Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 11

dung hướng dẫn tại điểm a khoản 2.3 mục 2 phần B Thông tư 126/2004/TT-BTC theo hướng qui định cụ thể các loại giấy tờ nhà đầu tư phải gửi cho các cơ quan thực hiện bán đấu giá cổ phần khi họ đăng ký mua cổ phần. Đối với các nhà đầu tư cá nhân các loại giấy tờ cần xuất trình có thể qui định là: Giấy chứng minh doanh nghiệp, hoặc giấy xác nhận hộ khẩu thường trú của địa phương, cơ quan nơi cư trú và công tác. Đối với tổ chức có thể qui định là: Quyết định thành lập hoặc giấy phép hành nghề, giấy phép kinh doanh... là đủ.

Thứ hai, về thời gian công khai thông tin bán đấu giá cổ phần quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 187/2004/NĐ-CP và hướng dẫn tại điểm a khoản 2.3 mục 2 phần B Thông tư 126/2004/TT-BTC cần sửa đổi bổ sung các qui định này theo hướng: các cơ quan thực hiện bán đấu giá phải công khai thông tin liên quan đến việc bán cổ phần trước ngày bán đấu giá 30 ngày, đồng thời cho phép các nhà đầu tư được làm thủ tục đăng ký mua cổ phần đến trước ngày bán đấu giá.

Thứ ba, sửa đổi các quy định tại điểm a mục 2.3 và điểm b mục 3.2 phần B Thông tư 126/2004/TT- BTC theo hướng: Cho phép nhà đầu tư được mua số lượng cổ phần cao hơn mức đã đăng ký mua tối đa là gấp 2 lần. Số lượng mua cụ thể được các nhà đầu tư ghi trong phiếu đấu giá cùng với giá tham gia đấu giá. Việc xác định kết quả đấu giá phải được tiến hành công khai và chỉ được thực hiện khi thời hạn ấn định tham gia đấu giá đã hết hoặc các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần đã tham gia đấu giá đầy đủ. Kết quả của phiên đấu giá phải được công bố công khai ngay trong phiên đấu giá.

Thứ tư, từ sự phân tích về những bất cập trong các qui định về tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược theo các điều 27, 27, 28 Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu ở chương 2, tác giả đề xuất sửa đổ bổ sung các qui định này như sau:

- Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư có tiềm năng về tài chính có năng lực quản lý có uy tín trong kinh doanh, có nguyện vọng và có đơn đăng ký được làm cổ đông chiến lược, đăng ký mua cổ phần của doanh nghiệp với số lượng từ 5% vốn điều lệ trở lên.

- Số lượng nhà đầu tư chiến lược cần thu hút được doanh nghiệp ấn định trong phương án CPH căn cứ vào số lượng cổ phần bán ra đã dự kiến.

- Nhà đầu tư được lựa chọn làm nhà đầu tư chiến lược là người mua đấu giá cổ phần có số lượng tiền mua chênh lệch tăng so với số lượng tiền tính theo giá sàn {(giá đấu giá - giá sàn) x số lượng cổ phần được mua} lớn nhất xác định từ cao xuống thấp cho đến đủ số người cần lựa chọn.

- Giá bán cổ phần ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược giảm 20% so với giá đầu bình quân, số lượng cổ phần bán ưu đãi cho các nhà đầu tư chiến lược tối đa là 20% số cổ phần bán ra. Số cổ phần được mua ưu đãi của mỗi nhà đầu tư chiến lược được phân chia theo tỷ lệ được mua cổ phần thực tế của mỗi người và được tính giảm giá cho số lượng tương ứng cổ phần đã mua thông qua đấu giá. Theo tác giả qui định như nêu trên đảm bảo được tính bình đẳng, tiêu chí định lượng trong việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, đồng thời gắn với việc ưu đãi với việc bán đấu giá cổ phần khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư mà không vi phạm nguyên tắc thị trường trong CPH DNNN.

Thứ năm, sửa đổi các qui định về quản lý sử dụng tiền thu từ CPH DNNN.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Từ sự phân tích những bất cập trong qui định của Nghị định 187/2004/NĐ-CP (điều 35). Quyết định 174/2002/QĐ-TTg (Điều 4) và Thông tư 126/2004/TT-BTC (mục 1.3, phần B) đã nêu ở chương 2, tác giả đã đề xuất hướng sửa đổi các qui định này như sau:

- Trước hết, cần xác định tiền thu được từ CPH DNNN là nguồn thu của ngân sách nhà nước do đó cần phải được thu nộp quản lý sử dụng theo qui định của Luật ngân sách nhà nước.

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay - 11

- Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể các nội dung chi, mức chi cụ thể phù hợp với các qui định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn CPH DNNN.

3.2.3.5. Sửa đổi, bổ sung các qui định đảm bảo quyền dân chủ của các chủ thể tham gia đầu tư

Thứ nhất, để đảm bảo quyền bình đẳng trong việc được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược cần sửa đổi nội dung qui định về nhà đầu tư chiến lược theo nội dung tác giả đã đề xuất ở mục 3.3.3.4 vừa nêu trên.

Thứ hai, để tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng phù hợp với các qui định của pháp luật đầu tư đặc biệt là Luật đầu tư chung (có hiệu lực từ 1/7/2006) đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần cho phép các nhà đầu tư nước ngoài có quyền trở thành nhà đầu tư chiến lược khi tham gia vào CPH DNNN.

Thứ ba, cần sửa đổi bổ sung các quy định về công khai thông tin về doanh nghiệp CPH và thông tin về bán cổ phần (quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 187/2004/NĐ- CP) theo hướng:

- Quy định cụ thể các nội dung thông tin phải công khai đáp ứng các yêu cầu cơ bản theo quy định của pháp luật về thị trường chứng khoán đối với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ra công chúng, đảm bảo cho nhà đầu tư có được những hiểu biết cơ bản, đầy đủ, toàn diện và chính xác về công ty cổ phần sẽ hình thành mà họ sẽ là cổ đông.

- Quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức bán đấu giá cổ phần và doanh nghiệp về việc đảm bảo tính chính xác của thông tin đã công khai, đảm bảo bí mật đối với các thông tin không được phép công khai để đảm bảo tránh gây thiệt hại cho các nhà đầu tư.

- Quy định bổ sung nội dung cho phép các nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần được quyền yêu cầu DNNN, cơ quan thực hiện bán đấu giá cổ phần cung cấp các nội dung thông tin về doanh nghiệp CPH, phương án CPH và các thông tin liên quan đến việc bán cổ phần bằng văn bản.

- Quy định bổ sung nội dung, các doanh nghiệp CPH và tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần có trách nhiệm thiết lập nội dung thông tin phải công khai về doanh nghiệp CPH và về bán cổ phần bằng tiếng Anh đối với những doanh nghiệp CPH có giá trị (theo sổ sách kế toán) từ (có thể là) 200 tỷ đồng trở lên, để tạo điều kiện thuận lợi thu hút sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

3.2.3.6. Hoàn thiện các quy định đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động

Có thể khẳng định rằng, trong các quy định của pháp luật hiện hành về CPH DNNN vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động đã được Nhà nước đặc biệt quan tâm và thực tế đã có những giải pháp tích cực góp phần nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động, hạn chế tình trạng người lao động phải chịu cảnh mất việc, thôi việc, có những hình thức khuyến khích hỗ trợ người lao động về vật chất thực sự làm giảm bớt khó khăn vất vả của người lao động. Vấn đề thực hiện dân chủ, mở rộng dân chủ, phát huy vai trò làm chủ của người lao động trong CPH DNNN cũng được tổ chức công đoàn thực sự quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận một thực tế không phải ở mọi doanh nghiệp CPH vấn đề này đều được doanh nghiệp chủ động thực hiện và thực hiện tốt. Để thực hiện tốt hơn nữa vấn đề người lao động trong CPH, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của người lao động trong việc thực hiện các mục tiêu của giải pháp CPH doanh nghiệp, tác giả luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung sau:

Thứ nhất, cần quy định cụ thể doanh nghiệp CPH có trách nhiệm lập phương án đào tạo lại lao động (đặc biệt là với đối tượng ở độ tuổi chưa đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ làm việc nhưng không còn trẻ, có nhiều ràng buộc về con cái, khó có điều kiện tìm việc làm mới khi bị thôi việc, mất việc). Ngay sau khi phương án CPH được phê duyệt, doanh nghiệp có trách nhiệm liên hệ ký kết các hợp đồng với các cơ sở đào tạo để thực hiện việc đào tạo lại lao động để tạo ưu thế cho người lao động được sắp xếp việc làm sau CPH.

Thứ hai, đề nghị tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ khuyến khích người lao động như Nghị định 41/2002/NĐ-CP đối với người lao động trong các DNNN CPH có mức thu nhập bình quân của người lao động là thấp, ví dụ: dưới 700.000 đ/ người/ tháng.

Thứ ba, để đảm bảo ghi nhận đúng mức công sức của người lao động đóng góp vào doanh nghiệp, cần bổ sung quy định cho phép những người lao động tại doanh nghiệp liên tục với thời gian (có thể là) 10 năm trở lên mới về nghỉ hưu trí hoặc mất sức lao động dưới (có thể là) 3 năm trước thời điểm doanh nghiệp có quyết định CPH (nếu có nguyện vọng) được mua cổ phần của doanh nghiệp theo giá ưu đãi với mức giảm giá (có thể là) 20% giá đấu bình quân.

Thứ tư, để thực sự phát huy quyền làm chủ của người lao động, thực hiện thực chất phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong CPH DNNN cần bổ sung một số quy định về nhiệm vụ của tổ chức công đoàn và quyền của người lao động, cụ thể như sau:

- Tổ chức công đoàn cơ sở có nhiệm vụ:


+ Lựa chọn và cử các đoàn viên công đoàn có năng lực trực tiếp giám sát việc kiểm kê, phân loại tài sản thuộc phạm vi tổ (đội), phân xưởng, phòng (ban) nơi họ trực tiếp làm việc.

+ Phối hợp với lãnh đạo doanh nghiệp CPH tổ chức cho người lao động (trong đó có các cá nhân là lãnh đạo doanh nghiệp) đề xuất danh sách, bỏ phiếu tín nhiệm lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược (trong trường hợp không có sự sửa đổi tiêu chí lựa chọn như tác giả đã đề xuất) để đảm bảo sự khách quan trong việc lựa chọn của doanh nghiệp.

- Người lao động trong doanh nghiệp CPH có quyền:


+ Được tín nhiệm lựa chọn thành viên tổ chức công đoàn (không giới hạn trong phạm vi cán bộ công đoàn) để giới thiệu, đề cử tham gia vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

+ Được cung cấp thông tin về kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, kết quả xác định giá trị doanh nghiệp bằng hình thức văn bản đến các phòng, ban, tổ, đội sản xuất.


kết luận chương 3


Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện và phát huy dân chủ trong CPH DNNN. Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là điều kiện tiên quyết để thu hút sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư, của quần chúng nhân dân vào quá trình này, tạo nên động lực đẩy nhanh và lành mạnh hóa tiến trình CPH DNNN.

Hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN phải đáp ứng yêu cầu góp phần thực hiện các mục tiêu chung, các định hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cụ thể là đáp ứng các yêu cầu về xây dựng nhà nước pháp quyền, yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, yêu cầu cải cách nền hành chính quốc

gia và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN cần phải quán triệt các quan điểm có tính nguyên tắc như: đảm bảo định hướng XHCN; thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động, để CPH thực sự là một giải pháp thị trường hóa tổ chức và hoạt động của DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, đồng thời vẫn đảm bảo định hướng đi lên CNXH của đất nước, hạn chế tối đa những hậu quả xã hội vẫn được coi là hệ quả tất yếu của kinh tế thị trường.

Dân chủ là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH phải phục vụ cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Vì vậy, tác giả đã đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các chủ thể nhà nước thực hiện CPH, cụ thể như:

- Quy định bổ sung các nội dung về quyền hạn và nhiệm vụ của DNNN, của cơ quan thực hiện quyền sở hữu nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình CPH.

- Đề xuất tách việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước ra khỏi chủ thể thực hiện quyền quản lý nhà nước, thành lập các cơ quan thực hiện quyền sở hữu độc lập, tách biệt với hoạt động quản lý nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đề xuất thành lập các ủy ban giám sát của các cơ quan đại diện của nhân dân, thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với việc thực thi quyền lực nhà nước trong CPH DNNN để hạn chế tối đa các biểu hiện vi phạm dân chủ, hạn chế sự tham gia của nhân dân, của các nhà đầu tư vào quá trình CPH.

- Đề xuất giải pháp tuyển chọn, giao quyền đại diện cổ đông nhà nước trong công ty cổ phần hình thành sau CPH một cách thực sự dân chủ để hạn chế tác động tiêu cực - làm chậm lại tiến trình CPH - từ vấn đề có tính chất liên quan này.

Đảm bảo dân chủ trong CPH là yêu cầu phải đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia vào quá trình CPH mà các quyền và lợi ích có thể bị xâm hại trong quá trình CPH. Vì vậy, để đảm bảo dân chủ trong CPH, một yêu cầu tất yếu đặt ra là phải hoàn thiện một cách có hệ thống, đồng bộ các quy định về đảm bảo quyền của chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản trong doanh nghiệp CPH, đảm bảo quyền tự do, bình

đẳng của các nhà đầu tư, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Để đáp ứng các yêu cầu này, tác giả đã đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung cụ thể liên quan đến các vấn đề nêu trên, góp phần hạn chế các nguy cơ xâm hại đến tài sản của Nhà nước trong doanh nghiệp CPH, tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo nhân dân và các nhà đầu tư tham gia vào quá trình CPH và để thực hiện tốt yêu cầu về đào tạo lao động, sắp xếp việc làm và giải quyết thỏa đáng chính sách đối với người lao động.

kết luận


Cải cách nền kinh tế, thực hiện và phát huy dân chủ trong lĩnh vực kinh tế tạo động lực cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Trong nền kinh tế nước ta, DNNN là một bộ phận hết sức quan trọng giữa vai trò chủ đạo, nắm giữ những lĩnh vực then chốt, trực tiếp nắm giữ, sử dụng phần lớn nguồn tài nguyên của quốc gia. Với thực trạng hoạt động kém hiệu quả và kém sức cạnh tranh như hiện nay, việc sắp xếp, đổi mới DNNN là một yêu cầu khách quan và có tính cấp bách.

Cổ phần hóa DNNN là một giải pháp đổi mới DNNN, đưa lại sự chuyển biến toàn diện về cơ cấu sở hữu, cơ chế tổ chức hoạt động và hình thức pháp lý của DNNN, đã được vận dụng thực hiện và thu được những kết quả khả quan, đem lại sức sống mới cho doanh nghiệp, tuy nhiên, trong thực tiễn thực hiện còn có những tồn tại, hạn chế, như: chưa thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân, còn có những biểu hiện lợi dụng những sơ hở của pháp luật xâm phạm tài sản của doanh nghiệp CPH, xâm phạm quyền sở hữu của nhân dân, vẫn còn tình trạng CPH khép kín trong nội bộ doanh nghiệp...

Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước trong CPH phục vụ cho lợi ích của nhân dân, được đặt trong sự kiểm tra, giám sát phù hợp với các quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu toàn dân đối với tài sản nhà nước đầu tư vào các DNNN, đảm bảo quyền tự do, bình đẳng của các nhà đầu tư tham gia mua cổ phần, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN trực tiếp góp phần thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân vào hoạt động CPH, phát huy sức mạnh của nhân dân, thúc đẩy tiến trình CPH được thực hiện nhanh hơn, lành mạnh và hiệu quả hơn.

Pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện các nội dung dân chủ, để đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN.

Thực trạng pháp luật đảm bảo dân chủ trong CPH DNNN còn nhiều vấn đề hạn chế, tồn tại cả về hình thức và nội dung, dẫn đến thực tiễn CPH DNNN chưa thực sự dân chủ, chưa thu hút được sự tham gia của quần chúng nhân dân vào quá trình này; còn có

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022