Đề nghị Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi (về thời gian hoàn trả) để nhập khẩu các thiết bị chế biến chè có công nghệ cao để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đề nghị Nhà nước, thông qua việc tổng kết thí điểm việc chuyển đổi mô hình công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ – công ty con, tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển mô hình công ty mẹ – công ty con từ công ty nhà nước (các vấn đề như: những nội dung chỉ đạo chuyển đổi mô hình, quy chế tài chính cho các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, các chính sách khác...), điều này giúp Tổng công ty chè Việt Nam nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận với mô hình công ty mẹ – công ty con trong thời gian tới.
Đề nghị Nhà nước nghiên cứu và thí điểm mô hình cổ phần hoá các doanh nghiệp ngành chè dạng đặc biệt: nông dân góp cổ phần bằng quyền sử dụng đất. Điều này sẽ giúp người nông dân tăng quy mô sản xuất, đồng thời tăng thu nhập (từ hoạt động sản xuất kinh doanh và từ cổ phần của mình), bên cạnh đó giúp phần nào thực hiện được mục tiêu gắn kết “4 nhà” theo Quyết định 80.
4.2. Đối với Tổng công ty chè Việt Nam
Về cơ cấu tổ chức, Tổng công ty phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của mình để đảm bảo hoạt động quản lý ngày càng hiệu quả hơn. Cụ thể là phải luôn đảm bảo bốn yêu cầu sau:
Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, có hiệu lực, phải vì việc đặt người”, “vì công việc mà sinh ra tổ chức”, chứ không phải “vì người xếp việc”, “vì người sinh ra tổ chức”.
Luôn nhạy cảm với các biến cố của thị trường, do đó, để quản lý có hiệu quả, các nhà quản lý cần phải có thông tin về những thay đổi có thể xảy ra của môi trường bên ngoài và những phương án sản xuất có thể thực hiện được để đối phó với những thay đổi đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Chỉ Tiêu Về Diện Tích, Năng Suất Và Sản Lượng Đến Năm 2010
- Những Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Quản Lý Ngành Chè Việt Nam
- Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty có lợi nhuận.
Về công tác cán bộ, phải lựa chọn, bố trí, sắp xếp, phân công công việc phù hợp với từng người để mọi người đều có thể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Tổng công ty giao cho. Đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phát triển cán bộ cũng như vấn đề đãi ngộ cán bộ. Trong công tác đánh giá cán bộ, cần hết sức công tâm, khách quan và khoa học để đảm bảo sự công bằng cho từng người. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp, nhưng nếu làm tốt sẽ đem lại hiệu quả cao.
Trong thời gian này, khi chuẩn bị chuyển đổi Tổng công ty thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền về mô hình công ty mẹ – công ty con và sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổng công ty thành công ty mẹ – công ty con cho các cán bộ, công nhân trong Tổng công ty. Khắc phục tình trạng phổ biến ở một số Tổng công ty sau khi đã áp dụng mô hình này, đó là tình trạng những cán bộ cũ tuy có kinh nghiệm nhưng đã định hình quá lâu lối suy nghĩ và điều hành của cơ chế cũ nên vừa bảo thủ vừa kém năng động, hiện đang là một lực cản cho mô hình kinh tế mới.
KẾT LUẬN
Ngành chè có một vị trí và tiềm năng to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Trong nhiều năm tới, ngành sẽ được phát triển để trở thành một mũi nhọn kinh tế có tầm quan trọng của đất nước. Thực tế những năm qua cho thấy, mặc dù còn nhiều hạn chế và vướng mắc nhưng ngành chè đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần không nhỏ vào các mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ cho đất nước. Tuy nhiên những kết quả đó còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của nó do ngành chè còn nhiều khó khăn, cả về chủ quan lẫn khách quan như thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém, trình độ cán bộ còn thấp, cơ chế quản lý, chính sách quản lý còn nhiều vướng mắc v.v... Để tháo gỡ những khó khăn trên, hoàn thành được các mục tiêu phát triển bức thiết mà ngành chè đã đề ra, việc hoàn thiện quản lý ngành chè có tầm quan trọng đặc biệt.
Với đề tài: “Hoàn thiện quản lý ngành chè Việt Nam”, tác giả đã giải quyết được một số vấn đề sau:
- Đã hệ thống hoá lý luận về quản lý, tổ chức quản lý ngành.
- Tìm hiểu thực trạng quản lý ngành chè từ khi mới thành lập ngành cho đến nay ở các khía cạnh: bộ máy quản lý, phương pháp quản lý như hệ thống pháp luật, các chính sách tác động...
- Nêu định hướng và mục tiêu dài, ngắn hạn cho phát triển ngành chè đến năm 2010. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngành chè của các nước sản xuất chè lớn trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Xrilanca, Inđônêxia, Kênia. Từ đó tổng kết các giải pháp và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý ngành chè với các hướng lớn cần tập trung giải quyết: Phân định rõ chức năng, quyền hạn quản lý của Nhà nước, Bộ và địa phương trong ngành chè nhằm tạo môi trường cho các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển
một cách mạnh mẽ trong khuôn khổ bình đẳng trước pháp luật và kế hoạch chung; Đẩy nhanh công tác sửa đổi và xây dựng hệ thống pháp luật quản lý, trong đó đáng lưu ý là việc quy định về quyền thừa kế đất đai làm chè; Tập trung sức lực để đổi mới Tổng công ty chè Việt Nam thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con; Hiệp hội chè Việt Nam tích cực tuyên truyền, tăng cường kết nạp hội viên mới với tinh thần “thêm một hội viên là thêm sức mạnh”...
Với bài khoá luận này, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của ngành chè thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Báo cáo thị trường chè. Phòng xúc tiến thương mại. Tổng công ty chè Việt Nam – 2002.
[2]. Đỗ Ngọc Quỹ- Nguyễn Kim Phong. Cây chè Việt Nam. NXB Nông nghiệp Hà Nội – 1997.
[3]. Đỗ Ngọc Quỹ. Cây chè * Sản xuất * Chế biến * Tiêu thụ. NXB Nghệ An - 2003.
[4]. Điểm mới trong điều lệ mới (Điều lệ của Hiệp hội chè Việt Nam). Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006.
[5]. Báo cáo Tình hình thực hiện nghị quyết trung ương 4 (Khoá IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN ở Tổng công ty chè Việt Nam. TCT chè Việt Nam – Bộ NN&PTNT. Tháng 12/2002. [6]. Cải thiện môi trường kinh doanh, cần thay đổi tư duy quản lý. Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006.
[7]. Cần có bước đi xác thực cho ngành chè thời hội nhập. Tạp chí Thế giới chè. Số tháng 8 năm 2006.
[8]. Chương trình tổng thể cho ngành chè Ấn Độ. Thế giới chè. Số 4/ 2005. [9]. Chính sách và các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học. Trường đại học kinh tế quốc dân – Tháng 8 năm 2000.
[10]. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Ban tư tưởng – văn hoá trung ương. Bộ NN&PTNT. NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2002.
[11]. Doanh nghiệp với việc tiếp cận vốn. Thế giới chè. Số tháng 3/2006. [12]. Giáo trình Khoa học quản lý. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Khoa Quản lý kinh tế. NXB Chính trị quốc gia 2003.
[13]. GS. TSKH Lương Xuân Quỳ (chủ biên). Quản lý kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. NXB lý luận chính trị Hà Nội – 2006.
[14]. Lê Văn Bằng – Nguyễn Duy Oánh. Mô hình công ty mẹ, công ty con – một giải pháp lớn để tăng tính minh bạch của DNNN và góp phần quan trọng định hướng XHCN của nền kinh tế nước ta. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 334 – tháng 3/2006.
[15]. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (đồng chủ biên). Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế. NXB Chính trị quốc gia.
[16]. Một số vấn đề về quản trị kinh doanh. Khoa quản lý kinh tế–Phân viện Hà Nội – Học viện chính trị quốc gia HCM. NXB Chính trị quốc gia – 1996.
[17]. Nông nghiệp Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO. Tạp chí Người làm chè. Số tháng 7 năm 2004.
[18]. Ngô Trần Ánh. Kinh tế và quản lý doanh nghiệp. Tủ sách KHKT ĐH Bách Khoa Hà Nội. NXB Thống kê – 2000.
[19]. Ngành chè trên đường phát triển. Thế giới chè. Số tháng 8/2006. [20]. Ngành chè Việt Nam năm 2003. Người làm chè. Số tháng 3/2004. [21]. Nguyễn Hải Sản. Quản trị học. NXB Thống kê – 2005.
[22]. Nguyễn Hải Thanh. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chè và sản phẩm chè Việt Nam. Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học trường đại học Ngoại Thương năm 2005.
[23]. Nguyễn Kim Phong. Đổi mới cơ chế quản lý ngành chè. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội – 1993.
[24]. Nguyễn Thắng. Chuyên đề: “Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty chè Việt Nam”. Khoa sau đại học – Trường đại học Kinh tế quốc dân.
[25]. Nguyễn Văn Thụ. Kinh tế chè trên đường phát triển. Tạp chí Thế giới chè - Số Xuân 2005.
[26]. Nguyễn Xuân Trình – Chu Tiến Quang – Nguyễn Hữu Thọ. Chính sách nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong quá trình đổi mới ở Việt Nam dưới giác độ phát triển bền vững. Tạp chí Quản lý kinh tế. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. Bộ kế hoạch đầu tư. Số 6 – tháng 1-2/2006.
[27]. Những kết quả và tồn tại sau 5 năm thực hiện QĐ 43 TTG (1999- 2004). Thế giới chè. Số tháng 3 năm 2005.
[28]. Những thách thức của ngành chè Việt Nam. Thế giới chè. Số 3/2005. [29]. Quyết định 80/2002/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng.
[30]. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 43/1999/ QĐ -TTg ngày 10 tháng 3 năm 1999 về kế hoạch sản xuất chè năm 1999 – 2000 và định hướng phát triển chè đến năm 2005 – 2010.
[31]. Số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2006.
[32]. Tài liệu chương trình Thực hiện Quyết định 1870 ngày 26/6/2006 của Bộ NN&PTNT về “Phát triển cơ giới hoá và nâng cao chất lượng chè giai đoạn 2006 – 2010. Hiệp hội chè Việt Nam”. Tháng 9/2006.
[33]. Tài liệu Hội thảo “chuẩn hoá chất lượng sản phẩm bảo đảm uy tín thương hiệu chè Việt Nam”. HHC Việt Nam – Bộ NN&PTNT – 6/2005. [34]. Thực trạng và giải pháp phát triển chè Việt Nam định hướng chất lượng và giá trị. Trích bài báo cáo tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp phát triển chè Việt Nam - định hướng chất lượng và giá trị” ngày 5 – 9 -2005. Thế giới chè. Số tháng 9 năm 2005.
[35]. ThS. Đặng Thị Lan. Hoàn thiện tổ chức quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (áp dụng cho các doanh nghiệp chế biến nông sản thực phẩm). Luận án tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Bách Khoa – Năm 2003.
[36]. Tiến tới đại hội toàn thể lần thứ 3 Hiệp hội chè Việt Nam. Thế giới chè. Số tháng 6 năm 2005.
[37]. Trần Đức Vui. Định hướng xuất khẩu chè của Việt Nam đến 2010. Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương. Số 5(46) – tháng 10 năm 2003. [38]. TS Nguyễn Kim Phong (Chủ tịch HHCVN). Hoạt động của Hiệp hội chè Việt Nam – Hiện trạng, triển vọng và định hướng phát triển. Tạp chí Kinh tế & khoa học kỹ thuật chè. Hiệp hội chè Việt Nam. Số 2+3/000.
[39]. TS Trần Văn Giá (Phó chủ tịch HHCVN). “ Những ngày ở Srilanca”. Tạp chí Thế giới chè- Cơ quan của Hiệp hội chè Việt Nam. Tháng 6- 2005. [40]. Vũ Hữu Hào. Chuyên đề tốt nghiệp lớp trung cấp lý luận chính trị khoá II: “Thách thức hội nhập kinh tế và đổi mới sắp xếp lại Tổng công ty chè Việt Nam, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường”. Trường quản lý cán bộ NN&PTNT I. Bộ NN&PTNT. Năm 2003.
[41]. Xây dựng vùng sản xuất hàng hoá, quy hoạch hợp lý & sự liên kết của các “nhà”. Thế giới chè. Số tháng 1 năm 2005.
CÁC WEBSITE THAM KHẢO
1. http://www.ncseif.gov.vn: website của trung tâm thông tin & dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCEIF) – Bộ kế hoạch và đầu tư.
2. http://www.agroviet.gov.vn: website của Bộ NN&PTNT.
3. http://www.ipsard.gov.vn: website của Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn – Bộ NN&PTNT.
4. http://www.ciem.org.vn: website của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và đầu tư.
5. http://www.vitas.org.vn/: website của Hiệp hội chè Việt Nam.
6. http://www.vinatea.com.vn/: website của Tổng công ty chè Việt Nam.