Các Yếu Tố Tiềm Năng Và Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Quận Long Biên


lý trong từng giai đoạn và việc định hướng phát triển lâu dài cho quận về mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, môi trường ở quận.

Trong những năm qua, do tác động của sự phát triển nền kinh tế thị trường, chính sách mở cửa, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác quy hoạch, đầu tư cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng… các đô thị ở nước ta, trong đó có Hà Nội, đã phát triển nhanh chóng, đảm nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công nghiệp với cơ cấu các ngành công nghiệp, dịch vụ hợp lý, trong đó hình thành các ngành nghề mới, các trung tâm phát triển và chuyển giao công nghệ trong vùng theo các ngành, là nơi giao lưu thương mại trong nước và nước ngoài, thu hút đầu tư phát triển kinh tế đối ngoại, trở thành trung tâm dịch vụ, phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, và phát triển nguồn lực, giữ vai trò tăng thu ngân sách cho nhà nước hàng năm.

Từ năm 1992 về trước, việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các đô thị ít được chú ý. Ngày 17/8/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 91/CP về điều lệ quản lý quy hoạch đô thị, trong đó quy định: "Đô thị phải được xây dựng, phát triển theo quy hoạch…", và "việc cải tạo và xây dựng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch xây dựng đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" [14], đến năm 2003 có 86 thành phố, thị xã và hàng trăm thị trấn có quy hoạch xây dựng chung được duyệt hoặc đang điều chỉnh quy hoạch. Hiện nay, nước ta có gần 700 đô thị các loại với dân số chiếm 25% cả nước, gần 50% dân số đô thị đang tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Dự báo đến 2010, dân số đô thị chiếm 33%, đến 2020 sẽ chiếm 45% dân số cả nước.

Rõ ràng trong điều kiện nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, đô thị hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ, vai trò của quản lý nhà nước cần được tăng cường mạnh mẽ trong việc quy hoạch xây dựng đô thị, đòi hỏi phải rà soát lại công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên phạm vi toàn quốc, đối với từng lãnh thổ, từng tỉnh, từng đô thị và mỗi điểm dân cư để Nhà nước có biện pháp chỉ đạo hiệu quả xây dựng theo quy hoạch, tránh tình trạng manh mún, phân tán, thiếu mỹ quan và không có quy hoạch. Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) đã nêu ra các nhóm chủ trương, chính sách, giải pháp lớn cần tập trung thực hiện. Trong đó có nhóm giải pháp về phát


triển kinh tế đã nêu: "Tăng cường đầu tư cho công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị…" [4].

Những năm qua, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra nhanh chóng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp quy để quản lý, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng đô thị và thiết lập trật tự kiến trúc đô thị, mới nhất là hai luật đất đai (2003) và Luật Xây dựng (2003) có hiệu lực từ 1-7-2004, đã đáp ứng được nhu cầu quản lý và phát triển đất nước. Trong đó, Luật Xây dựng quy định nhiệm vụ công tác quản lý nhà nước về quy hoạch và quy định nhiệm vụ, nội dung công tác quy hoạch cho cấp quận ở các thành phố. Trên cơ sở các văn bản luật pháp về quy hoạch, cộng với nhiệm vụ quản lý, kế hoạch hóa của chính quyền cấp quận, có thể nêu lên ba nhiệm vụ cơ bản sau đây của công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận:

- Đối với quy hoạch chung cần xác định tính chất, đặc trưng của quận, quy mô dân số và định hướng phát triển không gian trong quận, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho từng giai đoạn 5 năm, 10 năm và dự báo hướng phát triển cho giai đoạn 20 năm. Qua đó phải xác định những khu vực cần giải tỏa, những khu vực được giữ lại để chỉnh trang, những khu vực cần được bảo vệ và những yêu cầu cụ thể khác theo đặc điểm của từng đơn vị.

- Đối với quy hoạch chi tiết cần làm rõ yêu cầu diện tích sử dụng đất, quy mô, phạm vi quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, thiết kế đồng bộ và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu vực thiết kế. Lập danh mục đề xuất biện pháp cải tạo cho những công trình cần giữ lại trong khu vực quy hoạch cải tạo.

- Các đồ án quy hoạch xây dựng ở quận sau khi được duyệt cần được tổ chức và thực hiện trên cơ sở áp dụng đồng bộ các biện pháp: Ban hành quy chế quản lý xây dựng theo quy hoạch; tổ chức công bố và công khai các đồ án quy hoạch xây dựng để thực hiện cơ chế giám sát việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, tạo điều kiện để cho các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình phù hợp với quy hoạch đảm bảo chất lượng kiến trúc, cảnh quan và môi trường của quận.

* Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận


- Trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố, nội dung của công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận là đánh giá việc thực hiện quy hoạch hàng năm và xác định đúng các nguồn lực hiện có để qua đó bố trí, sắp xếp lại các nguồn lực cho hợp lý nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội trong quận phát triển ổn định, bền vững.

- Xác định được hệ thống các khu đô thị các điểm dân cư để phục vụ cho quy hoạch các khu công nghiệp, nông nghiệp và du lịch, các khu vực bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và các khu chức năng khác. Bố trí hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian và các biện pháp bảo vệ môi trường. Định hướng phát triển các công trình chuyên ngành. Xác định đất dự trữ để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế và sử dụng đất có hiệu quả.

- Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận phải xác định tổng mặt bằng sử dụng đất của quận theo quy mô dân số của từng giai đoạn quy hoạch; phân khu chức năng đô thị; mật độ dân số, hệ số sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khác của từng khu chức năng và của đô thị; bố trí tổng thể các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, xác định chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ của các tuyến đường giao thông chính đô thị, xác định cốt xây dựng khống chế của từng khu vực và toàn đô thị. Quy hoạch đô thị phải được thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phải tận dụng địa hình, cây xanh, mặt nước và các điều kiện thiên nhiên nơi quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong trường hợp quy hoạch chung xây dựng cải tạo đô thị phải đề xuất được các giải pháp giữ lại những công trình, cảnh quan hiện có phù hợp với nhiệm vụ đề ra.

- Xác định các khu chức năng, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, hướng phát triển cho từng điểm dân cư, thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán cho từng vùng để hướng dẫn nhân dân xây dựng. Quy hoạch chi tiết xây dựng khu trung tâm quận phải xác định vị trí, diện tích xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức, các công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại dịch vụ và các công trình khác. Đối với các điểm dân cư phường đang tồn tại ổn định lâu dài, khi thực hiện quy hoạch xây dựng thì phải thiết kế cải tạo, chỉnh trang các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.


- Quy hoạch các công trình văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm: trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa, các tuyến giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, thông tin bưu điện… Mọi công trình văn hóa xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở quận khi xây dựng xong phải được tổ chức nghiệm thu, bàn giao cho các cơ quan chuyên trách của nhà nước quản lý, sử dụng và khai thác công trình đó.

Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội có vai trò rất quan trọng, mở đường cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tránh sự phát triển tự phát về xây dựng và các hoạt động kinh tế - xã hội, mà thường để lại nhiều hậu quả. Quy trình tổ chức xét duyệt chương trình quy hoạch, kể cả khâu lập quy hoạch đòi hỏi cần phải đổi mới và thực hiện một cách cẩn trọng, trách nhiệm, nhằm tránh cho ra đời những sản phẩm quy hoạch kém chất lượng, gây tổn hại quá trình phát triển kinh tế - xã hội cho quận.

* Yêu cầu đổi mới quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận


- Đô thị hóa là xu thế tất yếu đối với các nước đang phát triển, bên cạnh xu thế ấy bao giờ cũng có một xu thế khác là sự tự phát hình thành các khu, cụm dân cư. Nguyên nhân kinh tế dẫn tới sự di dân tự phát và việc chưa coi trọng công tác quản lý quy hoạch xây dựng của các cấp chính quyền. Nhiều vấn đề thực tiễn liên quan đến quản lý quy hoạch xây dựng ở quận là sự hỗn độn, mất trật tự trong xây dựng, quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, ùn tắc giao thông… đã khiến cho nhiều vấn đề trở nên khó khăn, phức tạp trong nhận thức và thực thi các giải pháp đề ra.

- Thời gian gần đây công luận đã nói nhiều đến vấn đề quy hoạch "treo", nhưng thực tế cho thấy còn có quy hoạch kết hợp với đầu cơ đất, quy hoạch "điều chỉnh"…

Quy hoạch "treo" là loại quy hoạch không mang tính khả thi, làm ra để đó, gây tốn tiền của, thời gian và luôn đe dọa sự ổn định nơi ở của người dân, kìm hãm sự phát triển.

Quy hoạch kết hợp với đầu cơ đất được ngụy trang với tên gọi quy hoạch chính danh, không kinh doanh để có thể tiến hành tự đền bù đất trên những diện tích khá rộng, thường dừng ở việc phân lô và tuy có khá đủ các cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhưng thường thiếu


cơ sở hạ tầng xã hội. Những lô đất được khoanh vùng rồi để đó, không thấy xây dựng mà chỉ được thực hiện việc mua đi bán lại tìm chênh lệch giá, tạo nên một thị trường ảo về nhu cầu nhà ở.

Với quy hoạch "điều chỉnh" tuy ban đầu thực hiện quy hoạch chi tiết rất công phu, đầy đủ. Sau thời gian thực hiện quy hoạch, thông qua đền bù, giải tỏa và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các bất cập bắt đầu nảy sinh: đền bù không dứt điểm, lợi nhuận thực tế đối với một số loại hình nhà ở đột biến cao lên, dễ kinh doanh, lợi nhuận siêu ngạch mà không cần bỏ thêm vốn, không cần thực hiện những công trình hạ tầng xã hội mang tính nghĩa vụ, tuy nhiên vẫn phải điều chỉnh lại quy hoạch để đảm bảo cho lợi nhuận siêu ngạch thấy trước. Thông qua những báo cáo, yêu cầu điều chỉnh quy hoạch tại một số điểm của dự án sẽ được xem là sự cần thiết, khả thi hơn… để có được ủng hộ, phê duyệt từ những đơn vị nhà nước quản lý quy hoạch.

- Yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và sự phối hợp các ngành, các cấp trong quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận. Việc quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận phải có một bộ máy thích hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Quản lý cấp quận khác với quản lý cấp huyện trên nhiều lĩnh vực, bởi tính phức tạp, đa dạng của nó. Nếu việc quản lý ở cấp quận cũng theo một khung với chế độ quản lý vùng nông thôn thì không thể giải quyết hiệu quả những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn đô thị. Cần phân định rõ chức năng của chính quyền quận và cơ quan chuyên môn, đồng thời nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý ở quận sao cho phù hợp, thể hiện được sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Sự phân cấp quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quận là một yêu cầu quan trọng về đổi mới quản lý, tuy nhiên sự phân cấp cần thể hiện rõ sự thống nhất phối hợp, phân định trách nhiệm, tránh việc đùn đẩy công việc cuối cùng gây khó khăn cho người dân. Cụ thể là, việc quy hoạch phải thông qua Hội đồng nhân dân quận là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng việc quy hoạch cần tăng cường tính chuyên trách hay khả năng phản biện tốt của Hội đồng nhân dân. Thực tế cho thấy, nhiều


bản quy hoạch thông qua Hội đồng nhân dân rất dễ dàng, dường như các đại biểu ít cho ý kiến hoặc không thể tham gia ý kiến, nhưng sau khi xuất hiện những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện chương trình quy hoạch, Hội đồng nhân dân lại phải họp đi họp lại nhiều lần để xem xét các khiếu nại của nhân dân.

Đối với việc quản lý quy hoạch cấp quận phải dựa trên một hệ thống thể chế, chính sách cũng như hệ thống tổ chức thực thi pháp luật thống nhất trên một số lĩnh vực của đời sống đô thị như quản lý đất đai, quản lý giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, chính sách quản lý dân cư, dân số, bảo vệ môi trường, sử dụng các không gian công cộng đô thị… Về lĩnh vực này, thực tế cho thấy đã xuất hiện những vấn đề vừa thiếu lại vừa thừa, không đồng bộ, thay đổi liên tục. Do đó, sự phân cấp nếu không phân định rõ trách nhiệm cụ thể thì việc quy hoạch không thể hiện được tính khả thi và bộ máy quản lý của chính quyền quận dễ sa vào việc giải quyết những hệ lụy nảy sinh.


1.2. Các Yếu Tố Tiềm NĂNG Và Nguồn Lực Phát Triển KINH Tế - Xã Hội Quận LONG BIÊN

1.2.1. Các yếu tố tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên


* Về vị trí địa lý


Quận Long Biên được thành lập theo Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06-11- 2003 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của huyện Gia Lâm với 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các phường Gia Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Thượng Thanh, Giang Biên, Ngọc Thụy, Việt Hưng, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối, Đức Giang, Sài Đồng.

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp sông Đuống, phía Đông giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Đông Anh, phía Nam giáp sông Hồng. Vị trí địa lý đặc thù của quận, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Đuống, tạo cho Long Biên có tiềm năng quan trọng cho phát triển các cụm công nghiệp kỹ thuật cao, cho quá trình phát triển đô thị hiện đại, đồng thời tạo được sự giao lưu trong hoạt động kinh tế. Quận Long Biên cũng là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với


nhiều đường giao thông lớn như đường sắt, quốc lộ, đường thủy nối liền các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang), các tỉnh phía Đông Bắc (Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh). Đây là điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế giữa quận với các tỉnh và thành phố lân cận, mở rộng thị trường kinh doanh và dịch vụ.

Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, và ở trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vị trí địa lý này tạo nên một sức hút mạnh để quận Long Biên phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, theo kịp nhịp độ phát triển chung của Thủ đô Hà Nội.

Quận Long Biên có vị trí địa lý rất thuận lợi gần các trục giao thông chính: đường bộ, đường hàng không, đường sông, đường sắt nên rất dễ dàng cho các phương tiện vận chuyển tập kết nguyên vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Long Biên là điểm xuất phát của đường quốc lộ số 5, là điểm trung chuyển của quốc lộ 1A và nhiều tuyến đường chiến lược khác, là cửa ngõ nối giữa Hà Nội với các trung tâm công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh…

Long Biên là nơi tập trung các khu công nghiệp lớn của thành phố và cả nước như Đức Giang, Sài Đồng A và B đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã đi vào sản xuất ổn định.

Quận Long Biên có nguồn lao động khá dồi dào, nếu được đào tạo tốt sẽ có khả năng đáp ứng được cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng.

Quận Long Biên mới được thành lập, trên địa bàn đang triển khai các công trình trọng điểm của quốc gia và thành phố, đặc biệt là các công trình xây dựng dân dụng và giao thông, cơ sở hạ tầng đang đứng trước yêu cầu cấn hoàn thiện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành xây dựng trong thời gian tới.

Với vị trị địa lý thuận lợi, có tính đặc trưng so với các quận nội thành khác sẽ tạo điều kiện cho quận Long Biên phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Vì vậy, tuy mới thành lập, nhưng quận Long Biên có vai trò nhất định đối với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.


* Về điều kiện tự nhiên


Quận Long Biên nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng cao ven theo đê hai sông. Địa hình quận tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng chung của địa hình và theo hướng của dòng sông Hồng. Địa hình Long Biên khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và khu công nghiệp.

Quận Long Biên mang sắc thái đặc trưng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối của mùa đông lại thường ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23 - 240C, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm khoảng 6-70C. Độ ẩm trung bình hàng năm của quận khoảng 82%, ít thay đổi theo các tháng, thường dao động trong khoảng 78 -

87%. Lượng mưa trung bình khoảng 1.600 - 1.800 mm. Long Biên chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Hồng và sông Đuống: lưu lượng trung bình nhiều năm là 2.710 m3/s, mực nước lũ thường cao từ 9 - 12 m (độ cao trung bình mặt đê là 14 - 14,5 m).

Về đất đai: Theo số liệu thống kê đến ngày 1-10-2004, quận Long Biên có diện tích

6.038 ha, là quận có điện tích lớn nhất trong số các quận nội thành Hà Nội. Trong đó đất nông nghiệp là 2.258,01 ha, chiếm 34,17%; diện tích đất canh tác là 1.644,2 ha được chia thành hai vùng: vùng trong đồng là 1.114,8 ha, vùng ngoài bãi là 529,4 ha. Diện tích đất ngoài bãi thuộc loại đất phù sa được bồi đắp hàng năm, chất đất tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Trong tương lai, diện tích đất này có thể chuyển đổi mục đích sử dụng sang nông nghiệp đô thị - sinh thái kết hợp với phục vụ cho du lịch thì đây có thể trở thành một nét độc đáo của quận.

Bảng 1.1: Diện tích các loại đất của quận Long Biên (đến 10-2004) [16]



STT

Loại đất

Hiện trạng (2004)

1

Đất nông nghiệp

2.258,01 ha

37,41%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 3

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí