Nai thời gian qua được xác định là nội dung nhất quán trong lãnh đạo của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ để tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của từng cấp ngân sách. Hàng năm, Tỉnh ủy đều ban hành nghị quyết và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác quản lý tài chính ngân sách, Từ đó, tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn vượt mục tiêu nghị quyết đề ra, số thu năm sau cao năm trước.
Tuy nhiên, qua kết quả thực hiện cho thấy, chỉ có địa phương nào thực hiện tốt sự lãnh của Đảng thì nơi đó phát huy hiệu quả của việc khai thác và sử dụng vốn NSNN phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của từng cấp ĐP, như: Thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành, Nhơn trạch, Trảng Bom, Định Quán... Bên cạnh đó, một số cấp ủy của ĐP còn nhận thức rằng công tác quản lý NSNN thuộc nhiệm vụ của chính quyền nên khoán trắng cho chính quyền, từ đó, dẫn đến, việc thực hiện quản lý và phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn còn hạn chế.
- Về tính chủ động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
Theo khoản 2, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 26/11/2003, quy định: “…HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế, xã hội…”; Theo điều 4 Luật NSNN năm 2002 quy định, HĐND tỉnh có quyền quyết định dự toán và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP.
Trên cơ sở đó, hàng năm, căn cứ quy định và tình hình thực tế, HĐND tỉnh Đồng Nai ban hành nhiều nghị quyết về dự toán và phân bổ NSĐP, phê chuẩn quyết toán NSĐP và các nghị quyết chuyên đề về phát triển KT-XH và khắc phục ô nhiểm môi trường trên địa bàn… (đính kèm phụ lục 2.1; 2.2 và 2.3). Bên cạnh đó, đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng thẩm tra, giám sát cho các tổ chức của HĐND và đại biểu HĐND các cấp; tổ chức 01 hội thảo khoa học về công tác quản lý tài chính, ngân sách trên địa bàn. Đồng thời, các tổ chức của HĐND tỉnh hàng năm tổ chức gần 200 cuộc khảo sát, giám sát các ĐP và đơn vị liên quan trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước TW và ĐP. Từ đó, các chủ trương, chính sách ban hành đi vào cuộc sống, đã góp phần cao hiệu quả quản lý NSNN trên địa bàn,
phát triển KT,XH và đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, trong đó, có do thực hiện tốt công tác phân cấp quản lý NSNN.
Tuy nhiên, HĐND tỉnh Đồng Nai chưa thật sự chủ động trong việc quyết định về ngân sách của cấp mình do ngoài việc phân bổ nhiệm vụ theo chương trình mục tiêu của quốc gia, hàng năm khi phân bổ kinh phí, TW đều quy định thêm khá nhiều nhiệm vụ phải chi mức ở tối thiểu, như: phải đảm bảo chi mức tối thiểu cho giáo dục, đào tạo, khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi do TW quy định; chi ít nhất 2% tổng chi thường xuyên cho khoa học công nghệ; 1% tổng chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường; 10% thu tiền sử dụng đất của ĐP cho công tác quản lý đất đai và bổ sung 50% vào Quỹ nhà ở, 50% vào Quỹ phát triển đất… trong khi đó, nhiệm vụ này nếu chi như quy định sẽ không giải ngân hết và phải điều chỉnh vào cuối năm, trong khi đó, một số nhiệm vụ không có nguồn kinh phí để bố trí thực hiện. Từ đó, làm hạn chế sự chủ động của HĐND trong việc quyết định về ngân sách theo Luật định và việc sử dụng kinh phí bố trí hiệu quả không cao.
2.2.1.4. Về công tác thanh, kiểm tra và giám sát cộng đồng
Ngoài việc giám sát của các tổ chức HĐND tỉnh và giám sát đầu tư cộng đồng của UBMT tổ quốc cấp xã, hàng năm các ĐP và đơn vị liên quan được phân cấp về quản lý NSNN trên địa bàn đều xây dụng kế hoạch thực hiện việc thanh, kiểm tra phân cấp quản lý NSNN trong lĩnh vực mình phụ trách. Từ đó, góp phần đưa nguồn thu và nhiệm vụ chi trên địa bàn cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của ĐP.
Tuy nhiên, trong thanh, kiểm tra chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các ĐP và đơn vị liên quan, trong giám sát đầu tư cộng đồng chưa có sự hướng dẫn của ngành chuyên môn và của UBMTTQ cấp trên. Từ đó, hiệu quả của việc thanh, kiểm tra và giám sát có lúc còn chưa cao.
2.2.1.5. Về hoạt động kiểm toán nhà nước
Kiểm toán đóng một vai trò quan trọng trong quản lý NSNN, kết luận kiểm toán giúp cho địa phương thấy được những ưu điểm và hạn chế để khắc phục sai sót trong quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách, từ đó, việc điều hành, chấp hành ngân sách ngày đi vào nề nếp, quản lý và sử dụng vốn NSNN ngày càng hiệu quả.
Tuy nhiên, nội dung kiểm toán nhà nước chỉ tập trung vào việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước của các cấp ngân sách tại ĐP và của DNNN; Một số nội dung khác có tác động chung đến điều hành và chấp hành của NSĐP chưa được quan tâm, như: các công trình XDCB; các chương trình mục tiêu quốc gia, các khoản huy động vốn đầu tư,... trên địa bàn để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc hoặc chấn chỉnh những sai sót nếu có trong quá tình thực hiện.
2.2.2. Phân cấp về mặt vật chất
Theo quy định của luật NSNN năm 2002, nội dung phân cấp về mặt vật chất tức là phân cấp về nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN.
2.2.2.1 Nội dung cơ bản trong phân cấp quản lý NSNN cho từng cấp ngân sách trong tỉnh Đồng Nai từ khi có Luật NSNN năm 2002 đến nay
- Giai đoạn 2004 – 2006:
Nội dung phân cấp quản lý NSNN cho từng cấp ngân sách trong tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 – 2006 (có phụ lục 2.4; 2.5; 2.6; 2.7 và 2.8 đính kèm)
- Giai đoạn 2007 – 2010:
+ Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước:
Giai đoạn 2007 – 2010, TW điều chỉnh giảm tỷ lệ điều tiết NSĐP tỉnh từ 49% xuống 45% với các loại thuế GTGT hàng sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, thuế thu nhập DN (trừ DN hạch toán ngành), thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường thuộc DNNN TW, DNNN ĐP, DN có vốn ĐTNN, khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh có điều chỉnh giảm tỷ lệ phân cấp ngân sách. Trên cơ sở đó, trên địa bàn tỉnh thực hiện các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp (TW, tỉnh, huyện, xã) theo quy định Luật NSNN như sau:
* Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã hưởng 100%:
Về cơ bản, quy định như thời kỳ 2004 - 2006 và có điều chỉnh một số nội dung:
. Loại bỏ khoản thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và thu thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài do thay đổi chính sách của TW.
. Loại bỏ thu phí sử dụng hạ tầng theo kết luận của Kiểm toán nhà nước do đây là nội dung ĐP quy định, không phù hợp theo hệ thống quy định của TW.
. Thu XSKT không còn là nội dung thu trong cân đối ngân sách do TW giao mà phân cấp cho ĐP xác định nguồn thu để đảm bảo chi đầu tư XDCB trên địa bàn;
* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân
sách:
Về cơ bản, quy định như thời kỳ 2004 – 2006, có sự thay đổi phân chia chi tiết
nhóm, tỷ lệ điều tiết theo từng nhóm xã, phường, thị trấn, bổ sung thêm các nội dung: thu quỹ dự trữ tài chính, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, thu từ ngân sách cấp dưới nộp lên,... cụ thể như sau:
. Các khoản thu được hưởng tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010 cho thành phố Biên Hòa (đính kèm phụ lục 2.9).
. Các khoản thu được hưởng tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách năm 2007 và giai đoạn 2007 - 2010 cho các huyện và thị xã Long Khánh (đính kèm phụ lục 2.10 ).
+ Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách địa phương:
* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh:
Điều chỉnh, bổ sung so với thời kỳ 2004 - 2006 như sau:
1) Chi đầu tư XDCB từ nguồn thu XSKT là nhiệm vụ chi không nằm trong cân đối ngân sách mà do ĐP quyết định chi căn cứ trên khả năng thực tế của ĐP.
2) Chi sự nghiệp y tế cho các trung tâm y tế xã, phường, thị trấn.
3) Chi sự nghiệp giáo dục cho các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện.
(chi tiết có phụ lục 2.11đính kèm)
* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện:
Điều chỉnh, bổ sung so với thời kỳ 2004 - 2006 như sau:
1) Chi đầu tư phát triển: Chi đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế từ nguồn thu XSKT, thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh hưởng phân cấp cho ngân sách huyện trong dự toán hàng năm.
2) Chi thường xuyên: Bổ sung thêm chi sự nghiệp công nghiệp (do huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hoà quản lý).
3) Chuyển giao nhiệm vụ chi sự nghiệp y tế của các trung tâm y tế xã, phường,
thị trấn từ cấp huyện về cấp tỉnh (theo Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/04/2008).
4) Chuyển giao nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục của các Trung tâm giáo dục thường xuyên từ cấp huyện cho cấp tỉnh theo Quyết định số 371/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 17/02/2009. (chi tiết có phụ lục 2.12 đính kèm)
* Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã, phường, thị trấn:
Bổ sung thêm nhiệm vụ chi trả phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách các xã, phường, thị trấn. (chi tiết có phụ lục 2.13 đính kèm)
- Giai đoạn 2011 – 2015:
+ Phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước:
Giai đoạn 2011 – 2015, TW có điều chỉnh tăng tỷ lệ điều tiết NSĐP tỉnh từ 45% lên 51% với các loại thuế GTGT hàng sản xuất trong nước, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng sản xuất trong nước, thuế thu nhập DN (trừ các DN hạch toán toàn ngành), thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường thuộc DNNN TW, DNNN ĐP, DN có vốn ĐTNN, khu vực dịch vụ ngoài quốc doanh. Trên cơ sở đó, Đồng Nai thực hiện các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp theo quy định của Luật NSNN như sau:
* Đối với các khoản thu được điều tiết 100%:
Cơ bản thực hiện như giai đoạn 2007 - 2011. Trong đó, có điều chỉnh việc phân cấp lại đối với nguồn thu tiền sử dụng đất và 05 khoản thu ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70% theo Luật NSNN, cụ thể như sau:
1) Đối với nguồn thu tiền sử dụng đất:
. Đảm bảo mục tiêu theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-HĐND ngày 24/7/2008 của HĐND tỉnh Đồng Nai về chương trình phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, trong đó quy định ngân sách dành từ 30% đến 50% thu tiền sử dụng đất để hình thành quỹ nhà ở;
. Đảm bảo mục tiêu theo Điều 34 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, trong đó, quy định trích 30% đến 50% từ nguồn thu tiền sử dụng đất để hình thành quỹ phát triển đất.
. Điều chỉnh tỷ lệ điều tiết từ nguồn thu tiền sử dụng đất: phân cấp 30% chi cho Quỹ phát triển đất; 30% chi để trích Quỹ nhà ở; 40% còn lại phân bổ: Ngân sách tỉnh hưởng 20% và Ngân sách huyện hưởng 20%. Đến tháng 1 năm 2013, để tăng cường vốn cho cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đầu tư xây dựng trên địa bàn, tỉnh tiếp tục điều chỉnh giảm tỷ lệ điều tiết 20% tiền sử dụng đất của Ngân sách tỉnh được hưởng để tăng tỷ lệ điều tiết thu tiền sử dụng đất cho cấp huyện lên 40%.
2) Đối với 05 khoản thu ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70% theo Luật NSNN:
Phân cấp cho ngân sách xã được hưởng tối đa 100% đối với 05 khoản thu ngân sách xã được hưởng tối thiểu 70% theo Luật NSNN bao gồm: Thuế môn bài; thuế nhà, đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất (hiện tại chuyển thành thuế thu nhập cá nhân) theo địa bàn xã, phường; thuế sử dụng đất nông nghiệp; lệ phí trước bạ nhà, đất,...
* Đối với các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện (các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa) và ngân sách cấp xã (xã, phường, thị trấn):
. Về phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương:
Trên cơ sở thực hiện phân cấp theo quy định của giai đoạn 2007 -2010, trong đó, có điều chỉnh một số nội dung như sau:
1) Bốn lĩnh vực thu trên các khoản thu của DNNN TW, DNNN ĐP, các DN có vốn ĐTNN được điều tiết cho ngân sách cấp tỉnh để thực hiện những nhiệm vụ kinh tế quan trọng, phục vụ cho vai trò chỉ đạo của chính quyền ĐP cấp tỉnh.
2) Đối với nguồn thu các sắc thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt lĩnh vực ngoài quốc doanh phần ngân sách cấp huyện, thị xã Long Khánh hưởng được nâng tỷ lệ từ 45% lên 51%, đối với thành phố Biên Hòa được nâng từ 33% lên 38%.
3) Thu dịch vụ và sản xuất ngoài quốc doanh được điều tiết trên nguyên tắc:
ﻩ Các đơn vị do Cục thuế quản lý trên địa bàn huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa được điều tiết cho ngân sách tỉnh để đảm bảo hài hòa trong việc bổ sung cân đối cho ngân sách cấp huyện.
ﻩ Các đơn vị do Chi Cục thuế quản lý trên địa bàn huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa được điều tiết cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố.
Để thực hiện việc điều tiết theo nguyên tắc trên, ngành thuế đã xây dựng tiêu chí phân cấp DN do Cục thuế hoặc do Chi Cục thuế quản lý như sau: Tất cả các loại hình DN ở lĩnh vực dịch vụ ngoài quốc doanh đều được phân cấp hết cho cấp huyện, thị xã, thành phố chỉ trừ các DN ở hình thức liên địa bàn (liên huyện) hoặc xuất nhập khẩu là phải do Cục thuế quản lý theo quy định của TW.
4) Riêng tất cả các khoản ủy nhiệm thu ngoài quốc doanh tính điều tiết cho xã được hưởng như sau:
ﻩ Đối với các xã, phường trên địa bàn thành phố Biên Hòa: Chia tỷ lệ điều tiết theo 03 nhóm xã để đảm bảo cân đối nguồn thu giữa ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã. Hạn chế trường hợp ngân sách cấp xã thu vượt dự toán cao trong khi ngân sách thành phố bị hụt nguồn.
ﻩ Đối với các xã, phường trên địa bàn thị xã Long Khánh: Chia tỷ lệ điều tiết theo 02 nhóm xã để đảm bảo cân đối nguồn thu giữa ngân sách thị xã và ngân sách cấp xã. Hạn chế trường hợp ngân sách cấp xã thu vượt dự toán cao trong khi ngân sách thị xã bị hụt nguồn.
ﻩ Đối với xã, phường trên địa bàn huyện: Tính tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã được hưởng ở mức tối đa.
. Xây dựng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011- 2015, cụ thể như sau:
1) Các khoản thu được hưởng theo tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách cho thành phố Biên Hòa giai đoạn 2011- 2015 (đính kèm phụ lục 2.14 )
2) Các khoản thu được hưởng theo tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách cho các huyện, thị xã Long Khánh giai đoạn 2011- 2015 (đính kèm phụ lục 2.15).
+ Về phân cấp nhiệm vụ chi
Trên cơ sở thực hiện phân cấp theo quy định của giai đoạn 2007 -2010, trong đó, có điều chỉnh một số nội dung như sau:
* Phân cấp thêm nhiệm vụ chi sự nghiệp khoa học công nghệ cho các đơn vị cấp
huyện so với trước đây chỉ bố trí vốn đối ứng.
* Phân cấp nhiệm vụ chi cụ thể cho từng cấp NSĐP (tỉnh, huyện, xã) về chi sự nghiệp môi trường.
(chi tiết có phụ lục 2.16; 2.17 và 2.18 đính kèm)
2.2.2.2 Kết quả thực hiện phân cấp quản lý thu – chi NSNN
- Giai đoạn 2004 – 2006:
+ Kết quả thu ngân sách nhà nước:
Bảng 2.4. Tổng hợp thu NSNN tỉnh Đồng Nai
Đơn vị tính: triệu đồng
Tổng thu NSNN trên địa bàn | Trong đó | ||
Thu nội địa | Thu xuất nhập khẩu | ||
Năm 2004 | 6.314.383 | 3.848.521 | 2.465.243 |
Năm 2005 | 7.666.839 | 4.716.449 | 2.700.209 |
Năm 2006 | 8.869.971 | 5.798.990 | 3.069.981 |
Tỷ lệ 2005/2004 | 121% | 123% | 110% |
Tỷ lệ 2006/2005 | 116% | 123% | 114% |
Tỷ lệ 2006/2004 | 140% | 151% | 125% |
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Phân Cấp Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước
- Kết Quả Đạt Được Và Hạn Chế Của Phân Cấp Quản Lý Nsnn Việt Nam
- Tổng Sản Phẩm Trong Tỉnh Đồng Nai Theo Giá Hiện Hành Phân Theo Lĩnh Vực Kinh Tế
- Tỷ Trọng Chi Ngân Sách Các Cấp Trong Tổng Chi Nsđp
- Phân Cấp Về Quản Lý Chu Trình Ngân Sách
- Quan Điểm, Mục Tiêu Phát Triển Kt - Xh Của Đảng Và Nhà Nước Tỉnh Đồng Nai Đến Năm 2025
Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.
(Nguồn: Sở Tài chính Đồng Nai)
Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu NSNN giai đoạn 2004 - 2006 cho thấy, thu NSNN trên địa bàn hàng năm có tốc độ tăng khá, năm 2005 tăng 21%, năm 2006 tăng 16% so với cùng kỳ, trong đó, thu nội địa: năm 2005 và năm 2006 đều tăng 23% so với cùng kỳ. Thu từ thuế xuất nhập khẩu: năm 2005 tăng 10%, năm 2006 tăng 14% so với cùng kỳ. Tốc độ thu nội địa tăng nhanh hơn tốc độ thu thuế xuất nhập khẩu, điều này đồng nghĩa với nguồn thu NSĐP được hưởng hàng năm cũng được tăng lên, tạo điều kiện cho ĐP có thêm nguồn kinh phí để bố trí các nhiệm vụ chi phát triển KT - XH.
Bảng 2.5. Tỷ trọng thu NSĐP các cấp trong tổng thu NSĐP
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm 2004 | Năm 2005 | Năm 2006 | |
Thu NSĐP (1) + (2) + (3) | 2.355.927 | 2.848.577 | 3.528.566 |