KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản, tác giả đã nghiên cứu để đưa ra các nhận định về sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật về môi giới trên SGDBĐS phải đặt trong tổng thể quá trình hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ bất động sản.
Thứ nhất, xây dựng quy định tiêu chí sàn chuẩn. Hiện nay các SGDBĐS ở nước ta tăng về số lượng nhưng chất lượng không đảm bảo, hoạt động của các SGDBĐS còn chưa hoàn thiện, mỗi sàn hoạt động một kiểu. Các quy định cũ về mở sàn giao dịch không còn phù hợp, về diện tích, nhân lực, điều kiện hành nghề... vì vậy cần có sự điều chỉnh hợp lý về tiêu chuẩn sàn chuẩn.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản. Nhà môi giới bất động sản đóng vai trò trung gian, kết nối những người có nhu cầu về bất động sản với nhau. Họ cần phải tạo dựng đẳng cấp và thương hiệu cho chính bản thân mình. Hiệu quả công việc và đạo đức nghề nghiệp luôn song hành với nghề môi giới. Việc này thể hiện được năng lực quản lý, trình độ quản lý, trình độ đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề, đào tạo cán bộ cung cấp cho thị trường; đảm bảo cho chất lượng dịch vụ môi giới trên thị trường tránh những hành vi sai trái, lừa đảo, năng lực yếu kém.
Thứ ba, ban hành chế tài đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức môi giới bất động sản. Trong quá trình xây dựng Nghị định hướng dẫn cần quy định cụ thể về việc kiểm tra, rà soát thường xuyên hoạt động của sàn giao
dịch, quy định chế tài đủ mạnh đối với hành vi vi phạm trong môi giới bất động sản đặc biệt là môi giới trên SGDBĐS như: tăng mức xử phạt đối với từng mức độ của hành vi vi phạm, trường hợp gây thiệt hại lớn đối với cá nhân, tổ chức được môi giới thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ tư, kinh nghiệm của các nước có thị trường bất động sản phát triển cho thấy, muốn dịch vụ môi giới bất động sản phát triển theo hướng chuyên nghiệp thì cần phải có quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức của nhà môi giới để tạo mối quan hệ bình đẳng giữa các nhà môi giới với nhau cũng như mối quan hệ giữa nhà môi giới với khách hàng, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch bất động sản. Thông qua đó, định hướng cho dịch vụ môi giới bất động sản nói chung và môi giới trên SGDBĐS nói riêng đi vào nề nếp, nâng cao uy tín, vị thế của nhà môi giới bất động sản.
Bên cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật, những giải pháp bổ trợ dịch vụ môi giới trên SGDBĐS cũng hết sức cần thiết. Trong đó, đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản; tạo lập nguồn hàng hóa cho thị trường bất động sản; thành lập các SGDBĐS của nhà nước và hoàn thiện các tiêu chí, quy trình hoạt động của sàn chuẩn cho phù hợp với thực tiễn; Nhà nước cần xây dựng hệ thống thông tin bất động sản nhằm hỗ trợ thông tin cho các chủ thể tham gia thị trường trong việc tìm kiếm thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường một cách kịp thời; phát triển các hoạt động kinh doanh khác để hỗ trợ cho hoạt động môi giới bất động sản. Dịch vụ môi giới bất động sản muốn phát triển thì các hoạt động kinh doanh dịch vụ bất động sản khác cũng phải phát triển một cách tương ứng.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Cần Thiết Và Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Dịch Vụ Môi Giới Bất Động Sản Trên Sàn Giao Dịch Ở Việt Nam
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Dịch Vụ Môi Giới Trên Sàn Giao Dịch Bất Động Sản Ở Việt Nam
- Các Giải Pháp Bổ Trợ Dịch Vụ Môi Giới Trên Sàn Giao Dịch Bất Động Sản
- Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản ở Việt Nam - 14
- Hoàn thiện pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Hoạt động của các thể chế trung gian, hỗ trợ thị trường bất động sản nói chung và môi giới bất động sản nói riêng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tính minh bạch của thị trường bất động sản. Sự ra đời của loại hình kinh doanh dịch vụ này có tác động hỗ trợ tích cực cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh bất động sản. LKDBĐS năm 2006 ra đời, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động môi giới trên SGDBĐS, đã phần nào khắc phục được những yếu kém trong hoạt động môi giới trên SGDBĐS, định hướng cho hoạt động môi giới trên SGDBĐS phát triển lành mạnh. Sau 8 năm triển khai, LKDBĐS năm 2006 đã bộc lộ nhiều bất cập, Quốc hội khoá 13 đã thông qua những nội dung sửa đổi với nhiều điểm mới, tích cực.
Pháp luật về dịch vụ môi giới trên SGDBĐS là lĩnh vực phức tạp, trong phạm vi luận văn tác giả đã đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các quy định chung của pháp luật về thị trường bất động sản, sàn giao dịch và môi giới bất động sản làm cơ sở lí luận; tìm hiểu các quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về hoạt động môi giới trên SGDBĐS để tìm ra những điểm tương đồng giữa các quốc gia về vấn đề này; tìm hiểu về thực tiễn thi hành pháp luật và thực tiễn hoạt động của môi giới trên SGDBĐS.
Từ những nghiên cứu đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về dịch vụ môi giới bất động sản trên sàn giao dịch kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Trong đó có một số quan điểm đồng nhất với quan điểm sửa đổi, bổ sung LKDBĐS năm 2014, ngoài ra, tác giả tiếp tục đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy định về đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ môi giới bất động sản; ban hành chế tài đối với hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức môi giới bất động sản, quy định về quy tắc ứng xử, đạo đức của nhà môi giới. Bên
cạnh các giải pháp hoàn thiện pháp luật, những giải pháp bổ trợ dịch vụ môi giới trên SGDBĐS cũng hết sức cần thiết. Trong đó có đổi mới quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản; tạo lập nguồn hàng hóa cho thị trường bất động sản; thành lập các SGDBĐS của nhà nước và hoàn thiện các tiêu chí, quy trình hoạt động của sàn chuẩn cho phù hợp với thực tiễn...
Qua việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã có nhận thức sâu sắc hơn đối với dịch vụ môi giới trên SGDBĐS và đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển dịch vụ môi giới trên SGDBĐS trong giai đoạn thị trường bất động sản “đóng băng” như hiện nay. Năm 2015, thị trường bất động sản đã có nhiều biến chuyển, thị trường đang “ấm dần” lên, các giao dịch đang phát triển theo chiều hướng gia tăng; nhu cầu giao dịch trực tiếp với chủ đầu tư của khách hàng vẫn song song tồn tại với giao dịch trên SGDBĐS. Theo đó, dịch vụ môi giới trên SGDBĐS đã, đang và sẽ luôn là dịch vụ quan trọng, hữu ích thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà An (2010), Môi giới bất động sản - cần chế tài đủ mạnh, http://www.thongtinphapluatdansu.com, (ngày 14/6/2010).
2. Vũ Anh (2011), “Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh doanh bất động sản ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (8).
3. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.
4. Báo Người Lao động online (2010), Giao dịch bất động sản qua sàn thấp, http://nld.vn, (ngày 22/8/2010).
5. Báo Xây dựng điện tử (2014), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Hoàn thiện cơ cấu các chủ thể tham gia thị trường bất động sản, http://www.moc.gov.vn, (ngày 08/5/2014).
6. Báo Xây dựng điện tử (2014), Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, http://www.moc.gov.vn, (ngày 07/5/2014).
7. Gia Bảo (2014), Những điểm đáng chú ý về Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản mới, http://www.cafef.vn, (ngày 25/11/2014).
8. Bộ Xây dựng (2007), Quyết định số 29/2007/QĐ-BXD ngày 31/12/2007 về cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, định giá bất động sản, quản lý, điều hành sàn giao dịch bất động sản, Hà Nội.
9. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định 153/NĐ-CP ngày 15/10/2007, Hà Nội.
10. Bộ Xây dựng (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BXD ngày 01/9/2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 74/2005/NĐ- CP ngày 07/6/2005 của Chính phủ về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
11. Chính phủ (2009), Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27/2/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công trình, Hà Nội.
12. Chính phủ (2012), Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 về phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
13. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/6/2005 về phòng, chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
15. Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
16. Công ty Bất động sản Goldland (2012), Hoạt động môi giới bất động sản tại Mỹ, Tài liệu đào tạo chứng chỉ môi giới bất động sản, http://www.daotaobatdongsan.info.
17. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng (2009), Kinh nghiệm của các nước về dịch vụ môi giới bất động sản, http://www.vnreal.vn, (ngày 30/11/2009).
18. DA (2012), Người mua vẫn ngại giao dịch qua sàn, http://dothi.net, (ngày 31/5/2012).
19. Nguyễn Văn Danh (2013), “Thực trạng thị trường bất động sản thành phố và các giải pháp của thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục thị trường trong thời gian tới”, Tạp chí Sài Gòn đầu tư và xây dựng.
20. Huỳnh Anh Dũng (2013), Giảng viên – CRS – Hoa Kỳ, Trường đào tạo Quốc tế Leader Real, Chuẩn mực nào cho sàn giao dịch bất động sản, http://www.cafeland.vn, (ngày 20/02/2013).
21. Huỳnh Anh Dũng (2013), Giảng viên – CRS – Hoa Kỳ, Trường đào tạo Quốc tế Leader Real, 05 sai lầm người môi giới bất động sản dễ mắc phải, http://www.alonhadat.com.vn, (ngày 02/12/2014).
22. Huỳnh Anh Dũng (2014), Giảng viên – CRS – Hoa Kỳ, Trường đào tạo Quốc tế Leader Real, Hành nghề môi giới bất động sản: Nhìn từ kinh nghiệm quản lý của các nước, http://www.batdongsan.com.vn, (ngày 12/7/2014).
23. Đặng Văn Được (2005), “Pháp luật về môi giới bất động sản ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật kinh tế, Khoa Luật - Đại học Quốc gia, Hà Nội.
24. Hà Nội financial Investment (2010), Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh bất động sản, Hà Nội.
25. Lưu Đức Hải - Hà Huy Ngọc (2011), Dịch vụ môi giới bất động sản: Kinh nghiệm quốc tế, thực tiễn và định hướng phát triển ở Việt Nam, http://luathoc.cafeluat.com, (ngày 18/1/2011).
26. An Huy (2012), Báo kết quả giao dịch bất động sản qua sàn, http://www.tienphong.vn, (ngày 5/7/2012).
27. Trần Quang Huy, Nguyễn Quang Tuyến (2009), “Pháp luật về kinh doanh bất động sản”, NXB Tư pháp, Hà Nội
28. Bùi Hoà (2014), Luật kinh doanh bất động sản 2014 – quy định mới bảo vệ quyền lợi của người mua, thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai, http://www.vuanhlaw.com.vn, (ngày 17/12/2014).
29. Ngọc Khánh (2010), Chấn chỉnh hoạt động môi giới, http://www.anninhthudo.com, ngày 08/03/ 2010.
30. Trung Kiên (2012), Báo cáo giao dịch qua sàn giao dịch bất động sản: Một bước tiến mới, http://tinnhanhchungkhoan.vn, (ngày 24/7/2012).
31. Hoàng Lan (2013), Không thể bỏ mặc thị trường bất động sản, http://www.vnexpress, (ngày 02/4/2013).
32. Ngọc Mai (2014), Giao dịch qua sàn bất động sản: Không quản được thì bỏ, http://www.tienphong.vn, (ngày 19/6/2014).
33. Lê Thanh Nam (2013), Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, http://www.hanoimoi.com.vn, (ngày 12/6/2013).
34. Thanh Ngà (2013), Dư nợ xấu bất động sản tăng nhưng tồn kho lại giảm, http://www.baodatviet.vn, (ngày 9/8/2013).
35. Kim Ngân (2014), Giao dịch bất động sản qua sàn: Cần bổ sung thêm quy định để quản lý chặt chẽ, http://congan.com.vn, (ngày 11/3/2014).
36. Minh Ngọc - Minh Châu (2009), Môi giới bất động sản phải dần chuyên nghiệp, http://www.baoxaydung.com, (ngày 03/4/2009).
37. Nguồn Đầu tư (2014), Sàn giao dịch bất động sản: Bỏ vì khó thực hiện, http://www.batdongsan.com.vn, (ngày 7/6/2014).
38. Doãn Hồng Nhung (2009), “Đôi điều về nghề môi giới bất động sản ở Việt Nam”, Tạp chí Xây dựng, Bộ Xây dựng, (9), tr.46-49.
39. Doãn Hồng Nhung (2009), Hoàn thiện pháp luật về sàn giao dịch kinh doanh bất động sản ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
40. Doãn Hồng Nhung (2009), “Tạo dựng đẳng cấp và thương hiệu môi giới bất động sản ở Việt Nam”, Tạp Chí bất động sản - nhà đất Việt Nam, Tạp chí Hiệp hội bất động sản Việt Nam, (702), tr.41-42.