như: Tác giả Jones, Michael John (2008) trong nghiên cứu “Internal control, accountability and corporate governance” đã phân tích 5 yếu tố cấu thành KSNB trong quản trị doanh nghiệp ở nước Anh trong thời kỳ hiện đại; Nhóm tác giả Hermanson, Dana R; Smith, Jason L; Stephens, Nathaniel M (2012) trong nghiên cứu “How Effective are Organizations' Internal Controls? Insights into Specific Internal Control Elements” đã tiến hành khảo sát trên 500 giám đốc điều hành kiểm toán và kiểm toán viên nội bộ về các yếu tố cấu thành KSNB và KSNB của các tổ chức, doanh nghiệp có hiệu quả như thế nào. Kết quả từ nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa phần các kiểm toán viên đều đồng tình với 5 yếu tố cấu thành KSNB của COSO. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu đa số cũng đồng quan điểm với các yếu tố cấu thành của COSO. Cụ thể, các luận án về kiểm soát nội bộ của Võ Thu Phụng (2016), Nguyễn Thị Thanh Thủy (2017), Đoàn Thị Thu Hà (2017), Phạm Thị Bích Thu (2018), Nguyễn Thị Thanh (2019)... cũng đồng quan điểm về KSNB với 5 yếu tố cấu thành.
2.2. Những công trình nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ
Theo nghiên cứu “Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda” của Angella Amudo và EL Inaga (2009) đánh giá hệ thống KSNB trong các dự án khu vực công ở Uganda do Ngân hàng Phát triển Châu Phi tài trợ. Đây là một nghiên cứu điển hình về tính hữu hiệu của KSNB khi đã phát triển mô hình để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự án sẽ không hiệu quả nếu thiếu đi một hoặc một số nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB. Mô hình nghiên cứu được xây dựng với các nhân tố cấu thành của hệ thống KSNB là biến độc lập, sự hữu hiệu của KSNB là biến phụ thuộc. Các biến độc lập xác định tính hữu
hiệu của KSNB. Sự hiện diện và hoạt động phù hợp của tất cả các biến độc lập đảm bảo hữu hiệu của KSNB [66].
Nghiên cứu “Effectiveness of internal control system in state commercial banks in Srilanka” của nhóm tác giả Mrs. C. T. Gamage; Kevin Low Lock; AAJ Fernando (2014) tương tự với nghiên cứu của Angella Amudo và EL Inaga (2009) khi sử dụng các yếu tố cấu thành của hệ thống KSNB của COSO để đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các ngân hàng thương mại nhà nước ở Srilanka. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều kiện tiên quyết để đảm bảo tính hữu hiệu là phải đầy đủ cả 5 yếu tố của kiểm soát nội bộ và cả 5 yếu tố này cũng phải đảm bảo tính hữu hiệu trong quá trình triển khai thực hiện [73].
Trong nghiên cứu của Kamau Caroline (2014) tại Trường School of Business, University of Nairobi về “Effect of Internal Controls on the Financial permance of Manufacturing Firms in Kenya” đã nghiên cứu ảnh hưởng của KSNB đến hiệu quả hoạt động tài chính ở 20 doanh nghiệp sản xuất tại Kenya. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng những doanh nghiệp đầu tư vào KSNB với 5 yếu tố môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hệ thống kế toán, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát mang lại hiệu quả hoạt động tài chính tốt hơn. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn đã quan tâm đầu tư phát triển KSNB một cách đầy đủ và chặt chẽ hơn.
Trong nghiên cứu của O'Leary, Conor (2004) “Developing a Standardised model for Internal Control Evaluation” đã phát triển mô hình tiêu chuẩn để đánh giá kiểm soát nội bộ từ các nghiên cứu khoa học trước đây về kiểm soát nội bộ và những hạn chế của các mô hình nghiên cứu trước đó. Tác giả phát triển mô hình đánh giá kiểm soát nội bộ (ICE) với các nhân tố môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, thủ tục kiểm soát. Mô hình ICE được kiểm nghiệm bởi 94 kiểm toán viên từ 5 công ty kiểm toán. Kết quả mô
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 1
- Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 2
- Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 4
- Khái Quát Chung Về Kiểm Soát Nội Bộ
- Mối Quan Hệ Giữa Kiểm Soát Nội Bộ Với Quản Trị Rủi Ro Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
hình chỉ ra rằng ba nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB và mô hình có tính ứng dụng với các kiểm toán viên và các doanh nghiệp [79].
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB chủ yếu nằm trong các luận án tiến sĩ. Cụ thể, như luận án của Hồ Tuấn Vũ (2016), Võ Thu Phụng (2016), Phạm Thị Bích Thu (2018), Nguyễn Thị Thanh (2019). Bên cạnh các luận án tiến sĩ, có một số các nghiên cứu trong nước là các đề tài nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB. Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá ảnh hưởng từ các nhân tố của COSO đến tính hữu hiệu của KSNB ở Tập đoàn, nhóm doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn xem xét đặc điểm của nhóm đối tượng nghiên cứu, ngành nghề, đặc thù của nền kinh tế... để có thể đưa thêm những nhân tố khác vào mô hình nghiên cứu như thể chế chính trị, lợi ích nhóm...
2.3. Những công trình nghiên cứu kiểm soát nội bộ về ngành và nhóm các công ty cụ thể ở Việt Nam
Trong những năm gần đây KSNB luôn được coi là nền tảng quan trọng trong quá trình phát triển mỗi doanh nghiệp, vai trò của KSNB đã ngày càng được khẳng định ở các doanh nghiệp, ngành nghề trên thế giới và quản trị các doanh nghiệp, Tập đoàn, Tổng công ty ở Việt Nam. Các nhà quản lý, nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã có cái nhìn tích cực đối với thiết kế và vận hành KSNB. Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu tập trung đi vào nghiên cứu KSNB tại các doanh nghiệp, ngành nghề cụ thể để đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp hoàn thiện phù hợp. Trong đó, có thể kể đến những nghiên cứu điển hình sau:
- Luận án “Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ Quốc phòng” (Phạm Bính Ngọ, 2011), tác giả hệ thống hóa cơ
sở lý luận về hệ thống KSNB gắn với đặc thù của hoạt động quân sự của Bộ quốc phòng. Thực trạng của luận án đã nêu bật 3 nhân tố của hệ thống KSNB tại các đơn vị dự toán thuộc bộ quốc phòng là môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin kế toán và thủ tục kiểm soát. Từ đó, tác giả thấy được những tồn tại và hạn chế trong hệ thống KSNB để đưa ra những giải pháp cụ thể. Tuy nhiên, nội dung của luận án tập trung vào mục tiêu báo cáo tài chính mà chưa chú trọng tới 2 mục tiêu còn lại của hệ thống KSNB là mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ.
- Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam” (Bùi Thị Minh Hải, 2012), tác giả đã cập nhật những đổi mới để hệ thống hóa những những lý luận chung về hệ thống KSNB. Nội dung về hệ thống KSNB tác giả đề cập đến gồm có 3 yếu tố cấu thành: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin và các thủ tục kiểm soát. Luận án tập trung vào đánh giá tác động từ môi trường cạnh tranh của ngành dệt may toàn cầu và quá trình sản xuất tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra những rủi ro từ những tác động này để đưa ra những giải pháp thiết kế hệ thống KSNB khả thi hơn. Bên cạnh đó, phạm vi của luận án dừng lại ở các doanh nghiệp Việt Nam mà không đề cập đến những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những doanh nghiệp này đa phần là những doanh nghiệp lớn có hệ thống KSNB chặt chẽ, hiệu quả do chịu quyền kiểm soát, chi phối và thừa hưởng hệ thống kiểm soát của công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu tác giả nghiên cứu, khảo sát những doanh nghiệp này sẽ rút ra được những kinh nghiệm thiết kế và vận hành hệ thống KSNB từ nhiều tập đoàn, các công ty lớn của nhiều nước trên thế giới để ứng dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam.
- Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam” (Nguyễn Thị Lan Anh, 2013), tác giả đã đưa ra những đặc điểm ảnh hưởng đến hệ thống KSNB của đơn vị như cơ cấu tổ chức, quy mô hoạt động
và đặc điểm về vốn. Tác giả cũng đưa ra những điểm khác biệt cơ bản của hệ thống KSNB tại tập đoàn kinh tế với các doanh nghiệp đơn lẻ. Qua phân tích và đánh giá thực trạng cùng với những đặc điểm vốn có tại Tập đoàn, tác giả đề xuất những giải pháp phù hợp. Ngoài ra, tác giả đưa ra một số biện pháp bám vào chủ trương tái cơ cấu tập đoàn đến năm 2015.
- Luận án “Tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” (Võ Thu Phụng, 2016), tác giả đã xây dựng mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động với các nhân tố cấu thành hệ thống KSNB tại tập đoàn thông qua mô hình định lượng với 5 yếu tố và 49 biến đo lường. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới hiệu quả hoạt động của đơn vị để từ đó tìm ra những nhân tố cản trở đến hiệu quả hoạt động của Tập đoàn và đưa ra những giải pháp khắc phục. Tuy nhiên, luận án đang đặt trọng tâm vào mục tiêu hiệu quả hoạt động mà không nghiên cứu ảnh hưởng đến mục tiêu báo cáo và tuân thủ.
- Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng công ty Bưu điện Việt Nam” (Hoàng Thanh Hạnh, 2017). Luận án viết theo phương pháp truyền thống với 3 chương. Chương 1: Lý luận cơ bản; Chương 2: Thực trạng; Chương 3: Giải pháp hoàn thiện. Nội dung chương 1 của tác giả có đề cập đến các mô hình đánh giá hệ thống KSNB của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tại thực trạng tác giả luận án không vận dụng theo mô hình nào được nêu ra trong chương 1.
- Luận án “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam” (Đoàn Thị Thu Hà, 2017) được trình bày theo phương pháp truyền thống gồm có 3 chương: Những vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống KSNB trong doanh nghiệp; Thực trạng hệ thống KSNB tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Trong đó, tác giả đã gắn đặc điểm về vốn và các rủi ro chi phối đến thiết lập 5 yếu tố cấu thành hệ thống KSNB nhưng chỉ dừng lại dưới dạng liệt kê mà chưa nêu bật những đặc điểm này có ảnh hưởng như thế nào đến hệ thống KSNB.
- Luận án “Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam” (Nguyễn Thanh Thủy, 2017), tác giả tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro, đã phân tích và làm rõ mối quan hệ giữa hệ thống KSNB với rủi ro của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các giải pháp của tác giả mới chỉ đề cập đến đánh giá rủi ro mà chưa gắn với 2 nội dung còn lại của quản trị rủi ro là nhận diện rủi ro và phòng ngừa rủi ro.
- Luận án “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy nhỏ và vừa miền bắc Việt Nam” (Nguyễn Thị Thanh, 2019), tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng trong nghiên cứu với nền tảng là các nhân tố của Báo cáo COSO 2013. Nội dung nghiên cứu thực trạng, tác giả đã tập trung đi sâu vào định lượng mà ít có kết quả định tính. Trong khi những hạn chế trong chương 2 chủ yếu rút ra từ kết quả nghiên cứu định tính làm cho người đọc khó nhận diện được kết quả từ đâu của quá trình nghiên cứu.
2.4. Đánh giá các công trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của đề tài
Sau khi tìm hiểu, phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu về KSNB cả trong và ngoài nước với nhiều khía cạnh khác nhau, tác giả nhận thấy các nghiên cứu tập trung vào 2 nội dung chính sau: (1) các yếu tố cấu thành KSNB: cách tiếp cận từ các yếu tố cấu thành giúp các nhà nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng KSNB tại các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu; (2) nghiên cứu về tính hữu hiệu của KSNB: dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về KSNB nhưng cốt lõi của việc thiết kế và vận hành KSNB là đảm bảo các mục tiêu mà doanh nghiệp và nhà quản trị muốn hướng tới. Tuy
đã có nhiều công trình tiếp cận với những khía cạnh chủ yếu nêu trên nhưng vẫn còn một số khoảng trống chưa được giải quyết. Cụ thể:
- Thứ nhất, về tính ứng dụng của KSNB trong các công ty cổ phần khai thác và chế biến than
Những công trình nghiên cứu về KSNB đi sâu vào nghiên cứu các ngành, lĩnh vực, những tập đoàn kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu về KSNB tại Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản nói chung và các công ty cổ phần khai thác và chế biến than nói riêng. Trong đó, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than là những đơn vị chủ lực của Tập đoàn, của ngành với những đặc thù riêng với quy trình sản xuất phức tạp, mô hình hoạt động lớn với dự án khai thác kéo dài. Vì vậy, hoàn thiện KSNB tại các doanh nghiệp này sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế và quản trị to lớn cho cả doanh nghiệp và Tập đoàn. Nghiên cứu KSNB tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV là khoảng trống mà tác giả đi sâu vào nghiên cứu. Trong phạm vi luận án, tác giả tập trung vào những đặc điểm của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than có ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành KSNB, xác định các yếu tố cấu thành KSNB trên cơ sở khung KSNB của COSO 2013 và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến tính hữu hiệu của KSNB.
- Thứ hai, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB
Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu áp dụng theo phương pháp điều tra, khảo sát, xử lý và phân tích dữ liệu để từ đó đánh giá thực trạng về KSNB mà ít sử dụng phương pháp định lượng. Trong số các đề tài trong nước về KSNB, tác giả Võ Thu Phụng và tác giả Nguyễn Thị Thanh đã thực hiện đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB nhằm đảm bảo mục tiêu hoạt động. Tác giả Phạm Thị Bích Thu xây
dựng mô hình định lượng, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của KSNB nhằm đảm bảo các mục tiêu: báo cáo, tuân thủ, hoạt động, chiến lược, quản trị rủi ro và bảo vệ tài sản. Việc xây dựng mô hình định lượng có ý nghĩa to lớn khi tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của KSNB và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho từng nhân tố. Sau khi tìm ra các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, các tác giả đã kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để lý giải thực tiễn trong quá trình thiết kế và vận hành các nhân tố này nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp. Việc nghiên cứu, tính toán đo lường các nhân tố cấu thành KSNB theo mô hình định lượng để đạt các mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong bối cảnh thị trường đầy biến động và phù hợp với thực tế đối tượng được nghiên cứu. Từ những lý do đó, tác giả đã đưa ra hướng nghiên cứu với sự kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, mô hình nghiên cứu định lượng của luận án xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đến tính hữu hiệu của KSNB nhằm đạt được mục tiêu hoạt động, tuân thủ, báo cáo tài chính và quản trị rủi ro. Đây là những mục tiêu mà COSO 2013 hướng tới và cũng là những mục tiêu quan trọng đối với các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc TKV trong giai đoạn hiện nay.
- Thứ ba, kiểm soát nội bộ được nghiên cứu theo hướng quản trị rủi ro
Quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp, các tổ chức hiện nay ngày càng được các nhà quản lý và nhà nghiên cứu quan tâm. KSNB tại một số công trình nghiên cứu trong nước đã tiếp cận tới bản chất và nội dung của từng loại rủi ro. Tuy nhiên, các rủi ro nhận diện chủ yếu mang tính chất liệt kê mà chưa đưa ra các hoạt động kiểm soát tương ứng. Bên cạnh đó, nghiên cứu KSNB với những rủi ro đặc thù của các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam chưa có công