Xác Định Giá Phí Cho Đối Tượng Chịu Phí


* Định mức CP SXC

CP SXC trong các DN CBTACN bao gồm nhiều yếu tố chi phí. Các yếu tố chi phí đó có thể là chi phí cố định và chi phí hỗn hợp. Định mức chi CP SXC cố định thì không thay đổi trong phạm vi hoạt động phù hợp. Đối với chi phí sản xuất chung hỗn hợp, để xây dựng được định mức CP SXC, trước hết DN cần thực hiện phân tích chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi theo phương pháp DN lựa chọn, sau đó thực hiện xây dựng định mức CP SXC hỗn hợp.

CP SXC trong các DN CBTACN có nhiều yếu tố chi phí, để xây dựng định mức CP SXC cần xây dựng định mức cho từng yếu tố chi phí hoặc nhóm yếu tố chi phí có cùng đặc điểm nguồn phát sinh chi phí. Có thể nhóm thành các nhóm như sau:

- Chi phí thuê máy phát điện

- Chi phí kiểm nghiệm

- Chi phí tiền điện

- Đối với chi phí xăng, dầu, than, chi phí thay dầu máy, nạp ga điều hòa, đổi bình ôxy, chi phí bơm máy nén khí, cốc lọc khí nén, chi phí bơm thuốc sát trùng, khử trùng, chi phí sửa chữa, thay thế điện nước, chi phí dụng cụ…

Sau khi xác định được các nhóm CP SXC, thực hiện xây dựng định mức CP SXC cho các nhóm chi phí.

Ví dụ: Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung cho chi phí tiền điện của công ty RTD như sau: Căn cứ vào kết quả phân tích chi phí hỗn hợp tiền điện thành chi phí cố định và chi phí biến đổi ở muc 3.3.1 của luận án, xác định được chi phí tiền điện cố định trong tháng là 84.656.107 đồng, chi phí tiền điện biến đổi cho 1 giờ máy chạy là 236.309 đồng/giờ máy. Thời gian sản xuất một mẻ sản phẩm của dòng sản phẩm hỗn hợp là 1 giờ, sản xuất một mẻ sản phẩm đậm đặc là 1,5 giờ. Từ đó chi phí tiền điện cho một mẻ sản phẩm hỗn hợp là 236.309 đồng/mẻ, cho một mẻ sản phẩm đậm đặc là 354.464 đồng/mẻ (bằng 236.309 đồng x 1.5 giờ). Theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất của công ty RTD tối đa là 3.000 kg/1 mẻ, từ đó tính được định mức biến phí tiền điện cho của dòng sản phẩm hỗn hợp là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.


79 đồng/1kg, và định mức biến phí tiền điện cho của dòng sản phẩm đậm đặc là 118 đồng/1kg. (Phụ lục số 3.3: Bảng định mức chi phí tiền điện)

Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 23

Các nhóm CP SXC biến đổi khác cũng được xây dựng định mức tương tự chi phí tiền điện. Tổng hợp các định mức CP SXC của các nhóm yếu tố chi phí sẽ xây dựng được định mức CP SXC của các DN CBTACN. Theo tác giả, phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các DN CBTACN theo các quy mô.

Định mức chi phí bán hàng và định mức chi phí quản lý DN

Cách xây dựng định mức của CP BH và CP QLDN cũng được thực hiện tương tự cách xây dựng định mức CP SXC. Hoạt động xây dựng định mức chi phí của DN CBTACN có thể được xây dựng bằng phương pháp phân tích, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp sản xuất thử hoặc kết hợp nhiều phương pháp nhằm đưa ra định mức đáng tin cậy để phục vụ cho việc tổ chức thực hiện và đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí, góp phần tăng cường quản trị chi phí trong các DN CBTACN..

3.3.2.2. Lập dự toán chi phí

Dự toán là cụ thể hoá mục tiêu cần đạt được của DN, đồng thời dự toán cũng là cơ sở để kiểm soát chi phí và kết quả hoạt động của DN. Dự toán chi phí được lập trên cơ sở định mức chi phí. Định mức chi phí là lượng chi phí cần thiết cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành. Còn dự toán chi phí là dự toán lượng chi phí cần thiết cho một khối lượng sản phẩm cụ thể. Sau khi lập được định mức chi phí thì việc lập dự toán chi phí tương đối dễ dàng. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả đưa ra kiến nghị về xây dựng dự toán chi phí sản xuất trong thực tế các DN CBTACN như sau.

* Dự toán CP NVL TT

Tương tự định mức CP NVL TT, dự toán CP NVL TT cũng được tính cho từng loại nguyên vật liệu cụ thể. Ví dụ về xây dựng dự toán CP NVL TT của công ty RTD lập dự toán CP NVL TT cho loại vật liệu là Bột cá Cà Mau. Biết DN dự tính sản xuất 300.000 kg thành phẩm Siêu cao đạm lợn thịt có mã B52V.05, với nhu cầu lượng nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ là 2.000kg nguyên vật liệu bột


cá Cà Mau, từ đó tính được nhu cầu mua Bột cá cà mau là 39.000kg. Nhu cầu mua bột cá Cà Mau nhân với đơn giá mua theo định mức là 20.050 đồng/1kg sẽ tính ra được dự toán chi phí bột cá Cà Mau trong quý là 781.850.000 đồng (Phụ lục số 3.4: Dự toán CP NVL TT). Tương tự, cũng tính được dự toán CP NVL TT cho tất cả các loại nguyên vật liệu khác. Tổng hợp lại sẽ tính được dự toán chi phí nguyên vật liệu trong quý.

* Dự toán CP NC TT

Dự toán CP NCTT được tính cho từng dòng sản phẩm. Các DN CBTACN có hai dòng sản phẩm chủ yếu là dòng sản phẩm hỗn hợp và dòng sản phẩm đậm đặc với thời gian sản xuất 1 mẻ sản phẩm của 2 dòng sản phẩm này khác nhau, 1 giờ máy chạy đối với dòng sản phẩm hỗn hợp và 1.5 giờ máy chạy đối với dòng sản phẩm đậm đặc.

Ví dụ, công ty RTD trong quý có kế hoạch sản xuất 42.500.000 kg sản phẩm hỗn hợp. Nhân số lượng cần sản xuất với định mức thời gian sản xuất là 0.003333 giờ /kg sẽ tính được tổng thời gian cần thiết để sản xuất là 141.653 giờ máy chạy. Nhân thời gian máy chạy với định mức về giá 1 giờ công máy chạy là 50.000 đồng/giờ sẽ tính được tổng dự toán chi phí nhân công điều hành máy là 7.082.625.000 đồng (Phụ lục 3.5: Dự toán CP NC TT). Tương tự sẽ tính được dự toán CP NC TT của chi phí vận chuyển.

* Dự toán CP SXC

Dự toán CP SXC cũng được xây dựng trên cơ sở định mức chi phí sản xuất chung nhưng được tính cho khối lượng sản xuất dự toán trong kỳ.

Ví dụ về xây dựng dự toán chi phí tiền điện tại phân xưởng sản xuất tại công ty RTD như sau:

Giả sử nhu cầu sản xuất của dòng sản phẩm hỗn hợp trong quy 1 là

42.500.000 kg sản phẩm, nhu cầu sản xuất của dòng sản phẩm đậm đặc trong tháng 1 là 7.000.000 kg sản phẩm. Từ đó, tính được dự toán biến phí tiền điện trong quý 1 là 4.174.792.333 đồng (bằng 42.500.000 x 79 + 7.000.000 x 118). Định phí tiền điện trong quý 1 là 253.968.320 đồng (84.656.107 đồng * 3 tháng). Tổng hợp lại,


dự toán tiền điện trong quý 1 là 4.428.760.654 (4.174.792.333 đồng +253.968.320 đồng) (Phụ lục 3.6: Dự toán chi phí tiền điện).

Dự toán các khoản CP SXC hỗn hợp còn lại cũng được xây dựng tương tự dự toán chi phí tiền điện. Tổng hợp các khoản dự toán CP SXC sẽ xây dựng được dự toán Bảng tổng hợp dự toán chi phí sản xuất chung (Phụ lục 3.7: Bảng tổng hợp dự toán chi phí sản xuất chung). Bảng tổng hợp dự toán CP SXC được dùng để tổng hợp tất cả dự toán CP SXC, bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp. Tổng CP SXC dự toán trừ đi CP SXC không bằng tiền sẽ tính được chi tiền mặt cần thiết cho chi phí sản xuất chung để làm cơ sở xây dựng dự toán tiền của DN.

Ngoài ra, các DN CBTACN cũng cần thực hiện xây dựng dự toán linh hoạt. Dự toán linh hoạt là dự toán được xây dựng trên một loạt mức độ hoạt động nhằm cung cấp thông tin về tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận DN có thể đạt được theo các phương án kinh doanh và khả năng có thể xảy ra. Trong dự toán linh hoạt, chi phí cố định không thay đổi ở phạm vi mức độ hoạt động phù hợp, còn biến phí sẽ được điều chỉnh theo mức hoạt động thực tế. Chênh lệch giữa chi phí, doanh thu thực tế phát sinh với chi phí, doanh thu dự toán đã được điều chỉnh theo mức độ hoạt động thực tế sẽ là cơ sở để đánh giá các nhà quản lý đã kiểm soát chi phí, doanh thu và là cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Như vậy, song song với việc lập dự toán tĩnh, các DN CBTACN cần lập dự toán linh hoạt để làm cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của DN góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN. Sau khi xây dựng được dự toán tĩnh thì việc xây dựng dự toán linh hoạt không quá khó khăn. Dự toán linh hoạt được xây dựng trên cơ sơ dự toán tĩnh,chỉ có điểm khác biệt là dự toán linh hoạt được xây dựng cho nhiều mức sản lượng. Ví dụ dự toán linh hoạt cho CP NVL TT là Bột cá cà mau vơi 4 mức sản lượng dự kiến là 280.000 kg, 300.000kg, 320.000kg, 340.000kg thành phẩm (Phụ lục 3.8: Dự toán linh hoạt CP NVL TT).

Việc xây dựng dự toán linh hoạt rất phù hợp và cần thiết với các DN CBTACN vì sản lượng sản xuất, tiêu thụ và giá nguyên vật liệu, nhân công thường xuyên biến động. Xây dựng dự toán linh hoạt sẽ tạo cơ sở cho nhà quản lý chủ động trong việc huy động các nguồn lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng


thời cũng làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác tình hình thực hiện dự toán khi mức độ hoạt động thực tế biến động so với mức độ hoạt động theo dự toán tĩnh.

3.3.3. Xác định giá phí cho đối tượng chịu phí

3.3.3.1. Thu thập thông tin chi phí

Trước khi đưa ra các giải pháp nhằm xác định giá phí cho đối tượng chịu phí, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện ở khâu thu thập thông tin. Vì thông tin thu thập được sẽ cung cấp thông tin cho hoạt động định giá phí cho đối tượng chịu phí. Cần thiết phải hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán và tài khoản kế toán để đảm bảo thu thập thông tin chi tiết để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí trong các DN CBTACN.

* Về chứng từ kế toán: Đối với những chứng từ kế toán bắt buộc thì DN cần tuân thủ quy định của nhà nước như hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi… Đối với những chứng từ hướng dẫn như phiếu nhập, phiếu xuất…DN có thể thêm những chỉ tiêu phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin. Ngoài ra, chứng từ kế toán cần thiết kế thêm các chỉ tiêu nhằm phục vụ cho việc thu thập thông tin về mặt KTQT, như trên chứng từ phân loại chi phí theo chi phí cố định, chi phí biến đổi,… chứng từ phản ánh đối tượng chịu chi phí, đối tượng để ghi nhận doanh thu. Tác giả kiến nghị chứng từ kế toán cần phải phản ánh thêm các chỉ tiêu để kiểm soát chi phí và phục vụ cho việc tập hợp chi phí cho từng đối tượng chịu phí là mẻ sản phẩm, sản phẩm, phân xưởng, khách hàng, chi nhánh…. Điều đó có nghĩa là chứng từ kế toán cần bổ sung thêm đối tượng chịu chi phí trên chứng từ phục vụ cho việc tập hợp chi phí cho các đối tượng chịu phí.

Trên các chứng từ kế toán, đối với những chi phí trực tiếp theo từng đối tượng chịu chi phí thì cần ghi cụ thể đối tượng chịu chi phí để làm cơ sở hạch toán chi tiết cho từng đối tượng đó, trên chứng từ cần ghi cụ thể cho là chi phí đó, doanh thu đó phát sinh cho sản phẩm nào, cho chi nhánh nào, cho khách hàng nào nhằm tập hợp trực tiếp cho các bộ phận đó phục vụ cho việc tính giá phí của bộ phận và xác định kết quả của từng bộ phận. Ví dụ: Với phiếu xuất kho thành phẩm để xuất bán thì cần ghi rõ xuất sản phẩm nào, cho khách hàng nào, chi nhánh nào để làm cơ sở hạch


toán giá vốn và doanh thu chi tiết cho sản phẩm đó, chi nhánh đó và cho khách hàng đó trên phần mềm kế toán.

Ví dụ:

- Đối với chứng từ Phiếu xuất kho NVL: cần bổ sung chỉ tiêu: đối tượng chịu chi phí là xuất kho để sản xuất mẻ sản phẩm nào, sản phẩm nào.

- Đối với phiếu xuất kho thành phẩm: cần bổ sung chỉ tiêu: xuất bán cho khách hàng nào, chi nhánh nào.

- Bảng chấm công, bảng kê khối lượng công việc thực hiện: cũng cần chi tiết cho từng mẻ sản phẩm, từng sản phẩm

- Trên phần mềm kế toán cũng thực hiện xác định các mã vụ việc là mẻ sản phẩm, sản phẩm, khách hàng, chi nhánh để làm cơ sở hạch toán chi tiết cho các đối tượng chịu chi phí này.

- Tương ứng, các chứng từ chi phí khác cũng phản ảnh đối tượng chịu chi phí là từng mẻ, từng khách hàng, từng chi nhánh

Ví dụ phiếu xuất kho theo đề xuất của tác giả (Phụ lục 3.9: Phiếu xuất kho). Căn cứ vào tên từng loại sản phẩm, trên phần mềm kế toán sẽ xác định được mã số của sản phẩm để làm cơ sở hạch toán giá vốn thành phẩm xuất bán để tính giá vốn xuất bán cho từng loại thành phẩm. Căn cứ vào tên khách hàng làm để hạch toán giá vốn hàng bán cho khách hàng làm cơ sở để tính giá phí của từng khách hàng. Tương tự, căn cứ vào chi nhánh, tức là khách hàng đó thuộc chi nhánh nào để hạch toán giá vốn cho chi nhánh đó để tính giá phí cho từng chi nhánh.

Tác giả cũng đưa ra đề xuất hoàn thiện đối với Phiếu xuất nguyên vật liệu. Xuất phát từ đặc thù của DN CBTACN là có định mức CP NVL TT cho từng loại sản phẩm. Nên chỉ những mẻ sản phẩm nào cần sản xuất lại mới cần xuất thêm nguyên vật liệu. Vì vậy, trong trường hợp đó DN nên sử dụng phiếu xuất kho nguyên vật liệu có mầu khác với phiếu xuất kho thông thường, để tạo sự chú ý cho nhà quản lý.

Như vậy, chứng từ kế toán là cơ sở ban đầu cho việc tập hợp chi phí, doanh thu. Chứng từ kế toán càng chi tiết, càng cụ thể sẽ giúp công việc tập hợp số liệu kế toán chi tiết cho từng đối tượng cần tập hợp khoa học và chính xác hơn. Tổ chức hệ


thống chứng từ ban đầu cần được các DN CBTACN xác định là công việc quan trọng trong toàn bộ hoạt động kế toán nói chung và kế toán chi phí nói riêng của các DN. Việc hướng dẫn chi tiết xác định đối tượng kế toán chi phí và doanh thu từ khâu thu nhận thông tin sẽ giúp kế toán thuận lợi trong công tác kế toán chi phí ở khâu xử lý thông tin và báo cáo kế toán.

* Về tài khoản kế toán: Tài khoản kế toán cần được chi tiết nhằm phục vụ cho KTTC và cung cấp thông tin KTQT, đặc biệt là KTQT chi phí. Việc mã hóa số hiệu tài khoản và ứng dụng phần mềm giúp việc tổng hợp chi phí để lập báo cáo KTQT chi phí nhanh chóng và hiệu quả

Với mỗi tài khoản chi phí có thể thực hiện chi tiết theo thứ tự sau:

Đối với các chi phí sản xuất:

- 3 chữ số đầu tiên: là số hiệu của tài khoản cấp 1 theo quy định

- Chữ số tiếp theo: chi phí được chi tiết theo yếu tố chi phí Ví dụ:

6271: chi phí nhân công trong CP SXC 6272: chi phí nguyên vật liệu trong CP SXC 6273: chi phí công cụ dụng cụ trong CP SXC 6274: chi phí khấu hao TSCĐ trong CP SXC

………………….

………………….

- Chữ số tiếp theo thể hiện mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động 1 là chi phí cố định

2 là chi phí biến đổi 3 là chi phí hỗn hợp

Ví dụ: 62741: chi phí khấu hao TSCĐ trong CP SXC là chi phí cố định

- Các chữ số tiếp theo: thể hiện nơi phát sinh chi phí Ví dụ:

627411: chi phí khấu hao TSCĐ trong CP SXC là chi phí cố định ở phân xưởng 1

62742: chi phí khấu hao trong CP SXC là chi phí cố định ở phân


xưởng 2

………

- Tiếp theo là mã sản phẩm cụ thể: thể hiện đối tượng chịu chi phí Ví dụ:

621121AB52: Cám siêu đậm đặc lợn thịt là chi phí nguyên vật liệu, là chi phí biến đổi của phân xưởng 1

- Cuối cùng là mã mẻ sản phẩm: nhằm tập hợp CP NVL TT cho từng mẻ sản phẩm

Ví dụ: 621121AB52Q3377: Mẻ sản phẩm Cám siêu đậm đặc lợn thịt có mã Q3377 là chi phí nguyên vật liệu, là chi phí biến đổi của phân xưởng 1

Đối với các chi phí giá vốn:

Nhằm xác định kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm, từng khách hàng và từng chi nhánh và tổng hợp lại sẽ xác định được kết quả kinh doanh toàn DN.

Nên tài khoản giá vốn hàng bán được mã hóa như sau:

- 3 chữ số đầu tiên: là số hiệu của tài khoản cấp 1 theo quy định: TK 632

- Chữ số tiếp theo: chi phí được chi tiết theo chi nhánh Ví dụ:

6321: Giá vốn của chi nhánh miền Bắc 6322: Giá vốn của chi nhánh miền Nam 6323: Giá vốn của chi nhánh miền Trung

- Chữ số tiếp theo: chi phí được chi tiết theo khách hàng

6321HB: Giá vốn của chi nhánh miền Bắc chi tiết trang trại Hòa Bình

- Chữ số tiếp theo: chi phí được chi tiết theo từng sản phẩm Ví dụ:

TK 6321HBAB52: Giá vốn của sản phẩm cám siêu đậm đặc lợn thịt của chi nhánh miền Bắc chi tiết trang trại Hòa Bình

Trong đó, sản phẩm, khách hàng hoặc chi nhánh có thể mã hóa bằng chữ số hoặc mã hóa bằng chữ cái

Xem tất cả 361 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí