2.1.2. Về tình hình kinh tế - xã hội
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 13,2%. Đến cuối năm 2014 GRDP tính theo giá so sánh năm 2010 là 117.924 tỷ đồng, ước mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là 12%. Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa khá cao, nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai phát triển theo hướng tăng trưởng bền vững. Tỷ lệ thu NSNN hàng năm chiếm 23% GDP, là một trong sáu ĐP có đóng góp số thu về NSTW cao trên cả nước. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng, thể hiện:
Bảng 2.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh Đồng Nai theo giá hiện hành phân theo lĩnh vực kinh tế
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tổng số | Nông, lâm ngư nghiệp | Công nghiệp, xây dựng | Dịch vụ, thuế | |
2010 | 76.024,67 | 6.537,08 | 43.488,31 | 25.999,28 |
2011 | 98.759,23 | 7.409,34 | 56.589,76 | 34.760,13 |
2012 | 117.414,09 | 7.984,15 | 66.962,03 | 42.503,91 |
2013 | 145.133,91 | 9.143,40 | 82.581,21 | 53.409,30 |
2014 | 167.992,00 | 10.006,00 | 95.645,10 | 62.340,90 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Luận Chung Về Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước
- Vai Trò Của Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước
- Kết Quả Đạt Được Và Hạn Chế Của Phân Cấp Quản Lý Nsnn Việt Nam
- Về Công Tác Thanh, Kiểm Tra Và Giám Sát Cộng Đồng
- Tỷ Trọng Chi Ngân Sách Các Cấp Trong Tổng Chi Nsđp
- Phân Cấp Về Quản Lý Chu Trình Ngân Sách
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2014)
Theo bảng 2.1 cho thấy: Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo đúng định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, giảm nhẹ ngành công nghiệp - xây dựng và phát triển mạnh các ngành dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng năm 2014 là 56,93%; dịch vụ là 37,01%; giảm ngành nông, lâm ngư nghiệp từ năm 2010 là 8,6%, đến năm 2014 xuống còn 5,96%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt nhịp độ tăng trưởng cao, một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh phát triển nhanh, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp được đầu tư đúng mức, phục vụ đắc lực cho yêu cầu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và
các loại hình dịch vụ thương mại, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn. Huy động nhiều nguồn vốn, đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là công trình giao thông kết nối vào các khu vực đô thị, khu công nghiệp, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy giao thương hàng hóa và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ đó, với lực lượng các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển nhanh đã góp phần tăng khả năng tích luỹ của nền kinh tế tỉnh nhà càng lớn, đến cuối năm 2014 như sau:
Bảng 2.2 : Các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Đơn vị | Số đơn vị tổ chức SX, KD | Trong đó | ||
Số doanh nghiệp | Số hộ gia đình SX, KD | |||
1 | Thành phố Biên Hòa | 36.680 | 9.809 | 26.871 |
2 | Thị xã Long Khánh | 4.748 | 201 | 4.547 |
3 | Huyện Cẩm Mỹ | 4.036 | 135 | 3.901 |
4 | Huyện Long Thành | 9.258 | 1.236 | 8.022 |
5 | Huyện Nhơn Trạch | 4.994 | 742 | 4.252 |
6 | Huyện Thống Nhất | 2.957 | 319 | 2.683 |
7 | Huyện Trảng Bom | 6.424 | 1.379 | 5.045 |
8 | Huyện Tân Phú | 5.352 | 168 | 5.184 |
9 | Huyện Định Quán | 4.298 | 174 | 4.115 |
10 | Huyện Vĩnh Cửu | 3.619 | 417 | 3.202 |
11 | Huyện Xuân Lộc | 5.286 | 455 | 4.831 |
Tổng cộng | 87.555 | 15.337 | 72.218 |
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Đồng Nai năm 2014)
Theo bảng 2.2 cho thấy: Số lượng các tổ chức sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến cuối năm 2014 khá lớn, trong đó, các tổ chức sản xuất, kinh doanh là doanh nghiệp tập trung nhiều nhất tại các khu vực phát triển đô thị như: Tp Biên Hòa, huyện Long Thành, Trảng Bom và Nhơn trạch. Tại các vùng nông thôn, vùng sâu, xa các tổ chức sản xuất, kinh doanh chủ yếu có quy mô nhỏ là các hộ gia đình SX,
KD. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và kinh doanh tạo sản phẩm và tăng thu ngân sách cho tỉnh nhà, thì vấn đề môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân tại một số khu vực trên địa bàn cũng cần phải quan tâm.
Là tỉnh có quy mô dân số lớn đứng thứ 5 của cả nước và xu hướng tăng nhanh trong những năm qua. Dân số của tỉnh năm 2009 là 2.499.656 người, năm 2013 là 2.786.670 người, đến năm 2014 là 2.838.640 người. Do nền kinh tế phát triển nhanh nên có sức hút đối với lao động từ các ĐP khác tập trung tại các khu đô thị và xung quanh các khu, cụm công nghiệp như: thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch. Từ đó, tại các ĐP này tạo ra nhiều giá trị sản phẩm và tăng thu NSNN. Tuy nhiên, đây cũng là khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ thu để khai thác từ thuế xuất nhập khẩu và quản lý nhà nước trên địa bàn do TW không phân cấp cho ĐP được hưởng tỷ lệ điều tiết từ nguồn thu này.
Đồng Nai có hơn 50 dân tộc anh em cung chung sống, mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng riêng, khiến nơi đây tụ hội nhiều tôn giáo: Với 24 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân và 5 tôn giáo được cấp chứng nhận hoạt động, có số lượng tín đồ lớn nhất nước, hơn 1.339.426 tín đồ các tôn giáo, chiếm 60% số dân toàn tỉnh. Đa số các chức sắc tu sỹ, tín đồ tôn giáo chấp hành đường lối, chủ trương, pháp luật của nhà nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự trên địa bàn. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi, hoạt động tôn giáo có những diễn biến phức tạp, hơn nữa với số lượng tín đồ lớn nhất nước, đây cũng là khó khăn trong công tác quản lý an ninh, chính trị và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn.
Với điều kiện về KT-XH nêu trên, trong xu thế hội nhập kinh tế và toàn cầu hoá nền KT thế giới, Đồng Nai có thuận lợi trong việc phân giao quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp chính quyền đối với nội bộ ĐP trong việc cung cấp hàng hoá công cộng có hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu phúc lợi XH. Tuy nhiên, về quản lý an ninh, trật tự xã hội và môi trường trên địa bàn là những vấn đề đáng quan tâm.
2.1.3. Về trình độ quản lý hành chính - kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền:
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, Đồng Nai đã điều chỉnh
đơn vị hành chính trên địa bàn phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ. Việc tổ chức bộ máy nhà nước theo các đơn vị hành chính lãnh thổ trên địa bàn Đồng Nai được hình thành theo cấp NSNN tương ứng với từng cấp hành chính. Đến nay, trên toàn địa bàn có 11 đơn vị hành chính, bao gồm: thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh và 09 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Trảng Bom, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu, Tân Phú). Về đơn vị hành chính cấp xã được chia thành 171 xã, phường, thị trấn, bao gồm: 29 phường, 06 thị trấn và 136 xã.
Bảng 2.3: Các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2014
Đơn vị | Số đơn vị cấp xã | Trong đó | |||
Xã | Phường | Thị trấn | |||
1 | Thành phố Biên Hòa | 30 | 7 | 23 | |
2 | Thị xã Long Khánh | 15 | 9 | 6 | |
3 | Huyện Cẩm Mỹ | 13 | 13 | ||
4 | Huyện Long Thành | 15 | 14 | 1 | |
5 | Huyện Nhơn Trạch | 12 | 12 | ||
6 | Huyện Thống Nhất | 10 | 10 | ||
7 | Huyện Trảng Bom | 17 | 16 | 1 | |
8 | Huyện Tân Phú | 18 | 17 | 1 | |
9 | Huyện Định Quán | 14 | 13 | 1 | |
10 | Huyện Vĩnh Cửu | 12 | 11 | 1 | |
11 | Huyện Xuân Lộc | 15 | 14 | 1 | |
Tổng cộng | 171 | 136 | 29 | 6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai năm 2014)
Với đặc điểm là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, dân số tăng nhanh do cơ học, thu hút được nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn là lực lượng lao động trẻ với trình độ khá cao tập trung nhiều tại các khu đô thị. Tại những xã của vùng núi, vùng sâu xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với điều kiện sản xuất, kinh doanh và phương tiện đi lại khó khăn, như: xã Thanh sơn (huyện Định quán), xã Tà Lài, Đắc Lua, Nam cát Tiên (huyện Tân Phú), xã Lý lịch, Phú lý (huyện Vĩnh Cửu),.. nên việc thu hút cán bộ, công chức có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ còn khó khăn. Từ đó, dẫn đến trình độ quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền trên địa bàn có khác nhau. Do đó, việc phân cấp quản lý ngân sách gắn với điều kiện phân chia đơn vị hành chính để có thể giao một số quyền lực huy động nguồn thu trên địa bàn, hoặc cho phép được quyền quyết định vấn đề thu, chi hay thực hiện việc chuyển giao kinh phí đảm bảo theo nhu cầu thực tế phát sinh. Tuy nhiên, do trình độ quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của mỗi cấp chính quyền có khác nhau nên ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, điều hành NSNN được phân cấp.
Tóm lại: Với điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội, trình độ quản lý hành chính, kinh tế, xã hội của các cấp chính quyền nêu trên đã có tác động tích cực đến công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn. Tuy nhiên, với những khó khăn tồn tại đã nêu cũng là những thách thức cho Đồng Nai trong việc hoàn thiện công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn để phát triển KT-XH trong thời gian tới.
2.2. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ khi có luật NSNN năm 2002
Luật NSNN năm 2002 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành vào ngày 16/12/2002 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004. Do đó, mốc thời gian Luận văn nghiên cứu từ khi có luật NSNN năm 2002 là từ năm 2004.
Phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là hình thành việc phân chia ranh giới quyền lực về quản lý NSNN giữa các cấp chính quyền của ĐP trong hoạt động của NSNN. Phân cấp quản lý NSNN về cơ bản bao gồm 3 nội dung chủ yếu: Phân cấp về quyền lực; phân cấp về mặt vật chất và phân cấp về quản lý chu trình ngân sách. Cụ thể như sau:
2.2.1. Phân cấp về quyền lực
2.2.1.1. Ban hành các văn bản về chế độ, chính sách của địa phương
Tại Đồng Nai, xác định các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức có vai trò và vị trí hết sức quan trọng, đó không chỉ là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, mà còn là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính
quyền. Do đó, bên cạnh việc triển khai thực hiện nghiêm các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định của TW, Đồng Nai ban hành các văn bản thực hiện phân cấp quản lý NSNN theo thẩm quyền, cụ thể: Đã ban hành các văn bản về chế độ, chính sách của ĐP từ khi thực hiện Luật NSNN năm 2002 đến nay như sau: (đính kèm phụ lục 2.1, phụ lục 2.2, phụ lục 2.3).
Các văn bản về chế độ, chính sách của ĐP được ban hành trong thời gian qua đều dựa vào Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn; các chương trình, dự án; các tiêu chuẩn, định mức và các quy định liên quan đến phát triển KT - XH, an ninh - quốc phòng và tài chính - ngân sách. Bên cạnh đó, việc xây dựng các văn bản được các cơ quan có chức năng thẩm tra, thẩm định tính hợp pháp, hiệu quả và khả thi. Từ đó, vệc ban hành các VBQPPL của ĐP nhằm ngày càng hoàn thiện việc phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn và góp phần quan trọng trong việc điều hành NSNN đáp ứng yêu cầu phát KT-XH tỉnh nhà. Tuy nhiên, qua kết quả triển khai thực hiện cho thấy, còn một số văn bản ban hành nhưng triển khai thực hiện chậm, số một hiệu quả chưa cao do chưa cân đối vào khả năng của ngân sách cấp mình, như: chương trình đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; chương trình cây con chủ lực... Bên cạnh đó, có do ban hành theo chỉ đạo của TW nhưng TW không phân bổ kinh phí thực hiện, như: chương phát triển nông thôn mới; sữa học đường;...
2.2.1.2. Về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý NSNN trên địa bàn
Từ khi có luật NSNN năm 2002 đến nay, tổ chức bộ máy làm công tác quản lý NSNN ở 3 cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tương đối ổn định, được thể hiện theo sơ đồ như sau:
40
Hình 2.1: Sơ đồ về tổ chức bộ máy làm công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
UBND tỉnh
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Trung ương và địa phương
Ban KT-NS
Cục Hải quan Thu thuế xuất nhập khẩu
Cục thuế ĐN
Thu thuế nội địa
Sở Tài chính
- Quản lý chung về tài chính ngân sách
- Chi thường xuyên
Sở KHĐT
Chi đầu tư xây dựng cơ bản
KBNN
Cấp, phát và kiểm soát nguồn thu, chi KP từ NSNN
Sở ngành khác và đơn vị liên quan: thực hiện thu, chi theo lĩnh vực được phân cấp
Tỉnh ủy
Chỉ đạo chung về công tác quản lý NSNN trên địa bàn
HĐND cấp tỉnh
- Quyết định các chủ trương, chính sách của nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước
- Giám sát việc thực thi pháp luật,Nghị quyết của HĐND tỉnh
UBMTTQVN tỉnh Giám sát NSNN của cộng đồng
PhòngTC-KH
- Quản lý chung về TC-NS
- Chi ĐTXDCB, chi thường xuyên
KBNN
Cấp, phát và kiểm soát nguồn thu, chi KP từ NSNN
UBMTTQVN huyện Giám sát NSNN của cộng đồng
UBND huyện
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Trung ương và địa phương
Phòng, ban khác và đơn vị liên quan: Thực hiện thu, chi theo lĩnh vực được phân cấp
Đảng ủycấphuyện Chỉ đạo chung về công tác quản lý NSNN trên địa bàn
HĐND cấp huyện
- Quyết định các biện pháp thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước
- Giám sát việc thực thi pháp luật, Nghị quyết của HĐND tỉnh
Ban
KT-XH
Chi Cục thuế cấp huyện
Thu thuế nội địa
Đảng ủy cấp xã Chỉ đạo chung về công tác quản lý NSNN trên địa bàn
HĐND cấp xã
- Quyết định các biện pháp thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước có sử dụng ngân sách nhà nước
- Giám sát việc thực thi pháp luật, Nghị quyết của HĐND tỉnh
UBND xã
Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước Trung ương và địa phương
UBMTTQVN xã
Giám sát NSNN của cộng đồng
01 Cán bộ tham mưu
về công tác QL NSNN
Cán bộ tài chính
Tham mưu về công tác quản lý NSNN tại địa phương
(Nguồn: Thiết kế của tác giả luận văn)
Qua sơ đồ hình 2.1 cho thấy: Tổ chức bộ máy làm công tác quản lý NSNN trên địa bàn tỉnh được bố trí tập trung giảm dần theo hệ thống từ tỉnh xuống xã; trong từng cấp chính quyền đều bố trí tương ứng với từng cấp ngân sách và có bộ máy thực hiện việc chỉ đạo, triển khai thực hiện và giám sát. Mô hình tổ chức như trên là phù với đặc điểm địa hình và tình hình quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn.
Nguồn nhân lực của đội ngũ làm công tác thu trên địa bàn toàn tỉnh có 936 cán bộ thu thuế nội địa với 66% cán bộ thuế có trình độ từ đại học trở lên và 282 cán bộ thu thuế xuất nhập khẩu với 87,5% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên. Với trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác thu và việc bố trí theo tổ chức bộ máy của tỉnh huyện như trên trong thời gian qua cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, nhiệm vụ quản lý NSNN đối với tỉnh công nghiệp rất lớn với trên
15.000 doanh nghiệp và hơn 87.000 hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Bên cạnh đó, do hiện nay đang thực hiện chuyển từ hình thức thu thuế trực tiếp sang đăng ký và thu thuế qua mạng điện tử, đồng thời, tăng cường nhân lực cho công tác hậu kiểm và thanh tra theo quy định thì nhân lực của ngành thuế như hiện nay sẽ là thách thức lớn trong việc thực hiện công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Nhất là đối với cấp xã với tổ chức bộ máy đội ngũ cán bộ, công chức vừa yếu lại vừa thiếu nên đến nay vẫn chưa thực hiện phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cơ bản theo Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, từ năm 2009 khi công tác ủy nhiệm thu cho cấp xã đã đi vào nề nếp, có hiệu quả (nhất là lĩnh vực thu ngoài quốc doanh đối với hộ kinh doanh cá thể theo phương thức khoán) thì dừng lại, không triển khai thực hiện, làm cho việc khai thác nguồn thu này bị ảnh hưởng do thiếu đi sự quản lý sâu, sát của chính quyền cấp xã đối với các đối tượng nộp thuế. Nguyên nhân do Bộ Tài chính quy định không thực hiện ủy nhiệm thu ở lĩnh vực này mà giao về cho Chi cục thuế quản lý thu (cấp xã mất 01 định biên về tài chính do không còn ủy nhiệm thu).
2.2.1.3. Về sự lãnh đạo của Đảng và tính chủ động của HĐND cấp tỉnh
- Đối với sự lãnh đạo của Đảng: Việc phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn Đồng