Nội Dung Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp

suất chi phí bình quân…). So sánh bằng số bình quân nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có một tính chất.

Hình thức so sánh

So sánh theo chiều ngang: Bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu, từng báo cáo tài chính. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.

So sánh theo chiều dọc: Trong so sánh theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung.

So sánh theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.

Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong cùng ngành.

1.2.4.2 Phương pháp loại trừ

Loại trừ là phương pháp nhằm xác đinh mức độ ảnh hưởng lần lượt của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: Khi xác định ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.

Các nhân tố có thể làm tăng, có thể làm giảm, thậm chí có những nhân tố không ảnh hưởng gì đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể là nhân tố khách quan, có thể là nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lượng, có thể là nhân tố thứ yếu, có thể là nhân tố tích cực, cũng có thể là nhân tố tiêu cực…

Để xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của các hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có thể thực hiện bằng hai cách:

a. Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố này có quan hệ tích số, thương số, hoặc vừa tích số vừa thương số với chỉ tiêu phân tích.

Bằng phương pháp thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi theo hướng:

Khi xác định ảnh hưởng của các nhân tố nếu xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì ta cho nhân tố đó thay đổi và cố định các nhân tố liên quan khác. Nhân tố nào xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ báo cáo và chưa xác định ảnh hưởng thì cố định ở kỳ gốc.

Khi sắp xếp trật tự các nhân tố, sắp xếp từ số lượng đến chất lượng nhằm thấy được sự biến đổi từ lượng đến chất của chỉ tiêu phân tích.

Thay đổi lần lượt số kế hoạch đến số thực tế của từng nhân tố. Sau đó so sánh kết quả tính được qua từng lần thay thế ta tìm được mức độ ảnh hưởng của chúng.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích.

Có thể khái quát mô hình chung phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định sự ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, như sau:

Chỉ tiêu phân tích: X = a.b.c

Trong đó: X: Chỉ tiêu kinh tế cần phân tích . a, b, c: Các nhân tố ảnh hưởng.

Các nhân tố được thay thế theo trình tự a, b, c Kỳ gốc: X0 = a0b0c0

Kỳ phân tích: X1 = a1b1c1

Đối tượng phân tích: X = X1 – X0 Các nhân tố ảnh hưởng:

Ảnh hưởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích

Xa = a1b0c0 - a0b0c0

Ảnh hưởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích

Xb = a1b1c0 – a1b0c0

Ảnh hưởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích

Xc = a1b1c1 – a1b1c0

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

X = Xa + Xb + Xc

b. Phương pháp số chênh lệch:

Ta lấy lại ví dụ tổng quát của phương pháp thay thế liên hoàn, ta có:

Xa = a1b0c0 - a0b0c0 = (a1 - a0)b0c0

Xb = a1b1c0 – a1b0c0 = a1(b1 – b0) c0

Xc = a1b1c1 – a1b1c0 = a1b1(c1 – c0)

Phương pháp số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế, là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên phương pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định các nhân tố ảnh hưởng, chỉ việc nhóm các số hạng lại và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

1.2.4.3 Phương pháp Dupont

Bên cạnh đó, phương pháp thường được sử dụng trong phân tích tài chính DN có thể kể đến là phương pháp Dupont. Khi sử dụng phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của DN. Bản chất của phương pháp này là tách 1 tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của DN như thu nhập trên tổng tài sản (ROA), thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp.

1.2.5 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.5.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán

a. Phân tích sự biến động của tài sản

Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này cho biết được sự biến động của các khoản mục TS về mặt giá trị, tỷ lệ và thấy rò hơn về tình hình phân bổ TS của DN. Khi thiết kế bảng cân đối kế toán dạng so sánh sẽ bổ sung nhiều thông tin hữu ích khi phân tích cơ cấu tài sản qua nhiều kỳ, đồng thời chỉ ra hướng phân tích chi tiết hơn tình hình tài chính DN.


Tài sản

Giá trị thuần (triệu đồng)

Chênh lệch (N+1)/N

Chênh lệch (N+2)/(N +1)

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

N

N+1

N+2

Mức

%

Mức

%

I. Tiền và CKTĐT








II. Các khoản đẩu tư tài chính








III. Các khoản phải thu








IV. Hàng tồn kho








V. Tài sản ngắn hạn khác








B. TÀI SẢN DÀI HẠN








I. Các khoản phải thu dài hạn








Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 223 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Tư vấn thương mại - Dịch vụ - Địa ốc Hoàng Quân - 4

II. Tài sản cố định








III. Chi phí XDCBDD








IV. Các khoản ĐT TCDH








V. Tài sản dài hạn khác








TỔNG CỘNG









Thông qua các chỉ tiêu nói trên, quản trị doanh nghiệp đánh giá được cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và trên cơ sở đó đánh giá quy mô về vốn của DN tăng hay giảm. Cơ sở vật chất của DN có được tăng cường hay không thể hiện qua tình hình tăng thêm tài sản cố định.

b. Phân tích sự biến động của nguồn vốn

Vốn kinh doanh của DN được tài trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Nhu cầu vốn trong từng thời kỳ luôn biến động, làm cho các nguồn tài trợ của DN cũng thay đổi. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của DN, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của DN.

Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn và tình hình biến động nguồn vốn



Nguồn vốn

Giá trị (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Chênh

lệch (N+1)/N

Chênh lệch (N+2)/(N+1)

N

N+1

N+2

N

N+1

N+2

Mức

%

Mức

%

A. NỢ PHẢI TRẢ











I. Nợ ngắn hạn











II. Nợ dài hạn











B.VCSH











Tổng




100%

100%

100%





Căn cứ vào bảng trên cho thấy mức độ thay đổi trong kết cấu nguồn vốn và có thể đánh giá sự thay đổi đó là hợp lý hay không, có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Phân tích kết cấu nguồn vốn còn nhằm đánh giá khả năng tài trợ, mức độ tự chủ tài chính của DN thông qua việc so sánh tỷ suất tài trợ.


Tỷ suất tự tài trợ =

Vốn CSH

x100%

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ cho biết tỷ trọng của nguồn vốn chủ sỡ hữu so với tổng nguồn vốn của DN. Tỷ suất này càng cao biểu hiện khả năng tự đảm bảo về tài chính càng tốt.

c. Đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn

Đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn của DN theo thời gian và theo kết cấu từng khoản mục nhằm cung cấp một cách tổng quát nhất định tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan, cho thấy rò thực chất của quá trình sản xuất kinh doanh mà có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.

Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và vốn chủ sở hữu nhằm thấy được nguồn vốn chủ sở hữu có đủ trang trải cho tài sản hay không.

1.2.5.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua Báo cáo KQHĐKD

Để kiểm soát hoạt động kinh doanh của DN cần xem xét tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi phân tích cần tính ra và so sánh tỷ lệ biến động giữa kỳ này với kỳ trước. Qua việc phân tích này sẽ thấy được tình hình biến động cụ thể của từng chỉ tiêu liên quan đến kết quả kinh doanh. Trọng tâm của phân tích báo cáo KQHĐKD chủ yếu tập trung phân tích nguồn tạo ra doanh thu, chi phí và lợi nhuận, chất lượng của doanh thu, chi phí và lợi nhuận như thế nào? Và nó ổn định đến mức nào?

a. Phân tích tình hình doanh thu và chi phí.

Doanh thu: Phân tích doanh thu nhằm biết được nguồn doanh thu chủ yếu đến từ đâu, điều này rất quan trọng trong việc phân tích khả năng sinh lời. Mỗi thị trường và dòng sản phẩm có xu hướng phát triển, khả năng sinh lời và tiềm năng tương lai riêng của nó. Phân tích kết cấu của doanh thu còn cho biết tỷ lệ phần trăm của các phần doanh thu chính trong tổng số và mối quan hệ giữa doanh thu với khoản phải thu và hàng tồn kho.

Chi phí: Phân tích chi phí nhằm nắm bắt được những biến động của chi phí, yếu tố của chi phí, và đo lường các nguyên nhân ảnh hưởng đến mức biến động của chi phí từ đó xây dựng các kế hoạch chiến lược và chính sách quản lý kinh doanh hiệu quả hơn.

Đánh giá tình hình sử dụng và quản lý chi phí kinh doanh của DN dựa trên một loạt các chỉ tiêu riêng biệt theo phương pháp chủ yếu là phân tích chi phí theo tỷ lệ phần trăm (phân tích theo chiều dọc): Thể hiện chi phí bằng một tỷ lệ % so với doanh thu tính cho một số kỳ hoặc so sánh với đối thủ cạnh tranh. Các nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí:

- Tỷ suất GVHB/DT thuần

- Tỷ suất CPBH/DT thuần

- Tỷ suất CPQLDN/DT thuần.

So sánh tốc độ tăng giảm của các khoản mục chi phí với tốc độ tăng giảm chi tiêu doanh thu thuần. Sự gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu thường kéo theo sự gia tăng của chi phí, nhất là các khoản mục thuộc loại chi phí biến đổi như:

Giá vốn hàng bán… Từ sự phân tích này DN cần có những biện pháp để tỷ lệ tăng chi phí không vượt quá tỷ lệ tăng của doanh thu.

b. Phân tích tình hình lợi nhuận

Lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng hoạt động kinh doanh, vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Phân tích tình hình lợi nhuận là quá trình so sánh lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận kỳ trước tăng hay giảm, qua đó cho thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty.

Đặc biệt cần chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế từ các hoạt động kinh doanh, đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh tăng hay giảm là do nhân tố nào ảnh hưởng đến dựa vào công thức:

LNTT = DT thuần – GV + (DT tài chính – CP tài chính) – CP bán hàng – CP QLDN


1.2.5.3 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp thông tin liên quan đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ngân hàng các nhà đầu tư, Nhà nước và nhà cung cấp có thể đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động của doanh nghiệp để đáp ứng kịp thời các khoản nợ cho các chủ nợ, cổ tức cho các cổ đông hoặc nộp thuế cho Nhà nước. Đồng thời đó cũng là mối quan tâm của các nhà quản lý tại doanh nghiệp để có các biện pháp cần thiết, đáp ứng trách nhiệm thanh toán của mình.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn là cơ sở để dự đoán các dòng tiền của doanh nghiệp, trợ giúp các nhà quản lý trong công tác hoạch định và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người ra quyết định có thể đánh giá thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp để ra các quyết định kịp thời.

a. Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển tiền từ các hoạt động khác.

Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:

Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau:

Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:

Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.

Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ:

Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm. Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.

Chú ý: Một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.

Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:

Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.

Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.

Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:

Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hoá đều được mua chịu. Do đó, khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.

Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.

Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền:

Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận ( như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm.

Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ. So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Các khoản chi phí giảm trừ thường được gọi là chi phí phi tiền bởi nó không trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền. Dòng tiền ra liên quan đến các khoản giảm trừ xảy ra khi có yêu cầu giảm tài sản liên quan. Vào mỗi thời kì ghi nhận khoản giảm trừ, không xảy ra việc thanh toán tiền. Hầu hết các chi phí khác đều gây ra dòng tiền ra. Ví dụ: chi phí lương. Một vài người nhầm lẫn rằng “giảm trừ sinh ra tiền” do họ thấy các khoản giảm trừ được cộng thêm vào phần dòng tiền từ hoạt động SXKD của bảng lưu chuyển tiền tệ. Khoản giảm trừ không phải là nguồn gốc của tiền, chỉ khi nào hàng hoá hoặc dịch vụ được mua hoặc bán thì nó mới phát sinh tiền. Một

Xem tất cả 223 trang.

Ngày đăng: 08/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí