Các Công Trình Nghiên Cứu Về Pháp Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Và Pháp Luật Kinh Doanh Bất Động Sản Du Lịch


Construction of Pilot Free Trade Zone (Port) (Nghiên cứu về Phát triển BĐS Du lịch ở Hải Nam trong khuôn khổ xây dựng Khu Thương mại Tự do thí điểm) (2019)10 khẳng định trong những năm gần đây, với tư cách là một phương thức sáng tạo nhằm phát triển bền vững tài nguyên, kinh tế và sinh thái, BĐS du lịch đã phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc và dần trở thành điểm nóng đầu tư mới. Sự phát triển lành mạnh của BĐS du lịch có vai trò tích cực giúp ngành du lịch chuyển phương thức phát triển từ kinh tế quy mô sang kinh tế hệ thống, thúc đẩy sự phát triển có tính tương tác của hai ngành BĐS và du lịch. BĐS du lịch là sự tích hợp hiệu quả của ngành du lịch và BĐS. Lý thuyết liên quan đến phát triển BĐS cho thấy sự vươn lên của ngành BĐS du lịch không chỉ có thể thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của du lịch mà còn phù hợp với nền tảng phát triển đô thị của Trung Quốc. Đây là những kinh nghiệm quý báu cho định hướng chiến lược phát triển ngành du lịch và thị trường BĐS du lịch của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Bài viết A review of the nature and growth of multi-titled tourism accommodation complexes (Đánh giá bản chất và sự phát triển của các khu tổ hợp lưu trú du lịch đa sở hữu) (2008) của Jan Warnken, Chris Guilding, Kelly Cassidy (Trung tâm Nghiên cứu Ngành Dịch vụ, Đại học Griffith, Gold Coast Campus, Úc) khẳng định sự phát triển của các tổ hợp lưu trú du lịch đa sở hữu (MTTA) là một sự bổ sung đáng kể cho khái niệm thông thường về các hình thức lưu trú ngắn hạn. Trong bài viết, các tác giả đã xác định ba thuộc tính phổ biến của các khu tổ hợp MTTA gồm: (i) Các khu này gồm một số BĐS chung và nhiều quyền sở hữu tài sản riêng gắn liền với BĐS chung hoặc thửa đất; (ii) Các khu này thường thuộc sở hữu của một số chủ sở hữu độc lập; (iii) Các khu này phải chịu sự quản lý của địa phương do một ủy ban được bầu (ví dụ: ủy ban doanh nghiệp hoặc hiệp hội cộng đồng) điều hành theo thể chế áp dụng đối với khu tổ hợp. Bài viết cũng phân loại các khu MTTA thành 03 loại từ quy mô nhỏ, quy mô trung bình đến quy mô lớn đồng thời phân tích các


10 Dan Jin (2019), Research on Tourism Real Estate Development in Hainan under the Construction of Pilot Free Trade Zone (Port) Nghiên cứu về Phát triển BĐS Du lịch ở Hải Nam trong khuôn khổ xây dựng Khu Thương mại Tự do thí điểm https://www.atlantis-press.com/proceedings/iceess-19/125920632, truy cập ngày1/12/2020


yếu tố tạo ra sự phát triển của MTTA, bao gồm những lợi ích của nhà phát triển, nhà môi giới, khách du lịch và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin11. Là một trong những bài viết đầu tiên về MTTA, bài viết Đánh giá bản chất và sự phát triển của các khu tổ hợp lưu trú du lịch đa sở hữu là tài liệu tham khảo đặc biệt hữu ích cho NCS khi nghiên cứu “định danh” BĐS du lịch, phân tích các đặc điểm và đánh giá vai trò, xu hướng phát triển của BĐS du lịch.

Hai tác giả Jan Warnken và Chris Guilding cũng có bài viết Multi-ownership of tourism accommodation complexes: A critique of types, relative merits, and challenges arising (2009) (Tạm dịch: Tổ hợp lưu trú du lịch đa sở hữu (MOTA); Loại hình, đặc điểm và thách thức)12. Theo các tác giả, song hành cùng sự tiến hoá của các công ty cổ phần với mô hình đa sở hữu doanh nghiệp thương mại, tại Anh giữa thế kỷ thứ 16 và 17 đã xuất hiện và mở rộng hình thức sở hữu chung phương tiện làm cơ sở lưu trú du lịch (shared ownership vehicles for tourism accommodation). Tuy nhiên, không giống như mô hình công ty cổ phần, nơi một cổ phần được tách biệt với cổ phần khác, thì mỗi cổ phần sở hữu của Tổ hợp lưu trú du lịch đa sở hữu (MOTA) lại liên quan đến diện tích cụ thể của BĐS, ví dụ mỗi đơn vị lưu trú trong MOTA được đối xử như một gói sở hữu riêng biệt. Trong trường hợp chia sẻ kỳ nghỉ (timeshare), đơn vị lưu trú như đã được mở rộng bằng cách tiếp tục chia sở hữu trên cơ sở các giai đoạn thời gian cụ thể. Cơ sở nền tảng của việc chia MOTA thành các đơn vị sở hữu nhỏ hơn dựa trên thực tế cộng đồng đầu tư tài chính tiềm năng cho sự phát triển của MOTA ngày càng được mở rộng. Lý do đầu tư của các nhà đầu tư vào MOTA không giới hạn ở việc mở rộng tài sản, nhiều nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các kỳ nghỉ dưỡng trong căn hộ họ có được.

Trong cuốn Routledge Handbook of Second Home Tourism and Mobilities, do C.Michael Hall và Dieter K. Muller hiệu đính (2018), các tác giả đề cập tới nhiều


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

11 JanWarnken, ChrisGuilding, KellyCassidy (2008), A review of the nature and growth of multi-titled tourism accommodation complexes, p.7-9, https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S027843190700073, truy cập ngày 3/10/2021.

12https://researchrepository.griffith.edu.au/bitstream/handle/10072/30160/57887_1.pdf?sequence=1&isAllow

Pháp luật về kinh doanh bất động sản du lịch ở Việt Nam - 4

ed=y, truy cập ngày 2/12/2021


thuật ngữ để định danh “ngôi nhà thứ hai” (second home) - một loại hình BĐS du lịch phổ biến ở nhiều quốc gia. Ví dụ ở Úc có nhóm BĐS lưu trú tự phục vụ: cottages, villas, homes, cabins, lodges, farm-stay, holiday houses, holiday accommodation, holiday lets, short-term rental; ở Vương quốc Anh có cơ sở lưu trú tự phục vụ, thuê kỳ nghỉ (vacation rental, vacation lettings, vacation home); Pháp: Gites; New Zeeland: Bachs; Bắc Âu: Nhà nghỉ mùa hè (summer house). Ngôi nhà thứ hai đóng vai trò quan trọng, đã trở thành động lực thay đổi cảnh quan dọc theo bờ biển Địa Trung Hải trong 60 năm qua. Trong trường hợp của Tây Ban Nha, việc phát triển của second home giải thích xu thế của mô hình kỳ nghỉ (holiday model). Ở Bắc Âu, second home được gọi là hiện tượng “đặc hữu” gắn bó chặt chẽ với sự nhận diện và lịch sử quốc gia. Tại Phần Lan, second home đóng vai trò quan trọng về hình ảnh cảnh quan văn hoá, phản ánh ý nghĩa của giải trí ngoài trời và các hoạt động truyền thống. Second home ở Ý phục vụ như một nơi để thoát ra khỏi cuộc sống hàng ngày, hồi phục sức khoẻ. Ở Nga, dacha là văn hoá gắn bó với hầu hết người Nga khi mùa hè về 13. Các nghiên cứu này giúp cho NCS nhận diện được sâu sắc hơn về thực trạng về sự “nghèo nàn” của các sản phẩm BĐS du lịch ở Việt Nam và những khoảng trống của pháp luật Việt Nam để điều chỉnh đối với thị trường này đòi hỏi phải sớm được bổ khuyết trong thời gian tới.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật kinh doanh bất động sản du lịch

Pháp luật kinh doanh BĐS là chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình ở các cấp độ khác nhau, từ cơ bản đến chuyên sâu. Ở cấp độ cơ bản, có thể kể tới Giáo trình Luật Đất đai của Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (Nxb Hồng Đức, 2019); Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật và giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của luật sư của Học viện Tư pháp (Nxb Tư pháp, 2018)… Các giáo trình này đề cập tới những vấn đề lý luận và pháp luật đất đai, các kỹ năng của luật sư khi tư vấn hợp đồng kinh doanh BĐS… có ý nghĩa tham khảo cho NCS khi thực hiện luận án.


13 C.Michael Hall, Dieter K. Muller (2018), Routledge Handbook of Second Home Tourism and Mobilities, p.27. 42, 43, 179, 191


Ở cấp độ luận án tiến sĩ, liên quan tới đề tài luận án, luận án với đề tài “Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai” (2003) của tác giả Nguyễn Quang Tuyến đã phân tích và đánh giá một cách có hệ thống các quan điểm khoa học khác nhau về địa vị pháp lý của người sử dụng đất từ đó xác định những nét đặc trưng nhất trong địa vị pháp lý của người sử dụng đất với tư cách là các bên trong giao dịch dân sự, thương mại về đất đai; phân tích bản chất của vấn đề sở hữu đất đai, cội nguồn của khái niệm sử dụng đất và tính chất “kép” của vai trò điều tiết quan hệ đất đai mà Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đang thực hiện. Từ đó, luận án đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai trong bối cảnh kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Những nội dung lý luận, thực tiễn và các giải pháp được đề xuất trong luận án đặc biệt là giải pháp đổi mới hoạt động quản lý nhà nước đối với các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai14 rất có ý nghĩa để NCS kế thừa, phát triển trong luận án của mình.

Luận án tiến sĩ “Pháp luật về hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất” (2008) của tác giả Trần Quang Huy, Trường Đại học Luật Hà Nội đã làm rõ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, và bản chất của việc giao đất có thu tiền sử dụng đất chính là phương thức chuyển giao QSDĐ từ nhà nước cho người sử dụng đất trong mối quan hệ giữa đại diện chủ sở hữu và người sử dụng đất thực tế. Qua việc phân tích về các hình thức sử dụng đất, các đối tượng sử dụng đất theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, tác giả nhận định bản chất pháp lý của hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất thể hiện ở tiêu chí sử dụng đất vào mục đích sản xuất kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư kinh doanh trên đất thông qua tạo lập, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê QSDĐ. Dù luận án được thực hiện trước thời điểm ban hành Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 nhưng đây vẫn là công trình có ý nghĩa lý luận quan trọng để NCS kế thừa, tiếp thu các nội dung có liên quan


14 Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự, thương mại về đất đai, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.191-197.


về vai trò của Nhà nước trong việc chuyển giao QSDĐ và điều tiết nguồn thu khi các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh doanh trên đất.

Trong luận án “Pháp luật về kinh doanh BĐS ở Việt Nam”15 (2012) tác giả Vũ Anh đã làm rõ khái niệm, đặc điểm của pháp luật kinh doanh BĐS và các thành tố của pháp luật kinh doanh BĐS, những yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kinh doanh BĐS, thực trạng pháp luật kinh doanh BĐS Việt Nam, định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh BĐS ở Việt Nam. Những nội dung của luận án là cơ sở quan trọng để NCS kế thừa khi phân tích về pháp luật kinh doanh BĐS du lịch. Đặc biệt, các yêu cầu đặt ra đối với pháp luật kinh doanh BĐS được nêu trong luận án là bảo đảm tính công khai, minh bạch; phòng, chống rủi ro; bảo đảm phát triển bền vững cũng sẽ là những yêu cầu được NCS sử dụng để đánh giá các quy định pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch. Tuy nhiên, do luận án được thực hiện năm 2012, trước khi ban hành Luật kinh doanh BĐS năm 2014 nên nội dung chưa cập nhật với các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thị trường trong gần 10 năm qua.

Luận án tiến sĩ “Pháp luật về trao QSDĐ từ Nhà nước cho các chủ thể kinh doanh BĐS tại Việt Nam” (2017) của tác giả Ninh Thị Hiền, ngoài những giá trị về lý luận đã được cập nhật ở trên, luận án là công trình nghiên cứu công phu về những tác động của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm căn cứ cho hoạt động trao QSDĐ giữa Nhà nước và người sử dụng đất. Quy trình hành chính là giai đoạn tổ chức thực hiện đồ án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quy trình dân sự thể hiện thông qua hoạt động chuyển QSDĐ của nhà nước cho người sử dụng đất, thông qua hoạt động giao đất và cho thuê đất. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá trong quy trình trao QSDĐ ở Việt Nam thì doanh nghiệp nhà nước có lợi thế hơn trong việc tiếp cận QSDĐ so với các tổ chức kinh doanh BĐS khác. Việc trao QSDĐ căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng đất đã tạo ra động cơ cho một dạng tham nhũng đất đai, tham nhũng vặt. Quy trình dân sự lại thiếu bình đẳng, cạnh tranh giữa các nhà đầu tư với nhau. Đây là


15 Vũ Anh (2012), Pháp luật về kinh doanh BĐS ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.


những nhận định xác đáng cho NCS kế thừa và phát triển trong việc nghiên cứu pháp luật về trao QSDĐ cho chủ thể kinh doanh BĐS du lịch.

Bài viết “Pháp luật kinh doanh BĐS trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Nga và Hoàng Việt Trung trong Sách chuyên khảo Pháp luật kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã điểm lại quá trình phát triển của pháp luật kinh doanh BĐS Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế từ khi pháp luật kinh doanh BĐS ở thời kỳ điều chỉnh riêng lẻ các mảng thị trường BĐS (từ năm 1986 đến trước khi có Luật Đất đai năm 2003) đến pháp luật kinh doanh BĐS ở thời kỳ điều chỉnh trong khung khổ pháp luật thống nhất đối với tất cả các loại hình kinh doanh BĐS trên thị trường (từ năm 2003 đến nay)16. Bài viết rất có giá trị để NCS tham khảo, kế thừa khi đánh giá các quy định pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch trong dòng chảy chung của pháp luật về kinh doanh BĐS ở nước ta.

Bài viết “Tổng quan pháp luật Việt Nam về BĐS và các loại hình BĐS đưa vào kinh doanh” (2019) của tác giả Nguyễn Thị Dung trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về kinh doanh các loại hình BĐS mới ở Việt Nam hiện nay”, Trường Đại học Luật Hà Nội, đã đề cập tới các quy định pháp luật hiện hành về BĐS và các loại hình BĐS đưa vào kinh doanh. Trong đó, bài viết đặc biệt tập trung vào những loại hình BĐS mới như Chung cư Mi-ni, căn hộ văn phòng, Officetel, Condotel, Shophouse, Service apartment, nhà phố, biệt thự trong Resort... Tác giả khẳng định khung pháp luật đối với các sản phẩm này “chưa được pháp luật điều chỉnh, dù chỉ là về tinh thần hay nguyên tắc chung”17 và do đó cần có các quy định pháp lý để việc vận hành thuận lợi trong đời sống, sản xuất và kinh doanh thương mại. Trong bối cảnh “nền kinh tế chia sẻ” và dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, việc tạo dựng quy định pháp lý cho Condotel cần


16 Nguyễn Thị Nga, Hoàng Việt Trung (2019), “Pháp luật kinh doanh BĐS trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhâp quốc tế”, Sách chuyên khảo Pháp luật kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr.1028-1058.

17 Nguyễn Thị Dung, “Tổng quan pháp luật Việt Nam về BĐS và các loại hình BĐS đưa vào kinh doanh”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Những vấn đề pháp lý và thực tiễn về kinh doanh các loại hình BĐS mới ở Việt Nam hiện nay, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 16


được nghiên cứu một cách nghiêm túc, từ đó tạo điều kiện cho Condotel phát triển an toàn và bền vững ở Việt Nam.

Trong bài viết “Pháp luật đất đai với yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhâp quốc tế ở Việt Nam hiện nay” (2019) của tác giả Nguyễn Quang Tuyến trong Sách chuyên khảo Luật học Việt Nam, những vấn đề đương đại, Nxb Tư pháp trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật đất đai hiện hành so với yêu cầu xây dựng phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, tác giả đánh giá pháp luật đất đai còn thiếu các quy định để điều tiết việc sử dụng đất trong phân khúc BĐS du lịch như thiếu các quy định cụ thể, đồng bộ về quản lý và sử dụng đất để xây dựng, kinh doanh các condotel, officetel, resort… Sự thiếu vắng quy chế pháp lý có tính đồng bộ, đầy đủ là một nguyên nhân khiến phân khúc thị trường BĐS du lịch phát triển quá nóng tại Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… rơi vào tình trạng dư thừa, ế ẩm các sản phẩm condotel, officetel…gây lãng phí nguồn vốn đầu tư của xã hội và ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế18. Đồng thuận với những nhận xét này, trong bài viết “Pháp luật kinh doanh BĐS đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo Luật học Việt Nam, những vấn đề đương đại, Nxb Tư pháp, tác giả Nguyễn Thị Nga đánh giá các BĐS mới trong đó có BĐS du lịch đặc biệt là condotel còn thiếu vắng hành lang pháp lý, cụ thể là: chưa có bất kỳ văn bản pháp lý nào định danh chính thức condotel là gì, chưa rõ ràng trong việc xác định hình thức sử dụng đất để xây dựng condotel, khó xác định quyền của CĐT trong việc xác lập các loại hình giao dịch, còn lúng túng trong việc xác lập quyền sở hữu của căn hộ condotel19. Các bài viết nêu trên là một trong số những công trình đầu tiên nghiên cứu bước đầu về các loại hình BĐS mới ở Việt Nam trong đó có các BĐS du lịch, đặc biệt là căn hộ du lịch (condotel). NCS hoàn toàn đồng tình với các nhận định nêu trên.

Từ thực tiễn kinh doanh BĐS du lịch trong thời gian qua, đã có một số bài viết



18 Nguyễn Quang Tuyến (2019), “Pháp luật đất đai với yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhâp quốc tế ở Việt Nam hiện nay”, Sách chuyên khảo Luật học Việt Nam, những vấn đề đương đại, Nxb Tư pháp, tr.795.

19 Nguyễn Thị Nga (2019), “Pháp luật kinh doanh BĐS đối với nhà đầu tư nước ngoài tại VIệt Nam”, Sách chuyên khảo Luật học Việt Nam, những vấn đề đương đại, Nxb Tư pháp, tr.830-834.


về các khía cạnh khác nhau của hoạt động kinh doanh loại hình sản phẩm này. Bài viết của tác giả Nguyễn Hồ Phi Hà: “Thị trường BĐS nghỉ dưỡng và những vấn đề đặt ra hiện nay” trên Tạp chí Tài chính20 đề cập tới thực trạng thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam. Theo đó, nhu cầu về BĐS nghỉ dưỡng ở Việt Nam thời gian qua tăng lên một cách nhanh chóng do sự phát triển về kinh tế, du lịch cũng như các yếu tố về địa lý, an ninh và văn hóa - xã hội. Do đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về tỷ suất sinh lời và nghỉ dưỡng, BĐS nghỉ dưỡng đang dần chiếm được ưu thế so với các kênh đầu tư khác. Bên cạnh những điểm sáng, thị trường BĐS nghỉ dưỡng vẫn còn một số hạn chế, đặc biệt là khung pháp lý đối với loại hình BĐS nghỉ dưỡng còn đang rất thiếu. Có thể nói sự phát triển nhanh chóng của loại hình BĐS nghỉ dưỡng khiến khung pháp lý cho loại hình này chưa theo kịp và gần như các doanh nghiệp vẫn phải hoàn toàn tự mò tìm hướng dẫn, tự xây dựng mô hình hoạt động theo Luật Kinh doanh BĐS, đồng thời phải dựa vào các văn bản pháp luật liên quan như Luật Du lịch, Luật Nhà ở, Luật quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Bài viết của tác giả Thuận Phong, “Chưa nên cho người nước ngoài sở hữu căn hộ ven biển triệu đô” (2020) đưa ra một số lý giải cho đề xuất này như: phần lớn người Châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, Nhật Bản… thường lựa chọn thuê nhà, e ngại tình trạng một số người nước ngoài "mua chui" BĐS, kể cả dùng thủ đoạn nhờ doanh nghiệp hoặc cá nhân người Việt đứng tên mua nhà tại một số địa điểm nhạy cảm, có ảnh hưởng đến quốc phòng và an ninh. Do đó, nên quy định người nước ngoài có nhu cầu đầu tư vào các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, căn hộ condotel, thì thực hiện theo phương thức đầu tư tài chính theo quy định của Luật Đầu tư.21

Ở một góc nhìn khác, trong bài viết “Ngăn ngừa nguy cơ vỡ trận condotel, cần bàn tay của ai”22 tác giả Nguyễn Hồng Minh - viện IIRR cho rằng Condotel có thể


20 Nguyễn Hồ Phi Hà, Thị trường BĐS nghỉ dưỡng và những vấn đề đặt ra hiện nay, http://tapchitaichinh.vn/thi-truong-tai-chinh/thi-truong-bat-dong-san-nghi-duong-nhung-van-de-dat-ra-hien-nay-136229.html, truy cập ngày 08/8/2019.

21 Thuận Phong (2020), Chưa nên cho người nước ngoài sở hữu căn hộ ven biển biển triệu đô, https://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/thi-truong/chua-nen-cho-nguoi-nuoc-ngoai-mua-so-huu-can-ho-condotel-666446.html, truy cập ngày 30/9/2020.

22 Nguyễn Hồng Minh (2019), Ngăn ngừa nguy cơ vỡ trận condotel: cần bàn tay của ai? https://theleader.vn/ngan-ngua-nguy-co-vo-tran-condotel-can-ban-tay-cua-ai-1575517556958.htm, truy cập ngày 15/9/2020.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 31/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí