Quy Hoạch Phát Triển Ngành Công Nghiệp, Tiểu Thủ Công Nghiệp Và Xây



dựng

2.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây


* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp


Khi thành lập quận, trên địa bàn Long Biên có 38 doanh nghiệp trung ương và

thành phố. Trong đó 15 doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Số lượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuy không nhiều nhưng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và tạo việc làm trên địa bàn quận. Khối công nghiệp ngoài quốc doanh do quận trực tiếp quản lý là 123 doanh nghiệp và 1.188 hộ cá thể, gồm các ngành nghề: khai thác than, sản xuất chế biến thực phẩm đồ uống, công nghiệp dệt may, công nghiệp gỗ, sản xuất giầy dép, giấy, hóa chất, cao su, nhựa, khóa, đúc đồng, đồ gỗ, thiết bị lọc nước… Đây là những ngành sử dụng nhiều lao động và có tiềm năng phát triển mạnh trong những năm tới.

Các cơ sở sản xuất tập trung chủ yếu ở các ngành chế tạo sản phẩm từ kim loại, sản xuất túi, va li, giầy dép, may mặc. Số lượng cơ sở sản xuất các ngành thuộc da, lông thú, đồ gỗ giảm do sản xuất thủ công nên khó cạnh tranh trên thị trường.

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp do quận quản lý năm 2003 đạt 1.057.879 triệu đồng, tập trung chủ yếu ở các ngành thực phẩm đồ uống (chiếm 9,4%), may mặc (chiếm 2,6%), sản xuất thiết bị nghe nhìn (chiếm 13,9%), sửa chữa phương tiện vận tải (chiếm 33,1%). Năm 2004 đạt 1.171.376 triệu đồng, tăng 10,73% so với năm 2003 [31]. Đây là một tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng bình quân công nghiệp của thành phố Hà Nội (16,1%). Nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp công nghiệp do quận quản lý có quy mô nhỏ, chưa tập trung đầu tư mở rộng sản xuất. Giá trị sản xuất tăng chủ yếu từ những doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2004, 2005.

Đối với các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn quận, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2003-2004 là 29,67%. Giá trị sản xuất công nghiệp ở quận Long Biên chủ yếu là do kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp, chiếm 79,6% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận. Các doanh nghiệp công nghiệp


ngoài quốc doanh tuy số lượng lớn (chiếm 98,3% tổng số doanh nghiệp), nhưng chỉ chiếm 20,4% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.

So với tổng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội, giá trị sản xuất công nghiệp quận Long Biên chiếm tỷ trọng khá cao. Nếu chỉ tính riêng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 7,5% tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh của thành phố Hà Nội (năm 2004). Tính cả khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tỷ trọng này là 13,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do trên địa bàn quận có các khu công nghiệp tập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2004 là 18,5%, chủ yếu tập trung ở kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Các ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú, nhưng chủ yếu vẫn là các ngành chế biến. Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến năm 2003 tăng 296,88% so với năm 2000 và tập trung chủ yếu vào các ngành sản xuất thực phẩm đồ uống, sản xuất trang phục, hóa chất, đồ gỗ. Một số ngành hàng có tính tập trung nhỏ như: sản xuất gỗ (ở Đức Giang), may (ở Sài Đồng)… Một số ngành nghề đang có chiếu hướng phát triển nhanh như sản xuất đồ uống, trang phục, sản phẩm từ kim loại. Bên cạnh đó có nhiều ngành nghề phát triển nhưng còn ít được quan tâm đầu tư phát triển: lắp ráp, sửa chữa, chế biến gỗ, sản phẩm từ tre nứa, sản xuất giấy…

Các sản phẩm cơ khí sản xuất có sản lượng tương đối cao, sản phẩm đã có vị trí trên thị trường như: sản xuất tôn, cáp điện, phụ tùng xe máy, đúc… Đây là những sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu cao, kể cả thị trường của các tỉnh lân cận. Lắp ráp, sửa chữa là ngành tuy mới nhưng đang có điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất với các sản phẩm: lắp ráp xe máy, đồ điện dân dụng, máy công nghiệp... như Công ty Phương Đông, Công ty Cường Hậu, Công ty Hương Thành. Hoạt động sản xuất cá thể phong phú, những ngành có thế mạnh là may, sản xuất các sản phẩm từ kim loại, chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất sửa chữa phương tiện vận tài khác.

Số lượng các hộ sản xuất ở phường trước là thị trấn và các phường trước là các xã chênh lệch tương đối lớn, nhiều phường có tốc độ đô thị hóa cao, nhưng số hộ đầu tư vốn


sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa nhiều, quy mô sản xuất nhỏ như phường Bồ Đề, Việt Hưng, Phúc Lợi… Các hộ cá thể có xu hướng phát triển ngành lắp đặt thiết bị viễn thông và dân dụng phục vụ các công trình xây dựng cơ bản. Đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết nhiều việc làm và có cơ hội phát triển mạnh trong những năm tới.

Tổng số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là 6.684, chiếm khoảng 8,75% lực lượng lao động ngành công nghiệp Hà Nội. Trong đó chủ yếu là lao động thuê ngoài chiếm 86,7%. Năm 2003, trên địa bàn quận chỉ có 26 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 2.574 lao động, chiếm 36,2%; doanh nghiệp nhà nước có 2.247 lao động, chiếm tới 38,46%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh có 1.537 lao động, chiếm 23,41 tổng số lao động sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận. Như vậy, lực lượng lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm ưu thế.

So với các quận, huyện khác, lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh của quận Long Biên còn chiếm tỷ trọng cao, khoảng 8,3% tổng số lao động công nghiệp. Số lao động tập trung ở các ngành sản xuất trang phục chiếm 21,6%, thực phẩm đồ uống chiếm 13,2%, sản xuất sản phẩm từ kim loại chiếm 15,6%, sửa chữa các sản phẩm vật tư khác chiếm 4,5%.

Trình độ lao động: công nhân kỹ thuật chiếm 55%, lao động có trình độ đại học, trung cấp chiếm 1,03%, còn lại chưa qua đào tạo nghề. Số lao động có trình độ chủ yếu tập trung ở các công ty trách nhiệm hữu hạn và các chủ hộ sản xuất cá thể.

Về thu nhập: Bình quân một người lao động là 820.000 đồng/tháng. Một số ngành sản xuất sản phẩm kim loại và công nghệ thông tin thu nhập đạt 1 triệu đồng/người/tháng; sản xuất máy móc, thiết bị 1 triệu/người/tháng; sửa chữa phương tiện vận tải 920.000đồng/người/tháng…

Các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, trang phục, các sản phẩm từ kim loại, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng là những ngành thu hút nhiều lao động. Do vậy, cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực và cần được cụ thể hóa trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quận.


Quận Long Biên có một số ngành có lợi thế phát triển trong thời gian ngắn như khai thác cát, các sản phẩm kim loại. Tuy nhiên, do ý thức của người lao động chưa cao nên quá trình sản xuất đang đặt ra nhiều vấn đề về môi trường. Một số ngành nghề có tiềm năng phát triển dài hạn như ngành công nghiệp cảng sông, sản phẩm gỗ, lắp ráp sửa chữa phục vụ các công trình công nghiệp và dân dụng nhưng đang thiếu lao động lành nghề.

Cơ sở vật chất và công nghệ của các cơ sở sản xuất công nghiệp: Hầu hết các cơ sở sản xuất có quy mô lớn thì công nghệ lạc hậu, máy móc quá cũ, trình độ tự động hóa thấp, sản xuất kém hiệu quả. Vì vậy, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém, khó có khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường trước xu thế hội nhập khu vực. Một số ít cơ sở công nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị công nghệ tương đối hiện đại và kinh doanh có hiệu quả như: Công ty May 10, Công ty Điện tử Hà Nội, Liên doanh Orion - Hanel, Liên doanh Viko, Thạch Bàn... Còn đại bộ phận các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là công nghệ cũ thanh lý hoặc công nghệ tự dựng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện về vốn để đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại. Các yếu tố trên đã làm cho hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.

Về quy mô: Vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ do các doanh nghiệp, hộ sản xuất không đủ điều kiện về mặt bằng, thị trường... để đầu tư một cách khoa học. Vốn kinh doanh của các hộ sản xuất nhỏ, bình quân là 106,6 triệu đồng/hộ, trong đó tập trung ở một số hộ lớn như may, gia công kim khí, chế biến các sản phẩm từ kim loại, sản xuất đồ uống… cơ cấu vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào vốn cố định (trên 58%), nên khả năng thay đổi mặt hàng để phù hợp thị hiếu chậm. Quá trình sản xuất chưa có các sản phẩm có chất lượng cao.

Tổng số vốn sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là hơn 817.980 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 560.000 tỷ đồng, chiếm 68,5% tổng số vốn. Vốn sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được hình thành bởi một số nguồn chủ yếu: nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 71,9%, vay từ nguồn khác chiếm 19,2%, vốn vay ngân hàng chiếm 8,9%.


Mức vốn đầu tư cho các ngành sản xuất ở các hộ sản xuất cá thể cũng khác nhau: sản xuất sản phẩm từ kim loại chiếm 2,7%, may mặc chiếm 9,5%, chế biến lương thực, thực phẩm chiếm 2,9%, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế chiếm 2,9%, sửa chữa phương tiện vận tải khác chiếm 2,9%.

Mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh: 70% các hộ sản xuất sử dụng diện tích nơi ở làm địa điểm sản xuất, một số hộ thuê đất thổ cư của các hộ gia đình. Điều này gây ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và khả năng đầu tư vốn để mở rộng sản xuất hoặc đổi mới công nghệ hết sức khó khăn. Khoảng 80% các đơn vị thuê địa điểm tại các doanh nghiệp nhà nước với thời gian ngắn, giá thuê cao làm ảnh hưởng tới hiệu quả và thu thập của người dân lao động, không đủ điều kiện để lập kế hoạch phát triển dài hạn. Một số có nhu cầu mở rộng sản xuất nhưng không dám thực hiện đầu tư trên mặt bằng thuê.

Trên địa bàn hiện có hai khu công nghiệp Đức Giang và Sài Đồng. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp này hầu hết là doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã có những bước phát triển phù hợp với cơ chế thị trường: Công ty May 10, Công ty May Đức Giang, Công ty Kim khí Thăng Long…

Một số đơn vị hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, công nghệ sản xuất cũ, ít được cải tiến, sản xuất gây ô nhiễm môi trường: Công ty xe lửa Gia Lâm, Công ty Hóa chất Đức Giang, Công ty Gạch Thạch Bàn… Một số doanh nghiệp ngoài nhà nước thuê, có doanh nghiệp cho thuê diện tích lớn với số doanh nghiệp lên tới trên 50 đơn vị (Công ty Xe lửa Gia Lâm), hoạt động trên mặt bằng như một cụm công nghiệp tập trung, nhưng không có sự quản lý của nhà nước, làm ảnh hưởng tới môi trường đô thị và quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Với khu công nghiệp mới hình thành: Sài Đồng B, Sài Đồng A, Đài Tư thì chỉ có khu Sài Đồng B đi vào hoạt động tương đối ổn định; khu Sài Đồng A còn nhiều diện tích chưa được sử dụng (khoảng 200 ha); khu Đài Tư chưa được khai thác… Những yếu tố này cũng làm ảnh hưởng tới việc định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của quận.

* Ngành xây dựng


Toàn quận có 52 doanh nghiệp xây dựng, chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh.


Bảng 2.1. Số lượng cơ sở, lao động và giá trị sản xuất của ngành xây dựng trên địa bàn quận [16 ]



Đơn vị tính

2003

2004

1. Cơ sở

Cơ sở

52

54

2. Lao động

Người

11.081

12.114

3. Giá trị SX

Triệu đồng

260.010

291.521

4. Tổng số vốn

Triệu đồng

2.086.363

2.476.524

5. Thu nhập bình quân/năm

Triệu đồng

15.760

17.210

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 5

Ngành xây dựng đang được củng cố, bước đầu tổ chức tốt việc tiếp nhận và thực hiện các dự án chuyển tiếp từ huyện Gia Lâm. ủy ban nhân dân quận phê duyệt 85 dự án đầu tư. Ra quyết định chuẩn bị đầu tư 62 dự án. Các dự án được đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số lĩnh vực thiết thực phục vụ cho việc cải thiện, nâng cấp hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị. Đồng thời đã thỏa thuận vị trí, lập xong quy hoạch cơ cấu sử dụng đất khu trung tâm hành chính quận tại khu đô thị mới Việt hoạch và hoàn thành quy hoạch cơ cấu sử dụng đất trung tâm hành chính của phường mới Gia Thụy. Khởi công xây dựng các khu đô thị mới Sài Đồng (56,4 ha); khu đô thị mới Việt Hưng (210,5 ha); chuẩn bị khởi công xây dựng đô thị mới Thạch Bàn (31,69 ha) [31].

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp xây dựng của quận là công nghệ thi công cũ, chỉ đủ năng lực làm thầu phụ hoặc đảm nhận các công trình nhỏ. Thực trạng này đã chứng tỏ để phát triển ngành xây dựng, vấn đề cơ bản là đầu tư vốn, tập trung mở rộng quy mô, cải tạo và đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại cũng như việc sử dụng loại nguyên vật liệu mới trong xây dựng, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, kiện toàn lại bộ máy tổ chức quản lý để có đủ khả năng tham gia và thắng thầu trước hết là các hạng


mục xây dựng thuộc công trình ngay trên địa bàn quận. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải tích cực chuẩn bị để có thể đáp ứng tốt xu hướng phát triển mạnh của ngành xây dựng trên địa bàn quận trong những năm tới.

2.1.3. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp


Do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nên cần có sự tổ chức sản xuất nông nghiệp hợp lý, phù hợp với quá trình phát triển đô thị và giải quyết những vấn đề bức xúc về môi trường. Phát triển nông nghiệp ở Hà Nội sẽ khác rất nhiều so với hình thức phát triển nông nghiệp tại các tỉnh khác. Nghị quyết 15/NQ-TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển đô thị Hà Nội thời kỳ 2001-2010 đã khẳng định: "Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái" [15]. Ngày 28/12/2000, ủy ban Thường vụ Quốc hội (khóa 9) đã thông qua Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, nhấn mạnh:

Chiến lược phát triển kinh tế Thủ đô được hoạch định dài hạn và cho từng giai đoạn, bảo đảm nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, phát huy thế mạnh của Thủ đô làm động lực cho vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước. Phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái [17].

Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 tiếp tục khẳng định: "Phát triển nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cao cấp hóa các sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp - đô thị - sinh thái, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa đặc sản như rau sạch - hóa - cây cảnh, cây ăn quả, tạo môi trường bền vững trong lành cho Thủ đô Hà Nội…" [22]. Bên cạnh đó, Quyết định 108/CP của Chính phủ phê duyệt điều chỉnh không gian Hà Nội đến năm 2020 là phát triển mở rộng Hà Nội theo hướng Bắc - Tây Bắc và Tây - Tây Nam [23].


Hiện nay, số hộ nông nghiệp của quận chỉ chiếm 18,37%. Thực hiện quy hoạch phát triển Thủ đô, quận Long Biên đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm: Quốc lộ 1B, cầu Phù Đổng, Thanh Trì… Nhiều khu công nghiệp ra đời, cùng với đó là các khu đô thị mới với quy mô lớn, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đang được khẩn trương triển khai. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đời sống của người dân đã chuyển mình từng bước từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ, công nghiệp.

- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: Trong một thời gian khá dài, nông nghiệp có vị trí quan trọng hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm cũ. Từ năm 1996, Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ 17 (1996 - 2000) đã đề ra phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp, thủ công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ. Đại hội Đảng bộ huyện Gia Lâm lần thứ 18 (2001 - 2005) đã đề ra mục tiêu: "Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy tối đa nội lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp

- dịch vụ" [2]. Do đó, cơ cấu kinh tế bắt đầu có sự thay đổi so với trước năm 1995. Nông nghiệp không còn giữ vị trí hàng đầu nữa, mà đứng ở vị trí thứ hai sau công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Sau khi quận Long Biên được thành lập, do đặc điểm các phường (được nâng lên từ xã của huyện Gia Lâm cũ) gần sát nội thành Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và có các khu công nghiệp, nên số hộ phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao (trên 80%). Do vậy, từ khi tách thành quận mới, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu các ngành kinh tế giảm mạnh.

Thực hiện chủ trương của Quận ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tập trung vào chuyển đổi những diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, diện tích đất trũng, ao hồ sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp với dịch vụ… Đến nay, đã có một số trang trại có diện tích lớn như: khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh), khu Hồ Thạch Bàn và Tầm Dâu (phường Phúc Đồng), khu Bể và vườn Trũng (phường Giang Biên). Số trang trại có diện tích trên 3 ha chiếm tỷ lệ 21%, còn lại chủ yếu diện tích từ 1 đến 2,5 ha,

Ngày đăng: 26/04/2022