cụ, vũ khí của mọi người trong xã hội để thực hiện, bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ. Bởi pháp luật là đại lượng mang tính phổ biến, là chuẩn mực của sự công bằng, do đó có thể đo được hành vi mọi người, kể cả cơ quan tổ chức, công chức nhà nước. Nó là cơ sở, là căn cứ để công dân đánh giá, kiểm tra, đối chiếu các hành vi từ phía Nhà nước và các thành viên trong xã hội, đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Quyền con người, quyền phụ nữ, quyền công dân có thể bị xâm phạm từ phía các cơ quan, tổ chức, công chức nhà nước trong khi thi hành công vụ, cũng như từ phía các thành viên khác trong xã hội. Bởi vì trong quan hệ với nhà nước, công dân vừa là chủ nhà nước, vừa là đối tượng bị quản lý của nhà nước cho nên quyền và lợi ích của họ có nguy cơ bị xâm hại cao. Bởi vì các quyết định quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, các phán quyết của cơ quan bảo vệ pháp luật đều trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích của công dân.
Trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, công dân là người bị quản lý và chịu sự phán quyết nên họ luôn ở vị thế bất lợi. Trong điều kiện đó, người công dân không có vũ khí, phương tiện nào khác hữu hiệu hơn là sử dụng pháp luật để đấu tranh tự bảo vệ lấy các quyền và lợi ích của mình. Chỉ có pháp luật, bằng những quy phạm pháp luật chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, các quyền và nghĩa vụ của công dân, người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
1.2.3. Cấu trúc pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ
Các quyền phụ nữ được xác định trên cơ sở pháp luật thuộc nhiều cấp độ khác nhau tạo thành một hình “tháp quyền” như sau:
Cấp độ pháp luật quốc tế: Quyền phụ nữ được xác định trong các văn bản pháp luật quốc tế như “Tuyên bố toàn cầu của Liên hợp quốc về quyền con người” (năm 1948), “Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ toàn bộ các
hình thức phân biệt chủng tộc” (năm 1963), đặc biệt là “Công ước về xóa bỏ toàn bộ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW) (năm 1979), “Công ước về quyền trẻ em” (CRC) (năm 1989), “Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người di cư và gia đình họ” (năm 1990). Quyền phụ nữ cũng được thiết chế hóa thành các quy định, các mục tiêu, các phương châm hành động trong các tuyên bố và các hiệp ước quốc tế. Ví dụ, trong số tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà 189 nguyên thủ quốc gia thành viên Liên hợp quốc thống nhất tuyên bố vào năm 2000 có mục tiêu thứ ba là: “Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền năng cho phụ nữ”.
Cấp độ pháp luật quốc gia: Quyền phụ nữ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc gia như Hiến pháp và các bộ luật. Ví dụ, ở Việt Nam quyền phụ nữ đã được quy định trong các điều, khoản ghi trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Giáo dục và nhiều văn bản pháp luật khác. Chẳng hạn, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 nhất quán với các điều, khoản của Hiến pháp trước đó đã quy định quyền bình đẳng nam nữ về mọi phương diện của đời sống xã hội.
Khoản 2, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Điều 48 Luật Đất đai năm 2003 quy định: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.
Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
Cấp độ pháp quy dưới luật: Quyền phụ nữ được quy định trong các văn bản dưới luật do các cơ quan, tổ chức nhà nước và cơ quan, tổ chức dân sự quy định. Cần chú ý rằng, các văn bản pháp luật quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia thường đưa ra những quy định chung mang tính nguyên tắc về các quyền phụ nữ. Các văn bản dưới luật thường đưa ra những quy định cụ thể nhằm mục đích giải thích và hướng dẫn thực hiện các quyền phụ nữ. Điều này dẫn đến nhiều khả năng có thể xảy ra tùy thuộc vào trình độ nhận thức, thái độ và hành vi của những cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quyền này. Ví dụ, mặc dù Khoản 2, Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có quy định: Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng. Nhưng trên thực tế giấy “Đăng ký mô tô, xe máy” thường chỉ ghi tên chủ xe là tên của vợ hoặc tên của chồng mà không ghi cả tên vợ và tên chồng.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 2
- Đặc Điểm Của Quyền Con Người Và Quyền Phụ Nữ
- Điều Chỉnh Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam
- Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Nhằm Khắc Phục Những Khuyết Tật Của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
- Tính Tương Thích Với Các Văn Bản Pháp Luật Quốc Tế Mà Việt Nam Đã Tham Gia, Ký Kết Và Phê Chuẩn
- Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Trong Lĩnh Vực Lao Động, Việc Làm
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Cấp độ đạo lý: Quyền phụ nữ được ghi nhận dưới hình thức hệ các giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa, nguyên tắc đạo đức, quy tắc ứng xử và các thói quen ứng xử, sinh hoạt của cộng đồng xã hội. Các hệ giá trị và chuẩn mực đạo lý có tác dụng điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi về quyền phụ nữ của các cá nhân, nhóm người và tổ chức xã hội trong cuộc sống sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ, theo chuẩn mực đạo lý phương Đông, người phụ nữ Việt Nam thường được coi là phải có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”, phải biết “tề gia, nội trợ”.
Về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo lý, có thể thấy trường hợp tốt nhất là các quy định pháp luật phù hợp với các chuẩn mực đạo lý, ví dụ như trường hợp “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Trường hợp xấu nhất là sự mâu thuẫn, trái ngược và xung đột giữa các quy định pháp luật với các hệ giá trị, chuẩn mực đạo lý về quyền phụ nữ, như “Phép vua thua lệ làng”. Ví dụ,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện thực hiện, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” [39, Điều 9, khoản 2]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có thể xảy ra trường hợp cưới chui vì chưa đến tuổi kết hôn hoặc hiện tượng “cướp vợ”.
Giữa hai trường hợp này là sự dung hòa, thích nghi của chuẩn mực đạo lý với quy định pháp luật cũng như sự thỏa hiệp của pháp luật đối với đạo lý. Ví dụ, do sự kết hợp của phong tục, tập quán kết hôn sớm ở nông thôn với quy định pháp luật về tuổi kết hôn của nam nữ nên tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở nông thôn luôn thấp hơn tuổi kết hôn trung bình lần đầu ở thành thị. Nhưng trong mọi trường hợp, quyền phụ nữ được thực hiện với mức độ như thế nào là phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ “cơ sở” này. Một lần nữa ta thấy vai trò có tính chất thiết thực, cụ thể của đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền phụ nữ khi đội ngũ này trực tiếp phải giải quyết mối quan hệ giữa quyền phụ nữ trên cấp độ đạo lý và cấp độ pháp lý.
Hai điều quan trọng nhất có thể rút ra từ việc phân tích các cấp độ pháp luật và đạo lý về quyền phụ nữ nêu trên là:
Thứ nhất, phải bảo đảm mối liên hệ biện chứng giữa các hệ giá trị, chuẩn mực pháp luật và các hệ giá trị, chuẩn mực đạo lý trên các cấp độ từ vi mô đến vĩ mô. Việc thực hiện các quyền phụ nữ trên thực tế đòi hỏi phải bảo đảm sự nhất quán, sự thống nhất giữa các điều quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế mà quốc gia đó là thành viên của cộng đồng quốc tế, đồng thời phải bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các quy định pháp luật với các chuẩn mực đạo lý của cộng đồng xã hội.
Thứ hai, việc thực hiện các quyền phụ nữ trên thực tế phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở, bởi vì đội ngũ cán bộ này trực tiếp có chức năng, nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo quá trình thực hiện
các quy định pháp luật về quyền phụ nữ trong đời sống sản xuất, sinh hoạt hàng ngày ở địa phương, nơi các hệ giá trị và chuẩn mực đạo lý luôn chi phối nhận thức, thái độ và hành vi của người dân cũng như của chính cán bộ lãnh đạo, quản lý [54].
1.2.4. Nội dung pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ
Nói tới pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ là đương nhiên nói tới vai trò bảo vệ của pháp luật đối với quyền phụ nữ. Khi xem xét pháp luật là một công cụ trong cơ chế bảo vệ, bảo đảm quyền phụ nữ, nội dung pháp luật về lĩnh vực này bao hàm hai nội dung chính sau: i) hệ thống quy định về nội dung quyền của phụ nữ cần được bảo vệ, bảo đảm (quy định nội dung); ii) hệ thống các nguyên tắc, quy định về các biện pháp, cách thức tổ chức, hoạt động để thực hiện các quyền của phụ nữ trên thực tế, hay còn gọi là quy định thủ tục (theo nghĩa rộng). Hai nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu không có cơ chế thực hiện (quy định và tổ chức thực hiện) thì mọi quy định nội dung chỉ là pháp luật trên giấy.
Thứ nhất, nhóm quy định nội dung về quyền phụ nữ cần được bảo vệ. Các quy định này tồn tại ở dạng những quy tắc, quy phạm quy định về quyền của người phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Điều này được thể hiện ở nội dung các quyền của phụ nữ như đã trình bày trên.
Nội luật hóa Công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn và thông qua ngày 18-12-1979, Luật Bình đẳng giới của Việt Nam cũng đã quy định về quyền bình đẳng của nữ giới đối với nam trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình như: (1) Lĩnh vực chính trị, (2) kinh tế, (3) lao động,
(4) giáo dục và đào tạo, (5) y tế, (6) văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao, (7) khoa học và công nghệ và (8) bình đẳng giới trong gia đình.
Thứ hai, nhóm quy định về các cơ chế bảo đảm thực hiện quyền phụ nữ trên thực tiễn. Theo đó, có các cơ chế như cơ chế hành chính, cơ chế hình sự và tố tụng hình sự.
Cơ chế hành chính thường đưa ra các biện pháp xử lý hành chính đối với những hành vi vi phạm các quy định bảo vệ quyền phụ nữ; được quy định tập trung trong luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản pháp quy chuyên ngành về xử lý vi phạm hành chính trên các lĩnh vực quyền phụ nữ.
Cơ chế hình sự và tố tụng hình sự quy định về tội phạm và hình phạt, trình tự làm rõ tội phạm và áp dụng hình phạt. Cơ chế hình sự áp dụng với những vi phạm có tính nguy hiểm hơn vi phạm hành chính. Cơ chế này được quy đinh chặt chẽ trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.
1.3. Tính tất yếu của hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở việt nam trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm góp phần bảo vệ quyền con người, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Quyền con người – giá trị chung của nhân loại, thành quả của cuộc đấu tranh gian khổ, bền bỉ của nhân loại cần được bảo đảm, bảo vệ thông qua nhiều cách thức, biện pháp trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ngày nay, nhân quyền là vấn đề mang tính toàn cầu chứ không phải là vấn đề của riêng quốc gia nào. Các cơ chế bảo vệ nhân quyền ở tầm toàn cầu, khu vực, quốc gia đã được thiết lập và đang được kiện toàn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu bảo vệ nhân quyền [25].
- Các văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ quyền con người: Hiến chương Liên hợp quốc – Hiến pháp của cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ quyền con người (ở điều 55 Hiến chương); Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948; Công ước về quyền dân sự và chính trị năm 1966; Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước về phòng ngừa và
trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Tuyên bố về trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960; Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Công ước về không áp dụng thời hiệu đối với tội phạm chiến tranh và tội ác chống loài người năm 1968; Công ước về ngăn chặn và trừng trị chủ nghĩa Apacthai năm 1973.
- Các văn bản pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền phụ nữ: Quyền phụ nữ được xác định trong các văn bản pháp luật quốc tế như “Tuyên bố toàn cầu của Liên hợp quốc về quyền con người” (năm 1948), “Công ước của Liên hợp quốc về xóa bỏ toàn bộ các hình thức phân biệt chủng tộc” (năm 1963), đặc biệt là “Công ước về xóa bỏ toàn bộ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ” (CEDAW) (năm 1979), “Công ước về quyền trẻ em” (CRC) (năm 1989), “Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người di cư và gia đình họ” (năm 1990). Quyền phụ nữ cũng được thiết chế hóa thành các quy định, các mục tiêu, các phương châm hành động trong các tuyên bố và các hiệp ước quốc tế. Ví dụ, trong số tám mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà 189 nguyên thủ quốc gia thành viên Liên hợp quốc thống nhất tuyên bố vào năm 2000 có mục tiêu thứ ba là: “Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao quyền năng cho phụ nữ”.
Như vậy, có thể thấy việc hoàn thiện pháp luật quốc gia về bảo vệ quyền phụ nữ là vấn đề tất yếu của mỗi Nhà nước (quốc gia) để thực hiện các chương trình toàn cầu của Liên hợp quốc.
1.3.2. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
Ngày nay, hội nhập quốc tế đã trở thành thực tế mang tính tất yếu. Không một quốc gia nào có thể phát triển mà nằm ngoài quy luật này. Để hội nhập quốc tế, mỗi quốc gia cần thừa nhận và tuân theo những giá trị chung của nhân loại, trong đó có giá trị bảo vệ nhân quyền, bảo vệ quyền phụ nữ.
Việc bảo vệ và phát triển quyền phụ nữ sẽ giúp quốc gia đó giải phóng phụ nữ, khai thác và phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực nữ cho sự phát triển đất nước. Thực tiễn thế giới đã khẳng định, ở đâu có dân chủ tốt hơn, ở đó phụ nữ được giải phóng nhiều hơn, cũng như tỷ lệ thuận với những giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật mà phụ nữ mang lại. Khẳng định vai trò của việc bảo vệ nhân quyền, quyền phụ nữ đối với quá trình hội nhập quốc tế, chỉ số bảo vệ nhân quyền đã trở thành một trong những tiêu chí, điều kiện cho các quá trình hợp tác, tham gia vào đời sống quốc tế của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ.
1.3.3. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp năm 2013 là một văn kiện chính trị - pháp lý quan trọng, có vai trò hoạch định những vấn đề cơ bản của đất nước trong giai đoạn hiện nay, trong đó có vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ nhân quyền.
Hiến pháp khẳng định: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân (Khoản 1 Điều 2); Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ
của Nhân dân ; công nhân , tôn trọng, bảo vệ và b ảo đảm quyền con người,
quyền công dân (tại Điều 3); Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc(khoản 2 Điều 5); Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (khoản 1 Điều 14); Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội (Điều 16); Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới, nhà nước, xã hội và gia đình tạo