Về Thực Tiễn , Áp Dụng Khung Lý Thuyết Trên, Luận Án Đã Tiến Hành Thu Thập Tài Liệu Thứ Cấp Từ Các Công Trình Nghiên Cứu Đã Công Bố, Từ Các Báo Cáo


NSNN trong đầu tư XDCB ở tất cả các cấp, ngành, về kế hoạch, dự toán, quyết toán vốn đầu tư ở từng công trình, dự án, từng đơn vị. Khắc phục tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời về tình hình thực hiện các dự án đầu tư tại đơn vị; tình trạng các đơn vị chủ đầu tư không tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ kịp thời về tình hình thực hiện đầu tư cho các cơ quan quản lý. Xây dựng hệ thống báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo thống kê, báo cáo kế toán một cách hợp lý, khoa học. Trang bị phương tiện thông tin hiện đại: máy vi tính, fax, điện thoại, internet. Tổ chức con người để thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin. Phân công, phân cấp, tổ chức bộ máy thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin. Xây dựng định chế bắt buộc phải công khai thông tin khi sử dụng vốn NSNN, thông tin về quản lý sử dụng vốn NSNN trong đầu tư XDCB.

Xây dựng qui trình kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau quá trình bỏ vốn đầu tư XDCB:

- Kiểm soát trước khi bỏ vốn đầu tư. Trước khi bỏ vốn đầu tư, việc giám sát được thông qua quá trình lập dự án đầu tư, lập kế hoạch vốn đầu tư. Để giám sát được quá trình này, trước hết phải đưa ra các qui định, tiêu chuẩn, chỉ tiêu bắt buộc phải thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng. Các qui định xử phạt cụ thể khi không thực hiện đúng qui định đặt ra. Để tạo thế chủ động cho đơn vị cơ sở, việc giám sát này được giao toàn quyền cho các chủ đầu tư.

- Kiểm soát trong khi bỏ vốn đầu tư. Trong khi bỏ vốn đầu tư, trách nhiệm giám sát vốn đầu tư vẫn chủ yếu thuộc về chủ đầu tư. Ngoài ra, cơ quan thanh toán (Kho bạc Nhà nước) chịu trách nhiệm kiểm soát trước khi trả tiền đảm bảo tiền chi trả đúng mục đích, đúng hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu. Việc giám sát trong khi bỏ vốn đầu tư phải đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Trách nhiệm của người thanh toán vốn chỉ dừng lại trên hồ sơ đề nghị thanh


toán vốn, còn sai lệch thực tế giữa thực tế so với hồ sơ thì người thanh toán sẽ không chịu trách nhiệm.

- Kiểm soát sau khi bỏ vốn đầu tư. Cần phải xác định sau khi bỏ vốn là khi nào, sau khi chi tiền hay sau khi dự án hoàn thành. Đây cũng chính là đặc trưng và là một khó khăn trong việc kiểm soát vốn đầu tư XDCB. Trong đầu tư XDCB, tiền đầu tư thường được chi ra từng phần, đến khi có được sản phẩm hoàn chỉnh nên rất khó đánh giá. Mặt khác, khi dự án hoàn thành thì các Ban quản lý dự án có thể đã giải thể, chuyển sang đơn vị khác. Do đó, cần phải kiểm soát ngay sau khi thanh toán và nâng cao tính pháp lý, trách nhiệm trong từng lần thanh toán. Xoá bỏ tâm lý là phải chờ đến khi quyết toán xong mới kiểm tra và sau khi quyết toán nếu xác định ra sai phạm mới xử lý trách nhiệm.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát:

Hiện nay, việc kiểm tra vốn NSNN trong đầu tư XDCB trong ngành GTVT đã đạt được những thành tựu đáng kể, song bên cạnh đó chưa được phân công rõ ràng. Một dự án đầu tư có thể có nhiều đơn vị kiểm tra, thanh tra như cơ quan chủ quản kiểm tra, cơ quan thanh tra kiểm tra, cơ quan Kiểm toán nhà nước kiểm tra, cơ quan Kiểm sát kiểm tra, cơ quan Điều tra kiểm tra. Với từng cơ quan kiểm tra trách nhiệm không rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, chồng chéo, ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của chủ đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

Để khắc phục tình trạng này, cần phải phân chia thành 2 loại kiểm tra đó là kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm. Đối với loại kiểm tra thường xuyên theo định kỳ cần phải thực hiện theo kế hoạch. Chức năng kiểm tra thường xuyên chỉ nên giao cho cơ quan chủ quản, cơ quan Thanh tra và cơ quan Kiểm toán nhà nước. Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải nằm trong kế hoạch thống nhất.


Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 29

Tiểu kết chương 4

Xuất phát từ thực tế của quản lý nhà nước đối với đẩu tư XDCB từ vốn từ NSNN trong ngành giao thông đã phân tích ở chương 3, từ yêu cầu phát triển GTVT ở nước ta những năm tới, luận án đã đề xuất mục tiêu tổng quát để phát triển ĐTXDCB trong ngành GTVT của Việt nam đến năm 2020. Dựa trên các số liệu thứ cấp thu thập từ ngành GTVT, luận án đã phân tích chiến lược phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông của Việt nam, xá định nhu cầu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ ở nước ta đến năm 2020.

Trên cơ sở đó, đã chỉ ra các yêu cầu và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT Việt Nam. Xuất phát từ những hạn chế của quản lý nhà nước trong đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN hiện nay, luận án đã chỉ rõ những nội dụng cần thiết phải hoàn thiện quản lý nhà nước trong tất cả các khâu như xây dựng quy hoạch, kế hoạch, trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án trong khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án, trong triển khai đấu thầu và thi công các dự án, trong nghiệm thu, thẩm định chất lượng và bàn giao công trình đầu tư XDCB, trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong ngành GTVT.

Đồng thời luận án đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT đến năm 2020. Liên quan tới các biện pháp này, luận án đã khuyến nghị hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành giao thông. Luận án đã đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện quản lý nhà nước đối với ba chủ thể tham gia dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT là chủ đầu tư, tổ chức tư vấn (giám sát, thiết kế, khảo sát, thẩm định) và nhà thầu xây lắp.


KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT có vai trò quan trọng đối với các nước có nền kinh tế thị trường nói chung, trong đó có nước ta. Bởi lẽ nguồn vốn đầu tư XDCB từ vốn NSNN cho GTVT thường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội. Thực tiễn cho thấy, những năm qua ở nước ta, số lượng dự án ĐTXD từ NSNN tăng nhanh, vốn NSNN cho các dự án rất lớn và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn ĐTPT, song hiệu quả của các dự án này nhiều hạn chế. Vì thế việc nghiên cứu chủ đề này có ý nghĩa quan trọng.

Luận án của tác giả đã đạt được những kết quả chủ yếu sau đây:

1. Về mặt lý thuyết, Có nhiều cách tiếp cận phân tích quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT. Trong luận án này, tác giả tiếp cận quản lý nhà nước theo các khâu của quá trình đầu tư XDCB. Theo đó, năm khâu kế tiếp nhau của quá trình đầu tư XDCB là xây dựng quy hoạch, kế hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai các dự án; nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và thanh quyết toán vốn được nghiên cứu dưới sự tác động của các yếu tố môi trường luật pháp, cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT được chọn làm khung nghiên cứu thống nhất trong suốt các chương lý luận, thực tiễn và khuyến nghị phương hướng và giải pháp hoàn thiện.

Thêm nữa, cùng với 5 khâu quản lý nhà nước và 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng, luận án đã xây dựng các chuẩn (yêu cầu) để đánh giá một cách một cách cụ thể, rõ ràng những mặt đạt được và chưa đạt được. Chính đây là cách tiếp cận riêng biệt của luận án, một mặt đảm bảo tính khoa học, mặt khác làm cho luận án không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã được công bố trước đây.

2. Về thực tiễn, áp dụng khung lý thuyết trên, luận án đã tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đã công bố, từ các báo cáo


của ngành cũng như các số liệu thống kê có nguồn gốc tin cậy và khảo sát phỏng vấn thu thập tài liệu sơ cấp từ 165 cán bộ quản lý nhà nước các cấp, chủ đầu tư và các nhà thầu,….để phân tích thực trạng QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trong ngành GTVT; đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Luận án chú ý nhấn mạnh tình trạng phân tán, dàn trải, sai phạm và kém hiệu quả của không ít dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT. Đặc biệt, luận án chỉ rõ tình trạng thất thoát, lãng phí và nợ đọng vốn đầu tư XDCB còn xảy ra khá phổ biến và ở mức đáng báo động đang làm giảm hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với ĐTXDCB từ vốn NSNN trong ngành GTVT.

Bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, yêu cầu đầu tư XDCB các công trình GTVT ngày càng cao, đòi hởi tiếp tục đổi mới và hoàn thiện QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trong ngành giao thông vận tải Việt Nam. Theo đó, về phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong ngành GTVT Việt Nam những năm tới, luận án nhấn mạnh tới hoàn thiện các khâu đấu thầu, triển khai giải phóng mặt bằng và thanh quyết toán vốn theo đúng tiến độ theo đúng tiến độ đảm bảo yêu cầu chất lượng, thời gian và chi phí.

Đồng thời, tác giả đã đưa ra các nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước gồm hoàn thiện khung khổ pháp luật cơ chế, chính sách đối với dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước trong ngành GTVT Việt Nam; hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các chủ thể tham gia dự án ĐTXDCB từ NSNN trong ngành GTVT; tăng cường quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát của Nhà nước; đặc biệt nhấn mạnh tới nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất của bộ ba là: chủ đầu tư, nhà tư vấn và nhà thầu.

Theo tác giả, việc thực hiện các phương hướng và áp dụng đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp trên sẽ mang lại biến đổi tích cực trong QLNN đối với dự án ĐTXD từ NSNN trong ngành GTVT Việt Nam những năm tới.


CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ


1. “Quản lý đầu tư XDCB: Những hạn chế và hướng khắc phục”, Tạp chí Kế toán, Số 71 tháng 4 năm 2008.

2. “Đổi mới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước: Yêu cầu bức thiết của thực tiễn phát triển”, Tạp chí Điện Lực, Số 04 tháng 4 năm 2008.

3. “Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước”,

Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Kỳ II, tháng 10 năm 2009.

4. “Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải : Thực trạng và vấn đề ”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 175 Kỳ II, tháng 1 năm 2012.

5. “Tăng cường quản lý nhà nước đối với dự án giao thông từ vốn ngân sách nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Số 55 Tháng 05 năm 2012.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Quốc Anh (2002). Cổ phần hoá DNNN trong ngành giao thông vận tải ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2002.

2. Trịnh Thuỳ Anh (2006), Nghiên cứu Một số giải pháp quản lý rủi ro trong các dự án xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam, Luận án tiến kỹ kinh tế, Trường Đại học giao thông vận tải.

3. Bộ xây dựng (2006). Chỉ thị số 11/2006/CT – BXD.

4. Bộ xây dựng (2006). Chỉ thị số 06/2006/CT – BXD.

5. Bộ xây dựng (2005). Thông tư số 12/2005/TT – BXD.

6. Bộ xây dựng (2006). Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 1/4/2005 hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình, NXB Tài chính Hà Nội.

7. Bộ Xây dựng (2000). Quy chế Quản lý chất lượng công trình Xây dựng.

8. Bộ Xây dựng (2003). Chất lượng và Công nghệ Xây dựng nhà cao tầng. Tuyển tập hội thảo tháng 5-2003.

9. Bộ xây dựng (2006), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong đầu tư xây dựng công trình (tài liệu hội thảo tháng 1/2006), Hà nội.

10. Bộ Tài chính (2000). Hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư.

11. Bộ tài chính (2010), Báo cáo kế hoạch tài chính và chi tiêu trung hạn.

Giai đoạn 2009-2011.

12. Bộ Tài chính (2008). Báo cáo số 1152/BTC-TTr ngày 29/9/2008 (báo cáo kết quả thanh tra 3 năm phục vụ công tác giám sát của Quốc hội, theo công văn số 1892/VPQH-TH của Văn phòng Quốc hội.

13. Thanh tra Bộ tài chính (2003-2009), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra các năm.


14. Bộ tài chính (2009), Kết luận thanh tra số 97/BTC-TTr ngày 5/1/2009 về công tác quản lý tài chính tại 12 đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt nam.

15. Bộ tài chính (2007) Báo cáo nghiên cứu khảo sát xây dựng luật thuế thu nhập cá nhân, Hà Nội.

16. Bộ giao thông vận tải (2007), Báo cáo tổng kết công tác năm 2006, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2007.

17. Bộ giao thông vận tải (2008), Báo cáo tổng kết công tác năm 2007, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2008.

18. Bộ giao thông vận tải (2009), Báo cáo tổng kết công tác năm 2008, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2009.

19. Bộ giao thông vận tải (2010), Báo cáo tổng kết công tác năm 2009, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010.

19a. Bộ giao thông vận tải (2011), Báo cáo tổng kết công tác năm 2010, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2010.

20. Bộ giao thông vận tải (2011). Chỉ thị 02/CT-GTVT ngày 21/3/2011 về tăng cường quản lý chất lượng công trình giao thông.

21. Thanh Bình (2010), ‘‘Phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam’’ , Báo Giao thông vận tải.

22. Nguyễn Văn Bình (2010). Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn Nhà nước ở Việt nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Học Viện Tài chính, Hà Nội.

23. Phạm Ngọc Biên (2002). Hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trong kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, năm 2002.

24. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2009). Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí