Điều Chỉnh Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam

Trong bản Hiến pháp cần thể hiện rõ cam kết của Nhà nước, các cơ quan nhà nước, công chức, nhân viên nhà nước về bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Quyền con người không thể được bảo đảm, bảo vệ trong một quốc gia mà quyền lực công cộng không được giới hạn, không được kiểm soát. Giới hạn quyền lực công chính là quyền con người. Bởi vậy, bên cạnh việc khẳng định quyền con người, cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người từ phía Nhà nước, Hiến pháp phải tạo ra được cơ chế kiểm soát việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước theo những nguyên tắc tiến bộ đã được thừa nhận chung trên thế giới.

Sau Hiến pháp, các luật trong từng lĩnh vực cần thể hiện rõ yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ở đây, có một vấn đề cần đặc biệt chú ý: khi soạn thảo các văn bản pháp luật, các cơ quan quản lý nhà nước (các Bộ, Chính phủ) thường nghiêng về góc độ muốn tạo thuận lợi cho mình trong hoạt động quản lý, không loại trừ cả trường hợp vì bảo vệ lợi ích của ngành, của nhóm mà họ đã đưa ra các quy định hạn chế, ngăn cản người dân tiếp cận các quyền của mình. Để hạn chế nguy cơ này, trong ban soạn thảo cần thu hút các chuyên gia từ nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau. Trong quá trình soạn thảo cần tham vấn chuyên gia. Các dự thảo cần đăng tải công khai để người dân đề đạt, thể hiện ý kiến của mình. Các dự thảo luật cần được thẩm tra kỹ tại các ủy ban của Quốc hội và tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Các đại biểu Quốc hội có ý thức trách nhiệm cao trước cử tri, trước nhân dân cần cân nhắc chu đáo, thận trọng khi biểu quyết thông qua luật.

Ở Việt Nam, các đạo luật liên quan đến các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được ban hành khá nhiều. Đó là Luật Bầu cử Quốc hội, Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin, Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh

nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiếm, chống lãng phí, Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh về thực hành dân chủ ở cấp xã.

Ở góc độ bảo vệ quyền phụ nữ, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống quy định trong các văn bản luật như: Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật lao động, Luật Giáo dục, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Luật Bình đẳng giới, Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Pháp lệnh phòng, chống mại dâm. Cùng với đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện.

Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, cần xây dựng và thông qua chiến lược hoặc chương trình quốc gia về bảo đảm, bảo vệ quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng. Trong các chương trình này cần xác định được những công việc cần làm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nguồn lực cần có để bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ.

- Thiết chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ:

Để thúc đẩy quyền con người, cộng đồng quốc tế đã tạo lập ra các thiết chế mang tính toàn cầu và khu vực như hội đồng, ủy ban nhân quyền, tòa án nhân quyền.

Trong từng quốc gia, các thiết chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người ngày càng được quan tâm xây dựng, hoàn thiện.

Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cơ quan nhà nước chăm lo đến việc bảo đảm quyền con người như: Ủy ban Dân Tộc là cơ quan có trách nhiệm chăm lo đến người các dân tộc thiểu số, bảo đảm sự phát triển của các các cộng đồng dân tộc thiểu số về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo; đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của các cộng đồng này. Ban Tôn giáo thuộc Bộ Nội vụ có nhiệm vụ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền tự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

do theo hoặc không theo tôn giáo của con người; bảo đảm sự hoạt động theo phương châm tốt đời, đẹp đạo của các tôn giáo. Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền lợi trẻ em.

Ở góc độ bảo vệ quyền phụ nữ, ở Việt Nam cũng đã có một số cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền phụ nữ như: Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ngoài ra, còn có các tổ chức chính trị - xã hội tham gia bảo vệ quyền phụ nữ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 4

Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, để thúc đẩy việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ thì việc nghiên cứu thành lập một Hội đồng nhân quyền quốc gia và tiến đến xây dựng một cơ quan cấp Bộ về quyền con người là việc rất nên làm.

Một điều rất quan trọng nữa liên quan đến thiết chế tư pháp. Một khi quyền con người, quyền công dân, quyền phụ nữ bị vi phạm thì chủ thể bị vi phạm cần được tiếp cận các thiết chế tư pháp một cách thuận lợi, nhanh chóng. Khi đó, Tòa án có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng và quyền con người nói chung.

1.2. Điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở việt nam

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ

1.2.1.1. Khái niệm pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ

Tùy góc độ tiếp cận mà có thể có khái niệm không giống nhau về pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ. Tuy nhiên, ở bình diện chung, xét từ góc độ lý luận về nhà nước và pháp luật, lý luận về quyền con người và bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền phụ nữ, có thể đưa ra khái niệm về pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam như sau:

Pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ là tổng thể những nguyên tắc, quy

phạm do Nhà nước Việt Nam ban hành hoặc thừa nhận để quy định về các quyền lợi của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, về hệ thống các biện pháp pháp tổ chức của nhà nước, của xã hội để bảo vệ, bảo đảm các quyền lợi của phụ nữ trên thực tế.

1.2.1.2. Đặc điểm pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ

Sau khi nghiên cứu đặc điểm pháp luật về quyền con người, pháp luật về bảo vệ quyền lợi phụ nữ ở Việt Nam, có thể rút ra một số đặc điểm của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền phụ nữ như sau:

Thứ nhất, về nguồn của pháp luật, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Nguồn chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung là dạng văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có hai loại, một là: do Nhà nước ban hành bởi các cơ quan lập pháp, lập quy theo thẩm quyền; hai là) các điều ước quốc tế mà Việt Nam thừa nhận hiệu lực. Đây là xu hướng tất yếu của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa, khi mà Nhà nước ở mỗi quốc gia cần phải tham gia ngày càng sâu rộng vào đời sống pháp lý quốc tế. Việt Nam đã Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (Luật số 41/2005/QH11 ban hành ngày 24/06/2005). Tại điều 3 Luật Bình đẳng giới năm 2006 quy định: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Như vậy, ngoài nguồn là quy phạm do Nhà nước ban hành, ở nước ta còn thừa nhận loại nguồn là điều ước quốc tế trong hệ thống quy phạm pháp luật về bảo vệ phụ nữ.

Thứ hai, pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ không nằm ở một văn bản luật riêng biệt nào, mà có trong nhiều loại văn bản luật với những mức độ, nội dung điều chỉnh khác nhau. Theo trật tự pháp lý, pháp luật về bảo vệ phụ nữ ở Việt Nam được quy định trong các loại văn bản sau:

- Hiến pháp: quy định những nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân, quyền phụ nữ. Trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, nên ở mỗi thời kỳ, các quyền công dân nói chung và quyền của phụ nữ nói riêng được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới. Hiện nay, những quyền cơ bản của phụ nữ được ghi nhận trong Hiến pháp và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

Quyền của phụ nữ Việt Nam ngày càng được phát triển qua các bản Hiến pháp, các quyền cơ bản đó bao gồm: (1) Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; (2) Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; (3) Có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; (4) Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; (5) Quyền có nơi ở hợp pháp; quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở; (6) Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước; (7) Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; (8) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình;

(9) Quyền bầu cử và ứng cử; (10) Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước; (11) Quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (khi đủ mười tám tuổi trở lên); (12) Quyền khiếu nại, tố cáo; (13) Quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; (14) Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ; quyền tự do kinh doanh; (15)Quyền được bảo đảm an sinh xã hội; (16) Quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm

việc; (17) Quyền kết hôn , ly hôn; (18) Quyền được bảo vệ, chăm sóc s ức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện

các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh; (19) Quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật...

- Văn bản luật: quy định về quyền của phụ nữ nói riêng trên các lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội, trong đó có những văn bản quy định về những nội dung chung có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ví dụ: bảo vệ các quyền về chính trị, có Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; bảo vệ quyền kinh tế có các luật như: Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật đất đai; bảo vệ quyền tài sản, quan hệ hôn nhân, gia đình, có các luật như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thừa kế, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; bảo vệ an ninh, tính mạng: Bộ luật hình sự… Có những văn bản luật quy định về bảo vệ các quyền chung của phụ nữ như: Luật Bình đẳng giới.

- Văn bản dưới luật: hướng dẫn thực hiện các quy định của văn bản luật.

Như vậy, xét dưới góc độ hệ thống, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ đòi hỏi vừa đáp ứng được yêu cầu về trật tự pháp lý (theo chiều dọc), vừa đảm bảo tính đồng bộ giữa các văn bản luật với nhau (theo chiều ngang). Có thể nói, bảo vệ quyền phụ nữ là một vấn đề, vấn đề này xuyên suốt từ chủ trương, chính sách của Đảng cho tới hệ thống pháp luật của Nhà nước. Do vậy, việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ là một việc phức tạp cả về kỹ thuật và nội dung.

Thứ ba, pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ có liên quan đến nhiều chính sách về bảo vệ, phát triển nữ quyền.

Thực chất đây là mối quan hệ giữa pháp luật và chính sách công. Pháp luật quy định cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, thực hiện chính sách công. Còn chính sách công, do Chính phủ trực tiếp xây dựng nội dung cụ thể và tổ chức thực hiện trên thực tế bằng các nguồn lực của nhà nước để thực hiện các mục tiêu bảo vệ, phát triển quyền phụ nữ.

Ở góc độ này, cũng cần tính tới yếu tố chính sách công trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ.

Thứ tư, pháp luật (và chính sách) về bảo vệ quyền phụ nữ gắn liền với pháp luật, chính sách về bình đẳng giới.

Khi đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ, trong khoa học luật nhân quyền gọi đó là sự bảo vệ đối với một nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Một số nhóm xã hội dễ bị tổn thương gồm có: nữ giới, trẻ em, người khuyết tật, nạn nhân chất độc gia cam, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số [4, tr.623]. Như vậy, quyền phụ nữ được xem xét ở góc độ quyền con người trong mối quan hệ pháp lý với nhà nước.

Còn khi đề cập tới vần đề bình đẳng giới, là nói tới “việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó” [37, Điều 5, khoản 3]. Bình đẳng giới thể hiện ở nhiều mặt, ví dụ như sau: - Nam và nữ có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện mong muốn của mình; - Nam và nữ có cơ hội ngang nhau để tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội trong quá trình phát triển; - Nam và nữ có các quyền lợi ngang nhau, tức là nam nữ có quyền ngang nhau trong mọi phương diện của cuộc sống. Như thế, ở đây, quyền của phụ nữ được đạt trong tương quan với quyền của nam giới để thực hiện sự bình đẳng về giới.

Thực tiễn cho thấy, phụ nữ là một nửa của thế giới, điều này càng đúng trong đời sống hiện đại khi vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực được phát huy ngày càng nhiều. Thực hiện bình đẳng giới không gì khác là giải phóng phụ nữ. Đây cũng chính là mục đích của bảo vệ nữ quyền, bảo vệ quyền con người.

Như vậy có thể thấy, pháp luật về bình đẳng giới là một bộ phận quan trọng của pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới là một phương thức bảo vệ quyền phụ nữ.

1.2.2. Vai trò của pháp luật trong bảo vệ quyền phụ nữ

Bảo đảm quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng là một quá trình. Nó phụ thuộc vào tổng thể nhiều điều kiện khác nhau như: Kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật…, trong đó pháp luật có vị trí, vai trò và tầm quan trọng hàng đầu. Có thể nói đến những vai trò sau đây:

- Pháp luật là phương tiện chính thức hóa các giá trị của quyền phụ nữ. Các quyền đó được pháp luật hóa và mang tính bắt buộc, được thừa nhận và bảo vệ. Nếu không có sự thừa nhận và thông qua pháp luật thì quyền tự nhiên vốn có của con người, phụ nữ chưa trở thành quyền thực sự. Ngược lại, quyền con người, quyền phụ nữ khi đã được quy định trong pháp luật thì nó trở thành quyền pháp định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa nhận và phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng, bảo vệ. Khi quyền con người, quyền phụ nữ được quy định trong Hiến pháp và pháp luật thì nó sẽ trở thành tối thượng có giá trị bắt buộc đối với toàn xã hội, ngay cả với cơ quan cao nhất của Nhà nước.

- Pháp luật là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ. Tính sắc bén của pháp luật trong việc thực hiện bảo vệ quyền phụ nữ được thể hiện ở các quy định về quyền phụ nữ trong pháp luật được bảo đảm bằng bộ máy, cách thức tác động của quyền lực nhà nước. Khi cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành các phương pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền phụ nữ, quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó nhờ hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền phụ nữ, quyền công dân đều có khả năng phát hiện và xử lý kịp thời.

- Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để công dân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Ở đây pháp luật được xem xét không chỉ với tư cách là công cụ, phương tiện của Nhà nước mà còn là công

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí