Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay - 15

dẫn viên tại điểm giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các hướng hướng dẫn viên trong quá trình hành nghề.

Ngoài ra, bổ sung hồ sơ, thủ tục, quy trình thi cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm; xác định rõ cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch; phân loại hướng dẫn viên tại điểm; để đảm bảo triển khai thực hiện trong thực tế.

b. Hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch


Do đặc trưng của ngành du lịch là luôn có mối giao thoa với nhiều ngành kinh tế - xã hội khác cho nên việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch không đơn thuần chỉ quan tâm đến hoàn thiện mảng pháp luật của ngành du lịch mà còn phải quan tâm đến những mảng có liên quan đến hoạt động du lịch như: pháp luật về đầu tư; pháp luật về tài chính; pháp luật về thuế; pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, hải quan…

- Đề nghị quy định cụ thể chính sách khuyến khích phát triển du lịch: chính sách ưu đãi nhập khẩu phương tiện vận chuyển khách du lịch, giảm thuế, ưu đãi tài chính, tín dụng, đất đai…

- Các nội dung về quy hoạch phát triển du lịch trong Luật Du lịch có nhiều nội dung chồng lấn với các luật khác như: Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Quy hoạch (đang xây dựng)... do vậy cần tuân thủ hệ thống thứ bậc trong quy hoạch.

- Đề nghị Bộ Giao thông vận tải xây dựng các chính sách ưu tiên cho phương tiện vận chuyển khách du lịch về: ưu tiên đỗ tại sân bay, bến tàu, nhà ga, nơi công cộng, phí đỗ...; Xây dựng thông tư quy định về cấp biển hiệu cho phương tiện thủy nội địa vận chuyển khách du lịch...

KẾT LUẬN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Du lịch và pháp luật trong lĩnh vực du lịch là vấn đề phức tạp, có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nhiều mặt của đời sống xã hội, liên quan đến hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, các doanh nghiệp và người dân. Sau 55 năm hình thành và phát triển, hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực du lịch được các cơ quan nhà nước ban hành với số lượng tương đối nhiều, trong đó Luật Du lịch 2005 sau 10 năm tổ chức thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập và có nhiều nội dung chưa thể đi vào cuộc sống. Do đó, để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho du lịch phát triển tương xứng với vị trí, vai trò của “ngành kinh tế mũi nhọn” đòi hỏi pháp luật trong lĩnh vực du lịch phải có những điều chỉnh thích đáng. Mặt khác, nhằm tiếp tục sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nhiệp hóa – hiện đại hóa và bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch nói riêng là cần thiết để đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội, phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước.

Từ thực trạng hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch và thực tiễn xây dựng, triển khai thực hiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch, với mục đích đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay, luận văn đã đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây:

Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay - 15

- Phân tích các vấn đề lý luận làm cơ sở hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch, đó là: Các khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của du lịch và pháp luật về du lịch; khái niệm, yêu cầu, điều kiện và tiêu chí xác định mức độ hoàn thiện của pháp luật về du lịch.

- Phân tích thực trạng pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay: trong đó nêu khái quát về sự hình thành và phát triển của pháp luật trong lĩnh vực

du lịch qua các giai đoạn từ 1960 đến trước 1986, từ 1986 đến trước 1999, từ 1999 đến trước 2005, từ khi ban hành Luật Du lịch 2005 đến nay; đánh giá chung và đánh giá cụ thể một số nội dung cơ bản của pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay; phân tích nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

- Trên cơ sở nêu lên sự cần thiết hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch.

Tuy nhiên do trình độ lý luận và khả năng tư duy còn hạn chế, nên đề tài nghiên cứu còn dừng lại ở những giải pháp tổng thể, gợi mở ra những vấn đề nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực du lịch, phát huy hiệu lực, hiệu quả trong thực tế, bên cạnh việc hoàn thiện cả về hình thức và nội dung văn bản quy phạm pháp luật cần phải kết hợp với việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật và việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức trong lĩnh vực du lịch.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban Bí thư (1994), Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 14/10/1994 về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới, Hà Nội.

2. Ban cán sự Đảng Chính phủ (2015), Báo cáo nghiên cứu đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020

3. Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam (2006), Báo cáo WT/ACC/VNM/48 ngày 27/10/2006 của Ban Công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam , Hà Nội.

4. Ban kinh tế Trung ương (2015), Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển du lịch, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010), Xu hướng chung phát triển bảo hiểm du lịch, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội.

6. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

7. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam, hướng dẫn du lịch và xúc tiến du lịch, Hà Nội.

8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2013), Báo cáo tổng kết 7 năm thi hành Luật du lịch và các văn bản hướng dẫn thi hành, Hà Nội.

9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015), Báo cáo rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lưu hành nội bộ, Hà Nội.

10. Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam (2012), Hội thảo về Luật Du lịch ngày 30/5/2012, Dự án Chương trình Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, Hà Nội.

11. Vũ Thế Bình – Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (2015), Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao để thu hút khách du lịch, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

12. Prof. Carson L Jenkins – Chuyên gia tư vấn chính sách du lịch Dự án EU (2013), Một số nhận xét về Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Lưu hành nội bộ, Tổng cục Du lịch.

13. Chính phủ (1993), Nghị quyết số 45-CP ngày 22/6/1993 về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch, Hà Nội.

14. Chính phủ (2007), Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, Hà Nội.

15. Chính phủ (2012), Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, Hà Nội.

16. Chính phủ (2013), Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, Hà Nội.

17. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.

18. Chính phủ (2015), Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 18/6/2015 về việc miễn thị thực có thời hạn đối với công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha, Cộng hòa I-ta-li-a, Hà Nội.

19. Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị GTVT Việt Nam (VIETTRAVEL) (2015), Những khó khăn cần tháo gỡ các cho doanh nghiệp lữ hành Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Quốc gia Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2006), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa.

28. PGS.TS.KTS Đỗ Tú Lan – Bộ Xây dựng (2015), Du lịch Việt Nam hội nhập và phát triển trong thời kỳ mới, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

29. TS. Trần Du lịch - Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội (2015), Một vài suy nghĩ về giải pháp phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Tạp chí Du lịch

– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 7/2015.


30. Hoàng Linh (2015), Những địa danh ngày càng mất điểm với du khách, http://news.zing.vn.

31. V.I.LÊ-NIN (2006), V.I.LÊ-NIN toàn tập 51, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

32. Thạc sĩ Trần Thị Mai Phước (2015), Pháp luật Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

33. Hoàng Thị Kim Quế - chủ biên (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Hà Nội.

35. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Hà Nội.


36. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Hà Nội.

37. Quốc hội (2013), Nghị quyết số 52/2013/QH13 ngày 21/6/2013 về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.

38. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.


39. TS. Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2015), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

40. Tiến sĩ Luật học Trịnh Đăng Thanh (2005), Thực trạng pháp luật du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2005.

41. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2014), Báo cáo kết quả công tác năm 2014, Lưu hành nội bộ, Hà Nội.

42. Đoàn Thị Thắm (2013), Thực trạng công tác đào tạo nhân lực du lịch tại các trường du lịch trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Luận văn thạc sĩ Du lịch.

43. PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam (2015), Thế giới hiện đại và xu hướng phát triển của du lịch, những vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội.

44. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22/7/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010, Hà Nội.

45. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

46. Tổ chức Du lịch thế giới (2013), Hiểu biết về du lịch: Các thuật ngữ cơ bản, Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội.

47. Tổng cục Du lịch (2014), Số liệu thống kê doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2014, vietnamtourism.gov.vn.

48. Tổng cục Du lịch (2015), Số liệu thống kê khách quốc tế đến Việt Nam tháng 7 và 7 tháng năm 2015, vietnamtourism.gov.vn.

49. Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2010), Phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động Hội nhập quốc tế, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Hà Nội.

50. Ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (2015), Những dấu mốc trên chặng đường 55 năm phát triển, Tạp chí Du lịch – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch số 7/2015.

51. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Du lịch, Hà Nội.


52. Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng Cục Du lịch (2010), Du lịch Việt Nam trong tiến trình Hội nhập kinh tế quốc tế, Hội thảo phát triển du lịch Việt Nam trong bối cảnh tích cực, chủ động hội nhập quốc tế ngày, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/08/2022