Phân Tích Năng Lực Hoạt Động Và Khả Năng Sinh Lời Của Ctck Cls


Bảng 3.11: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK APSC


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2011

Năm 2010

Năm 2009

1. Khả năng thanh toán nhanh

lần

2,99

3,17

2,22

2. Khả năng thanh toán hiện hành

lần

2,99

3,17

2,22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 14

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK APSC

Khảo sát cho thấy, CTCK Thủ Đô (CSC), CTCK An Bình (ABS), CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS), CTCK Đà Nẵng (DNSC), CTCK EuroCapital (ECC) cũng thực hiện phân tích khả năng thanh toán nhưng có sự khác biệt với những CTCK trên về số lượng chỉ tiêu sử dụng. Khác biệt nhất là CTCK VSM (VSM) chỉ sử dụng một chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành khi phân tích khả năng thanh toán. Một số CTCK khác như: CTCK CSC, CTCK DAS, CTCK ECC sử dụng ba chỉ tiêu để phản ánh là thanh toán hiện thời, thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền; CTCK An Bình (ABS) sử dụng ba chỉ tiêu về khả năng thanh toán là Tổng tài sản/Tổng nợ phải trả, Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn, Tổng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn/Tổng tài sản; CTCK DNSC sử dụng ba chỉ tiêu là khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Ngoài ra, CTCK CSC còn ghi rõ công thức tính cho từng chỉ tiêu, theo đó, thanh toán hiện thời = TSNH/Nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh = (TSNH - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn, thanh toán bằng tiền = Tiền và tương đương tiền với tiền/Nợ ngắn hạn. Các chỉ tiêu được tính duy nhất cho năm báo cáo, còn các chỉ tiêu của CTCK ABS, CTCK DAS được tính tại thời điểm đầu năm (01/01/2011) và thời điểm cuối năm (31/12/2011), còn các chỉ tiêu của CTCK DNSC được tính cho năm báo cáo và năm liền trước đó, CTCK ECC và CTCK VSM chỉ tính cho một năm báo cáo. CTCK CSC, CTCK DAS, CTCK ECC là ba CTCK trong tất cả các CTCK khảo sát có tính chỉ tiêu thanh toán bằng tiền khi phân tích khả năng thanh toán. Ngoài ra, CTCK CSC là CTCK duy nhất sử dụng đơn vị tính là % cho các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán.


Bảng 3.12: Phân tích khả năng thanh toán của CTCK CSC


Chỉ tiêu

Năm 2011

1.Thanh toán hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn)

1,59%

2. Thanh toán nhanh (TSNH - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn

1,59%

3.Thanh toán bằng tiền (Tiền và tương đương với tiền/ Nợ ngắn hạn)

1,52%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK CSC

3.2.2.3. Phân tích năng lực hoạt động và khả năng sinh lời

Có 93,33% CTCK được khảo sát tiến hành phân tích khả năng sinh lời thông qua việc sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời. Có 02 CTCK (chiếm 6,67%) là CTCK ACB (ACBS) và CTCK Tp.Hồ Chí Minh (HSC) không thực hiện phân tích nội dung này. Khoảng 10% CTCK khảo sát có phân tích hiệu năng hoạt động thông qua chỉ tiêu số vòng quay. Các CTCK tính trị số của các chỉ tiêu theo năm hoặc theo quý nhưng không thực hiện so sánh chúng qua các năm.

Khảo sát thực tế cho thấy việc phân tích hiệu năng hoạt động và khả năng sinh lời của các CTCK có một số đặc điểm như: (1) không thống nhất về tên gọi chỉ tiêu phân tích giữa các CTCK với nhau (chẳng hạn, có CTCK gọi là tỷ suất lợi nhuận, có CTCK gọi là tỷ số doanh lợi, có CTCK gọi là hệ số lợi nhuận/tổng tài sản), (2) không thống nhất về số liệu dùng để tính toán chỉ tiêu phân tích (chẳng hạn, cùng là chỉ tiêu ROA nhưng có CTCK dùng lợi nhuận trước thuế để tính, có CTCK dùng lợi nhuận sau thuế), (3) không thống nhất về cách thức trình bày chỉ tiêu phân tích giữa các CTCK với nhau (chẳng hạn, có CTCK trình bày công thức tính cho từng chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi, có CTCK thì không thực hiện việc này), (4) khác nhau về thời gian của số liệu chỉ tiêu phân tích giữa các CTCK (có CTCK thì chỉ tính cho năm báo cáo, có CTCK thì tính cho hai năm: năm báo cáo và năm liền trước, có CTCK thì tính cho ba năm liền kề), (5) số liệu của chỉ tiêu phân tích chỉ mang tính liệt kê theo thời gian mà không có sự so sánh, (6) không thông nhất về cách thức phân tích (có CTCK thực hiện phân tích những thay đổi lớn và nguyên nhân dẫn đến thay đổi của khả năng sinh lời, có CTCK chỉ nêu các chỉ tiêu mà không có bất kỳ lời nhận xét hay phân tích nào). Phần trình bày sau đây sẽ minh họa rõ nét cho


những đặc điểm về phân tích hiệu năng hoạt động và khả năng sinh lời của các CTCK. CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRISECO)

thực hiện phân tích khả năng sinh lời qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. CTCK AGRISECO không phân tích hiệu năng hoạt động. Một số chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời mà CTCK này sử dụng như tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu này được công ty tính bằng %, só liệu tính cho năm báo cáo và năm liền trước.

Bảng 3.13: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK AGRISECO


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2010

Năm

2009

1. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản

%

1,85

1,69

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

11,71

29,09

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu

%

8,27

11,43

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK AGRISECO

Các CTCK như: CTCK Á Âu (AAS), CTCK An Bình (ABS), CTCK Beta (BSI), CTCK Đà Nẵng (DNSC), CTCK EuroCapital (ECC), CTCK MB (MBS),

CTCK Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS), CTCK VSM (VSM), CTCK Trí Việt (TVSC*), CTCK Alpha (APSC), CTCK Âu Việt (AVS), CTCK Sài Gòn Hà Nội (SHS), CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK FPT (FPTS)

sử dụng những chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời giống nhau, và tương tự với CTCK AGRESECO (chỉ khác ở chỗ là lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản thay vì lợi nhuận trước thuế). Các CTCK này phân tích khả năng sinh qua ba chỉ tiêu là tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản (Các CTCK ký hiệu là ROA), tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần (Các CTCK ký hiệu là ROS), tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu (Các CTCK ký hiệu là ROE), riêng CTCK BSI sử dụng thêm một chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời là lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ. CTCK An Bình (ABS) không dùng từ “tỷ suất“ mà gọi là “hệ số“ (Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần, Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu) nhưng đơn vị tính vẫn là % . Còn CTCK DNSC lại dùng lợi


nhuận trước thuế để tính các chỉ tiêu về khả năng sinh lời: lợi nhuận trước thuế/doanh thu, lợi nhuận trước thuế/tổng tài sản, lợi nhuận trước thuế/vốn chủ sở hữu. Các chỉ tiêu được tính cho năm báo cáo và năm liền trước, riêng CTCK An Bình (ABS) và CTCK MBS tính các chỉ tiêu ở thời điểm đầu năm (01/01/2011) và cuối năm (31/12/2011), còn CTCK ECC, CTCK VSM (VSM) và CTCK VPBS chỉ tính cho năm báo cáo. CTCK APSC tính cho cả 3 năm liên tiếp (2009-2011). CTCK TVSC thì chỉ liệt kê tên các chỉ tiêu và đơn vị tính về tỷ suất lợi nhuận nhưng không tính toán số liệu cho năm 2011. Còn CTCK Thủ Đô (CSC), CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS) cũng phân tích tỷ suất lợi nhuận nhưng chỉ sử dụng hai chỉ tiêu. CTCK Thủ Đô (CSC) sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần và tỷ suất lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu tính cho một năm báo cáo 2011. CTCK DAS sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên vốn, chỉ tiêu tính cho một năm báo cáo 2011.

Bảng 3.14: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK SHS


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2010

Năm

2011

1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản (ROA)

%

2,94

N/A

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần (ROS)

%

12,29

N/A

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu (ROE)

%

5,14

N/A

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK SHS Không chỉ tính các chỉ tiêu phân tích, CTCK SHS có thực hiện phân tích những thay đổi lớn so với dự kiến và nguyên nhân dẫn đến thay đổi của khả năng sinh lời: Các chỉ số về khả năng sinh lời năm 2011 giảm mạnh chủ yếu do công ty lỗ 381 tỷ đồng trong năm 2011, trong khi năm 2010 Công ty có lãi (41 tỷ đồng). Nguyên nhân là do thị trường chứng khoán năm 2011 diễn biến theo xu thế giảm giá mạnh là chủ đạo, danh mục tự doanh của Công ty từ 2010 chuyển sang quá lớn. Công tác quản lý của Công ty cũng chưa tốt, nợ xấu để lại nhiều, do đó khoản trích lập dự phòng phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã chiếm

tỷ trọng đáng kể vào số lỗ của Công ty năm 2011.


Bảng 3.15: Phân tích khả năng sinh lời của CTCK APSC


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2011

Năm

2010

Năm

2009

1. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

%

(8,8)

0,72

1,03

2. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần

%

(80,6)

3,24

6,36

3. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Nguồn vốn chủ sở hữu

%

(12,45)

1,01

1,76

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK APSC

CTCK Hải Phòng (HASECO) cũng thực hiện phân tích khả năng sinh lời qua việc sử dụng bốn chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, trong đó có ba chỉ tiêu giống như CTCK SHS và CTCK AVS, và có thêm một chỉ tiêu là tỷ số là lợi nhuận từ HĐSXKD/Doanh thu thuần. CTCK HASECO không gọi tên chỉ tiêu là tỷ suất mà chỉ gọi là lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần. Chỉ tiêu được tính cho năm báo cáo và năm liền trước.

Tuy nhiên, trong báo cáo tình hình tài chính của mình, CTCK ACB (ACBS) không sử dụng các chỉ tiêu như những CTCK kể trên khi phân tích khả năng sinh lời, mà sử dụng chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu tính cho năm báo cáo và năm liền trước, dùng đơn vị tính là tỷ đồng, có dùng phương pháp so sánh để tính tỷ lệ tăng/giảm qua hai năm. Đồng thời, CTCK ACBS có đưa ra những nhận định cho số liệu của bảng phân tích.

Bảng 3.16: Báo cáo tình hình tài chính của CTCK ACBS


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2010

2009

Tỷ lệ tăng/giảm

1. Doanh thu

Tỷ đồng

503

523

-3,8%

2. Lợi nhuận trước thuế

Tỷ đồng

25

346

-92,77%

3. Lợi nhuận sau thuế

Tỷ đồng

23

318

-92,77%

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK ACBS

Bên cạnh việc trình bày số liệu của chỉ tiêu, CTCK ACBS có phân tích chung về kết quả kinh doanh của mình trong báo cáo tình hình tài chính như sau: Thị trường chứng khoán năm 2010, có thể nói là một năm đầy khó khăn cho những Công ty chứng khoán. Tuy nhiên với tiềm lực tài chính vững mạnh và chiến lược


kinh doanh linh hoạt, ACBS vẫn duy trì được kết quả hoạt động kinh doanh khả quan. Theo số liệu kiểm toán, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2010 đạt 503 tỷ đồng, trong đó: doanh thu từ hoạt động môi giới chiếm 19%, doanh thu từ hoạt động đầu tư, góp vốn chiếm 63%.

Tương tự với CTCK ACBS, CTCK Tp. Hồ Chí Minh (HSC), CTCK Thiên Việt (TVSC), CTCK VIT (VITS) cũng không phân tích khả năng sinh lời thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lợi như phần lớn các CTCK khác. CTCK HSC chỉ tính một số chỉ tiêu liên quan đến thu nhập như thu nhập trên vốn cổ phần trung bình (Công ty này ký hiệu là ROAE), thu nhập trên tài sản trung bình (Công ty này ký hiệu là ROAA), thu nhập trên một cổ phiếu cơ bản, thu nhập trên một cổ phiếu điều chỉnh. Các chỉ tiêu này được CTCK HSC trình bày trong bảng có tên là ‘‘Chỉ số tài chính nổi bật‘‘. Số liệu của các chỉ tiêu được tính và trình bày trong 09 năm liên tiếp, từ năm 2003 đến năm 2011. Tuy nhiên, CTCK HSC lại không đưa ra các con số so sánh giữa các năm với nhau, vì vậy cũng không phản ánh đươc xu thế và nhịp điệu tăng trưởng của chúng trong khoảng thời gian 09 năm qua.

Bảng 3.17: Phân tích thu nhập của CTCK HSC



Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm

Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

1. Thu nhập trên vốn cổ phần trunh bình (%) (ROAE)

4,0

19,5

11,7

10,7

2. Thu nhập trên tài sản trung bình (%) (ROAA)

4,0

15,6

7,9

7,5

3. Thu nhập trên một cổ phiếu cơ bản (VND)

430

7.056

3.044

2.920

4. Thu nhập trên một cổ phiếu điều chỉnh (VND)

30

3.863

2,499

2,920

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK HSC

Một số CTCK vừa phân tích khả năng sinh lời vừa phân tích năng lực hoạt động như CTCK VNDIRRECT (VNDS), CTCK An Phát (APSI), CTCK Chợ Lớn

(CLS). CTCK VNDS phân tích năng lực hoạt động qua chỉ tiêu doanh thu/ tổng tài sản. Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi như hệ số LNST/doanh thu, hệ số LNST/vốn chủ sở hữu, hệ số LNST/tổng tài sản, hệ số lợi nhuận từ HĐKD/doanh thu thuần. CTCK


VNDS gọi các chỉ tiêu khả năng sinh lợi là hệ số nhưng đơn vị tính là %.

CTCK APSI sử dụng một số chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động như: Vòng quay vốn lưu động (CTCK này đưa ra công thức tính là bằng doanh thu thuần/Vốn lưu động bình quân), vòng quay tổng tài sản (CTCK này đưa ra công thức tính là bằng doanh thu thuần /Tổng tài sản bình quân). Về phân tích khả năng sinh lời thì chỉ tiêu phân tích giống hệt các chỉ tiêu của VNDS. Các chỉ tiêu được gọi là hệ số nhưng đơn vị tính là % và chỉ tính cho năm báo cáo.

CTCK CLS cũng sử dụng những chỉ tiêu giống CTCK APSI và VNDS khi phân tích khả năng sinh lời, tuy nhên, CTCK này gọi là tỷ số doanh lợi. Chẳng hạn, tỷ số doanh lợi tiêu thụ (CTCK này ký hiệu là ROS), tỷ số doanh lợi tài sản (CTCK này ký hiệu là ROA), tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (CTCK này ký hiệu là ROE). Các chỉ tiêu này có đơn vị tính là %, tính cho năm báo cáo và năm trước. Đồng thời, CTCK CLS còn tính tỷ số hoạt động qua tỷ số hiệu suất sử dụng TSCĐ và tỷ số vòng quay tài sản, không thể hiện đơn vị tính của chỉ tiêu, số liệu tính cho năm báo cáo và năm trước.

Bảng 3.18: Phân tích năng lực hoạt động và khả năng sinh lời của CTCK CLS


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Năm

2010

Năm

2009

Tỷ số khả năng sinh lời




1. Tỷ số doanh lợi tiêu thụ (ROS)

%

(27,10)

65,89

2. Tỷ số doanh lợi tài sản (ROA)

%

(3,36)

11,14

3. Tỷ số doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)

%

(7,48)

24,85

Tỷ số hoạt động




1. Tỷ số hiệu suất sử dụng TSCĐ


3,83

6,72

2. Tỷ số vòng quay tài sản


0,12

0,17

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK CLS

3.2.2.4. Phân tích tỷ lệ vốn khả dụng

Theo kết quả khảo sát, có 100% CTCK thực hiện phân tích tỷ lệ vốn khả dụng. Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng phản ánh mức an toàn tài chính của CTCK. Ban


Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm lập Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng và đảm bảo Báo cáo này đã phản ánh một cách trung thực và hợp lý về tình hình tài chính của CTCK. Để lập Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng, Ban Tổng giám đốc được yêu cầu: (1) Lựa chọn và áp dụng nhất quán chính sách kế toán; (2) Có hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế toán cũng như có hiểu biết ở mức độ hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ở mọi thời điểm; (3) Thực hiện các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng. Tất cả Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng phải được tổ chức kiểm toán độc lập soát xét, đảm bảo rằng Báo cáo này phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán áp dụng đối với CTCK hiện hành và các quy định pháp lý về tài chính, kế toán có liên quan. Báo cáo kết quả công tác soát xét của tổ chức kiểm toán phải được công bố cùng với Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng.

Theo quy định hiện hành, CTCK báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng theo chế độ báo cáo định kỳ hoặc chế độ báo cáo bất thường. Định kỳ hàng tháng, CTCK phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước về tỷ lệ vốn khả dụng theo mẫu quy định. Với những trường hợp bất thường thì CTCK thực hiện báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng theo tuần hay theo ngày. Báo báo tỷ lệ vốn khả dụng được lập trên cơ sở số liệu của CTCK, đồng thời có thuyết minh cụ thể cho từng chỉ tiêu trong Báo cáo. Báo cáo tỷ lệ vốn khả dụng được lập giống nhau cho 100% CTCK khảo sát.

Khi phân tích vốn khả dụng, 100% CTCK đều tính và thể hiện sáu chỉ tiêu là tổng giá trị rủi ro thị trường, tổng giá trị rủi ro thanh toán, tổng giá trị rủi ro hoạt động, tổng giá trị rủi ro, vốn khả dụng và tỷ lệ an toàn vốn khả dụng.

CTCK Kim Long (KLS) phân tích tỷ lệ vốn khả dụng thông qua việc tính các chỉ tiêu về rủi ro, vốn khả dụng và tỷ lệ an toàn vốn khả dụng. Tuy nhiên, tại thời điểm 30/06/2012, Công ty không thể hiện giá trị rủi ro thanh toán.

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 30/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí