Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 - 21


điện tử trong đó phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và Internet đóng vai trò then chốt. Trong vài năm gần đây, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của ngành thương mại đã có những bước cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay chưa sử dụng có hiệu quả các thiết bị công nghệ thông tin, sự trao đổi và khai thác thông tin trong các mạng cục bộ và giữa các hệ thống mạng còn ít, thể hiện rõ tính yếu kém trong ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Với chức năng định hướng cho các doanh nghiệp và tạo môi trường cho thương mại điện tử phát triển; mặc dù xuất phát điểm của Việt Nam rất thấp về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới, nhưng lại có thể học tập được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước như: vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn trong việc hoạch định chính sách cũng như là đối tượng đi tiên phong trong đẩy mạnh ứng dụng phát triển.

Trong giai đoạn tới, Hà Nội cần tập trung xây dựng qui hoạch hệ thống chợ đầu mối, chợ nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất; tổ chức kênh lưu thông và phân luồng hàng hoá giữa Hà Nội và các địa phương trong vùng, qui hoạch hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn phù hợp cũng như có kế hoạch cụ thể về ngân sách thực hiện từ các nguồn của trung ương, địa phương và doanh nghiệp. Phải khắc phục hạ tầng thương mại yếu kém, tạo ra không gian tổ chức lưu thông hàng hoá một cách hoàn hảo từ sản xuất - lưu thông - tiêu dùng. Thực tế, hạ tầng thương mại vẫn còn manh mún, chưa tạo được không gian lưu thông hàng hoá thực cho thương nhân hoạt động thuận lợi.

Hà Nội cần xây dựng hệ thống phân phối hiện đại; tổ chức các kênh phân phối hàng hoá bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố gắn với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hình thành các hiệp hội và các công ty thương mại - dịch vụ có quy mô lớn trên địa bàn theo các mối liên


kết dọc, liên kết ngang và hỗn hợp, và đưa hoạt động liên kết thương mại với các tỉnh vào chiều sâu với mục tiêu Hà Nội phải là đầu tầu trong công tác hội nhập và phát triển kinh tế của khu vực phía Bắc và cả nước.

Quy hoạch kênh phân phối hàng hoá gắn với quy hoạch chung của Hà Nội về không gian thị trường với không gian địa lý giao thông, hình thành các trung tâm thương mại, siêu thị, các đường phố thương mại chuyên doanh, hệ thống chợ và các kho tàng đầu mối. Việc quy hoạch phải kết hợp cả yêu cầu của phát triển thị trường hiện đại với giữ gìn cảnh quan chung của Hà Nội. Xu hướng những năm tới nên hình thành các đại siêu thị (diện tích 50.000m² trở lên) vừa bán buôn, vừa bán lẻ do các tập đoàn kinh doanh siêu thị lớn của nước ngoài đầu tư vào. Các đại siêu thị sẽ được xây dựng tại các khu vực ngoại đô, vị trí địa lý về giao thông thuận lợi; Hình thành các chuỗi siêu thị tại các trung tâm thương mại, các tuyến phố lớn trong khu vực nội thành. Các siêu thị, trung tâm thương mại tại khu vực này diện tích tuy không lớn nhưng đảm bảo được tính cạnh tranh cao do vị trí thuận lợi, hình thức kinh doanh bán lẻ là chủ yếu; Việc xây dựng mới, xây dựng lại các chợ tại các Quận nội thành và trung tâm huyện với quy mô vươn cao tầng, ít nhất phải đạt từ 4-7 tầng, trong đó kết hợp kinh doanh hỗn hợp. Đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống các cửa hàng tiện ích, cửa hàng tự chọn trong thời gian tới, sẽ dần thay thế vị trí việc kinh doanh nhỏ lẻ của các hộ tư nhân và cửa hàng bách hoá của các doanh nghiệp với hình thức kinh doanh lạc hậu (hậu quả thời kỳ bao cấp); Hà Nội cần tiếp tục hình thành mới các tuyến phố chuyên doanh, mỗi tuyến phố sẽ kinh doanh một hoặc một vài mặt hàng. Các tuyến phố chuyên doanh được hình thành từ lịch sử hoặc tự phát đang hoạt động sẽ được chuyên môn hoá cao hơn, tập trung nhiều thành phần tham gia hơn, mật độ kinh doanh cao hơn.

3.5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.5.1. Kiến nghị về sự phối hợp giữa các Sở, ban ngành của Hà Nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Để hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố. Kiến nghị Sở Thương mại và các Sở, ban ngành liên quan như sau:

- Sở Công Thương: Đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản lý Nhà nước về thương mại cho cán bộ, nhân viên. Đồng thời, triển khai xây dựng các đề án tăng cường công tác phổ biến kiến thức và quản lý Nhà nước về thương mại cho các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố...

Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại hàng hóa trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020 - 21

- Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế xác định vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại, triển khai thực hiện công tác chỉ đạo về quản lý Nhà nước về thương mại gắn với từng ngành để đảm bảo công tác chỉ đạo thực hiện nội dung quản lý Nhà nước về thương mại có hiệu quả...

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư; nghiên cứu đề xuất vốn đầu tư cho triển khai thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố.

- Sở Xây dựng và Sở Kiến trúc: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội, cần điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch xây dựng và Quy hoạch kiến trúc của Thành phố, đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn Thành phố cho phù hợp.

- Sở Tài chính: phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành liên quan bố trí kinh phí cho triển khai thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố; Phối hợp chặt chẽ với Sở Thương mại và các cơ quan có liên quan trong việc sử dụng các công cụ tài chính, thuế để ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương mại của Thành phố.


- Sở Giao thông công chính: Trên cơ sở mạng lưới thương mại được quy hoạch, cần có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của Thành phố, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại và cho lưu chuyển hàng hoá trên thị trường. Phối hợp với Sở Công an cải tiến và hoàn thiện quản lý giao thông để tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực, cũng như thuận lợi cho việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn Thành phố.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: trên cơ sở qui hoạch phát triển thương mại Hà Nội, điều chỉnh và bổ sung kế hoạch sử dụng đất của Thành phố để ưu tiên dành đất cho phát triển thương mại, xác định địa giới cho các loại hình thương mại đã được quy hoạch.

- Sở Khoa học - công nghệ: Phối hợp với Sở Thương mại và các cơ quan khác để xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của Thành phố áp dụng các công nghệ kinh doanh và quản lý hiện đại, áp dụng ISO 9001...

- Sở Lao động, thương binh và Xã hội: Xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ cao, nhân tài vào ngành thương mại, nhằm thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố.

- Sở Giáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Thương mại xây dựng các trung tâm đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên cho ngành thương mại và cho các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Thành phố.

- Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hướng dẫn thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử, thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Phối hợp với Sở Thương mại xây dựng và vận hành


mạng thông tin của ngành thương mại Thành phố.


- Đối với các cơ quan Phát thanh - Truyền hình của Thành phố: cần tăng cường nội dung thông tin về quản lý Nhà nước về thương mại; Tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vai trò của quản lý Nhà nước đối với thương mại cho cấp quản lý, doanh nghiệp và toàn thể người dân trên địa bàn Thành phố; Tuyên truyền về định hướng và chính sách quản lý Nhà nước về thương mại của Thành phố...

- Các quận, huyện: Phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn từng đơn vị. Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp và trình độ chuyên nghiệp về quản lý thương mại trên địa bàn.

- Các doanh nghiệp: Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các nội dung quản lý Nhà nước về thương mại, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với các nội dung của quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố.

3.5.2. Kiến nghị đối với Chính phủ


Tiếp tục đẩy nhanh việc đàm phán, ký kết các Hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực (FTA/RTA) để tận dụng lợi thế của tự do hoá thương mại, hạn chế các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu vào các thị trường.

Cần tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế - thương mại trong nước cho sát hợp với các định chế của tổ chức thương mại thế giới, các cam kết quốc tế và bắt kịp với xu hướng vận động của thương mại quốc tế, nhất là hệ thống pháp luật về đất đai, về cạnh tranh, luật Doanh nghiệp, luật Thương mại... cần có các hướng dẫn cụ thể trong triển khai thực hiện.


Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan nhà nước có liên quan điều tra, phân loại, đánh giá khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm, từng ngành, từng loại dịch vụ, từng doanh nghiệp, từng địa phương để xây dựng kế hoạch, biện pháp thiết thực nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và cho hàng hoá, dịch vụ Việt Nam. Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn cho công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá và khai thác lợi thế so sánh của Việt Nam để tạo cơ sở cho việc hoạch định chiến lược, chính sách và các quyết định thích hợp trong tiến trình hội nhập. Từ việc xác định ưu thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của các mặt hàng để xây dựng phương án đầu tư, đổi mới công nghệ vào từng mặt hàng theo thứ tự ưu tiên, kết quả đa dạng hoá các nguồn hàng và thị trường xuất khẩu để giảm thiểu thiệt hại khi thị trường thế giới biến động.

Cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại cấp Chính phủ, các cơ quan ngoại giao và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần đóng vai trò tích cực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin về pháp luật, thị trường, thị hiếu, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm nhập khẩu của các nước để giúp các doanh nghiệp trong nước thu thập được đầy đủ thông tin, từ đó xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường. Các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cần đẩy mạnh hoạt động phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các dịch vụ quảng cáo, triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài. Chính phủ cần hỗ trợ mạnh hơn nữa để nâng cao năng lực của mạng lưới xúc tiến thương mại, đặc biệt là năng lực cung cấp thông tin, marketing thông qua việc hướng dẫn tư vấn kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên môn miễn phí, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và các hỗ trợ cần thiết khác...

Tăng cường điều phối liên ngành giữa các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an trong việc hợp lý hoá các khâu tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp theo nguyên tắc một cửa, phối hợp liên thông giữa các cơ quan, rút ngắn tối đa thời gian, giải quyết nhanh gọn


các công việc cho thương nhân để gia nhập thị trường. Tăng cường điều phối liên ngành trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật về thương mại trên phạm vi cả nước.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tản quyền, phân cấp, rà soát lại vấn đề uỷ quyền, phân cấp của cơ quan cấp bộ, ngành trung ương cho cấp địa phương... Bên cạnh đó, giám sát và yêu cầu bắt buộc các nhân viên hành chính Nhà nước các cấp phải tuân thủ các quy trình hành chính minh bạch, công khai.

Kiến nghị đối với Bộ chức năng QLNN về thương mại - Bộ Công Thương:


Cần chỉ đạo sát sao và hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật cho Sở để thực hiện tốt nội dung QLNN về thương mại trên địa bàn Hà Nội, cụ thể: Chỉ đạo và hướng dẫn việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về quản lý điều hành vĩ mô thương mại trên địa bàn Thành phố, hướng dẫn về chuyên môn và kỹ thuật cho việc xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại của Thủ đô Hà Nội; Hướng dẫn việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại hình thương mại của Hà Nội như chợ, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm phân phối, sàn giao dịch…

Cần giúp đỡ và hỗ trợ cho công tác XTTM, thông tin thị trường, đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ thuật cho cán bộ cơ quan chức năng QLNN về thương mại trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực thương mại Hà Nội để tăng cường năng lực QLNN cũng như năng lực chuyên môn thực hiện nhiệm vụ thương mại trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.


KẾT LUẬN


Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế nói chung và với hoạt động thương mại nói riêng là một tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về thương mại sẽ tạo điều kiện để thương mại phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo sự tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Vai trò của quản lý Nhà nước (QLNN) đối với phát triển thương mại trên địa bàn Hà Nội thời gian qua được biểu hiện cụ thể bằng việc Thành phố Hà Nội đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ khuyến khích sự hình thành và phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, sự phát triển của thương mại Hà Nội thời gian qua thực sự chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của Thủ đô Hà Nội. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của phát triển thương mại thủ đô Hà Nội trong thời gian qua, có nguyên nhân quan trọng là quản lý nhà nước về thương mại nói chung, nội dung quản lý nhà nước về thương mại nói riêng còn nhiều yếu kém và bất cập. Sự lạc hậu và thiếu đồng bộ trong nội dung quản lý nhà nước về thương mại đã làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước. Một số nội dung quản lý theo mô hình cũ đã cản trở sự phát triển của thương mại Hà Nội. Những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động thương mại không được bổ sung kịp thời vào nội dung quản lý nhà nước của Thành phố đã dẫn tới sự buông lỏng và lúng túng của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội là một vấn đề rất phức tạp, do đó cần phải nghiên cứu để tìm ra phương hướng hoàn

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 03/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí