giáo dục, Hà Nội.

65. Nhiều tác giả (1997), Khởi nghĩa Yên Thế, Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Sở Văn hoá Thông tin Bắc Giang.

Xem tất cả 185 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí