Một Số Vấn Đề Về Tình Hình Tài Chính Và Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp.


o Lợi nhuận từ hoạt động tài chính thu được từ hoạt động tài chính thường xuyên của doanh nghiệp

o Lợi nhuận khác: là số lợi nhuận doanh nghiệp có thể thu được từ hoạt động không thường xuyên, không lường trước được như lợi nhuận từ việc thanh lý các tài sản cố định, thu tiền phát sinh do khách hàng vi phạm hợp đồng ...

Vai trò của lợi nhuận

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp biểu hiện kết quả sản xuất kinh doanh, phản ánh được đầy đủ mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, kết quả sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất.

Lợi nhuận quyết định sự tồn vong , khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân.

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận

Phân tích quá trình hình thành và phân phối lợi nhuận nhằm đánh giá chính xác, khách quan chất lượng kinh doanh của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phân tích nguyên nhân, xác định nhân tố ảnh hưởng đến biến động lợi nhuận để có biện pháp phát huy và khắc phục kịp thời.

Cung cấp thông tin làm căn cứ để đề ra các quyết định chỉ đạo hoạt động kinh doanh, đề ra các biện pháp nhằm khai thác tiềm năng của doanh nghiệp để không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương - 4

Phân tích chung lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Như ta đã biết hầu hết các doanh nghiệp thì lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương cũng không nằm ngoài quy luật đó, lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng vai trò quan trọng nhất. Dó đó, cần phải tìm hiểu về những biến động của lợi nhuận từ hoạt động này, giúp doanh nghiệp thấy rõ những nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hoạt


động này. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: So sánh mức độ biến động, tỷ lệ biến động qua các năm. Dựa trên các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu là Tỷ lệ LNG/DTT; Tỷ lệ LNT/DTT; Tỷ lệ LNT/GVHB…

2. Phân tích các yếu tố sản xuất kinh doanh.

Các yếu tố sản xuất kinh doanh bao gồm: lao động, tài sản máy móc, thiết bị , nguyên vật liệu. Các yếu tố này phải đựơc sử dụng cân đối, hài hòa trong quá trình sản xuất kinh doanh mới đảm bảo mang lại kết quả cao, chi phí sản xuất thấp , do vậy hiệu quả kinh doanh mới cao được. Nếu việc tổ chức quản lý không tốt, không đồng bộ, mất cân đối giữa các yếu tố sẽ dẫn đến kết quả sản xuất bị hạn chế ở nơi mất cân đối đó và ảnh hưởng đến hiệu quả nói chung.

2.1. Phân tích tình hình lao động.

Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Chủ yếu xem xét đến ở đây là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm của doanh nghiệp. Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích ứng với cơ cấu hợp lý, đặc biết chú ý đến số lượng lao động có tay nghề cao. Về chất lượng, cần chú ý đến mức độ lành nghề của lao động và trình độ nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên quản lý. Do vậy, khi phân tích cần đưa ra các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động.

Về số lượng, cần xem xét lượng lao động tham gia vào quá trình sản xuất, số lượng lao động có tay nghề cao và số lượng lao động phổ thông. Tổng số, cơ cấu lao động của công ty thay đổi như thế nào qua các kỳ.

Để đánh giá chất lượng lao động thì cần liên hệ với quy mô sản xuất, từ đó biết được năng suất lao động và mức độ hiệu quả trong việc quản lý lao động của công ty. Có thể thấy được điều này thông qua phân tích năng suất lao động và quỹ lương của doanh nghiệp.


Năng suất lao động bình quân được tính theo công thức sau:

w = DTT/N

Trong đó:

N: số lao động của doanh nghiệp

DTT: doanh thu thuần của doanh nghiệp.

w : năng suất lao động bình quân của người lao động

Quỹ lương ( tổng chi phí tiền lương) là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động theo số lượng, chất lượng mà họ đóng góp cho doanh nghiệp.

Với hình thức trả lương theo thời gian

CPTLt = N.lt

Trong đó:

N: số lao động của doanh nghiệp lt: mức tiền lương bình quân

Bên cạnh đó, việc phân tích quỹ lương còn chỉ ra sự biến động của quỹ

lương trong doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh, sự tác động của quỹ lương đối với chi phí kinh doanh, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động quỹ lương và đưa ra phương án sử dụng quỹ lương có hiệu quả.

2.2. Phân tích yếu tố tài sản cố định.

Tài sản cố định ở các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính.

Do tính khách quan của yêu cầu phân tích, nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến tài sản cố định hữu hình, là tài sản chủ yếu có tính chất vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đóng vai trò quan trọng tạo ra nguồn lợi trực tiếp cho doanh nghiệp.

Các hệ số phân tích tình hình trang bị tài sản cố định.

Hệ số tăng (giảm) tài sản cố định dùng để đánh giá quy mô tài sản cố định thay đổi trong kỳ. Hệ số này càng lớn chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp có sự thay đổi đáng kể. Nếu giá trị tài sản tăng trong kỳ là tài sản cố định mới và giảm trong kỳ là tài sản cố định cũ, lạc hậu thì tài sản cố định của doanh nghiệp được đổi


mới, tiên tiến. Tuy nhiên, khi phân tích cần chú ý đến chu kỳ kinh dpanh của doanh nghiệp.

Heäsoátaêng ( giaûm ) TSCÑ = GiaùtròTSCÑ taêng ( giaûm ) trong ky

GiaùtròTSCÑ bính quaân trong kyø

Hệ số hao mòn tài sản cho biết tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định. Hệ số này càng tiến gần đến 1 chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp đã dược khấu hao gần hết, trở nên lạc hậu và doanh nghiệp sắp phải thay mới. Ngược lại, hệ số này thấp chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp mới được trang bị.

Heäsoáhao moøn TSCÑ = Giaùtròhao moøn cuûa TSCÑ

Nguyeân giaùTSCÑ

Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định.

Trang bị tài sản cố định là bước đầu quan trọng nhằm đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất, nhưng sử dụng tài sản cố định sao cho hiệu quả mới là mục tiêu chính của doanh nghiệp. Vì thế, nhà phân tích cần phải phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định một cách toàn diện về số lượng, thời gian và công suất sử dụng.

Chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chung tình hình sử dụng tài sản cố định là hiệu suất sử dụng tài sản cố định hay còn gọi là vòng quay tài sản cố định được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính. Chỉ tiêu này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở doanh nghiệp như thế nào.

Hieäu suaát söûduïng voán coáđònh = Doanh thu thuaàn

Nguyeân giaùTSCÑ bính quaân

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, và có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Vòng quay này càng cao và càng tăng lên thì càng tốt đối với mọi loại hình doanh nghiệp. Còn ngược lại thì biểu hiện việc sử dụng tài sản cố định không hiệu


quả, tức là công suất được sử dụng ở mức thấp, cho thấy doanh nghiệp đầu tư tài sản cố định quá mức với khả năng tiêu thụ sản phẩm hoặc so với khả năng cung cấp nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, ổn định nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào.

2.3. Nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu là cơ bản của sản xuất. Việc cung cấp nguyên liệu đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lượng là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất. Đảm bảo nguyên vật liệu như thế nào thì việc tạo ra sản phẩm cũng như thế. Số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm phụ thuộc trước tiên vào số lượng, chất lượng, tính đồng bộ trong việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Tiến độ sản xuất phụ thuộc vào tính kịp thời trong việc đảm bảo nguyên liệu. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm tiết kiệm hay lãng phí, giá thành sản phẩm cao hay thấp, kết quả kinh doanh như thế nào cũng phụ thuộc rất lớn vào việc đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất.

Việc một doanh nghiệp có đủ khả năng đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường, khả năng gây sức ép của doanh nghiệp đó đối với nhà cung cấp, tình trạng thanh toán của doanh nghiệp đó, biến động giá nguyên vật liệu trên thế giới. Đối với những loại nguyên vật liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài thì tình hình nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào những yếu tố khác như biến động của tỷ giá, tình hình kinh tế chính trị của nước nhà cung cấp,…

3. Phân tích các khoản mục chi phí chi tiết.

3.1. Phân tích giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán bao gồm chi phí khấu hao, chi phí nguyên vật liệu, chi phí lao động,…Đây là những chi phí trực tiếp trong quá trình sản xuất, hình thành nên giá thành sản phẩm. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp là những chi phí khả biến, còn chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tỷ suất phí giá vốn hàng bán cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì chi phí sản xuất trực tiếp ra sản phẩm chiếm mấy phần. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ chi phí sản xuất trực tiếp thấp và sản phẩm có khả năng đem lại lợi


nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này giảm theo thời gian là một dấu hiệu tốt cho thấy khả năng quản lý khoản mục chi phí này của doanh nghiệp tốt lên.

Tyûsuaát phì giaùvoán haøng baùn = Giaùvoán haøng baùn

Doanh thu thuaàn

3.2. Phân tích chi phí bán hàng.

Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bao gồm chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm…

Chi phí này gồm các tiểu khoản: Phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa. Chi phí nhân viên

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCD

Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản Chi phí quảng cáo tiếp thị

Chi phí khác…


Tyûsuaát phì chì phì baùn haøng = Chi phì baùn haøng

Doanh thu thuaàn

Chỉ tiêu này cho biết để tạo một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi bao nhiêu cho việc bán hàng, đưa sản phẩm tới tay người mua. Thông qua chỉ tiêu này cũng cho thấy được việc doanh nghiệp có chú trọng đến việc bán hàng hay không, có đầu tư thích đáng cho việc tiếp thị, quảng cáo, thúc đẩy bán hàng hay không. Chỉ tiêu này càng bé và giảm theo thời gian chứng tỏ doanh nghiệp quản lý càng hiệu quả các chi phí liên quan đến việc bán hàng.

3.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí này gồm các tiểu khoản: Phục vụ chung cho hoạt động doanh nghiệp. Chi phí nhân viên văn phòng


Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao TSCD

Thuế, lệ phí, lãi vay

Chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác Chi phí khác...

Tyûsuaát phì chì phì quaûn lyù= Chi phì quaûn lyù

Doanh thu thuaàn

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải chi ra bao nhiêu cho việc quản lý doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể vận hành đồng bộ, chỉ tiêu này càng bé chứng tỏ bộ máy quản lý của doanh nghiệp là tập trung, gọn nhẹ hiệu quả. Ngược lại , nếu chỉ tiêu này lớn thì có thể bộ máy quản lý của công ty quá cồng kềnh, bị phân tán làm cho doanh nghiệp không những tốn nhiều chi phí mà việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng kém hiệu quả.

4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.

4.1. Một số vấn đề về tình hình tài chính và phân tích tài chính doanh nghiệp.

Khái niệm.

Tình hình tài chính có quan hệ trực tiếp với tình hình sản xuất kinh doanh, từ cung ứng vật tư hàng hoá đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… đều ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, công tác tài chính được thực hiện tốt hay xấu sẽ có tác động thúc đẩy hay kiềm hãm đối với quá trình sản xuất, lưu chuyển hàng hoá.

Phân tích tình hình tài chính mà cụ thể là phân tích báo cáo tài chính là một nội dung đặc trưng, chủ yếu của công tác phân tích hoạt động kinh doanh. Mục tiêu cuối cùng của công tác phân tích kinh doanh cũng là hiệu quả tài chính và thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính.

Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính.

Phân tích tình hình tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính, tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua các báo cáo tài chính.


Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó có thể kiến nghị và đề xuất các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Phân tích hoạt động tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích các báo cáo tài chính. Đó là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tình hình tài chính hiện hành với quá khứ.

Thông qua phân tích, các nhà quản trị thấy được thực trạng tài chính hiện tại và những dự đoán cho tương lai. Phân tích các báo cáo tài chính rất được nhiều đối tượng quan tâm như các nhà quản lý, các chủ sở hữu, hay người cho vay… Mỗi nhóm người này khi phân tích có xu hướng tập trung vào các khía cạnh khác nhau, nhưng lại thường liên quan với nhau về bức tranh thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Tóm lại, phân tích các báo cáo tài chính nhằm mục đích phản ánh tính sinh động của các “con số” trong báo cáo để những người sử dụng chúng có thể đánh giá đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chínhlà làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả tình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.

Nội dung phân tích tình hình tài chính:

o Phân tích chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng thanh toán.

o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá khả năng sinh lời.

o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá cơ cấu vốn.

o Phân tích các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động.

4.2. Phân tích chỉ tiêu tài chính thể hiện khả năng thanh toán.

Đối với một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thì việc có đủ khả năng thanh toán hay không là rất quan trọng đối với các bên liên quan đến doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản nợ trong ngắn hạn. Các khoản nợ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng thanh toán khi đến hạn mà không cần phải vay nợ thêm.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí