Giải Pháp Về Phân Cấp Quản Lý Chu Trình Ngân Sách


- Phân cấp việc thực hiện quản lý chi ngân sách của chính quyền địa phương đối với các trung tâm y tế xã, phường, thị trấn và trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện về cấp huyện quản lý để được sâu sát và hiệu quả hơn. Đồng thời, kiến nghị cơ quan thẩm quyền điều chỉnh lại quy định Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/04/2008, trong đó, có nội dung là phải bàn giao các trung tâm y tế xã, phường, thị trấn chuyển giao nhiệm vụ chi cho Sở y tế quản lý và Quyết định số 371/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 17/02/2009, trong đó, có nội dung về chuyển bàn giao các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện về Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý.

3.3.3. Giải pháp về phân cấp quản lý chu trình ngân sách

- Việc phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình NSNN cần hướng đến sự tách biệt giữa NSTW và NSĐP. Thực hiện chu trình ngân sách theo nguyên tắc: Quốc hội quyết định dự toán NSTW, phân bổ NSTW, quyết toán NSTW chi tiết cho từng Bộ và cơ quan ở TW; quyết định số bổ sung từ NSTW cho ngân sách của từng ĐP. Phân cấp cho ĐP chủ động hơn trong quyết định và điều hành NSĐP, quyết định quyết toán NSĐP.

- Đổi mới một cách cơ bản quy trình lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách theo tư duy và phương pháp hiện đại, gắn giữa kinh phí đầu vào với kết quả đầu ra và gắn với tầm nhìn trung hạn từ 5 năm trở lên, nhất là phương thức phân bổ ngân sách để ngân sách phân bổ tập trung, không dàn trải và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.

- Phát triển và hiện đại hoá quản lý quỹ ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách.

- Xác định được vai trò, trách nhiệm tự quyết, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách của cấp mình.

- Thực hiện nghiêm việc công khai, minh bạch trong việc lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách của các cấp ngân sách theo đúng quy định


3.4. Kiến nghị‌‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

3.4.1. Đối với chính quyền Trung ương

Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017, khi thực hiện Luật NSNN năm 2015 vẫn còn một số vướng mắc của Luật NSNN năm 2002 trên địa bàn tỉnh, do đó, để công tác phân cấp NSNN trong thời gian tới ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả hơn. Đồng Nai đề xuất và kiến nghị Bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm nghiên cứu tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để có những tháo gỡ một số nội dung chủ yếu như sau:

Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 - 12

3.4.1.1. Đề xuất và kiến nghị đối với một số tồn tại vướng mắc về Luật NSNN năm 2002 kéo dài đến nay

a) Quốc Hội

Việc phân cấp quản lý trong thực hiện chu trình NSNN cần hướng đến sự tách biệt giữa NSTW và NSĐP. Quyết định số bổ sung từ NSTW cho ngân sách của từng ĐP. Phân cấp cho ĐP chủ động hơn trong quyết định và điều hành NSĐP, quyết định quyết toán NSĐP.

b) Đối với Bộ Tài chính

- Ban hành cơ chế cho các địa phương được hưởng tỷ lệ điều tiết từ nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn hoặc hỗ trợ 30% đến 50% nguồn vốn có mục tiêu cho địa phương trên tổng số thu lĩnh vực xuất nhập khẩu trên địa bàn để thực hiện các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển của địa phương.

- Bãi bỏ quy định “sau mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển ngân sách địa phương, thực hiện giảm dần số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tăng tỷ lệ phần trăm (%) điều tiết số thu nộp về ngân sách cấp trên”. Vì Nhu cầu kinh phí cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Đồng Nai khá lớn, trong giai đoạn 2011-2015, Đồng Nai vừa thoát khỏi tình trạng mất cân đối Ngân sách, nếu thực hiện theo quy định của Luật NSNN, Đồng Nai sẽ rơi vào tình trạng khó khăn về ngân sách.

- Quy định trong Luật NSNN sửa đổi cho trường hợp ngân sách địa phương bị hụt thu vì lý do khách quan được ngân sách trung ương hỗ trợ, bổ sung cân đối toàn bộ


phần hụt thu, giúp địa phương không bị mất cân đối, đảm bảo việc điều hành ngân sách, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn.

- Bổ sung quy định cho trường hợp ngân sách địa phương bị hụt thu được ngân sách trung ương hỗ trợ (tương ứng bãi bỏ quy định về việc khi hụt thu phải điều chỉnh giảm chi).

c) Đối với Tổng Cục thuế


Phân cấp quản lý thu của Tổng Cục thuế theo đó phân cấp mạnh các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ ngoài quốc doanh cho các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa quản lý thu.

3.4.1.2. Đề xuất kiến nghị về tăng cường quản lý thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai‌

a) Kiến nghị với Bộ Tài chính:


- Xem xét đối với các chính sách, nhiệm vụ đột xuất do trung ương ban hành phân cấp cho địa phương thực hiện, nếu chính sách có tầm ảnh hưởng, đối tượng và kinh phí thực hiện lớn thì ngoài các tỉnh phải trợ cấp cân đối ngân sách, ngân sách trung ương còn hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố tự cân đối ngân sách tuỳ theo tỷ lệ điều tiết số thu nộp về ngân sách trung ương để đảm bảo việc thực hiện chính sách không ảnh hưởng đến cân đối chung của tỉnh.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính bằng các biện pháp kiểm toán, thanh tra tài chính, chế độ báo cáo thông tin đảm bảo mọi hoạt động tài chính đều công khai minh bạch.

- Điều chỉnh chính sách không thực hiện chuyển giao nhiệm vụ chi các trung tâm y tế xã, phường, thị trấn cho Sở y tế quản lý mà chuyển cho chính quyền địa phương cấp huyện quản lý để đảm bảo công tác theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách và công tác chuyên môn phục vụ nhân dân.

- Điều chỉnh chính sách không thực hiện chuyển giao nhiệm vụ chi các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện về Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý mà chuyển cho


chính quyền địa phương cấp huyện quản lý để đảm bảo công tác theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

b) Kiến nghị Kiểm toán nhà nước

Kiểm toán nhà nước cần bổ sung nội dung kiểm toán vào các lĩnh vực, như: Kiểm toán các chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình xây dựng cơ bản trọng điểm việc huy động vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn.

3.4.2. Đối với chính quyền Địa phương

Cần tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác quản lý và phân cấp quản lý NSNN nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tài chính ngân sách trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế xã hội và ổn định an ninh quốc phòng tỉnh Đồng Nai.

Ngoài các chính sách do TW ban hành, tỉnh cần ban hành một số cơ chế, chính sách của ĐP trong thời gian tới như sau:

+ Ban hành nghị quyết về định mức phân bổ chi NSĐP và tỷ lệ % phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật NSNN năm 2015 và quy định hiện hành của một số luật liên quan.

+ Phát hành trái phiếu ĐP để huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nhân dân và các tổ chức; xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng nhằm thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn.

+ Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh, tăng thu ngân sách cho địa phương, như: chế độ hỗ trợ để hoàn chỉnh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; cơ chế, chính sách hỗ trợ vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch; xây dựng cơ chế đổi đất lấy hạ tầng…


- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác quản lý tài chính trên địa bàn để nâng cao hiệu quả của việc phân cấp quản lý NSNN gắn với phân cấp về kinh tế, xã hội nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc điều hành ngân sách.

- Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính, nhanh, đơn giản, đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch các thủ tục hành chính theo quy định nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đăng ký kinh doanh; giao đất, cho thuê đất; nộp thuế và hoàn thuế; kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp trong hoạt động.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát để khai thác và huy động các nguồn thu kịp thời, đầy đủ và đúng quy định vào NSNN. Đồng thời, đảm bảo các nhiệm vụ chi thực hiện đúng nội dung của chính sách, chế độ và định mức quy định của cơ quan thẩm quyền.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Giai đoạn từ nay đến năm 2025, hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của tỉnh sẽ chịu ảnh hưởng của những tác động đến tình hình chung của kinh tế, chính trị, xã hội thế giới, của nước ta cũng như những ảnh hưởng khác của tỉnh. Đó là xu thế chung trên thế giới hiện nay: Hòa bình, hợp tác phát triển; cùng những hệ thống thể chế, cơ chế chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và cơ chế thực hiện hoàn thiện việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nói riêng. Nội dung của luận văn chương 3 đã thực hiện được các điểm sau:

Thứ nhất, đã làm rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Đồng Nai đến năm 2025 và quan điểm, mục tiêu hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của Đảng và nhà nước tỉnh Đồng Nai đến năm 2025.

Thứ hai, đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân cấp ngân sách và các giải pháp cụ thể, trong đó:

+ Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN ở địa phương phải được thực hiện đồng bộ, phù hợp và gắn với phân cấp quản lý hành chính, kinh tế - xã hội.

+ Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp cần được ổn định lâu dài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng cấp chính quyền địa phương.

Thứ ba, đề xuất và kiến nghị với Bộ, Ngành trung ương để việc hoàn thiện công tác phân cấp quản lý NSNN trên địa bàn được quan tâm thực hiện có hiệu quả hơn.


KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực hiện đề tài “Hoàn thiện công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025” đã đạt được một số kết quả sau:

Luận văn đã khái quát được một số lý luận chung liên quan đến công tác phân cấp ngân sách nhà nước, đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò và những nguyên tắc cơ bản của NSNN, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách.

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác phân cấp ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai như: Điều kiện tự nhiên và điều kiện về kinh tế xã hội và trình độ về trình độ quản lý hành chính - kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền cùng những chính sách về phân cấp quản lý NSNN ở mỗi thời kỳ.

Phân tích thực trạng công tác phân cấp ngân sách nhà nước trên địa bàn từ năm 2004 đến nay về các mặt như sự chỉ đạo của Đảng; quyết định và giám sát của HĐND; thực hiện và quản lý của nhà nước, tổ chức bộ máy; thực hiện thanh, kiểm tra. Luận văn đã đánh giá kết quả đạt được, qua đó cho thấy, phân cấp ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ quan trọng trong điều hành và quản lý ngân sách, là giải pháp vừa động viên được các nguồn thu tiềm tàng, vừa tạo cơ chế để các nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước. Việc phân cấp thực hiện đúng theo các quy định của Luật NSNN, cơ bản phù hợp với phân cấp kinh tế - xã hội ở địa phương. Từ đó, phân cấp quản lý ngân sách đã tạo quyền tự chủ cho các cấp chính quyền địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Mặc khác, luận văn cũng chỉ ra các mặt hạn chế và nguyên nhân tồn tại của nó, Đồng thời, rút ra những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới, đó là: Việc ban hành một số chế độ, chính sách chưa phù hợp với điều kiện và đặc thù của Đồng Nai; trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức của ngành tài chính chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao; thiếu sự lãnh đạo chưa tập trung của Đảng và tính chủ động của HĐND tỉnh; một số điểm chưa hợp lý trong quá trình điều hành, quản lý ngân sách với quy định của Luật NSNN năm 2002 và những văn bản


hướng dẫn; một số bấp cập trong phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ phân cấp ngân sách và quản lý chu trình ngân sách.

Luận văn đã đưa ra một số nhóm giải pháp và đề xuất một số kiến đối với trung ương và địa phương với mong muốn góp phần hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi trở thành công cụ quan trọng trong quản lý và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, đó là:

- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh; năng lực quản lý nhà nước;

- Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy làm công tác quản lý tài chính trên địa

bàn;


- Giải pháp tăng cường công tác thanh, kiểm tra, giám sát;

- Giải pháp khai thác và huy động nguồn thu vào NSĐP đáp ứng yêu cầu nhiệm

vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn;

- Giải pháp điều chỉnh phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách để phù hợp với phân cấp quản lý KT- XH;

- Giải pháp thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023