Hệ Thống Quản Lý, Cơ Chế Tài Chính Và Tổ Chức Công Tác Kế Toán Trong Các Dn Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi


Tình hình cung cấp NVL để sản xuất TACN cạnh tranh rất gay gắt và lên xuống thất thường, chịu ảnh hưởng bởi giá cả thị trường quốc tế, chính sách nhập khẩu và chính sách tỷ giá ngoại tệ, cũng như chính sách tín dụng đối với các DN CBTACN…nên cũng ảnh hưởng nhiều đến tình hình sản xuất sản phẩm và đến giá thành sản phẩm và lợi nhuận của các DN.

* Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm trong các DN CBTACN ảnh hưởng đến kế toán chi phí.

Đặc điểm công nghệ sản xuất TACN mang tính chất sản xuất hàng hoạt. Quy trình sản xuất TACN là quy trình sản xuất liên tục và khép kín. Quá trình sản xuất sản phẩm không phải trải quả nhiều công đoạn phức tạp, thời gian một quy trình sản xuất ngắn, đối với thức ăn hỗn hợp thời gian khoảng 60 phút/1 mẻ, thức ăn đậm đặc thời gian khoảng 90-120 phút/1 mẻ. Sản phẩm được sản xuất theo từng mẻ sản phẩm. Mỗi mẻ chỉ xuất xuất một loại sản phẩm riêng biệt.

Quy trình CBTACN là quy trình sản xuất liên tục và khép kín, được thực hiện cho từng mẻ sản phẩm. Đối với từng dòng sản phẩm đậm đặc hay hỗn hợp (sơ đồ 2.1).




Buồng hơi làm chín

Nạp ép viên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.

Nhập NVL


Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 13


Làm lạnh

Nhập

NVL

Nghiền

Bồn chứa


Bàn trộn


Sàng

Thực ăn đậm đặc


Cân ra bao, đóng gói


Thức ăn hỗn hợp


Cân ra

bao, đóng gói


Sơ đồ 2.1: Quy trình CBTACN

- Quy trình chế biến thức ăn đậm đặc: bao gồm 4 giai đoạn chính

+ Giai đoạn nạp nguyên liệu: Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm bao gồm nguyên liệu thô và nguyên liệu tinh. Nguyên liệu thô như cám mì viên, cám gạo,


dầu ăn, đậu tương hạt, đậu tương rang, bột đá, bột xương thịt, hỗn hợp cọ cá, khô dừa, sắn… Nguyên liệu tinh là các loại thuốc và kháng vi lượng cần thiêt được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như Colistin, Acid Lactic, Acid Benzoic, hương sữa, Flavercos… Mỗi loại sản phẩm được phòng kỹ thuật xây dựng riêng một công thức về thành phẩm của các loại nguyên liệu. Kế toán căn cứ vào công thức nguyên liệu và số lượng thành phẩm cần sản xuất mẻ sản phẩm đó để lập Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất vật tư. Trong đó ghi rõ mã sản phẩm cần sản xuất, số lượng thành phẩm, mã NVL và số lượng NVL. Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất vật tư được đưa xuống kho, thủ kho và nhân viên phân xưởng cân đong từng loại nguyên liệu để đưa vào sản xuất. Việc cân đong NVL phải đảm bảo sự chính xác vì việc đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật của TACN.

+ Giai đoạn nghiền: Nguyên liệu thô sau khi được nạp đủ theo từng mẻ sản phẩm sẽ được đưa vào máy nghiền nhỏ giúp nguyên liệu được nghiền nhỏ và trộn lẫn với nhau sau đó được đưa vào bồn chứa rồi chuyển sang giai đoạn trộn.

+ Giai đoạn trộn: Đây là giai đoạn chính và quan trọng nhất. Nguyên liệu đã nghiền nhỏ được đưa vào bồn chứa sau đó đưa vào bàn trộn để được trộn với nguyên liệu tinh (thuốc và vi kháng lượng). Thuốc và kháng vi lượng được chuẩn bị đầy đủ, không qua giai đoạn nghiền, đợi nguyên liệu thô được nghiền xong sẽ trộn vào cùng. Với thức ăn đậm đặc thời gian trộn khoảng 5 phút, với thức ăn hỗn hợp thời gian trộng khoảng 10 phút.

+ Giai đoạn cân, ra bao, đóng gói: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất thức ăn đậm đặc. Thành phẩm sau giai đoạn trộn được đưa ra đóng bao, tùy nhu cầu tiêu thụ thức ăn sẽ được đóng vào các bao 5kg, 10kg, 20 kg, 50kg, sau đó được nhập kho hoặc xuất thẳng cho khách hàng.

- Quy trình chế biến thức ăn hỗn hợp

Cũng tương tự như sản xuất thức ăn đậm đặc, sản xuất thức ăn hốn hợp cũng cần trải qua các khâu nạp nguyên liệu, giai đoạn nghiền, giai đoạn trộn. Nhưng sau giai đoạn trộn thì cần một số giai đoạn tiếp theo:


+ Qua buồng hơi làm chín: nguyên liệu qua buồng hơi để làm chín thức ăn

+ Nạp ép viên: Sau khi qua buồng hơi thì thức ăn được chuyển qua dây chuyền ép viên

+ Làm lạnh: thức ăn hỗn hợp sau khi được ép dưới dạng viên được chuyển qua buồng làm lạnh đê đảm bảo độ cứng và liên kết của viên.

+ Sàng: Thức ăn chuyển qua giai đoạn này để sàng bỏ các hạt vụn, sau đó viên thức ăn hỗn hợp được chuyển qua khâu cân, ra bao, đóng gói.

Sau khi hoàn thành, sản phẩm được đem kiểm nghiệm nhằm đảm bảo độ dinh dưỡng theo quy định. Nếu sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì được lập biên bản nghiệm thu mẻ sản phẩm đó, nếu không đạt tiêu chuẩn thì lập biên bản đối với sản phẩm hỏng. Dòng sản phẩm thức ăn hỗn hợp thường có giá thành cao hơn dòng sản phẩm thức ăn đậm đặc và tính về mặt số lượng tiêu thụ trên môt vật nuôi thường ít hơn nhiều so với thức ăn hỗn hợp, vì thức ăn hỗn hợp chỉ mang tính chất bổ sung, được sử dụng để trộn lẫn với thức ăn đậm đặc hoặc trộn lẫn với thức ăn của người chăn nuôi tự chế biến. Do đó, trong quá trình sản xuất sản phẩm, tính về số lượng mẻ sản phẩm và khối lượng sản phẩm sản xuất ra thì dòng sản phẩm đậm đặc thường chiếm tỷ trọng lớn hơn.

Như vậy, công nghệ sản xuất TACN ảnh hưởng đến dòng chi phí phát sinh, tinh chất chi phí, từ đó ảnh hưởng đến kế toán chi phí và quản trị chi phí sản xuất trong các DN CBTACN. CP NVL TT được bỏ ngay từ đầu quy trình công nghệ sản xuất (riêng đối với sản phẩm hỗn hợp thì CP NVL TT được bỏ thêm ở giai đoạn trộn). Thời gian sản xuất ngắn và liên tục nên CP NVL TT nằm trong các giai đoạn từ nghiền, trộn, nạp ép viên, sàng….mà không có giai đoạn ngừng nghỉ trong mỗi mẻ sản phẩm. Đối với CP NC TT, là chi phí tiền lương và các chi phí khác của công nhân trực tiếp sản xuất ở các giai đoạn nạp nguyên liệu, sản xuất trên dây chuyền và đóng bao, vận chuyển thành phẩm. Vì vậy, CP NC TT trong các DN CBTACN cũng phát sinh liên tục và rải rác từ đầu quy trình công nghệ đến khi kết


thúc quy trình hoàn thành mỗi mẻ sản phẩm. Còn CP SXC trong các DN CBTACN là chi phí bao gồm nhiều yếu tố chi phí và phát sinh rải rác trong suốt quá trình sản xuất sản phẩm.

Quy trình chế biến TACN cũng ảnh hưởng đến tính chất chi phí sản xuất. Do mỗi mẻ sản xuất chỉ sản xuất một loại sản phẩm và mỗi mẻ cần một lượng NVL theo tiêu chuẩn, do đó CP NVL TT là một loại chi phí trực tiếp có thể tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm để tính giá thành cho mẻ sản phẩm đó hoặc loại sản phẩm đó. Đối với CP NC TT trong các DN CBTACN sẽ là chi phí trực tiếp 0nếu DN tính lương theo sản lượng sản xuất, khi đó CP NC TT là loại chi phí trực tiếp có thể tập hợp trực tiếp cho từng mẻ, từng loại sản phẩm để tính giá thành cho mẻ sản phẩm đó hoặc loại sản phẩm. Nhưng nếu DN tính lương theo thời gian thì đây là loại chi phí gián tiếp, DN cần tập hợp chung sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Đối với CP SXC là chi phí gián tiếp nên cần tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phù hợp. Quy trình công nghệ sản xuất TACN ảnh hưởng đến dòng chi phí và tính chất của các loại chi phí sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến quản trị chi phí. Nhà quản trị sẽ quản trị chi phí theo dòng chi phí phát sinh và theo tính chất chi phí, đảm bảo chi phí phát sinh hợp lý và hiệu quả.

Trong bối cảnh nước ta đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các DN Việt Nam nói chung và các DN CBTACN nói riêng chịu nhiều sự cạnh tranh từ các DN trong nước cũng như các DN nước ngoài, chịu nhiều sự biến động về giá nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ cũng như các chính sách kinh tế của nhà nước. Hoạt động đầu ra lại chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình thời tiết, dịch bệnh và chính sách nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nhà nước. Tuy nhiên, các DN CBTACN đã có nhiều cố gắng, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành và có nhiều chính sách mở rộng thị trường với một hệ thống các đại lý và nhân viên bán hàng đi đến từng hộ chăn nuôi để giới thiệu sản phẩm và có chương trình khuyến mại, chăm sóc sau


bán hàng, do đó đã lấy được niềm tin của bà con nông dân, thị trường ngày càng ổn định và sản xuất ngày càng phát triển.

Các DN CBTACN thường bán hàng thông qua 2 hình thức là đặt hàng và bán trực tiếp. Tuy nhiên, sản phẩm đặt hàng cũng được sản xuất tương tự như các sản phẩm sản xuất hàng loạt do mọi sản phẩm đều phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Như vậy, một mẻ sản phẩm sản xuất ra có thể vừa để xuất cho đơn hàng nào đó, vừa có thể để bán hàng loạt cho một khách hàng hay giao đại lý. Như vậy, xét về bản chất thì các DN CBTACN thực hiện sản xuất hàng loạt. Đặc điểm sản phẩm và tổ chức sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất trong các DN CBTACN.

2.1.3. Hệ thống quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức công tác kế toán trong các DN chế biến thức ăn chăn nuôi

* Hệ thống quản lý trong các DN CBTACN

Trong các DN CBTACN được khảo sát thì có 22 công ty cổ phần, chiếm 42,3%, 29 công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 55.8 % và chỉ có 1 DN tư nhân, chiếm 1.9%. Hệ thống tổ chức quản lý trong công ty cổ phần, khái quát qua sơ đồ

2.2 . Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, không có Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị, mà sẽ thành lập Hội đồng thành viên. Cả hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần đều có Ban kiểm soát.


Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát


Phòng tổ

chức hành

Phòng kế hoạch-vật tư

Phòng kỹ thuật

Phòng tài chính kế toán

GĐ phụ trách khối văn phòng

Bộ phận nạp

NVL

Bộ phận nghiền

Bộ phận…

Bộ phận đóng gói

GĐ phụ trách khối sản xuất

Bộ phận vận tải

Bộ phận tiếp thị bán hàng

Bộ phận sau bán hàng

GĐ phụ trách tiêu thụ


Tổng giám đốc

Sơ đồ 2.2: Hệ thống tổ chức quản lý trong các công ty cổ phần


Về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, các DN thường tổ chức chung một phân xưởng sản xuất bao gồm các bộ phận tham gia vào các khâu trong quy trình sản xuất từ khâu nạp nguyên liệu đến khâu đóng gói nhập kho thành phẩm. Từ đó, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các DN CBTACN được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Toàn bộ DN được chia thành các bộ phận chức năng chịu trách nhiệm về từng chức năng chuyên môn. Trên cùng là Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát ( đối với công ty cổ phần) hoặc là Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ban kiểm soát (đối với công ty TNHH). Bên dưới là các Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực theo các chức năng là: chức năng hành chính chung, chức năng sản xuất và chức năng tiêu thụ. Việc xây dựng mô hình tổ chức quản lý như trên của các DN CBTACN là phù hợp với nhu cầu quản lý, giúp quá trình điều hành các hoạt động chung của DN được thuận lợi, nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

* Đặc điểm cơ chế tài chính trong các DN CBTACN

Các DN CBTACN hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi thông qua các cơ quan chức năng của nhà nước quy định về tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi, các DN phải thực hiện đăng ký TACN trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Đồng thời, phải báo cáo với Cục chăn nuôi, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn về tình hình thu mua nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và tình hình sản xuất TACN. Nhà nước thông qua Cục chăn nuôi thực hiện hoạt động dự báo nhu cầu sử dụng của từng loại thức ăn chăn nuôi cho từng huyện, từng tỉnh và tổng hợp nhu cầu của toàn quốc các dịch vụ để hỗ trợ các DN CBTACN cơ phương hướng sản xuất hợp lý.

Các DN CBTACN chủ yếu hoạt động dưới hai hình thức là công ty TNHH và công ty cổ phần, trong đó công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần, còn công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn góp vào doanh nghiệp.

Xem tất cả 361 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí