Phân Tích Các Hệ Số Phù Hợp Trong Khu Vực Kinh Doanh Của Ctck Avs


Bảng 3.19: Phân tích tỷ lệ vốn khả dụng của CTCK KLS

Ngày 30 tháng 06 năm 2012


STT

CÁC CHỈ TIÊU

GIÁ TRỊ

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường (đồng)

132.842.375.904

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán (đồng)

-

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động (đồng)

60.000.000.000

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) (đồng)

192.842.375.904

5

Vốn khả dụng (đồng)

2.492.022.871.063

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (6=5/4) (%)

1.292,26

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 296 trang tài liệu này.

Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam - 15

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của CTCK KLS

Các CTCK khác như: CTCK Sài Gòn, CTCK Bảo Việt, CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, CTCK Ngân hàng Công thương cũng thực hiện phân tích tỷ lệ vốn khả dụng qua Bảng sau đây:

Bảng 3.20: Phân tích tỷ lệ vốn khả dụng

Ngày 30 tháng 06 năm 2012


STT

CÁC CHỈ TIÊU

GIÁ TRỊ

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường (đồng)

941.733.371.418

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán (đồng)

179.141.819.996

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động (đồng)

135.947.230.015

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) (đồng)

1.256.822.421.429

5

Vốn khả dụng (đồng)

3.807.971.065.580

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (6=5/4) (%)

303

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường (đồng)

203.774.591.491

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán (đồng)

31.872.578.699

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động (đồng)

60.000.000.000

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) (đồng)

295.647.170.190

5

Vốn khả dụng (đồng)

1.137.126.392.832

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (6=5/4) (%)

385


Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường (đồng)

98.373.688.187

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán (đồng)

7.158.282.971

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động (đồng)

60.000.000.000

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) (đồng)

165.531.971.158

5

Vốn khả dụng (đồng)

829.397.506.538

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (6=5/4) (%)

501

Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương tín

1

Tổng giá trị rủi ro thị trường (đồng)

23.863.077.607

2

Tổng giá trị rủi ro thanh toán (đồng)

828.955.766.319

3

Tổng giá trị rủi ro hoạt động (đồng)

506.763.323.774

4

Tổng giá trị rủi ro (4=1+2+3) (đồng)

1.359.572.167.700

5

Vốn khả dụng (đồng)

(243.253.906.231)

6

Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng (6=5/4) (%)

(17,89)

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của các Công ty

Tuy nhiên, đáng lưu ý là CTCK Ngân hàng Sài Gòn Thương tín lại có tỷ lệ vốn khả dụng -17,89%, Công ty mất an toàn tài chính. Với tỷ lệ này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đặt Công ty vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa không quá sáu (06) tháng. Công ty phải áp dụng các phương án khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt để khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt và vượt 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong vòng ba (03) tháng liên tục thì sẽ được đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Vào thời điểm 30/06/2012, các CTCK như CTCK MB (MBS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 189,49%; CTCK Ngân hàngViệt Nam Thịnh Vượng (VPBS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 180,2%; CTCK VSM (VSM) có tỷ lệ vốn khả dụng là 247%; CTCK Đà Nẵng (DNSC) có tỷ lệ vốn khả dụng là 233%; CTCK VIT (VITS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 247,6%; CTCK Á Âu (AAS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 222%; CTCK Thiên Việt (TVSC) có tỷ lệ vốn khả dụng là 204%; CTCK Beta (BSI) có tỷ lệ vốn khả dụng là 121%; CTCK Ngân hàng Đông Á (DAS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 277%; CTCK FPT (FPTS) có tỷ lệ vốn khả dụng là 817,59%; CTCK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRISECO) có tỷ lệ vốn khả dụng


là 197%. Như vậy, nhìn chung có nhiều CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng khá cao, đạt trên 180%.

3.2.2.5. Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh

Ngoài những nội dung về phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng sinh lời, tỷ lệ vốn khả dụng, một số CTCK còn phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh. Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh nhằm giúp CTCK biết được một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của công ty đang ở mức nào so với quy định chung trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Qua các CTCK được khảo sát, chỉ có 03/30 CTCK thực hiện nội dung phân tích này. Tuy nhiên, số lượng chỉ tiêu phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh được sử dụng không thống nhất, có CTCK chỉ sử dụng 03 chỉ tiêu (giá trị TSCĐ/vốn điều lệ, tổng nợ/vốn chủ sở hữu và tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn), nhưng có những CTCK sử dụng 04 chỉ tiêu (có thêm một chỉ tiêu là vốn khả dụng/nợ điều chỉnh). Ngoài ra, cách trình bày số liệu của chỉ tiêu phân tích cũng không đồng nhất giữa các CTCK với nhau, có CTCK trình bày số liệu trong hai năm (năm báo cáo và năm liền trước) nhưng có những CTCK chỉ trình bày số liệu của một năm báo cáo.

CTCK Âu Việt (AVS) phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh qua bảng sau:

Bảng 3.21: Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh của CTCK AVS



STT


Chỉ tiêu

Số liệu ngày 31/12/2011

Số liệu ngày 31/12/2010

Yêu cầu theo quy định

1

Giá trị tài sản cố định/Vốn điều lệ

3,26

3,46

<50%

2

Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu

0,24

0,32

<6 lần

3

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

4,96

3,91

>1 lần

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK AVS


Tương tự với CTCK AVS, CTCK Alpha (APSC) cũng phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh qua bảng sau:

Bảng 3.22: Phân tích các hệ số phù hợp trong khu vực kinh doanh của CTCK APSC

STT

Chỉ tiêu

Số liệu ngày

31/12/2010

Yêu cầu theo

quy định

1

Vốn khả dụng/Nợ điều chỉnh

196,5 %

> 6%

2

Giá trị tài sản cố định/Vốn điều lệ

7,2%

< 50%

3

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu

0,42 lần

< 6 lần

4

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

2,98 lần

> 1 lần

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK APSC

Ngoài hai CTCK trên, CTCK Nhật Bản (JSI) cũng thực hiện phân tích các hệ số phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh. Các chỉ tiêu phân tích của CTCK JSI giống với CTCK APSC, nhưng có khác với chỉ tiêu phân tích của CTCK AVS.

Bảng 3.23: Phân tích các hệ số phù hợp trong lĩnh vực kinh doanh của CTCK JSI

STT

Chỉ tiêu

Số liệu ngày

31/12/2011

Yêu cầu theo

quy định

1

Vốn khả dụng/Nợ điều chỉnh

964 %

6%

2

Giá trị tài sản cố định/Vốn điều lệ

4%

< 50%

3

Tổng nợ/ Vốn chủ sở hữu

0,09 lần

< 6 lần

4

Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

10,7 lần

> 1 lần

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán của CTCK JSI

3.3. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính của các công ty chứng khoán Việt Nam

Tại các CTCK được nghiên cứu, công tác phân tích tình hình tài chính vẫn chưa được chú trọng. Điều này biểu hiện ở các mặt như: tổ chức công tác phân tích sơ sài, sử dụng phương pháp phân tích đơn điệu và nội dung phân tích chưa toàn


diện, đầy đủ. Qua thực trạng phân tích tình hình tài chính tại các CTCK, tác giả có một số đánh giá như sau:

3.3.1. Về tổ chức phân tích

Các CTCK có tiến hành phân tích tình hình tài chính nhưng vẫn chưa có nhân sự chuyên trách, do đó thiếu tính chuyên nghiệp và khoa học. Tại 90% CTCK, bộ phận phân tích tài chính (phòng phân tích và đầu tư) được tổ chức ra nhằm mục đích chính là cung cấp dịch vụ cho khách hàng chứ không phải cho chính CTCK. Có 95% CTCK khảo sát có thực hiện các công việc như lập kế hoạch phân tích, thu thập tài liệu, tiến hành phân tích. Tuy nhiên, các công việc này của quá trình tổ chức phân tích không được chuẩn bị bài bản.

Ở giai đoạn “Chuẩn bị phân tích”: để thực hiện bước này, người phân tích phải lập kế hoạch phân tích nhằm xác định phạm vi phân tích, nội dung phân tích, đối tượng phân tích, thời gian phân tích. Tuy nhiên tại các CTCK thì khâu lập kế hoạch vẫn còn hạn chế, đôi khi thực hiện phân tích mà không cần có kế hoạch phân tích, theo kiểu “ngẫu hứng” hoặc chủ yếu căn cứ vào cách làm của những năm trước đó. Công việc phân tích được tiến hành sau khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán, 100% CTCK sử dụng hệ thống thông tin kế toán một các thường xuyên để phân tích tình hình tài chính. Nội dung phân tích chủ yếu là tính toán các chỉ tiêu được qui định của Bộ Tài chính.

Trong giai đoạn “Tiến hành phân tích”: Do việc lập kế hoạch phân tích không được tiến hành nên công việc phân tích vẫn còn đơn giản. Việc phân tích do một kế toán kiêm nhiệm, tính toán ra các chỉ tiêu cần thiết căn cứ vào số liệu trên báo cáo tài chính đã kiểm toán (93,33% CTCK khảo sát tính các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lợi và tỷ lệ vốn khả dụng), từ đó đưa ra những nhận định cơ bản. Có khoảng 50% CTCK sử dụng thông tin từ phân tích tình hình tài chính để ra các quyết định quản trị công ty của ban giám đốc.

Giai đoạn “Kết thúc phân tích”: Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác phân tích. Tại các CTCK, công việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu, có lập báo cáo tình hình tài chính nhưng được trình bày dưới dạng liệt kê


chứ chưa thiết kế theo kiểu bảng báo cáo phân tích phù hợp. Vì vậy, mức độ ảnh hưởng của thông tin phân tích tình hình tài chính của CTCK đến quyết định của ban giám đốc mang tính tham khảo (50% CTCK). Ngoài ra, các thông tin về phân tích phân tích tình hình tài chính của CTCK ở giai đoạn này thường không công bố công khai (70% CTCK); và 100% CTCK chỉ công bố thông tin phân tích tình hình tài chính với mức độ một phần thông tin hiện có.

Vì chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh đặc thù, độ rủi ro hệ thống lớn nên cơ quan quản lý Nhà nước ban hành nhiều quy định để kiểm soát tình hình tài chính các CTCK. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, những quy định vẫn chưa được CTCK thực thi triệt để và chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Các CTCK tiến hành với tinh thần đối phó, do đó, những thông tin cung cấp chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị doanh nghiệp, cho các cơ quan quản lý Nhà nước và nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác. Mức độ tin cậy của thông tin phân tích tình hình tài chính tại CTCK từ mức thấp đến trung bình (100% CTCK khảo sát).

Từ những đánh giá trên có thể thấy rằng công tác phân tích tình hình tài chính tại các CTCK chưa được quan tâm đúng mức, chưa có bộ phận phân tích tình hình tài chính riêng biệt. Do đó, hiệu quả của việc phân tích và cung cấp thông tin chưa cao, chưa khai thác hết tính hữu ích và tầm quan trọng của công cụ phân tích tình hình tài chính trong quản trị doanh nghiệp và cung cấp thông tin cho người sử dụng ngoài doanh nghiệp.

3.3.2. Về phương pháp phân tích

Các CTCK chủ yếu và thường xuyên dùng phương pháp so sánh khi phân tích tình hình tài chính. Đây là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng và cũng cho phép đánh giá những khía cạnh cơ bản của tình hình tài chính. Tuy nhiên, một số CTCK khảo sát mới chỉ vận dụng tối đa phương pháp so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối, số liệu so sánh chỉ giới hạn ở hai năm liền kề, các chỉ tiêu được tính toán và sau đó tiến hành so sánh với năm liền trước để xem mức độ biến động và tốc độ biến động. Do vậy đã không phản ánh được xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của các chỉ tiêu tài chính trong một khoảng thời gian nhất định.


Có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính có thể sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh như phương pháp loại trừ, phương pháp Dupont, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích … đã không được các CTCK vận dụng đã tạo nên sự đơn điệu trong quá trình phân tích, đồng thời dễ gây ra những hạn chế nhất định, khó đưa ra những nhận định đúng đắn, toàn diện về tình hình tài chính. Việc so sánh cũng chỉ dừng lại ở phạm vị nội bộ CTCK, tức là mới chỉ so sánh theo thời gian của chính bản thân CTCK, chưa thực hiện so sánh với các CTCK khác, chưa so sánh với số liệu trung bình ngành để xác định vị thế của mình, tức là mới chỉ “biết ta” chứ chưa “biết người”. Điều này sẽ vô cùng bất lợi trong tình hình kinh doanh cạnh tranh như hiện nay. Để biết tình hình tài chính công ty như thế nào, tốt lên hay xấu đi thì cần thiết phải so với các công ty cùng ngành nghề kinh doanh, cùng qui mô và so với trung bình ngành.

Do phương pháp phân tích chưa đa dạng nên kết quả phân tích chỉ là những thông tin đơn giản, chưa xác định được nguyên nhân và nhân tố tác động đến chỉ tiêu phân tích, cũng như mức độ ảnh hưởng các nhân tố, đâu là nhân tố quan trọng, nhân tố thứ yếu, nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Điều này đã gây ảnh hưởng đến công tác ra quyết định và các kế hoạch của nhà quản lý.

3.3.3. Về nội dung và chỉ tiêu phân tích

Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì định kỳ hàng quí và hàng năm, các CTCK phải tính và nộp các chỉ tiêu cơ bản về thực trạng tài chính tại Công ty cùng với BCTC. Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, khả năng kiểm soát rủi ro của các CTCK, tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát đối với hoạt động CTCK, mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo lộ trình hội nhập đã cam kết, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và những biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Các CTCK có trách nhiệm tính các chỉ tiêu an toàn tài chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả tính toán. Trên cơ sở những chỉ tiêu an toàn tài chính, các CTCK được xếp vào một trong ba nhóm: nhóm bình thường, nhóm kiểm


soát và nhóm kiểm soát đặc biệt. Tương ứng với mỗi nhóm, cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có những biện pháp kiểm soát khác nhau, có thể là rà soát, giám sát tình hình tài chính để có giải pháp kịp thời nếu thị trường tiếp tục khó khăn, có thể là dùng các giải pháp hành chính và kinh tế.

Tuy nhiên, 93,33% CTCK khảo sát mới chỉ tính toán một số chỉ tiêu phân tích như cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền, hệ số khả năng thanh toán hiện hành, sức sinh lợi của tổng tài sản, sức sinh lợi của doanh thu, sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn khả dụng. Nhìn chung, hệ thống chỉ tiêu phân tích của các CTCK còn đơn giản, chưa toàn diện, không thể hiện được toàn cảnh tình hình tài chính.

Quá trình phân tích chỉ dừng lại ở việc so sánh các chỉ tiêu ở cuối kỳ và đầu kỳ, đưa ra những nhận xét về mức độ biến động của chỉ tiêu. Điều này mới chỉ phản ánh biểu hiện bề ngoài và có tính qui mô, chưa xem xét các nhân tố ảnh hưởng và nguyên nhân của sự biến động đó. Do đó, chỉ đưa ra những nhận xét đơn giản chứ chưa có khả năng đề ra các giải pháp phát huy nhân tố tích cực, hạn chế nguyên nhân tiêu cực.

Nguồn số liệu để phân tích chỉ tập trung vào BCTC, chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, đôi khi những nhận định đưa ra còn phiến diện và thiếu chính xác. Sau đây là một số đánh giá cho một số nội dung phân tích trong phần thực trạng phân tích tình hình tài chính của các CTCK mà luận án nghiên cứu.

- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

Các CTCK chỉ thực hiện phân tích ở thời điểm đầu năm, cuối năm hoặc hai năm liền kề. Bảng trình bày số liệu phân tích cũng không giống nhau giữa các CTCK, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn trình bày số liệu chi tiết hơn so với những CTCK khác, lập thành hai bảng phân tích riêng biệt, có cả số tiền và tỷ trọng, tính mức chênh lệch tuyệt đối và tương đối, giúp người sử dụng thông tin biết rõ về cả quy mô và kết cấu của từng khoản mục tài sản và nguồn vốn trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn. Trong khi đó, những CTCK khác thì có bảng phân tích đơn giản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/08/2023