điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội, nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới (Điều 26).
Có thể thấy, tại văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước đã thể hiện sự tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với mục tiêu bảo vệ nhân quyền, trong đó có bảo vệ quyền phụ nữ. Bảo vệ nhân quyền trở thành nhiệm vụ của nhà nước pháp quyền, cũng như nhà nước pháp quyền là phương thức bảo vệ nhân quyền.
1.3.4. Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nhằm khắc phục những khuyết tật của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay
Trong những năm vừa qua, hệ thống pháp luật, chính sách của nước Việt Nam nói chung, về quyền con người, quyền phụ nữ nói riêng được hoàn thiện đã có tác dụng trong đời sống thực tế. Báo cáo đánh giá tình hình thế giới ở Việt Nam (tháng 12/2006) của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Vụ Phát triển Quốc tế Anh (DFID), Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) nhận xét: Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về dân số, về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới…Với việc các kế hoạch quốc gia khi xây dựng đều chú ý đến vấn đề giới, chắc chắn việc bình đẳng giới sẽ đạt được các bước tiến xa hơn nữa… Chỉ số phát triển giới (GDI) của Việt Nam tăng từ 0,668% (năm 1998) lên 0,708% (năm 2004), đứng thứ 80/136 quốc gia và hầu như không có sự chênh lệch với chỉ số phát triển con người [28, tr.90].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được cũng phải thừa nhận một thực tế rằng, hệ thống văn bản pháp luật liên quan về giới và chính sách bình đẳng giới còn không ít hạn chế, bất cập. Đó là, quyền bình đẳng nam nữ được quy định chưa rõ hoặc còn chung chung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật (như trong Hiến pháp, bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông
tư…). Quy định đối với quyền của công dân nam, nữ trong một số văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính còn chưa thống nhất, chưa quán triệt đầy đủ, triệt để nguyên tắc bình đẳng nam, nữ. Nhiều văn bản tuy có quy định về bình đẳng giới nhưng chỉ lặp lại ở quy định chung (mang tính chất khung) của Hiến pháp năm 1992, chưa cụ thể hóa trong văn bản chuyên ngành. Nhiều quy định mang tính “ưu tiên” cho nữ nhưng đồng thời hạn chế quyền bình đẳng với nam giới như vấn đề quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng…khi nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động trong thời kỳ thai sản, sinh con, nuôi con nhỏ. Hầu hết các văn bản mới chỉ quan tâm quy định chế độ, chính sách đối với lao động nữ có quan hệ lao động được trả tiền lương (theo Bộ luật lao động), chưa quan tâm đầy đủ đến lao động nam, nữ nông nghiệp, nông thôn hoặc lao động tự do ở đô thị. Hệ thống pháp luật hiện hành nhìn chung còn thiếu quy định chế tài xử lý các hành vi vi phạm về bình đẳng giới, một số văn bản tuy có quy định nhưng chưa đủ mạnh để ngăn chặn, xử lý các vi phạm pháp luật về bình đẳng giới [28, tr. 92].
Những hạn chế trên trong pháp luật về bình đẳng giới thể hiện phần nào những bất cập của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng. Những bất cập này xảy ra ở cả các quy định nội dung và thủ tục bảo vệ quyền phụ nữ.
1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ
Trong gần 30 đổi mới, cải cách và mở cửa, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt của đời sống chính trị và xã hội. Sự phát triển của đất nước cũng đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để một mặt, có đầy đủ khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động của đời sống chính trị và đời sống công cộng; mặt khác, để hài hòa với pháp luật quốc tế trong bối cảnh hội nhập.
Quyền phụ nữ là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm. Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ cũng có nghĩa là tăng cường tính dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam và nữ, không phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sông xã hội và gia đình. Theo Công ước CEDAW, điều này cũng chính là một phần trong trách nhiệm quốc gia nhằm bảo đảm thực thi quyền của phụ nữ.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Của Quyền Con Người Và Quyền Phụ Nữ
- Điều Chỉnh Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam
- Tính Tất Yếu Của Hoàn Thiện Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay
- Tính Tương Thích Với Các Văn Bản Pháp Luật Quốc Tế Mà Việt Nam Đã Tham Gia, Ký Kết Và Phê Chuẩn
- Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Trong Lĩnh Vực Lao Động, Việc Làm
- Bảo Vệ Quyền Phụ Nữ Trong Lĩnh Vực Hôn Nhân Và Gia Đình
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Cần thấy rằng, pháp luật về bảo vệ của phụ nữ chỉ là một bộ phận rất cụ thể và đặc thù trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Về lý thuyết, để đánh giá mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, cần phải căn cứ trên những tiêu chí xác định chung. Đó là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính thống nhất; ngoài ra, do đặc thù của đối tượng hưởng thụ quyền, có thể áp dụng một số tiêu chí khác như tính phù hợp, tính kế thừa và tính hiệu lực.
1.4.1. Tính toàn diện
Tính toàn diện của một hệ thống pháp luật thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau:
- Ở cấp độ chung, toàn hệ thống đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung logic và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.
- Ở cấp độ cụ thể hơn, ở từng lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật.
- Ở mức độ cụ thể, quan hệ xã hội cụ thể hoặc chủ thể quan hệ pháp luật cụ thể (chế định pháp luật) đòi hỏi các chế định pháp luật phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết. Quyền phụ nữ là một vấn đề đặc thù, chuyên biệt về đối tượng điều chỉnh, chủ thể quan hệ pháp luật và liên quan đến nhiều văn bản pháp luật vì thế có thể xác định pháp luật về quyền của phụ nữ là một chế định pháp luật để đánh giá mức độ hoàn thiện của nó [53].
Quyền của phụ nữ là quyền bình đẳng của phụ nữ được tham gia vào
tất cả các hoạt động của đời sống xã hội và gia đình trên cơ sở không phân biệt đối xử. Do vậy, tính toàn diện của pháp luật về quyền của phụ nữ phải bảo đảm hai yêu cầu: Pháp luật về của phụ nữ phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật nhằm xác lập quyền bình đẳng nam nữ, vị trí và ý nghĩa quyền của phụ nữ; và đồng thời phải nhằm thực hiện và bảo vệ quyền của phụ nữ.
Về yêu cầu thứ nhất. Ở nước ta, quyền của phụ nữ trước tiên được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, coi đó là một quyền bình đẳng của nam nữ, một tiêu chí để xác định tính dân chủ trong xã hội. Pháp luật có nhiệm vụ thể chế hóa đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng về quyền của phụ nữ bằng những quy phạm pháp luật cụ thể, biến nó trở thành quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc với toàn xã hội. Hơn nữa, từ nghĩa vụ quốc tế khi Việt Nam gia nhập và phê chuẩn Công ước CEDAW, pháp luật của chúng ta cũng tiếp thu và thể chế hóa toàn bộ phạm vi các quyền của phụ nữ được quy định trong công ước này.
Về yêu cầu thứ hai, việc thực hiện và bảo vệ quyền của phụ nữ, theo tinh thần của Công ước CEDAW, dựa trên ba nguyên tắc có tính chất bắt buộc: bình đẳng, không phân biệt đối xử và trách nhiệm quốc gia. Do vậy, để xác định tính toàn diện của pháp luật trong việc thực hiện và bảo vệ quyền của phụ nữ, cần phải xem xét liệu pháp luật về quyền của phụ nữ có đầy đủ những quy phạm pháp luật thể hiện được ba nguyên tắc trên không. Về lý thuyết, pháp luật của Việt Nam đã có khá đầy đủ những quy phạm pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ, thể hiện trong Hiến pháp, luật bầu cử,... Không những thế, pháp luật về quyền của phụ nữ còn có những quy phạm pháp luật chứa đựng các chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi xâm phạm quyền của phụ nữ vì bất kỳ lý do gì và dưới bất kỳ hình thức nào, thể hiện trong Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Xử lý vi phạm hành chính...
Như vậy, cơ sở pháp lý về quyền của phụ nữ là toàn diện, thể hiện được trách nhiệm quốc gia của Việt Nam trong vấn đề lập pháp, phù hợp với những yêu cầu của các điều ước quốc tế và Công ước CEDAW.
1.4.2. Tính đồng bộ, thống nhất
Tính đồng bộ, thống nhất là yêu cầu khách quan, là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện và chất lượng của hệ thống pháp luật. Điều này có nghĩa là, khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật thì cần phải xét xem giữa các bộ phận, quy phạm pháp luật của nó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn và xung đột với nhau không.
Tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện trên những điểm sau đây:
- Một là, tính đồng bộ thể hiện ở sự đồng bộ giữa Hiến pháp với các ngành luật và giữa các ngành luật với nhau. Để đạt tới mục tiêu này, cần xác định rõ ranh giới giữa các ngành luật và phải xây dựng được một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản trong Hiến pháp, hoàn thiện Hiến pháp nhằm tạo cơ sở để củng cố tính thống nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật.
- Hai là, tính đồng bộ, thống nhất thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không xung đột, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật trong ngành luật đó với nhau.
- Ba là, tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật thể hiện ở sự đồng bộ, thống nhất giữa văn bản luật với các văn bản dưới luật.
- Bốn là, trong điều kiện Đảng cầm quyền, còn phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của pháp luật với đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng [53] .
Pháp luật về bả vệ quyền của phụ nữ tuy có đặc thù về đối tượng điều chỉnh và chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đó là quyền Hiến định căn cứ vào
quan điểm,đường lối, chính sách của Đảng đối với phụ nữ. Vì vậy, tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật về quyền của phụ nữ cũng được xem xét theo bốn yêu cầu nêu trên. Điều đó có nghĩa là pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ cần phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: thứ nhất, phải bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa Hiến pháp với các ngành luật và giữa các ngành luật với nhau; thứ hai, phải bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất trong mỗi ngành
luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật trong ngành luật đó; và th
chính sách của Đảng về quyền của phụ nữ.
Trước hết, mức độ hoàn thiện của pháp luật về quyền của phụ nữ phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa Hiến pháp và luật, giữa Hiến pháp, luật với các văn bản dưới luật. Hiến pháp là văn bản có tính pháp lý cao nhất, là cơ sở để tạo khung xây dựng các luật nhằm cụ thể hóa từng nội dung, vấn đề được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 2013 khẳng định nguyên tắc bình đẳng nam nữ về các quyền, không phân biệt đối xử về giới. Theo đó, việc xây dựng các luật nhằm cụ thể hóa nội dung các quyền đó cũng phải bảo đảm nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử với phụ nữ khi tham gia vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Hơn nữa, pháp luật về quyền của phụ nữ là sự tổng hợp các quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Quyền của phụ nữ có phạm vi rộng, có những nội dung thuộc sự điều chỉnh của Luật Hành chính, Luật Bầu cử, Bộ luật Hình sự... Chính vì vậy, mức độ hoàn thiện của pháp luật về quyền của phụ nữ phải được thể hiện qua tính đồng bộ và thống nhất giữa các quy phạm của các ngành luật này với ngành luật khác trong một tổng thể hệ thống pháp luật quốc gia. Trong mối quan hệ phức tạp như vậy giữa các ngành luật với nhau, tư tưởng xuyên suốt có tính nguyên tắc chi phối nội dung quy phạm pháp luật của các ngành luật phải là: bình đẳng và không phân biệt đối xử. Sở dĩ lấy các nguyên tắc này
làm tiêu chuẩn để xét tính đồng bộ giữa các quy phạm luật trong các ngành luật là vì đồng bộ không có nghĩa là một quy phạm pháp luật trong ngành luật này phải được lặp lại, hoặc nhắc lại trong ngành luật kia, mà cái chính là làm thế nào nội dung của quy phạm pháp luật này không xung đột với nội dung quy định trong các quy phạm pháp luật của ngành luật kia. Do vậy, giữa các quy phạm pháp luật về quyền của phụ nữ vừa có cái riêng - thuộc ngành luật khác nhau, song cũng vừa có cái chung - đó là thể hiện cho được tinh thần của các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử, sự nhất quán về chủ trương và thống nhất về nội dung.
Quyền của phụ nữ phải là quyền bình đẳng của phụ nữ tham gia trong tất cả các hoạt động của đời sống xã hội và gia đình. Quyền bình đẳng phải là tiêu chí đối với từng quy phạm pháp luật bảo đảm quyền của phụ nữ. Chẳng hạn, Luật bầu cử khẳng định quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử với phụ nữ trong việc bầu cử và ứng cử. Và như vậy, pháp luật hình sự phải khẳng định việc bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ bằng những chế tài nghiêm minh, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, gây tổn hại đến quyền bầu cử và ứng cử của phụ nữ.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng nảy sinh nhiều mối quan hệ, pháp luật vì thế cũng phải điều chỉnh theo. Vì vậy, lẽ đương nhiên trong quá trình đó cũng sẽ khó tránh khỏi tình trạng có những quy định này trái với quy định kia, và điều này vô hình chung đã tạo ra tình trạng quy phạm pháp luật này làm giảm hiệu lực hoặc thậm chí là triệt tiêu quy phạm pháp luật kia.
Đồng thời, pháp luật về quyền của phụ nữ không có đạo luật riêng quy định về các nội dung liên quan đến quyền của phụ nữ, mà chỉ là tập hợp những quy phạm pháp luật thuộc các ngành luật khác nhau. Ở cấp độ chung nhất, giữa các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật có thể đồng bộ và thống nhất về nội dung quy định. Song, ở cấp độ cụ thể, nghĩa là khi cụ thể
hóa các quy phạm trên bằng những văn bản hướng dẫn, giải thích- văn bản dưới luật - thì vấn đề hoàn toàn có thể khác, dễ xảy ra tình trạng quy định cụ thể xung đột với quy định chung, văn bản dưới luật trái với văn bản luật và thậm chí là vi hiến. Chẳng hạn, trong vấn đề bầu cử và ứng cử. Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 quy định: Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, thời hạn cư trú, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp... Như vậy, Hiến pháp đã mở rộng đến mức tối đa đối tượng hưởng và thực hiện quyền bầu cử và ứng cử, nam và nữ đều có quyền ngang nhau. Theo quy định này, với tỷ lệ chiếm hơn nửa dân số, nữ giới có điều kiện khả năng chiếm tỷ lệ đại diện cao trong các cơ quan dân cử từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, việc đặt ra hạn định, mức phấn đấu về tỷ lệ đại biểu là nữ trong Quốc hội và Hội đồng nhân dân, một mặt, là tích cực nhằm nâng tỷ lệ nữ đại biểu vẫn còn rất thấp so với yêu cầu giới và chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng thực tế của phụ nữ; song mặt khác, nó đã vô hình chung trái với tinh thần quy định tại Hiến pháp và luật bầu cử. Rõ ràng, những quy định này xét trên một khía cạnh nhất định là không đồng bộ với nhau. Tình trạng thiếu đồng bộ như vậy trong pháp luật của nước ta chưa được khắc phục triệt để. Thực trạng này trước mắt có thể chấp nhận được, nhưng về lâu dài cần được tháo gỡ, đây cũng là một phần trách nhiệm quốc gia của Việt Nam theo tinh thần Công ước CEDAW.
Ngoài ra, mức độ hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ phải thể hiện tính đồng bộ, thống nhất giữa pháp luật với chủ trương, chính sách của Đảng về quyền của phụ nữ. Như đã đề cập ở trên, quyền bình đẳng của phụ nữ tham gia trong đời sống xã hội và gia đình trước hết là xuất phát từ đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng về phụ nữ. Pháp luật với tính cách là công cụ của Nhà nước xác lập và bảo vệ quyền của phụ nữ thì không được