Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


Ký hiệu Giải thích từ ngữ Tiếng việt

BCTC Báo cáo tài chính

BKS Ban kiểm soát

CNTT Công nghệ thông tin

CP Cổ phần

CTC Công ty con

CTM Công ty mẹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

DN Doanh nghiệp

GĐ Giám đốc

Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - 2

HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên KSNB Kiểm soát nội bộ

KTNB Kiểm toán nội bộ

MTV Một thành viên

QTRR Quản trị rủi ro

TCT Tổng công ty

TGĐ Tổng Giám đốc

TKV Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Tiếng Anh

AICPA American Institute of Certificated Public Accountants (Viện Kế toán Công chứng Hoa Kỳ)

COBIT Control Objectives for Information and Related Technology (Khung kiểm soát về công nghệ và thông tin)

COCO The Criteria of Control Board (Khung kiểm soát nội bộ của Viện kế toán viên công chứng Canada)

COSO The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission (Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận BCTC)

ERP Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)

IT Information technology (Công nghệ thông tin)


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bảng mô tả các biến đo lường sử dụng trong nghiên cứu 91

Bảng 2.2: Mô tả đối tượng khảo sát 93

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá độ tin cậy 95

Bảng 2.4: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập 96

Bảng 2.5: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc 97

Bảng 2.6: Ma trận hệ số tương quan 98

Bảng 2.7: Kết quả phân tích hồi quy 99

Bảng 2.8: Kết quả kiểm định giả thuyết và thống kê mức độ ảnh hưởng của các các nhân tố đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ 101

Bảng 2.9: Giá trị trung bình của các biến môi trường kiểm soát 102

Bảng 2.10: Giá trị trung bình của các biến đánh giá rủi ro 113

Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty CP than Hà Lầm

....................................................................................................................... 114

Bảng 2.12: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 116

Bảng 2.13: Hệ số khả năng thanh toán tại các doanh nghiệp 117

Bảng 2.14: Giá trị trung bình của các biến hoạt động kiểm soát 123

Bảng 2.15: Giá trị trung bình của các biến thông tin và truyền thông 133

Bảng 2.16: Giá trị trung bình của các biến giám sát 139

Bảng 3.1: Xác định khả năng rủi ro 174

Bảng 3.2: Xác định mức độ rủi ro 175

Bảng 3.3: Danh mục báo cáo phân tích tình hình tài chính 188


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Sơ đồ 2.1: Tổ chức Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 75

Sơ đồ 2.2: Quy trình khai thác than lộ thiên 77

Sơ đồ 2.3: Quy trình khai thác than hầm lò 79

Sơ đồ 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất 90


Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về tính hữu hiệu của KSNB 144


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế nước ta hiện nay có 4 thành phần kinh tế: Thành phần kinh tế nhà nước; thành phần kinh tế tập thể; thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo với đội quân chủ lực là các tập đoàn kinh tế nhà nước được kỳ vọng thúc đẩy nền kinh tế và điều tiết hiệu quả kinh tế vĩ mô. Về cơ bản, các tập đoàn kinh tế đã nắm giữ những ngành, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế, quy mô vốn liên tục tăng, khẳng định vai trò cụ thể trong quá trình phát triển của đất nước. Các tập đoàn kinh tế không chỉ mang lại lợi ích to lớn cho đất nước góp phần quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp không nhỏ vào nguồn thu cho đất nước, hạn chế nhập siêu, tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế... mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, không thể không kể đến một Tập đoàn lớn giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế, đó là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

Các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là các doanh nghiệp mũi nhọn trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của Tập đoàn nói riêng và ngành than cả nước nói chung. Theo thực tế khảo sát những năm gần đây, các công ty cổ phần khai thác và chế biến than đang đứng trước yêu cầu bức thiết phải tái cơ cấu một cách bài bản khi vẫn còn bộc lộ những khiếm khuyết trong sản xuất, kinh doanh và chịu nhiều rủi ro từ thị trường cạnh tranh cũng như trong nội tại doanh nghiệp. Điển hình, có thể kể đến như chất lượng than còn thấp; hiệu quả của một số dự án chưa đáp ứng yêu cầu, chậm tiến độ; tỷ lệ tổn thất than trong quá trình khai thác có xu hướng giảm nhưng vẫn còn lớn; tình trạng ô


nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất vẫn còn cao; rủi ro về an toàn lao động vẫn luôn hiện hữu; năng suất lao động dần cải thiện nhưng chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường quốc tế; chưa chủ động về hệ thống máy móc, thiết bị mà vẫn phụ thuộc lớn vào nhập khẩu... Bên cạnh đó, trên quan điểm định hướng phát triển ngành than theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Mở rộng tìm kiếm, thăm dò, nâng cao chất lượng công tác đánh giá các cấp trữ lượng và tài nguyên. Đẩy mạnh khai thác than trong nước trên cơ sở bảo đảm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên; khẩn trương nghiên cứu công nghệ để có thể khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng; nâng cao hệ số thu hồi than sạch trong khai thác hầm lò. Triển khai nhanh việc xây dựng hệ thống cảng, kho dự trữ và trung chuyển than quy mô lớn; tăng cường cơ giới hoá, hiện đại hoá thiết bị sàng, tuyển và khai thác than. Rà soát, đánh giá nhu cầu, xây dựng kế hoạch và tối ưu hoá các giải pháp cung cấp than ổn định cho sản xuất điện phù hợp với cơ chế thị trường”.

Quá trình toàn cầu hóa cùng với sự phát triển nhanh của thị trường vốn quốc tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thông tin tài chính, đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư nên KSNB không còn là vấn đề của riêng DN. KSNB bao trùm lên mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các DN. Đặc biệt là các đơn vị có lợi ích công chúng như các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than

– Khoáng sản Việt Nam. Cho đến nay pháp luật của nhiều nước đã quy định các đơn vị có lợi ích công chúng bắt buộc phải thiết kế, thực hiện và duy trì KSNB, đây là giải pháp quan trọng góp phần tăng cường công cụ quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khung KSNB của nhiều quốc gia như Anh, Mỹ, Canada..; Luật Sarbanes-Oxley (năm 2002) của Hoa Kỳ yêu cầu các công ty đại chúng Hoa kỳ phải duy trì theo luật định, KSNB hiệu quả nhằm ngăn chặn


gian lận, sai sót phát sinh. Ở Châu Âu, tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc các nước thành viên thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) đều bắt buộc phải tuân thủ các quy định do EU ban hành, trong đó có yêu cầu KSNB và quản trị DN. Tại Việt Nam, theo Luật Kế toán 2015 và Luật Kiểm toán độc lập 2011, KSNB là yêu cầu bắt buộc với đơn vị kế toán và đối với các công ty đại chúng phải thiết kế và vận hành KSNB phù hợp và có hiệu quả.

Các công ty CP khai thác và chế biến than là các công ty đại chúng có quy mô lớn với vốn chủ sở hữu trên 300 tỷ, doanh thu thuần năm 2021 từ

2.300 tỷ đến 8.700 tỷ. Hoạt động chính là sản xuất và chế biến than góp phần đảm bảo ổn định sản xuất và phát triển ngành than nói chung và Tập đoàn nói riêng. Kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than không chỉ là vấn đề bắt buộc phải triển khai theo quy định của pháp luật mà còn phải đảm bảo góp phần phát huy các nguồn lực hiện có, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp một cách bền vững theo đúng lộ trình và quy hoạch phát triển ngành của Chính phủ. Một trong những giải pháp thiết thực và khả thi giúp các nhà quản lý thực hiện được điều đó là đảm bảo tính hữu hiệu của KSNB trong doanh nghiệp. Bởi lẽ, kiểm soát nội bộ là sự tích hợp các hoạt động, biện pháp, cơ chế kiểm soát bao trùm mọi hoạt động của doanh nghiệp nhằm ngăn ngừa, khắc phục các vấn đề như hoạt động kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực, thiếu tầm nhìn, chiến lược rời rạc, thông tin thiếu toàn vẹn, thiếu giám sát hiệu quả, chi phí cao... Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại các công ty cổ phần khai thác và chế biến than thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án

2.1. Những công trình nghiên cứu yếu tố cấu thành kiểm soát nội bộ

Trên thế giới và ngay cả Việt Nam có rất nhiều quan điểm khác nhau về các yếu tố cấu thành KSNB. Theo quan điểm truyền thống, KSNB gồm 3 yếu tố cấu thành: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục


kiểm soát. Quan điểm hiện nay đa phần đều nhìn nhận KSNB với 5 yếu tố cấu thành theo quan điểm của COSO 2013 gồm: Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hệ thống thông tin và truyền thông; Hoạt động kiểm soát; Giám sát. Một số quan điểm nghiên cứu KSNB với 4 hoặc 6 yếu tố cấu thành nhưng đa phần các nghiên cứu đều phát triển từ các yếu tố cấu thành của COSO. Cụ thể:

- Những nghiên cứu về KSNB với 3 yếu tố cấu thành:

Theo các nhà nghiên cứu nước ngoài như Arens (1998), Alvin A.Aren & James K.Loebbecke (2006), Divesh Sharmce (2006) đều chỉ ra rằng xây dựng KSNB với 3 yếu tố cấu thành gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát cần được thiết lập đầy đủ ở các đơn vị. Ở Việt Nam trong nghiên cứu học thuật và thực tiễn cũng có nhiều nét tương đồng khi nhìn nhận KSNB với 3 yếu tố cấu thành. Cụ thể, trong một số luận án của Phạm Bính Ngọ (2011), Nguyễn Thu Hoài (2011), Bùi Thị Minh Hải (2012), Nguyễn Thị Lan Anh (2013)... cũng đồng quan điểm nêu trên. Trong các nghiên cứu này, môi trường kiểm soát được cụ thể hóa thành các nội dung như đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, công tác kế hoạch, chính sách nhân sự, bộ phận kiểm toán nội bộ, ủy ban kiểm toán. Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán dùng để nhận biết, thu thập, phân loại, ghi sổ và báo cáo nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị, thỏa mãn chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động kế toán của đơn vị. Trong đó, hệ thống thông tin kế toán bao gồm: hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng hợp cân đối kế toán. Thủ tục kiểm soát được nhà quản lý đơn vị xây dựng để thực hiện các mục tiêu KSNB và được xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là phân công phân nhiệm, bất kiêm nhiệm và ủy quyền phê chuẩn [44]. Cách tiếp cận KSNB theo 3 yếu tố tập trung chủ yếu cho mục tiêu đảm bảo thông tin tài chính do hệ thống kế toán cung cấp là


đáng tin cậy mà chưa làm rõ được tầm quan trọng của KSNB cho mục tiêu quản trị rủi ro, hay các mục tiêu cụ thể khác khi môi trường kinh doanh biến động và công nghệ thông tin thay đổi một cách nhanh chóng. Xuất phát từ lý do đó, những nghiên cứu gần đây đi theo hướng nghiên cứu KSNB với 5 yếu tố cấu thành.

- Những nghiên cứu về KSNB với 5 yếu tố cấu thành:

Quá trình toàn cầu hóa thay đổi đáng kể trong những năm gần đây khiến cho môi trường kinh doanh và mô hình kinh doanh thay đổi đáng kể, quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Điều này đòi hỏi KSNB của các doanh nghiệp cũng phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, yêu cầu về độ tin cậy của thông tin không chỉ dừng lại ở các thông tin tài chính mà còn phải hướng tới cả các thông tin phi tài chính nhằm mở rộng sang các lĩnh vực khác, các mục tiêu khác và các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Bên cạnh đó, dưới góc độ kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế đã có nhiều thay đổi đã được ban hành lại từ năm 2005 theo hướng tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC cũng như trách nhiệm của kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán. Trong đó có chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315 – “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” quy định 5 yếu tố cấu thành của KSNB (thay thế cho chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB” (quy định KSNB gồm 3 yếu tố). Những lý do cơ bản này là động lực thúc đẩy ủy ban COSO tiến hành cập nhật khung KSNB từ 3 yếu tố cấu thành lên 5 yếu tố cấu thành để đảm bảo sự phù hợp và ứng dụng được với môi trường hiện tại. Các nghiên cứu trong những năm gần đây cũng tập trung vào những yếu tố cấu thành theo khuôn mẫu của COSO với 5 yếu tố: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Trong đó, có thể kể đến các nghiên cứu điển hình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/02/2023