Nguồn Lực Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Quận Long Biên


2

Đất chuyên dùng

1809,64 ha

29,97%

3

Đất ở

724,28 ha

11,99%

4

Đất chưa sử dụng

1246,29 ha

20,631%


Cộng:

6038,24 ha

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên, thành phố Hà Nội đến năm 2015 - 4


Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng diện tích của quận. Tuy nhiên, do tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp trung bình 1 năm giảm từ 100 - 120 ha nên phần lớn diện tích còn lại là đất kẹt trong các khu dân cư, khu công nghiệp, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và cần có sự chuyển mục đích sử dụng để tăng hiện quả sử dụng đất hiện có của quận.

Trong số đất nông nghiệp, quận Long Biên còn có 106,94 ha đất vườn tạp, 7,63 ha đất trồng cây lâu năm và 5,27 ha đất trồng cỏ chăn nuôi. Diện tích đất này không còn phù hợp với một quân nội thành của Thủ đô. Đây là quỹ đất có thể dành cho phát triển nông nghiệp đô thị với nét đặc trưng là nông nghiệp sinh thái. Đồng thời đây cũng là quỹ đất dự trữ cho quá trình đô thị hóa.

Đất chuyên dùng là 1.809,64 ha, chiếm 29,9% tổng diện tích đất toàn quận. Trong đó đất dành cho xây dựng cơ bản là 562,42 ha, diện tích đất giao thông là 386,58 ha. Đất ở là 724,28 ha, chiếm 12,85% tổng diện tích của quận, trong đó diện tích đất ở nông thôn chiếm 474,41 ha. Đất chưa sử dụng là 1246,29 ha, chiếm 20,63% diện tích đất tự nhiên toàn quận, trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng là 67,16 ha sẽ là một nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. Việc xây dựng các công trình mới trên địa bàn quận sẽ có thuận lợi hơn so với các quận nội thành khác về giải phóng mặt bằng cũng như ngân sách chi trả tiền đền bù đất.

Quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hóa với tốc độ khá nhanh, nhu cầu sử dụng đất rất lớn. Đồng thời cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sử dụng đất cũng sẽ có những biến động liên tục. Với quỹ đất hiện có, đặc biệt là với diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất chưa sử dụng khá lớn, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2015, việc chuyển đổi chức năng sử dụng đất cho quy hoạch tổng thể trên địa bàn quận


còn tương đối thuận lợi. Đây là điều kiện cho sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực và cho xây dựng cơ sở hạ tầng với quy mô, tương xứng với một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội.

Tài nguyên và khoáng sản: Với hệ thống sông Hồng và sông Đuống có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn quận. Tuy nhiên, cần phải có quy hoạch và quản lý khai thác để tránh ảnh hưởng đến dòng chảy và sụt lở ở bờ sông.


1.2.2. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội quận Long Biên


Quận Long Biên hiện có hơn 182.000 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân 3.075 người/ km2, thấp hơn so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy, sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn quận không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận khác của Thủ đô. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các phường trong quận. Đông dân nhất là phường Ngọc Lâm với 18.377 người/ km2 nằm trong lòng thị trấn Gia Lâm cũ, địa bàn trải dài theo trục đường quốc lộ 1. Phường có mật độ dân thấp nhất là phường Cự Khối 1.247 người/ km2.

Long Biên là quận mới thành lập, kinh tế đang trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển với nhiều dự án lớn đang được xây dựng và triển khai, nên có nhiều biến động trong quy mô dân số. Năm 2003, tốc độ dân số trung bình toàn quận là 4,24%. Tuy nhiên, tốc độ tăng cơ học cũng có sự chênh lệch rất rõ giữa các phường. Phường Thượng Thanh tốc độ dân số cơ học lên tới 23,29% trong khi đó ở một số phường lại có tình trạng tốc độ dân số cơ học âm.

Dân số tăng sẽ làm tăng lực lượng lao động tham gia các hoạt động kinh tế trên các địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dân số tăng nhanh sẽ kéo theo những yêu cầu về giải quyết việc làm, nhà ở và các vấn đề xã hội khác.

Lao động là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Theo số liệu Phòng Thống kê quận Long Biên, đến 31-12-2004 dân số trong độ tuổi lao động là 126.133 người (chiếm 69,29% dân số). Đây là lực lượng lao động trực tiếp, là động lực cho tăng trưởng


và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay quận Long Biên vẫn còn một lượng lao động chưa được huy động cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Số người chưa có việc làm năm 2004 là 7.651 người, chiếm 6,07 số người trong độ tuổi lao động. Một phần trong số người chưa có việc làm là những lao động nông nghiệp bị mất đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa.

Trong tổng số nguồn lao động, phần lớn vẫn là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 80%. Số người lao động qua đào tạo năm 2004 đạt 20% tương đương tỷ lệ chung của cả nước. Cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học - 0,68 trung học chuyên nghiệp - 1,67 công nhân kỹ thuật. So sánh với tính toán của các chuyên gia về yêu cầu hiện nay phải là 1 đại học - 4 trung học chuyên nghiệp - 14 công nhân kỹ thuật thì cơ cấu lao động của quận chưa hợp lý, cần chuyển dịch theo hướng tăng nhanh số lượng lao động được đào tạo ở bậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Hiện nay, lao động của quận đã đáp ứng được yêu cầu công việc. Song với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chất lượng lao động của quận chưa đáp ứng được yêu cầu.

Là quận nội thành của Thủ đô, Long Biên đã bước đầu thu hút được lao động có trình độ chuyên môn cao đến làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Với tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ, quận sẽ tiếp tục thu hút được đội ngũ lao động có trình độ đến làm việc.

Về cơ cấu lao động: Cùng với việc phát triển các thành phần kinh tế, lao động của quận phân bổ 30% vào khu vực kinh tế nhà nước. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước thu hút và tạo việc làm cho một bộ phận lớn lao động trên địa bàn quận (66%). Tuy nhiên, là một quận tập trung nhiều khu công nghiệp, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng số lao động tham gia làm việc trong khu vực này chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chiếm 4%). Điều này chứng tỏ, về mặt chất lượng, lao động của quận và còn chưa đáp ứng được yêu cầu cao của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế trong những năm qua chưa có biến đổi tích cực. Lao động trong các ngành kinh tế có sự dịch chuyển từ ngành nông nghiệp sang công


nghiệp nhưng vẫn chỉ là thay đổi nhỏ. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao (khoảng 50% trong tổng số lao động). Lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, chưa tương xứng với quận nội thành.

Trong khi lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, nhưng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 40%. Như vậy, tình trạng lãng phí lao động còn khá lớn. Số lao động này nếu được đào tạo nâng cao trình độ, sẽ là lực lượng đáp ứng cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận trong những năm tới.

Với tiềm năng về vị trí địa lý và đất đai, quận Long Biên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Khi tiến hành thủ tục thuê mặt bằng, các doanh nghiệp phải thực hiện cam kết sẽ tuyển dụng lao động trên địa bàn (cụ thể thuê 1 ha mặt bằng doanh nghiệp phải cam kết tuyển dụng ít nhất 10 lao động của quận). Nếu không đủ lao động, doanh nghiệp mới tuyển dụng lao động từ các địa phương khác. Về phía các doanh nghiệp, muốn tuyển dụng lao động địa phương, một mặt góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp cho lao động trên địa bàn quận, mặt khác sử dụng lao động địa phương doanh nghiệp sẽ không phải lo vấn đề nhà ở cho người lao động. Vì vậy, tuy số lượng lao động chưa có việc làm ở quận còn nhiều và tạo việc làm cho người lao động không phải là vấn đề quá phức tạp, nhưng vấn đề quan trọng là người lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc hay không.

Hệ thống cơ sở hạ tầng: Quận Long Biên bước đầu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, cấp thoát nước nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của một quận nội thành. Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội tương đối tốt; công tác phổ cập giáo dục, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao và văn hóa cộng đồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn rất lạc hậu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Khả năng về thị trường và quan hệ hợp tác: Sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế trên địa bàn quận. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam và Thủ đô Hà Nội đã đạt được một số kết quả


khả quan, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng các loại hàng hóa dịch vụ ngày càng phát triển nhanh chóng. Nhờ đó, thị trường đối với các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng phát triển và mở rộng.

Khu vực nội thành Hà Nội với khoảng 3 triệu dân và hàng nghìn cơ quan, đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ là thị trường lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ của quận. Ngoài ra, Hà Nội cũng là trung tâm, đầu mối luân chuyển hàng hóa lớn khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước, hàng hóa được tiêu thụ trên địa bàn còn được vận chuyển đi nhiều địa phương khác. Với hệ thống giao lưu hàng hóa thuận lợi, hàng hóa sản xuất trên địa bàn quận có điều kiện tiếp cận thị trường các tỉnh lân cận trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ, nhiều sản phẩm có phạm vi tiêu thụ trên địa bàn cả nước. Vì vậy, đối với quận Long Biên, thị trường tiêu thụ trong nước rất lớn. Đây là tiềm năng phát triển kinh tế của quận.

Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng sẽ có nhiều thời cơ thuận lợi để thúc đẩy sự hợp tác kinh tế quốc tế. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp trên địa bàn quận còn có tiềm năng tiêu thụ trên thị trường thế giới, đặc biệt thị trường các nước trong khu vực.

Nguồn lực tài chính và khả năng huy động vốn cho đầu tư phát triển: Do tốc độ đô thị hóa trên địa bàn quận tiếp tục diễn ra nhanh, cho nên quận Long Biên sẽ có khả năng thu hút nguồn lực tài chính rất lớn để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội. Long Biên là quận nội thành có vị trí rất thuận lợi cho phát triển công nghiệp và dịch vụ, nên có lợi thế thu hút các nguồn vốn tín dụng, liên doanh, liên kết và các nguồn vốn xã hội nói chung. Với nguồn đất chưa sử dụng, quận Long Biên có thể huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất.

Tóm lại, Long Biên nằm trong tam giác phát triển kinh tế phí Bắc, với các tuyến giao thông quan trọng từ Hà Nội đi các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, tạo cho quận có thế mạnh trong phát triển các ngành kinh tế. Điều kiện thời tiết khi hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - đô thị - sinh thái cũng như các ngành và các lĩnh vực khác.


So sánh với các quận nội thành khác, Long Biên còn có quỹ đất phát triển đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại. Tiềm năng đó tạo thế mạnh cho việc phát triển các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ trên địa bàn cũng như tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn tập trung nhiều đơn vị, doanh nghiệp của Trung ương, thành phố cùng với một số lượng lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh của quận tạo việc làm cho lao động trong quận. Quận có nguồn nhân lực khá dồi dào, tham gia hoạt động kinh tế trên địa bàn quận, trong khu vực nội, ngoại thành và các tỉnh lân cận. Các cơ sở văn hóa, lịch sử và yếu tố truyền thống cũng là tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế của quận.

Nhưng do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, với tốc độ đô thị hóa nhanh, quận Long Biên sẽ phải đương đầu với một dòng di cư tự do từ các quận, huyện của thành phố và các tỉnh khác về. Tốc độ tăng dân số cơ học sẽ tạo nên sức ép nhiều mặt cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quận. Lao động chưa qua đào tạo vẫn chiếm tỷ lệ cao và có sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu lao động cả về trình độ lao động cũng như ngành nghề, một bộ phận lao động chưa có việc làm. Lao động trong quận chưa được thu hút nhiều vào các doanh nghiệp trên địa bàn, đặc biệt doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do mới được hình thành từ huyện ngoại thành nên cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, chưa đồng bộ.

Tuy khó khăn còn nhiều nhưng tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội của quận Long Biên rất lớn. Điều quan trọng là khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả những tiềm năng và lợi thế hiện có cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quận, xứng đáng với vị thế của một quận nội thành Thủ đô. Mặt khác, quận Long Biên đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, nên sẽ phải giải quyết mâu thuẫn giữa đô thị hóa tự giác nhằm vừa đảm bảo phát huy được các nguồn lực đa dạng, vừa đảm bảo phát triển đô thị văn minh, hiện đại. Đồng thời quận Long Biên sẽ được thụ hưởng những lợi thế do ba cây cầu mới được hình thành, song cũng phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế - xã hội đặt ra trong quá trình thực hiện ba dự án này. Về vấn đề quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn quận sẽ phát sinh nhiều khó khăn, phức tạp, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, do sự phát triển của nhiều loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.


Chương 2


thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận long biên từ năm 2003 đến nay


2.1. Thực Trạng CÔNG Tác QUY Hoạch Và Thực Hiện QUY Hoạch Đầu TƯ Phát Triển Các Ngành KINH Tế

2.1.1. Công tác quy hoạch, quản lý đất đai và đô thị


* Công tác quy hoạch và kế hoạch, đầu tư


Từ khi thành lập quận đến nay, công tác quy hoạch được các cấp ủy đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo. Quận ủy và Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân quận đã chủ động làm việc với lãnh đạo thành phố, các sở, ban ngành liên quan để triển khai thực hiện công tác quy hoạch. Đồng thời tiếp tục đề nghị thành phố chấp thuận điều chỉnh quy hoạch chi tiết của quận phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Tổ chức công bố công khai và bàn giao quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đường 5 kéo dài, chỉnh trang phố Ngô Gia Tự; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/200 khu đô thị mới Thượng Thanh cho các phường có liên quan để phối hợp quản lý theo quy hoạch.

Công tác kế hoạch, đầu tư được chú trọng, tập trung chỉ đạo theo hướng trọng điểm, thí điểm xã hội hóa trong đầu tư, có ưu tiên; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Tiến hành giao chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế - xã hội, giao phân bổ ngân sách hàng năm đúng quy định; khẩn trương hoàn thành các dự án chuyển tiếp, đưa vào sử dụng có hiệu quả; thực hiện rà soát các dự án đầu tư, hạn chế dàn trải và tập trung ưu tiên vốn, thủ tục hành chính cho các dự án hạ tầng kinh tế - xã hội, một số dự án trọng điểm của quận và các dự án nhằm đạt chuẩn hóa trong lĩnh vực y tế, giáo dục; các dự án đấu giá quyền sử dụng đất được tập trung chỉ đạo, triển khai tích cực.

Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các Thông tư 03/TT-BXD và Thông tư số 04/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản. Thẩm định, phê duyệt 138 dự án đầu tư với tổng số vốn


221,254 tỷ đồng; trong đó 58 dự án với nguồn ngân sách đầu tư 137,817 tỷ đồng; 80 dự án bằng nguồn vốn huy động của địa phương với số vốn 83,437 tỷ đồng.

Các dự án xây dựng cơ bản vốn tập trung thành phố năm 2005 ước thực hiện 9,2 tỷ đồng/10,035 tỷ đồng (đạt 91,6% so với kế hoạch). Ngoài ra, các dự án trọng điểm trên địa bàn quận (hạ tầng khu tái định cư cầu Vĩnh Tuy, san nền trung tâm thương mại quận, khu đấu giá…) sử dụng vốn tập trung của thành phố ước thực hiện 73,5 tỷ đồng [32].

Tập trung xây dựng một số đề án, xây dựng các cơ chế thu hút đầu tư trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng chợ, trung tâm thương mại; làm rõ cơ chế điều hành quản lý…

* Công tác quản lý đất đai và đô thị


Công tác quản lý đất đai được quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến tích cực ở các khu dân cư sinh sống, các khu đất nông nghiệp. Tổ chức quản lý chống lấn chiếm và phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu phương án sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch đã duyệt tại các khu vực trong quận. Tổng hợp, thống kê diện tích đất nhỏ lẻ, đất kẹt, đất sử dụng kém hiệu quả. Chỉ đạo các phường lập kế hoạch sử dụng, xây dựng các công trình công cộng và đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai 5 năm theo định kỳ, làm cơ sở xây dựng kế hoạch sử dụng đất năm 2006. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tập trung tháo gỡ các vướng mắc tồn tại. Tổng số hồ sơ đã hoàn thiện và xét duyệt là 9.272/ 9.175 hồ sơ, đạt 101% so với kế hoạch.

Công tác quản lý đô thị được tăng cường, duy trì thường xuyên, làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng của chính quyền cơ sở, hạn chế tối thiểu các vị phạm, không để xảy ra các trường hợp vị phạm nghiêm trọng, xử lý kiên quyết và triệt để các vị phạm ngay từ đầu. Tỷ lệ các công trình xây dựng có phép trên địa bàn quận ngày càng tăng. Trong năm 2005 tiến hành kiểm tra 739 trường hợp, trong đó có 365 trường hợp có giấy phép (đạt 60,2%), 374 trường hợp vi phạm. Xử lý 25 bãi rác thải không đúng quy định tại các phường, tổ chức thu gom xử lý rác sinh hoạt, thực hiện đề án xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường [30].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022