Tổng Quan Về Hệ Thống Công Ty Chứng Khoán Việt Nam


CTCK Daiwa hoạt động từ ngày 26/4/1999, trụ sở chính tại Gran Tokyo North Tower. Daiwa Security là công ty liên doanh giữa tập đoàn chứng khoán Daiwa - Tập đoàn tài chính chứng khoán lớn thứ 2 tại Nhật Bản với Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui - Tập đoàn tài chính, ngân hàng lớn thứ 3 của Nhật Bản. Daiwa Security hiện có 10 chi nhánh, văn phòng đại diện trên thế giới và khu vực như Hồng Kông, Singapore, London, Hà Nội... Trong những năm gần đây, Daiwa Security tập trung vào khu vực châu Á, nơi đang ngày càng thể hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới [35].

CTCK Nikko Cordial được thành lập từ năm 1918 và hoạt động dưới hình thức là công ty con của Tập đoàn Citi Group tại thị trường Nhật Bản. Tháng 10/2009, ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation chính thức mua lại toàn bộ vốn sở hữu của Citi Group tại Nikko Cordial và hiện tại, Nikko Cordial trở thành CTCK thuộc Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group. Nikko Cordial là CTCK mạnh, nằm trong top 3 CTCK có thị phần lớn nhất của Nhật Bản, và được đánh giá là mạnh nhất về mảng môi giới và tư vấn tài chính cho thị trường nội địa Nhật Bản. Công ty có trụ sở tại Tokyo và có 109 chi nhánh khắp các thành phố của Nhật và tại London, New York, Indonesia, Đài Loan, Hongkong, Luxembourg…, với 6.533 nhân viên và quản lý trị giá lên tới 28.100 tỷ Yên tài sản của khách hàng [40].

Một số CTCK thuộc top 3 tại Nhật Bản có những đặc điểm chung tiêu chuẩn tham gia sở giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính:

- Tiêu chuẩn tham gia sở giao dịch chứng khoán: Để được tham gia vào sở giao dịch chứng khoán tại Nhật Bản, các CTCK phải là những CTCK có danh tiếng, có tình hình tài chính tốt và có đội ngũ nhân viên tư vấn tài chính giỏi. Những CTCK đáp ứng được các tiêu chuẩn này góp phần tạo nên sự vững mạnh, sôi động và nổi tiếng của sở giao dịch chứng khoán cũng như của thị trường chứng khoán Nhật Bản. Theo đó, sở giao dịch chứng khoán sẽ cung cấp một kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và mang đến nhiều cơ hội đầu tư cho nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế.


- Về công bố thông tin tài chính: Mặc dù đây là các CTCK Nhật Bản nhưng vẫn mang tính quốc tế rất rõ nét. Chẳng hạn như: trong các thông tin tài chính công bố, bên cạnh việc sử dụng tiếng Nhật, các CTCK còn sử dụng tiếng Anh; áp dụng các chuẩn mực kế toán khác bên cạnh việc áp dụng các chuẩn mực kế toán của Nhật Bản. Thông tin tài chính được đăng tải trên website của CTCK và của sở giao dịch chứng khoán, tất cả đều nêu rất rõ nội dung quản trị công ty, đặc biệt là quản trị rủi ro. Chất lượng thông tin tài chính công bố luôn được sở giao dịch yêu cầu sâu hơn, chất lượng hơn.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính: Các CTCK Nhật Bản phân tích tình hình tài chính qua một số chỉ tiêu như: Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi, chỉ tiêu phân tích vòng quay tài sản, chỉ tiêu phân tích tín dụng, chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán dài hạn, chỉ tiêu phân tích sự tăng trưởng so với năm liền trước, chỉ tiêu phân tích các công cụ tài chính, chỉ tiêu phân tích sự bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, chỉ tiêu phân tích quản lý rủi ro, chỉ tiêu phân tích xếp hạng tín nhiệm. [35], [40], [41], [43], [44], [45].

Trong những chỉ tiêu phân tích trên, có một số chỉ tiêu phân tích tương tự như chỉ tiêu phân tích của các CTCK Mỹ. Một số chỉ tiêu tương tự như: Chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lợi, chỉ tiêu phân tích vòng quay tài sản (thuộc chỉ tiêu phân tích hiệu năng quản lý), chỉ tiêu phân tích tín dụng (thuộc các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán), chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán dài hạn (thuộc các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán), chỉ tiêu phân tích sự tăng trưởng so với năm liền trước.

Ngoài những chỉ tiêu phân tích giống với chỉ tiêu phân tích của các CTCK Mỹ, có một số chỉ tiêu khác mà CTCK Nhật Bản áp dụng khi phân tích như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

+ Chỉ tiêu phân tích các công cụ tài chính: Công cụ tài chính của các CTCK gồm có các loại chứng khoán phái sinh, chứng khoán nợ. Do vậy, các CTCK thực hiện phân tích các công cụ tài chính thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích như phân tích chứng khoán phái sinh, phân tích chứng khoán giao dịch, phân tích chứng khoán nợ được nắm giữ cẩn thận, phân tích giao dịch tài sản và giao dịch nợ, phân tích các chứng khoán khác.


Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 11

+ Chỉ tiêu phân tích sự bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư: Các CTCK tiến hành phân tích sự bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư cá nhân, tổ chức. Phân tích sự bồi thường thiệt hại được thể hiện rõ qua một số chỉ tiêu như sự việc gì đã xảy ra dẫn đến phải bồi thường, số lượng tổ chức/cá nhân được CTCK bồi thường, số tiền phải bồi thường và năm tài chính phát sinh việc bồi thường thiệt hại.

+ Chỉ tiêu phân tích quản lý rủi ro: Các CTCK thực hiện phân tích rủi ro, bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro đối tác. CTCK sử dụng phương pháp VAR để quản lý rủi ro. VAR là phương pháp đo lường rủi ro thông qua các công cụ thống kê.

+ Chỉ tiêu phân tích xếp hạng tín nhiệm: Các CTCK rất quan tâm đến vị trí xếp hạng tín nhiệm của mình. Sự xếp hạng này đánh giá mức ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến vấn đề an toàn tín dụng của CTCK. Một số nhân tố sử dụng khi CTCK phân tích xếp hạng tín nhiệm như tình hình kinh tế vĩ mô hiện hành, môi trường kinh doanh và tình hình của thị trường chứng khoán, chiến lược quản lý, cơ cấu quản trị CTCK, vị trí cạnh tranh của CTCK trên những thị trường, khả năng sinh lợi, sự biến động của lợi nhuận, tính co dãn cấu trúc chi phí, cơ cấu quản trị rủi ro, tình hình thanh khoản, chính sách vốn, quản trị công ty và một số nhân tố khác. Tại Nhật Bản, có một vài tổ chức chuyên xếp hạng tín nhiệm cho các CTCK như Moody’s Japan, Standard & Poor’s Ratings Japan, Rating and Investment Information (R&I), Japan Credit Rating Agency (JCR). Các tổ chức này xếp hạng tín nhiệm cho CTCK trong ngắn hạn và dài hạn.

2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trên cơ sở tham khảo phân tích tình hình tài chính của các CTCK ở Mỹ - một quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển và hiện đại nhất thế giới, và các CTCK ở Nhật Bản – một quốc gia ở cùng khu vực Châu Á với Việt Nam và có thị trường chứng khoán đứng số một Châu Á, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm ở những quốc gia này, nhất là trong bối cảnh mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam bắt đầu từ ngày 01/01/2012.


- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật của CTCK có rất nhiều loại như văn phòng giao dịch, trụ sở làm việc, văn phòng đặt lệnh, hệ thống công nghệ thông tin, các phần mềm xử lý trong giao dịch chứng khoán…Tuy nhiên, với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, các CTCK cần có sự đầu tư đặc biệt vào hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống giao dịch. Thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và CTCK Việt Nam nói riêng cần trang bị những công nghệ hiện đại, tiến đến xu thế tự động hóa để hạn chế rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Tiêu chuẩn tham gia sở giao dịch chứng khoán:

Pháp luật chứng khoán Việt Nam cần quy định khắt khe hơn nữa về các điều kiện, tiêu chuẩn để một CTCK được trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Những điều kiện, tiêu chuẩn này hướng đến mục tiêu nâng cao vị thế của Sở giao dịch. Những CTCK thành viên của Sở giao dịch thực sự là những tổ chức có uy tín, chuyên nghiệp, từ đó góp phần lành mạnh hóa thị trường chứng khoán.

- Công bố thông tin tài chính:

Một số vấn đề về công bố thông tin tài chính của CTCK như nội dung công bố thông tin, yêu cầu của việc công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin, hình thức công bố thông tin, ngôn ngữ công bố thông tin, thời gian công bố thông tin. Công bố thông tin của các CTCK Việt Nam cần được dựa trên quan điểm chủ đạo là quốc tế hóa và chất lượng. Thông tin công bố hướng đến là những thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư có tổ chức, chuyên nghiệp nên yêu cầu cao hơn, sâu hơn và chất lượng hơn.

Thông tin tài chính của CTCK là điều không thể thiếu đối với người đầu tư, với cơ quan quản lý Nhà nước, nhưng nhu cầu thông tin thường liên quan đến bí mật nghề nghiệp. Để tránh bảo mật quá đáng và bảo vệ nhà đầu tư, luật pháp đã can thiệp vào việc tiết lộ thông tin. Ở Việt Nam, nghĩa vụ công khai thông tin tài chính của CTCK được quy định trong Luật Chứng khoán và các văn bản liên quan. Tuy nhiên, trong thời gian đến, Việt Nam cần ban hành những văn bản quy định công bố


thông tin tài chính của CTCK theo xu hướng tiến gần hơn với Luật Chứng khoán của Mỹ, đồng thời tham khảo các mẫu biểu và danh mục thông tin đối với các CTCK do Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO), Ủy ban quốc tế về tiêu chuẩn hóa hạch toán (LASS) ban hành.

- Hệ thống chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính:

CTCK Việt Nam cần công bố tình hình tài chính đầy đủ và rõ ràng hơn thông qua việc sử dụng kết hợp nhiều chỉ tiêu tài chính. Trong thời buổi hội nhập thị trường tài chính, CTCK Việt Nam đặc biệt quan tâm hơn nữa đến phân tích rủi ro, từ đó có chiến lược quản trị rủi ro thích hợp, bởi lẽ đây là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển bền vững nhưng luôn bị các CTCK Việt Nam xem nhẹ. Ngoài ra, CTCK cần lưu ý đến nội dung phân tích những khoản bồi thường thiệt hại cũng như phân tích chỉ số xếp hạng tín nhiệm. Đây là những vấn đề còn khá mới mẻ với CTCK Việt Nam nhưng vô cùng cần thiết, nhất là với một thị trường chứng khoán vừa nhỏ bé vừa biến động thất thường như thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời đó cũng là xu hướng tất yếu khách quan trong bối cảnh mở cửa thị trường tài chính.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp luôn là vấn đề thời sự. Phân tích tình hình tài chính của các CTCK là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Chương 2 của luận án đã làm rõ những nội dung sau:

- Tài chính doanh nghiệp và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: Nêu lên bản chất, vai trò của tài chính doanh nghiệp; mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với tình hình tài chính doanh nghiệp; phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình tài chính của các CTCK: Trình bày những đặc điểm hoạt động của CTCK có ảnh hưởng đến phân tích tình hình tài chính; những nội dung phân tích tình hình tài chính của CTCK.

- Phương pháp phân tích tình hình tài chính của CTCK: Gồm một số phương pháp chủ yếu như phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, phương pháp Dupont, phương pháp loại trừ….

- Tổ chức phân tích tình hình tài chính: Bao gồm công tác chuẩn bị, tiến hành phân tích và kết thúc phân tích.

- Kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các CTCK ở Mỹ và Nhật Bản, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Kiến thức lý luận về phân tích tình hình tài chính của CTCK ở Chương 2 là cơ sở khoa học để tiếp tục nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam ở Chương 3 cũng như đề ra một số giải pháp hoàn thiện cho vấn đề nghiên cứu trong Chương 4.


CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


3.1. Tổng quan về hệ thống công ty chứng khoán Việt Nam

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 20/07/2000 với việc vận hành sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội vào ngày 8/3/2005, lúc đó chỉ có 2 công ty niêm yết là Công ty Cổ phần Cáp & Vật liệu viễn thông (SACOM) và Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE). Theo thời gian, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phát triển nhất định về số lượng hàng hóa niêm yết, về sự tham gia của nhà đầu tư cũng như sự phát triển của các CTCK. Số liệu sau đây sẽ chứng minh nhận định này [34]:

Tại ngày 31/12/2006, trên cả 2 sàn có 193 công ty niêm yết; tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 221.156 tỷ đồng (tương đương 14 tỷ USD), chiếm 22,7% GDP năm 2006, nhà đầu tư nước ngoài giữ khoảng 25-30% số lượng cổ phiếu các công ty niêm yết. Đến cuối năm 2007, 2 sàn đã có 254 công ty niêm yết; tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt gần 500.000 tỷ đồng (tương đương 31,3 tỷ USD), chiếm 43% GDP năm 2007. Tính đến hết ngày 02/06/2010, tổng số doanh nghiệp niêm yết trên cả 2 sở đã lên đến 531 doanh nghiệp, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường là

89.947.520 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch là 3.062 tỷ đồng, mức vốn hóa toàn thị trường là 769 nghìn tỷ đồng (tương đương 39 tỷ đồng), chiếm 56% GDP năm 2009.

Số lượng tài khoản nhà đầu tư gia tăng đáng kể: cuối năm 2004, tổng số tài khoản nhà đầu tư trong nước là 20.300 tài khoản, tăng 18% so với cuối năm 2003, hơn 7 lần so với cuối năm 2000; đến hết tháng 12 năm 2006, thị trường có 106.000 tài khoản, tăng hơn 3 lần so với cuối năm 2005 và trên 30 lần so với khi mở cửa thị trường; năm 2007, số lượng tài khoản của nhà đầu tư là 237.000 tài khoản, trong đó có 8.000 nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời có 25 quỹ và gần 50 tổ chức đầu tư nước


ngoài mở tài khoản hoặc ủy thác đầu tư trên thị trường chứng khoán; đến thời điểm 14/05/2010, có 730.000 tài khoản.

Bên cạnh sự phong phú về hàng hoá niêm yết, số lượng nhà đầu tư thì số lượng các CTCK cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu năm 2000, toàn thị trường mới chỉ có 04 CTCK thành viên, 01 tổ chức lưu ký nước ngoài, 25 công ty quản lý quỹ, 09 quỹ đầu tư chứng khoán thì đến ngày 14/05/2010, có 105 CTCK là thành viên của hai Sở giao dịch chứng khoán, 46 công ty quản lý quỹ, 382 quỹ đầu tư nước ngoài và 08 ngân hàng lưu ký.

Vốn điều lệ của CTCK cũng tăng lên theo thời gian, cụ thể: cuối năm 2006, tổng vốn điều lệ CTCK gần 4.025 tỷ đồng, bình quân trên 77 tỷ đồng/một CTCK, tăng 26% so với năm 2005; đến thời điểm 14/05/2010, tổng vốn điều lệ của các CTCK là 30.486 tỷ đồng, bình quân 290 tỷ đồng/một CTCK. Như vậy, qui mô các CTCK vẫn còn rất nhỏ - đây là loại hình kinh doanh có điều kiện nên mức vốn pháp định cho tất cả các hoạt động kinh doanh (môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư) theo Luật Chứng khoán năm 2006 là 300 tỷ đồng, có rất ít các CTCK có vốn điều lệ trên 500 tỷ hay 1.000 tỷ đồng (điển hình chỉ có các công ty như: Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty Cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Cổ phần Chứng khoán Thăng Long,..).

Ngoài ra, việc phân bố các CTCK trong cả nước thì không đồng đều, chủ yếu tập trung ở Tp. Hồ Chí Minh và Tp. Hà Nội. Trong số 105 CTCK hiện nay thì có 60 CTCK có địa chỉ tại Tp. Hà Nội, 40 CTCK có địa chỉ tại Tp. Hồ Chí Minh, 01 CTCK có địa chỉ tại Đà Nẵng, 01 CTCK có địa chỉ tại Bình Dương, 01 CTCK có địa chỉ tại Hải Phòng, 01 CTCK có địa chỉ tại Vũng Tàu, 01 CTCK có địa chỉ tại Nghệ An. Đáng lưu ý, vốn điều lệ của CTCK ở các tỉnh vô cùng nhỏ như Công ty Cổ phần Chứng khoán Đà Nẵng chỉ có 50 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Standard (Vũng Tàu) chỉ có 35 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất (Bình Dương) chỉ có 100 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt (Nghệ An) chỉ có

Xem tất cả 296 trang.

Ngày đăng: 30/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí