khoán với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các Sở giao dịch chứng khoán quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tái cấu trúc thị trường chứng khoán phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của hai Sở Giao dịch chứng khoán đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn. Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cũng như các CTCK và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ. Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các CTCK theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa; tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát, cưỡng chế thực thi, bảo đảm an toàn cho hoạt động chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường. Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng
cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
Để thực hiện các mục tiêu trên cần phát triển qui mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường; từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước; phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường; phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài nước; hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; chủ động mở cửa và hội nhập với khu vực và quốc tế; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia bằng cách thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch vốn, thực hiện cơ chế giám sát đặc biệt với các định chế trung gian yếu kém để giảm thiểu tác động tiêu cực có tính chất dây chuyền trong toàn hệ thống. Đồng thời, trong dài hạn cần phát triển thị trường vốn theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế; phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước; kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường.
Phát triển hoạt động của các CTCK cũng là một trong những nội dung được đề cập trong Quyết định 128, theo đó, các CTCK phát triển theo hướng tăng số lượng hợp lý, nâng cao chất lượng hoạt động và năng lực tài chính cho các CTCK, công ty quản lý quĩ, công ty đầu tư chứng khoán,…Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cung cấp trên thị trường, nâng cao tính chuyên nghiệp và chất lượng các dịch vụ; đảm bảo tính công khai, minh bạch và bình đẳng trên thị trường
Như vậy, có thể nói việc phát triển thị trường chứng khoán nói chung và phát triển hoạt động của các CTCK nói riêng ở Việt Nam đã có hướng đi rõ ràng và dài hạn.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Năng Lực Hoạt Động Và Khả Năng Sinh Lời Của Ctck Cls
- Phân Tích Các Hệ Số Phù Hợp Trong Khu Vực Kinh Doanh Của Ctck Avs
- Chiến Lược Phát Triển Thị Trường Chứng Khoán Và Các Công Ty Chứng Khoán Việt Nam
- Quy Trình Phân Tích Tình Hình Tài Chính Theo Hướng Hoàn Thiện
- Hoàn Thiện Nội Dung Và Chỉ Tiêu Phân Tích Tình Hình Tài Chính
- Tỷ Suất Đầu Tư Tài Sản Cố Định Của Công Ty Chứng Khoán
Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.
4.2. Sự cần thiết và quan điểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
4.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Từ thực trạng phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam cho thấy việc hoàn thiện phân tích tình hình tài chính là thực sự cần thiết. Đây là mối quan tâm không chỉ của bản thân CTCK mà còn là của cơ quan quản lý Nhà nước, của nhà đầu tư, rộng hơn nữa là của toàn thị trường chứng khoán.
Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của CTCK là cần thiết vì một số mục đích quan trọng và thiết thực như: bảo đảm lợi ích cho chính các CTCK, đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng và góp phần ổn định, củng cố thị trường chứng khoán, phát triển nền kinh tế.
- Bảo đảm lợi ích cho chính các CTCK:
Khảo sát thực tế các CTCK cho thấy CTCK có quan tâm đến nhiều nội dung khác nhau của phân tích tình hình tài chính. Một số chỉ tiêu phân tích điển hình được 100% CTCK quan tâm như: tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả, thị giá cổ phiếu trên thu nhập, tỷ lệ vốn khả dụng/tổng rủi ro. Tuy nhiên, với một số chỉ tiêu khác thì hầu hết CTCK quan tâm ở mức bình thường như hệ số tài trợ, hệ số nợ, khoản dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay khoản phải thu, số vòng quay khoản phải thu, thời gian trả tiền.
Phân tích tình hình tài chính giúp các CTCK biết được sức khỏe tài chính của mình, từ đó có những kế hoạch và chiến lược ứng phó phù hợp. Kinh doanh chứng khoán luôn có độ rủi ro cao và biến động bất thường, khó dự báo chính xác, nhất là trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động bất lợi cũng như trước thách thức hội nhập với thị trường chứng khoán quốc tế. Vì vậy, phân tích tình hình tài chính cho biết
thực trạng tài chính, tiềm năng tài chính và cả những rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với CTCK trong tương lai, tất cả nhằm bảo đảm lợi ích cho chính bản thân CTCK.
- Đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng:
Thực tế khảo sát cho thấy, các chuyên gia sử dụng thông tin phân tích tình hình tài chính của CTCK với nhiều mục đích khác nhau như phục vụ công việc hàng ngày (62,5%), đầu tư (20,83%), tư vấn (13,89%) hoặc chỉ để tìm hiểu thêm thông tin, nâng cao hiểu biết. Các chuyên gia quan tâm đến thông tin một cách đột xuất (31,9%), định kỳ (34,72%), liên tục (20,83%) hoặc khi có nhu cầu cần thiết (12,5%). Đồng thời, chuyên gia được khảo sát quan tâm, thậm chí rất quan tâm đến nhiều nội dung, chỉ tiêu phân tích khác nhau như chỉ tiêu tổng nguồn vốn (52,8%), tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn (75%), tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn (72,2%), tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản (60%), tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản (68%). Với những chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập tài chính cũng được chuyên gia quan tâm nhiều, chẳng hạn: hệ số tài trợ và hệ số nợ có khoảng 60% chuyên gia quan tâm, hệ số tài sản tài sản dài hạn hay tài sản cố định có khoảng 62% chuyên gia quan tâm.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của CTCK như hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của tiền và tương đương tiền, hệ số khả năng thanh toán tức thời được các chuyên gia khảo sát có mức độ từ quan tâm đến rất quan tâm và số phiếu trả lời gần bằng nhau, khoảng 80%. Ngoài ra, với các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động của CTCK, các chuyên gia quan tâm nhiều đến số vòng quay của tài sản ngắn hạn (80%). Về khả năng sinh lợi của CTCK thì có khoảng 58% chuyên gia quan tâm đến chỉ tiêu thị giá cố phiếu trên thu nhập, khoảng 97,2% chuyên gia rất quan tâm đến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, khoảng 42% chuyên gia đến chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần. Những chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính, cân bằng tài chính, dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, tỷ lệ vốn khả dụng cũng được các chuyên gia quan tâm với tỷ lệ khoảng 65%.
Thông tin tài chính của CTCK được rất nhiều đối tượng khác nhau quan tâm và sử dụng. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể vấn đề công bố thông tin của các CTCK, theo đó, các thông tin tài chính của các CTCK dần được minh bạch, dễ tiếp cận và có chất lượng hơn. Khi công tác phân tích tình hình tài chính được CTCK tổ chức chuyên nghiệp, đúng đắn từ khâu chuẩn bị phân tích cho đến lúc công bố thông tin phân tích sẽ là cơ sở tin cậy cho các quyết định của những người sử dụng thông tin. Thông tin phân tích tình hình tài chính của CTCK nếu được thể hiện đầy đủ trên nhiều khía cạnh thì mới đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của đối tượng sử dụng.
- Góp phần ổn định, củng cố thị trường chứng khoán, phát triển nền kinh tế:
Các CTCK là những cá thể không thể thiếu của thị trường chứng khoán. CTCK ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường chứng khoán, từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. CTCK có tình hình tài chính tốt, hiệu quả kinh doanh cao sẽ góp phần tạo nên sự ổn định của toàn thị trường chứng khoán và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Thực tế cho thấy, các CTCK Việt Nam liên tục thua lỗ, lợi nhuận liên tục âm, mất khả năng thanh toán, thậm chí nhiều CTCK bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt...đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam rơi vào cảnh trầm lắng, thường xuyên biến động theo chiều hướng xấu, nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái trong một thời gian dài.
4.2.2. Quan điểm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các CTCK Việt Nam cần dựa trên một số quan điểm chủ yếu như quan điểm toàn diện, quan điểm phù hợp, quan điểm hội nhập và phát triển.
- Quan điểm toàn diện:
Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin về thực trạng tài chính của CTCK, cũng như tiềm năng phát triển và rủi ro có thể xảy ra. Để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các mục tiêu sử dụng khác nhau, CTCK cần quán triệt quan điểm toàn diện trong cung cấp thông tin tình hình
tài chính, đó là: cung cấp đầy đủ các mặt, các khía cạnh khác nhau về tình hình tài chính của các CTCK.
Tiêu chuẩn để đánh giá sự lựa chọn thông tin là tiêu chuẩn tính hữu ích của thông tin cho việc hỗ trợ quyết định. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo qui định của pháp luật. Với CTCK là những công ty hoạt động trong lĩnh vực rất nhạy cảm, do đó cần phải có những thông tin phân tích tình hình tài chính hữu ích để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá hiệu quả hoạt động của CTCK, có biện pháp xử lý kịp thời đối với những công ty hoạt động yếu kém; giám sát hoạt động của CTCK để nắm bắt thực trạng, hiệu quả hoạt động; phát hiện sớm những trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tình hình giao dịch chứng khoán và rủi ro của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán; ngoài ra, còn giúp Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển thị trường chứng khoán. Như vậy, một khi phân tích tình hình tài chính đáp ứng được quan điểm toàn diện trong cung cấp thông tin thì nó đã hoàn thành được vai trò to lớn của mình. Theo đó, phân tích tình hình tài chính của các CTCK phải bao gồm các nội dung như: Đánh giá khái quát tình hình tài chính, phân tích cấu trúc tài chính, phân tích cân bằng tài chính, phân tích tình hình thanh toán, phân tích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Quan điểm phù hợp:
Trong nền kinh tế thị trường, phân tích tình hình tài chính ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc ra quyết định về quản lý, đầu tư và vay nợ. Phân tích tình hình tài chính phục vụ cho các nhóm đối tượng từ nhà đầu tư, chủ nợ, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp,… cho đến nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước. Các nhóm đối tượng sử dụng thông tin với các nhu cầu thông tin khác nhau làm nảy sinh tính đa dạng và phức tạp đối với nhu cầu thông tin cần cung cấp. Do vậy, khi phân tích tình hình tài chính và công bố thông tin, ngoài việc đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời, thì các thông tin cung cấp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động của CTCK và phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của các nhóm đối tượng có tính chất đa dạng (như nhà đầu tư chủ yếu cần thông tin về khả năng
sinh lợi; nhà cung cấp, các chủ nợ, các tổ chức tín dụng chủ yếu cần thông tin về khả năng thanh toán; chủ doanh nghiệp chủ yếu cần thông tin về khả năng sinh lợi và khả năng thanh toán…).
- Quan điểm hội nhập và phát triển:
Khi Việt Nam tham gia quá trình hội nhập về kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường, thông tin về tình hình tài chính của các doanh nghiệp nói chung và của CTCK nói riêng đòi hỏi phải mang tính quốc tế. Chính vì thế, phân tích tình hình tài chính của các CTCK cũng không đứng ngoài yêu cầu này. Việt Nam đã có các hoạt động về phát hành trái phiếu quốc tế ra thị trường tài chính quốc tế nhằm đi vay hoặc trả nợ nước ngoài. Các doanh nghiệp nói chung và các CTCK nói riêng, để có đợt phát hành trái phiếu quốc tế thành công thì phải có những tài liệu hoặc số liệu công khai những thông tin tình hình tài chính chính xác, trung thực, khách quan, phù hợp với môi trường quốc tế liên quan đến việc chào bán hoặc niêm yết chứng khoán của mình.
Hội nhập kinh tế thế giới và thương mại hóa toàn cầu đã tạo sức ép về sự hòa hợp quốc tế cho vấn đề phân tích tình hình tài chính của các CTCK. Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, thông tin từ tình hình tài chính đã trở thành một công cụ phục vụ các quyết định quản lý và kinh doanh trong phạm vi quốc gia, trong khu vực và thế giới. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO nên phải cam kết mở cửa thị trường tài chính. Theo đó, các hoạt động giao dịch, đầu tư trên thị trường vốn và thị trường chứng khoán trở nên sôi động, thu hút sự tham gia ngày một đông đảo của các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin từ phân tích tình hình tài chính cần được không ngừng nâng cao tính minh bạch, hữu ích nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư cũng như phải hài hòa với thông lệ quốc tế, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong tương lai, khi nền kinh tế và sự quản lý nền kinh tế đất nước đã phát triển ở mức cao hơn thì sự phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ trở thành một yêu cầu mang tính tất yếu. Hiện nay, trong cơ cấu góp vốn của nhiều CTCK Việt Nam đã có sự góp mặt của các cổ đông nước ngoài (như CTCK Sài Gòn có cổ đông chiến lược
là Daiwa Securities Group Inc, CTCK Sài Gòn-Hà Nội có số cổ phần thuộc về cổ đông nước ngoài chiếm khoảng 1,29%; CTCK Nhật Bản có sự tham gia của các cổ đông Nhật Bản là CTCK Aizawa, CTCK Japan Asia Holdings và công ty đầu tư Tanamark;…) và sẽ ngày càng phổ biến hơn trong tương lai khi Việt Nam mở cửa thị trường tài chính. Đồng thời, với chiến lược phát triển là gia nhập vào thị trường chứng khoán quốc tế, do đó các thông tin từ phân tích tình hình tài chính vừa phục vụ cho cổ đông trong nước vừa cho cả cổ đông nước ngoài.
Quan điểm hội nhập và phát triển đòi hỏi phân tích tình hình tài chính của các CTCK không chỉ tiếp cận với cách nhìn nhận, đánh giá tình hình tài chính mà còn phải tiếp cận với nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích tài chính của các nước phát triển. Vì thế, việc xem xét, nghiên cứu kinh nghiệm phân tích tình hình tài chính của các nước phát triển trên thế giới là điều cần thiết để từ đó rút ra bài học cho các CTCK Việt Nam.
4.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam
Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và các CTCK nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay là rất cần thiết, giúp CTCK có thể định hướng đúng đắn chiến lược kinh doanh của mình, đồng thời giúp CTCK có thể bảo toàn vốn tối đa khi có rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, việc phân tích tình hình tài chính cũng giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn chính xác và khái quát hơn về thực trạng của CTCK để có định hướng đầu tư phù hợp. Qua khảo sát chuyên gia cho thấy, có hơn 40% ý kiến cho rằng họ không đạt được những kết quả như mong muốn khi sử dụng các thông tin phân tích tình hình tài chính của CTCK. Xuất phát từ thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các CTCK, tác giả xin đề cập một số giải pháp, trong đó tập trung vào một số vấn đề sau:
4.3.1. Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính
Tổ chức phân tích tình hình tài chính là việc xây dựng, sắp xếp và thực hiện các công việc nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Chủ thể thực hiện phân tích