Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 10


trúng thầu tham gia thực hiện triển khai dự án. Công tác quyết toán phải thống nhất trên toàn quốc gia.

*Hai là: Nhóm nhân tố liên quan đến bộ máy tổ chức quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Cơ chế quản lý đầu tư XDCB là các quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư xây dựng, tiết kiệm trong việc quản lý vốn đầu tư cho XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư cho XDCB.

Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền kinh tế thị trường song cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung, quản lý đầu tư và xây dựng nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống.

Quản lý Nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện bằng cơ quan Nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp). Chính phủ, Bộ (Trung ương) và Uỷ ban nhân dân các cấp (địa phương) là bộ máy trực tiếp (chủ thể) quản lý hành chính kinh tế.

Giao thông vận tải là một ngành kinh tế, một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội - là tư liệu chung của toàn xã hội, trực tiếp phục vụ lưu thông. Do tính xã hội của GTVT mà cần thiết phải có sự can thiệp của Nhà nước để đảm bảo điều kiện sống, tự do an toàn giao thông của mọi thành việc trong xã hội.

Đối tượng quản lý với XDGT chính là các quan hệ kinh tế (chủ yếu là tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuôc mọi thành phần kinh tế tham gia vào thị trường XDGT như: Chủ đầu tư - Nhà thầu - Nhà cung cấp - Tư vấn) vận động, phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trong XDGT, có thể


tiếp cận đối tượng quản lý theo 2 giác độ: Hoặc đó là tập hợp quá trình tạo ra sản phẩm, hoặc đó là các chủ thể tham gia vào quá trình đó. Quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý được biểu hiện:

- Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước phải thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ: xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra, kiểm soát, tiến hành xử ký vi phạm pháp luật trong mọi quá trình và mọi chủ thể tham gia vào quá trình ĐTXD. Với vai trò đó, nhiệm vụ của Nhà nước là định hướng cho các quan hệ kinh tế (XDGT) hình thành, vận động và phát triển theo một trật tự nhất định. (QLNN cần đặc biệt chú trọng tới các chủ thể tham gia vào TTXDGT phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện; về mặt kỹ thuật là phải có hệ thống tiêu chuẩn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

- Với tư cách là đối tượng quản lý, các quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường (các doanh nghiệp) phải được tổ chức và vận động trên cơ sở các quy định của Pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, nội dung quản lý Nhà nước đối với XDGT thực chất là sự tác động của Nhà nước trên cả hai khía cạnh: xét theo quá trình tạo ra sản phẩm và các chủ thể tham gia vào quá trình đó. Tác động của Nhà nước là nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện các giai đoạn tuân thủ trình tự lôgic của xây dựng; còn đối với các chủ thể kinh doanh là buộc họ thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình trong XDGT, nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của cả hệ thống xây dựng là: chất lượng tốt, đưa công trình vào khai thác đúng tiến độ và tiết kiệm vốn đầu tư. Để tăng cường QLNN đối với lĩnh vực XDCB, trong mấy chục năm qua Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý XDCB bắt đầu là ban hành các văn bản Pháp quy (từ NĐ 232-CP/1981; NĐ 385-HĐBT/1990; NĐ 177-CP/1994; NĐ 42-CP/1996 và NĐ 12-CP; NĐ 52-CP/1999 và NĐ 07-CP/2003), tiến đến và ban hành Luật Xây dựng có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2004. Đó là quá


Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam - 10

trình đã gắn bó được hai hoạt động đầu tư và xây dưng, biểu hiện là chuyển Điều lệ quản lý XDCB thành Điều lệ quản lý Đầu tư và Xây dựng.

QLNN đối với thị trường XDGT do Chính phủ, các bộ chức năng và UBND các cấp trực tiếp quản lý.

Bộ kế hoạch Đầu tư có trách nhiệm: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách về đầu tư, xác định phương hướng và cơ cấu gọi vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm cân đối đầu tư rồi trình Chính phủ quyết định.

Cấp giấy phép đầu tư và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư nước ngoài triển khai công tác chuẩn bị đầu tư theo Luật đầu tư và các quy định có liên quan đến Điều lệ quản lý đầu tư xây dựng. Tổ chức thẩm định các loại dự án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, vùng kinh tế trọng điểm để trình Chính phủ xem xét quyết định. Tổng hợp và trình Chính phủ kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm và 5 năm. Phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư thuộc nguồn vốn do Nhà nước quản lý, đảm bảo đê thực hiện kế hoạch huy động từng phần kết quả đầu tư vào hoạt động. Chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Thương mại, các bộ có xây dựng chuyên ngành và địa phương kiểm tra thực hiện quy chế đấu thầu.

Bộ Xây dựng: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ban hành hoặc được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành; ban hành hoặc thỏa thuận để các bộ quản lý chuyên ngành ban hành các tiêu chuẩn, quy trình quy phạm quản lý chất lượng công trình và kinh tế xây dựng (hệ thống các định mức và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật xây dựng, giá chuẩn, đơn giá xây dựng), tổ chức thẩm định thiết kế dự toán các dự án trọng điểm để Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thẩm định các dự án nhóm A để bộ phận quản lý ngành phê duyệt.


Thống nhất QLNN về chất lượng công trình xây dựng, cấp chứng chỉ chứng nhận năng lực hành nghề của các doanh nghiệp tư vấn và xây lắp. Chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính các Bộ ngành, địa phương để hướng dẫn và kiểm tra thực hiện điều lệ quản lý đầu tư xây dựng.

Bộ Tài chính: Trên cơ sở các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn cho đầu tư phát triển; đồng thời thanh tra, kiểm tra tài chính đối với các tổ chức, đơn vị có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.

Kho bạc Nhà nước: Trực tiếp tổ chức thực hiện cấp vốn đầu tư, cấp và thu hồi vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước (kể cả các nguồn vốn vay, viện trợ của Chính phủ dành cho đầu tư phát triển). Quy định quy trình, thủ tục, hồ sơ chứng từ trong quá trình tạm ứng, thanh toán vốn. Thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện. Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản với Chủ đầu tư về việc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của Chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu ý kiến đề xuất. Nếu quá thời giam quy định mà không được trả lời nhưng vẫn không thỏa đáng, có quyền báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn để xem xét. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán vốn đầu tư theo quy định của luật NSNN và các hướng dẫn của Bộ Tài chính. Có quyền yêu cầu Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn. Có quyền dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi vốn mà Chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý; được quyền từ chối thanh toán vốn của các dự án mà Chủ đầu tư không thực hiện nghiêm túc chế độ lập kế hoạch vốn đầu tư hàng


quý, chế độ báo cáo theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của các Luật khác.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Nghiên cứu chính sách QLNN về tiền tệ - tín dụng trong đầu tư xây dựng, trình Chính phủ ban hành hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ban hành; hướng dẫn các tổ chức tín dụng thực hiện huy động vốn để cho vay đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu Việt Nam khi tham quan đấu thầu quốc tế. Các ngân hàng thương mại tự quyết định cho vay, thu nợ trong quá trình kinh doanh tiền tệ.

Các Bộ quản lý ngành về đất đai, tài nguyên, công nghệ, môi trường, thương mại, bảo tồn, bảo tàng di tích, di sản văn hóa, cảnh quan, quốc phòng, an ninh, phòng cháy: Có trách nhiệm xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan của dự án đầu tư trong thời gian quy định, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của người có thẩm quyền quyết định đầu tư và cho phép đầu tư dự án.

Các Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành: Có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cơ chế chính sách xây dựng cho phù hợp với đặc thù của xây dựng chuyên ngành; nghiên cứu và ban hành theo quy định phân cấp của Chính phủ các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật xây dựng; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành để ban hành sau khi thỏa thuận với Bộ Xây dựng.

Bộ GTVT chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý ĐTXD đối với các dự án đầu tư thuộc KCHTGT thuộc thẩm quyền của Bộ; tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm giám sát đầu tư, giám định chất lượng công trình thuộc KCHTGT theo quy định của pháp luật. Bộ GTVT quản lý, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cơ chế, chính sách về đầu tư phát triển ngành và QLNN các dự án đầu tư


thuộc ngành, đồng thời có quyền kiến nghị đình chỉ đối với hoạt động ĐTXD trái với quy định thuộc chức năng QLNN của Bộ GTVT. Bộ chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cơ chế chính sách ĐTXD, nghiêm cứu ban hành các văn bản kỹ thuật áp dụng trong ngành. Khuyến khích các thành phần kinh tế ĐTXD các công trình giao thông phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển GTVT. Bảo đảm xây dựng theo quy hoạch, chất lượng - sử dụng bền vững, hợp mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, áp dụng công nghệ tiên tiến và thực hiện bảo hành công trình. Quản lý sử dụng các nguồn vốn ĐTXD công trình giao thông do Nhà nước giao cho đạt hiệu quả.

Nhìn chung, trong tổ chức quản lý đầu tư XDCB, quản lý nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu là: 1) Tổ chức thực hiện công tác tư vấn cần phải độc lập chủ động theo đề xuất chuyên môn, không lệ thuộc quá nhiều vào ý chí của các cơ quan quản lý. 2). Chủ đầu tư cần phải bố trí đủ vốn để triển khai dự án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, tránh kéo dài dàn trải gây thất thoát.3).Thực hiện đồng bộ và thống nhất cách phê duyệt đơn giá quyết toán công trình trên toàn quốc.4). Tổ chức quản lý điều hành ngân sách chặt chẽ và không để xảy ra sai phạm, lãng phí trong quyết toán vốn đầu tư.

*Ba là: Nhóm nhân tố gắn với năng lực cán bộ quản lý. Chủ thể quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các cơ quan quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với cơ cấu tổ chức nhất định gồm các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan Chủ đầu tư thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

Việc quản lý vốn đầu tư XDCB của một dự án được diễn ra ở các cơ quan quản lý, nên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và quản lý của người có thẩm quyền quyết định đầu tư là người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cơ


quan nhà nước hoặc các doanh nghiệp tuỳ theo nguồn vốn đầu tư; của chủ đầu tư là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng để thực hiện đầu tư theo đúng qui định của pháp luật; đó có thể là đơn vị hành chính sự nghiệp cũng có thể là Doanh nghiệp Nhà nước.; Của cơ quan cấp vốn thực hiện việc cấp vốn theo đề nghị của Chủ đầu tư, thanh toán trực tiếp cho nhà thầu, hiện tại cơ quan cấp vốn là Kho bạc Nhà nước; của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Suy cho cùng, chất lượng công tác quản lý nhà nước phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ. Vì thế, trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng cơ bản các công trình GTVT đều cần cán bộ có đủ năng lực và phẩm chất. Cụ thể là: 1) Đội ngũ cán làm quy hoạch, kế hoạch cần phải đáp ứng yêu cầu để theo kịp với những thay đổi khách quan trên thị trường thế giới. 2) Năng lực của nhà thầu và đơn vị tư vấn (lập, quản lý, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình) dự án phải có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi, đủ mạnh để quản lý hoạt động của các đơn vị thực hiện công tác tư vấn đạt kết quả tốt nhất. 3) Cán bộ thẩm định quyết toán phải có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để thực hiện quyết toán đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.

*Bốn là: Kiểm tra, kiểm soát của nhà nước đối với xây dựng giao thông. Trong quản lý Nhà nước về kinh tế, với cơ chế tác đông và biện pháp đều chỉnh chủ yếu là bằng Pháp luật, Nhà nước phải thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát nhằm loại trừ các hành vi bấp hợp pháp ra khỏi đời sống kinh tế xã hội. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chấp hành các văn bản Pháp luật là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung, với XDCB các công trình giao thông nói riêng. Đó là một khâu


quan trọng trong chu trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN. Kiểm tra, kiểm soát, giám sát nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, những nhân tố mới, tích cực để phát huy, đồng thời phát hiện những sai lệch của đối tượng quản lý để uốn nắn kịp thời. Mặt khác, qua kiểm tra, kiểm soát, giám sát có thể phát hiện những điểm bất cập, bất hợp lý trong cơ chế để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. hiếu khâu này, hoạt động quản lý sẽ kém hiệu lực, hiệu quả. Hơn nữa, nhằm khắc phục các khiếm khuyết của thị trường XDCB công trình giao thông, Nhà nước cần phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát. Qua đó mà kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp xây dưng, cung ứng sau đăng ký kinh doanh, kiểm soát tư cách hành nghề của các tổ chức tư vấn, các cá nhân như chủ nhiệm đồ án, Giám đốc dự án, giám sát viên; đó là kiểm tra, kiểm soát bảo vệ quy hoạch xây dựng, thẩm định dự án đầu tư. Ở nhiều nước, các Hội nghề nghiệp tích cực tham gia vào kiểm soát, quản lý năng lực hành nghề đối với các cá nhân là: Kỹ sư, công nhân kỹ thuật: các Hội nghề tổ chức tiến hành thi sát hạch, kiểm tra trước khi có quan Nhà nước cấp chứng chỉ. Tức là có sự phối hợp khá chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước với các Hội nghề nghiệp như ở Hoa Kỳ và Úc. Trong quá trình quản lý các dự án XDGT có sử dụng vốn đầu tư từ NSNN, sự kiểm tra của Chủ đầu tư có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì Chủ đầu tư là người thay mặt Nhà nước, do Nhà nước quyết định thành lập để quản lý vốn đầu tư của Nhà nước và có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn các chủ thể kinh doanh tham gia thực hiện dự án đầu tư (tư vấn thiết kế, giám sát; Nhà thầu, nhà cung cấp). Ở đây, kiểm tra công nghệ, kiểm soát các hoạt động tác nghiệp, thực hiện khối lượng và chất lượng xây lắp của Nhà thầu trên công trường là công việc thường xuyên của Chủ đầu tư cùng tư vấn. Khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, Chủ đầu tư còn kiểm tra, kiểm soát để nhận quyết toán của Nhà thầu.

Xem tất cả 252 trang.

Ngày đăng: 15/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí