Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Bảo Hiểm Tiền Gửi

của dân chúng thường mang tính ổn định, lâu dài và đó chính là nguồn vốn quyết định đối với quá trình đầu tư phát triển, bởi lẽ, đó là những khoản tiền nhàn rỗi và thông thường được gửi với những kỳ hạn xác định. Đối với những khoản tiền gửi này, nếu có biến động lớn xảy ra thì thông thường lại xuất phát từ biến động của hệ thống ngân hàng. Nếu như các ngân hàng hoạt động có hiệu quả, trả lãi thoả đáng cho người gửi tiền, thủ tục gửi và rút tiền thuận lợi và đặc biệt khoản tiền gửi của người gửi tiền được bảo đảm chi trả thì dường như sự biến động đối với khoản tiền gửi này sẽ không xảy ra.

Bảo hiểm tiền gửi, thông qua hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự an toàn, ổn định của hệ thống ngân hàng, tạo niềm tin cho công chúng đối với hệ thống ngân hàng và bảo đảm cho khoản tiền gửi của họ luôn được thanh toán- điều đó có nghĩa rằng, bảo hiểm tiền gửi đã gián tiếp giúp cho các ngân hàng có thể huy động tiền gửi nhàn rỗi của công chúng một cách có hiệu quả nhất và tất nhiên, đó là nguồn vốn quan trọng cho việc đầu tư phát triển một cách bền vững.

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi


Trong hoạt động của mình, các ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động tiền gửi từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội để cấp vốn cho các chủ thể khác có nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế. Thực chất của hoạt động này là các ngân hàng đi vay để cho vay và như vậy, hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn, chứa đựng rủi ro ở mức độ cao. Điều đó dẫn đến hiện tượng người gửi tiền luôn xuất hiện tâm lý lo sợ về khoản tiền của mình đã gửi vào ngân hàng khi có sự đổ vỡ xảy ra. Mặt khác, để duy trì được hoạt động thì về phía mình, các ngân hàng không thể không tiếp tục duy trì việc huy động tiền gửi từ công chúng. Do vậy, việc bảo vệ người gửi tiền được đặt ra như một nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng. Khái niệm bảo vệ người gửi tiền được biết đến từ khá lâu

ở các quốc gia trên thế giới, ban đầu được tồn tại dưới hình thức bảo vệ ngầm, khi mà khái niệm bảo hiểm tiền gửi một cách công khai chưa xuất hiện. Hình thức bảo vệ ngầm các khoản tiền gửi của công chúng được các nước sử dụng chính là việc Ngân hàng Trung ương hoặc Chính phủ không công khai cam kết chi trả thay cho các ngân hàng đối với những khoản tiền gửi mà các ngân hàng huy động từ công chúng khi xảy ra sự đổ bể của ngân hàng nhận tiền gửi. Tuy nhiên, trên thực tế, trong trường hợp rủi ro xảy ra, để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và để củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, ngăn chặn một phản ứng dây chuyền có thể xảy ra thì Ngân hàng Trung ương hoặc Chính phủ vẫn tìm cách khắc phục và bảo đảm cho người gửi tiền. Rõ ràng rằng, cho dù có thể được bảo đảm nhưng với cách bảo vệ ngầm theo kiểu này, người gửi tiền không thể yên tâm. Bởi lẽ, vì đây là việc khắc phục hậu quả không công khai nên không hình thành bất kỳ một hợp đồng nào thể hiện việc bảo hiểm tiền gửi của người gửi tiền giữa ngân hàng nhận tiền gửi với Ngân hàng Trung ương hoặc với Chính phủ. Do vậy, xuất phát từ đòi hỏi khách quan trong hoạt động ngân hàng, xuất phát từ mong muốn tạo dựng hình ảnh tốt của ngân hàng đối với công chúng, củng cố niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, bảo vệ một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, từ đó tạo dựng sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính quốc gia thì bảo hiểm tiền gửi ra đời là hết sức cần thiết. Xuất phát điểm của bảo hiểm tiền gửi chính là hoạt động bảo vệ tiền gửi công khai. Bảo vệ tiền gửi công khai được hiểu là chính sách bảo đảm theo đó khoản tiền gửi của người gửi tiền được đảm bảo chi trả trên cơ sở hợp đồng hoặc cam kết một cách minh bạch giữa ngân hàng nhận tiền gửi với tổ chức bảo hiểm tiền gửi và người gửi tiền. Khoản tiền gửi được bảo hiểm có thể là toàn bộ hoặc một phần của tiền gốc cùng với tiền lãi nhập gốc được thể hiện trên tài khoản tiền gửi của người gửi tiền tại ngân hàng. Việc bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền được hình thành đầu tiên tại Mỹ.

Chính sách bảo vệ tiền gửi một cách công khai được hình thành tại Mỹ với chương trình bảo hiểm trách nhiệm ngân hàngtại New York năm 1829. Nội dung của chương trình này muốn đề cập chính là trách nhiệm đối với tiền gửi và chứng chỉ huy động tiền gửi. Chương trình này nhận được sự tán đồng và từ năm 1831 đến năm 1858 trên nước Mỹ đã có thêm Vermont; Indiana; Michigan; Ohio; và Iowa tiến hành thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi (41, tr.3). Mục đích của các chương trình bảo hiểm tiền gửi này là bảo vệ cộng đồng khi xảy ra sự đổ bể của các ngân hàng và bảo vệ người gửi tiền là cá thể. Mặc dù, với mục đích rất tích cực và sau khi thành lập đã phát huy tốt vai trò của mình nhưng tất cả các tổ chức thực hiện chức năng bảo hiểm tiền gửi đó lại sớm phải đóng cửa. Bởi lẽ, tới cuối năm 1930 do sự ra đời của chính sách ngân hàng tự do đã tạo điều kiện cho phần lớn ngân hàng rút khỏi việc tham gia bảo hiểm tiền gửi và việc thành lập hệ thống ngân hàng quốc gia năm 1886 ở Mỹ làm cho ngân hàng được cấp giấy phép mà có vốn của Nhà nước được chuyển thành ngân hàng quốc gia- có thể rút khỏi bảo hiểm tiền gửi. Sau sự đóng cửa của bảo hiểm tiền gửi của năm vùng lãnh thổ của Mỹ nêu trên thì tại nước Mỹ, bảo hiểm tiền gửi lại tiếp tục được thử nghiệm hoạt động vào thời gian từ năm 1908 đến năm 1917 với sự ra đời và đi vào hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại 8 vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, đến năm 1930 thì cả 8 hệ thống bảo hiểm tiền gửi này đều bị đóng cửa với lý do là trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng tại Mỹ gặp nhiều khó khăn và nhiều ngân hàng đã phải đóng cửa, kéo theo các tổ chức bảo hiểm tiền gửi ở đó cũng mất khả năng thanh toán (33).

Đầu những năm 30 của thế kỷ 20 là khoảng thời gian tiếp tục đánh dấu sự khó khăn của các ngân hàng ở Mỹ. Trong giai đoạn từ năm 1930 đến 1933 mỗi năm có khoảng hơn 1000 ngân hàng ngừng hoạt động, đặc biệt là năm 1933 số lượng ngân hàng phải đóng cửa tăng lên con số kỷ lục- 4000 ngân hàng (41- tr.21). Đứng trước tình hình khó khăn đó của các ngân hàng, để lấy lại niềm tin

của công chúng đối với hoạt động của các ngân hàng và tạo chỗ dựa cho ngân hàng hoạt động và phát triển thì Bảo hiểm tiền gửi liên bang ở Mỹ (FDIC) đã ra đời vào ngày 01 tháng 01 năm 1934, đây được xem là hình mẫu đầu tiên của bảo hiểm tiền gửi.

Tiếp theo sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi liên bang ở Mỹ- FDIC, trong thế kỷ 20, cho đến những năm 60, trên thế giới đã có tới 6 quốc gia thành lập bảo hiểm tiền gửi, đến những năm 70 có thêm sự xuất hiện của 4 hệ thống bảo hiểm tiền gửi của 4 quốc gia và đến những năm của thập niên 90 có đến 30 quốc gia thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi (42- Tr.23). Tính đến đầu năm 2002, trên thế giới đã có 74 hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Đặc biệt, ngày 06 tháng 05 năm 2002 hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế được thành lập có trụ sở đặt tại Thụy sỹ với sự tham gia của nhiều hệ thống bảo hiểm tiền gửi của nhiều quốc gia trên thế giới (33- Tr.7). Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ người gửi tiền xuất hiện lần đầu tiên năm 1994 với tên gọi quy tắc bảo hiểm trách nhiệm của quỹ tín dụng nhân dân đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn- đây là nền móng cho mô hình bảo hiểm tiền gửi công khai ở Việt Nam (43- Tr.13). Sau một thời gian tồn tại, mô hình này không còn phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội nên đã được thay thế bởi tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, một tổ chức tài chính Nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn và tự bù đắp chi phí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.3 Sự điều chỉnh của pháp luật đối với bảo hiểm tiền gửi


Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - 4

Nghiên cứu lý luận về pháp luật chúng ta thấy rằng, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của Nhà nước nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội, làm cho các quan hệ xã hội đó tồn tại và phát triển theo một xu hướng nhất định phù hợp với mong muốn của Nhà nước và phù hợp với đòi hỏi phát triển chung của xã hội. Với

cách tiếp cận đó, pháp luật chính là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh từng lĩnh vực quan hệ phát sinh trong xã hội mà thông thường, sự xuất hiện của một lĩnh vực pháp luật sẽ phải dựa trên một nền tảng kinh tế- xã hội nhất định.

Đối với pháp luật về bảo hiểm tiền gửi cũng vậy, sự xuất hiện của nó gắn liền với quá trình huy động vốn từ công chúng dưới hình thức nhận tiền gửi, một hoạt động quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Thật vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mình thì trong quá trình hoạt động, các ngân hàng không sử dụng nguồn vốn tự có để cấp vốn cho nền kinh tế mà sẽ sử dụng nguồn vốn được huy động từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội- trong đó, nguồn vốn được huy động từ những khoản tiền nhàn rỗi của công chúng luôn được coi là một kênh huy động vốn đặc biệt bởi tính ổn định của nó. Chính sự ổn định của nguồn vốn huy động bằng việc nhận tiền gửi của công chúng giúp cho các ngân hàng yên tâm trong việc sử dụng để cấp vốn cho quá trình đầu tư phát triển. Nghiên cứu thực tế cho thấy rằng, phần lớn những người gửi tiền vào ngân hàng là những người có thu nhập thấp và bản thân họ không thể tiến hành đầu tư dưới những hình thức khác để sinh lợi từ khoản tiền mà họ tiết kiệm được. Do vậy, đối với những người gửi tiền luôn xuất hiện tâm lý lo lắng về sự trượt giá của đồng tiền, sau một thời gian gửi vào ngân hàng mặc dù được hưởng lãi nhưng giá trị của đồng tiền rất có thể sẽ bị tụt giảm, thậm chí mất trắng nếu như có sự đổ vỡ xảy ra. Nhu cầu bảo vệ người gửi tiền được đặt ra như một đòi hỏi không thể thiếu trong hoạt động ngân hàng và nhu cầu đó lại càng trở nên cấp thiết hơn khi chúng ta nhận thức được rằng, bảo vệ người gửi tiền sẽ góp phần củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với các ngân hàng, tăng cường uy tín của các ngân hàng và như vậy, đã bảo vệ được các ngân hàng và bảo vệ được hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó trong hoạt động ngân hàng mà pháp luật về bảo hiểm tiền gửi hình thành và ngày càng hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, bất kỳ một thiết chế mới nào được thành lập đều cần phải

dựa trên các quy định của pháp luật và trong quá trình hoạt động phải theo một khuôn khổ pháp lý nhất định. Mặt khác, các nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng đều là các nghiệp vụ pháp luật nên bảo hiểm tiền gửi đã và đang trở thành một chế định pháp luật quan trọng trong hoạt động ngân hàng hiện nay (47- Tr.7).

Ở các nước có nền kinh tế phát triển, pháp luật về bảo hiểm tiền gửi được hình thành và phát triển khá sớm, điển hình là ở Mỹ. Bảo hiểm liên bang ở Mỹ được thành lập và hoạt động dưới hình thức công ty bảo hiểm liên bang theo luật bảo hiểm tiền gửi từ năm 1934. Theo đó, công ty được quản trị bởi một Hội đồng quản trị bao gồm Chủ tịch và các Phó chủ tịch. Thành viên Hội đồng quản trị không được phép sở hữu tham gia hoặc làm việc tại bất kỳ một tổ chức nhận tiền gửi nào hoặc bất kỳ một công ty cổ phần của các tổ chức nhận tiền gửi trong thời gian đang thực hiện nhiệm kỳ tại công ty hoặc hai năm sau khi thôi giữ chức danh trong Hội đồng quản trị. Các khoản tiền gửi của tất cả các ngân hàng và các hiệp hội tiết kiệm sẽ được hưởng lợi từ hoạt động bảo hiểm theo quy định của luật bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở nộp đơn tham gia và được công ty kiểm tra, được Hội đồng quản trị thông qua. Khi tham gia bảo hiểm tiền gửi, các tổ chức nhận tiền gửi phải báo cáo với công ty bảo hiểm liên bang về tình trạng hoạt động theo mẫu và nêu những thông tin theo yêu cầu của Hội đồng quản trị của công ty, nếu nộp hoặc phát hành một báo cáo sai một cách không cố ý sẽ bị phạt 2000 USD cho mỗi ngày sai sót tiếp diễn, nếu cố ý sẽ bị phạt 20.000 USD cho mỗi ngày sai sót tiếp diễn. Đối với mỗi thông tin không được sửa thì công ty có thể phạt các tổ chức tham gia bảo hiểm là không quá 1.000.000 USD hoặc 1% trên tổng tài sản của ngân hàng. Việc chấm dứt bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức nhận tiền gửi có thể là chấm dứt tự nguyện hoặc chấm dứt bắt buộc trên cơ sở quyết định của Hội đồng quản trị công ty và đều phải tiến hành theo một trình tự nhất định, phải thông báo công khai (30).

Đối với Hàn Quốc, vấn đề bảo hiểm tiền gửi cũng được pháp điển hoá trong Luật bảo vệ người gửi tiền. Mục đích của Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc được xác định rất cụ thể là nhằm bảo vệ người gửi tiền, duy trì tính ổn định của hệ thống tài chính nhằm giúp đỡ tổ chức tài chính đối phó được với nguy cơ phá sản, mất khả năng thanh toán hay các nguy cơ tổn thất tài chính khác mà tổ chức tài chính này không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Việc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của Luật bảo vệ người gửi tiền Hàn Quốc được thực hiện thông qua công ty bảo hiểm tiền gửi, được quản trị bởi một Hội đồng quản trị. Những người lãnh đạo hay nhân viên công ty hoặc những người trước đây đã từng nắm giữ chức vụ trong công ty bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc không được quyền tiết lộ bất cứ thông tin nào ra bên ngoài hay tiết lộ thông tin cho những người không được phép biết hoặc không được chia sẻ những thông tin bí mật về công ty trong suốt quá trình làm việc hay trong khi thực hiện những nhiệm vụ được giao tại công ty bảo hiểm tiền gửi, nếu vi phạm có thể bị phạt tù hai năm hoặc bị phạt 10 triệu WON. Trong quá trình hoạt động, công ty bảo hiểm có quyền yêu cầu các tổ chức tài chính được bảo hiểm đệ trình các tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính hiện thời của các công ty này. Trên cơ sở các tài liệu đó, công ty bảo hiểm tiền gửi có thể kiểm tra hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của các tổ chức tài chính được bảo hiểm. Nếu vi phạm có thể bị phạt tù không quá 1 năm hoặc phạt tiền không quá 5 triệu WON. Các tổ chức tài chính được bảo hiểm phải trả phí hàng năm cho công ty bảo hiểm tiền gửi với một tỷ lệ được quy định trong sắc lệnh của Tổng thống nhưng không được vượt quá 0,5% hoặc 100 ngàn WON nếu phí được tính thấp hơn 100 ngàn WON. Trong trường hợp này, tỷ lệ được áp dụng đối với mỗi tổ chức tài chính được bảo hiểm có thể quyết định trước, khác nhau giữa các tổ chức trên cơ sở năng lực tài chính và quản lý của mỗi tổ chức tài chính được bảo hiểm. Nếu tổ chức tài chính không thực hiện nộp phí bảo hiểm theo đúng quy

định thì tổ chức đó ngoài việc phải nộp phí bảo hiểm theo quy định còn phải trả nợ quá hạn cho công ty bảo hiểm tiền gửi. Khi có sự hiện bảo hiểm xảy ra thì số tiền bảo hiểm tối đa được tính toán theo sắc lệnh của Tổng thống có dựa vào GDP trên đầu người và tổng lượng tiền được bảo hiểm (31).

Không phải là một ngoại lệ, sự hình thành pháp luật về bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam như một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế. Điều đó được bắt nguồn từ sự đổ vỡ mang tính hệ thống của các quỹ tín dụng nhân dân vào những năm từ 1988 đến 1990. Với mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người gửi tiền, lấy lại niềm tin của công chúng đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tạo ra sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia thì sự ra đời của bảo hiểm tiền gửi là hoàn toàn cần thiết. Tất nhiên rằng, đi kèm với nó là sự hình thành các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi, chủ thể tham gia bảo hiểm tiền gửi, phí bảo hiểm tiền gửi...

Qua phân tích trên, có thể đi đến kết luận rằng, bảo hiểm tiền gửi là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với việc duy trì và phát triển bên vững của của hệ thống ngân hàng nói riêng và của hệ thống tài chính của một quốc gia nói chung. Cho dù mô hình và cơ chế bảo hiểm tiền gửi ở các quốc gia khác nhau là không giống nhau nhưng xét ở một khía cạnh chung nhất thì bảo hiểm tiền gửi luôn được được pháp luật điều chỉnh một cách chặt chẽ ở một số lĩnh vực như cơ cấu và cơ chế vận hành của tổ chức bảo hiểm tiền gửi; nghĩa vụ tham gia bảo hiểm tiền gửi của các tổ chức tài chính nhận tiền gửi của công chúng; hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền; thủ tục chi trả bảo hiểm tiền gửi; phí bảo hiểm tiền gửi; thẩm quyền của tổ chức bảo hiểm tiền gửi trong việc kiểm tra- giám sát đối với hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm; vấn đề hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi gặp khó khăn; vai trò của tổ chức bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2023