Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 10


Biến động giá

NVL =

Đơn giá _

thực tế

Đơn giá định mức

Lượng tiêu (1.12)

X hao thực tế


Nếu kết quả tính toán là biến động giá NVL dương (+) sẽ là biến động xấu, thể hiện giá NVL thực tế cao hơn giá dự toán, điều đó sẽ làm tăng CP NVLTT và làm giảm lợi nhuận của DN. Nguyên nhân dẫn đến biến động tăng giá NVL có thể là giá NVL trên thị trường tăng, chất lượng NVL tăng hoặc hoạt động kiểm soát giá mua và chi phí mua NVL chưa chặt chẽ. Nếu biến động giá NVL âm (-) sẽ là biến động tốt, thể hiện giá NVL thực tế thấp hơn so với dự toán, làm giảm chi phí NVL và góp phần làm tăng lợi nhuận của DN. Nguyên nhân biến động giá NVL giảm có thể là do giá NVL trên thị trường giảm, quá trình mua NVL được giám sát chặt chẽ hơn hoặc DN được hưởng các khoản chiết khấu, giảm giá ngoài dự tính. Từ đó, DN có biện pháp quản lý biến động giá NVL một cách hiệu quả, phát huy những nguyên nhân tốt và hạn chế, loại bỏ những nguyên nhân tiêu cực ảnh hưởng đến giá NVL.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.

- Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp

Tương tự CP NVL TT, CP NCTT cũng được hình thành từ hai yếu tố là: năng suất lao động (thời gian lao động) và đơn giá nhân công, nên phân tích biến động CP NCTT cũng được tách thành phân tích biến động năng suất lao động và phân tích biến động giá nhân công.

Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 10

Biến động về năng suất lao động được tính bằng chênh lệch thời gian lao động thực tế và thời gian lao động định mức nhân với đơn giá định mức

Biến động năng suất lao động =

Thời gian lao động thực tế

Đơn giá

_

Thời gian lao động

định mức

X

(1.13)

định mức


Nếu kết quả tính toán là biến động năng suất lao động dương (+) là biến động xấu, thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng quá mức so với dự toán, làm tăng CP NCTT và làm giảm lợi nhuận của DN. Nguyên nhân có thể do lao động được đào tạo kém, thiết bị sản xuất hỏng, bị đình trệ sản xuất hoặc việc kiểm tra, giám sát lao động kém. Nếu kết quả tính toán là âm (-) là biến động tốt, thể hiện số giờ lao động thực tế đã sử dụng ít hơn dự toán, năng suất lao động tăng, làm giảm CP


NCTT và tăng lợi nhuận của DN. Nguyên nhân biến động tốt có thể là do công nhân được đào tạo tốt, chất lượng nguyên vật liệu tốt, máy móc hoạt động tốt hơn hoặc quá trình kiểm tra, giám sát quá trình lao động tốt hơn.

Biến động về giá nhân công trực tiếp là chênh lệch giữa đơn giá thực tế và đơn giá dự toán nhân với thời gian lao động thực tế.

Biến động giá nhân công

Đơn giá

= thực tế

_ Đơn giá định mức

Thời gian lao (1.14)

X động thực tế


Biến động giá nhân công dương (+) là biến động xấu, thể hiện giá nhân công thực tế tăng hơn so với dự toán, làm tăng CP NCTT và làm tăng lợi nhuận của DN. Biến động giá nhân công tăng có thể là do đơn giá tiền công tăng, có làm thêm giờ hoặc sử dụng lao động có tay nghề cao với tiền công cao hơn so với dự kiến. Ngược lại, nếu biến động giá nhân công âm (-) là biến động tốt, phản ánh giá nhân công thực tế thấp hơn so với giá nhân công dự toán, góp phần làm giảm CP NCTT và tăng lợi nhuận của DN. Nguyên nhân của biến động giá nhân công giảm có thể do đơn giá tiền công giảm hoặc do DN sử dụng lao động có tay nghề thấp với đơn giá tiền công thấp hơn so với dự kiến.

- Phân tích biến động chi phí sản xuất chung

CP SXC là chi phí sản xuất bao gồm nhiều yếu tố chí phí, trong đó bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi. Hai nhóm chi phí này có đặc điểm phát sinh khác nhau nên phân tích CP SXC cũng được phân tích tách biệt thành phân tích biến động biến phí sản xuất chung và phân tích biến động định phí sản xuất chung.

Biến động biến phí sản xuất chung

Biến động biến phí SXC được tách thành biến động hiệu năng và biến động chi tiêu biến phí sản xuất chung, và được tính theo công thức sau:

Biến động hiệu

=

Số giờ

_ Số giờ

Tỷ lệ phân

X

(1.15)

năng biến phí sản xuất chung

thực tế

định mức

bổ định mức


Biến động chi tiêu biến phí sản xuất chung

Tỷ lệ phân

= bổ thực tế

_ Tỷ lệ phân

bổ định mức X

Số giờ thực tế


(1.16)


Biến động hiệu năng biến phí sản xuất chung thực chất không phải là đánh giá về hiệu năng sử dụng biến phí sản xuất chung mà là đánh giá về hiệu năng sử dụng cơ sở phân bổ biến phí sản xuất chung (như số giờ máy, hoặc số giờ công…). Biến động hiệu năng biến phí sản xuất chung là chênh lệch giữa số giờ thực tế và số giờ định mức nhân với tỷ lệ phân bổ định mức. Biến động chi tiêu biến phí sản xuất chung được tính bằng chênh lệch tỷ lệ phân bổ thực tế và tỷ lệ phân bổ dự toán nhân với số giờ thực tế. Nếu kết quả phân tích là dương (+) là không tốt, thể hiện DN sử dụng lãng phí các nguồn lực, nếu kết quả là âm (-) là biến động tốt, thể hiện DN tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Phân tích biến động định phí sản xuất chung

Biến động định phí SXC là chênh lệch giữa định phí sản xuất chung thực tế và định phí sản xuất chung phân bổ theo dự toán theo khối lượng sản xuất thực tế. Biến động định phí SXC được tách thành biến động khối lượng và biến động chi tiêu định phí sản xuất chung:

Biến động khối

Biến động chi tiêu định phí SXC

=

=

Số giờ định mức

Định phí SXC thực tế

Tỷ lệ phân bổ

lượng định phí SXC

cho khối lượng

sản xuất thực tế

định mức

x

Định phí SXC

-

(1.17)

- Định phí SXC

dự toán

(1.1d8)

toán


Biến động khối lượng định phí sản xuất chung là chênh lệch giữa định phí sản xuất chung phân bổ theo tỷ lệ phân bổ định mức cho khối lượng sản xuất thực tế và định mức SXC dự toán ban đầu. Biến động khối lượng dương (+) là biến động tốt vì mức độ hoạt động thực tế lớn hơn so với dự toán, từ đó góp phần làm tăng lợi nhuận của DN. Nếu biến động khối lượng định phí SXC âm (-) sẽ là biến động xấu do mức độ hoạt động thực tế thấp hơn dự toán ban đầu, điều có khả năng làm giảm lợi nhuận của DN.

Ngược lại, biến động chi tiêu định phí SXC dương (+) là biến động xấu, thể hiện sự lãng phí do định phí SXC thực tế cao hơn so với dự toán ban đầu, có thể do các khoản mục chi phí trong định phí SXC tăng hoặc hoạt động sản xuất đã sử dụng nhiều hơn các dịch vụ sản xuất so với dự toán. Nếu biến động âm (-) là biến động tốt thể hiện sự tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực phục vụ quá trình sản


xuất do định phí SXC thực tế thấp hơn dự toán. Nguyên nhân biến động tốt này có thể là do giá của các khoản mục chi phí trong định phí sản xuất chung giảm hoặc phân xưởng đã sử dụng tiết kiệm các dịch vụ sản xuất so với dự toán.

Phân tích biến động chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

CP BH và CP QLDN cũng bao gồm nhiều khoản mục chi phí, do vậy việc phân tích biến động CP BH và CP QLDN cũng được thực hiện tương tự việc phân tích biến động chi phí sản xuất chung.

Như vậy, việc phân tích biến động chi phí sản xuất cần được chia thành từng khoản mục chi phí. Trong từng khoản mục chi phí lại chia thành chi phí biến đổi và chi phí cố định, từ đó sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí. Sau khi xác định được mức biến động và đánh giá được sự biến động đó là tốt hay không tốt, nhà quản trị cần tìm ra nguyên nhân gây ra biến động để có biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời cho kỳ tiếp theo nhằm tiết kiệm chi phí và đem lại lợi nhuận cho DN.

* Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận trong một DN mà nhà quản trị bộ phận đó chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của bộ phận mình với nhà quản trị cấp cao. Kế toán trách nhiệm là hệ thống thu thập và báo cáo các thông tin về chi phí và doanh thu theo các trung tâm trách nhiệm. Mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ được quy định những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định gắn với những chỉ tiêu đánh giá cụ thể nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trung tậm. Trách nhiệm và các chỉ tiêu đánh giá của từng loại trung tâm trách nhiệm bao gồm:

Trung tâm trách nhiệm chi phí là trung tâm mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm về chi phí mà không kiểm soát doanh thu hay các nguồn lực đầu tư. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của trung tâm chi phí, nhà quản trị sử dụng các thước đo: tình hình thực hiện chi phí, giá thành so với định mức hoặc dự toán; số lượng và chất lượng sản phẩm; tỷ lệ giao hàng đúng hạn… Các chỉ tiêu này nhằm mục đích đo lường khả năng kiểm soát chi phí, đánh giá hiệu quả sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả của chi phí, đánh giá số lượng và chất lượng của dịch vụ được sản xuất ra.


Trung tâm trách nhiệm doanh thu là trung tâm mà nhà quả trị chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu mà không chịu trách nhiệm về chi phí hay lợi nhuận của trung tâm. Tuy nhiên trong thực tế, ít tồn tại một trung tâm doanh thu thuần túy vì một bộ phận chịu trách nhiệm về doanh thu bao giờ cũng chịu trách nhiệm về chi phí, ít nhất là chịu trách nhiệm về chi phí của bộ phận mình quản lý. Để đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm doanh thu, DN có thể sử dụng các chỉ tiêu số lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho…

Trung tâm trách nhiệm lợi nhuận là trung tâm mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm về chi phí, doanh thu nhưng không kiểm soát các nguồn lực đầu tư vào trung tâm. Để đánh giá hiệu quả của trung tâm lợi nhuận sẽ sử dụng các thước đo về tình hình thực hiện chi phí, doanh thu và khả năng sinh lời của bộ phận, như chỉ tiêu: Chi phí sản xuất, CP BH, CP QLDN, số lượng hàng bán, chỉ tiêu lợi nhuận góp, lợi nhuận bộ gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế….

Trung tâm trách nhiệm đầu tư là trung tâm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về chi phí, doanh thu và các nguồn lực đầu tư vào trung tâm. Thước đo để đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư (ROI) và lợi nhuận thặng dư (RI).


Lợi nhuận trước thuế + lãi vay

ROI =

Vốn kinh doanh bình quân


(1.19)


RI =

Lợi nhuận của trung tâm đầu tư

- Chi phí sử dụng vốn (1.20)


Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ROI thể hiện một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA cũng là một chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư. Sự khác biệt là ROI được tính bằng lợi nhuận ròng trước thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh bình quân, còn ROA được tính bằng lợi nhuận ròng trước thuế và sau lãi vay trên vốn kinh doanh bình quân. Vì vậy, khi DN sử dụng chỉ tiêu ROA để đánh giá tình hình sử dụng tài sản kinh doanh thì cần tính đến lãi vay DN phải trả cho các khoản vay để tạo ra lợi nhuận đó. Trong trường hợp DN không có lãi vay thì ROA và ROI của DN là bằng nhau. Ngoài ra, DN có thể sử


dụng chỉ tiêu RI – thu nhập thặng dư- để đánh giá hiệu quả của một trung tâm đầu tư. Thu nhập thặng dư là chênh lệch giữa lợi nhuận của một trung tâm đầu tư và mức lợi nhuận để đạt được tỷ lệ sinh lời tối thiểu tính theo vốn đầu tư. RI thực chất là lợi nhuận còn lại của một trung tâm đầu tư sau khi loại trừ chi phí sử dụng vốn đầu tư. RI của một phương án lớn hơn không (0) thì dự án sẽ được chấp nhận vì làm tăng tổng RI của DN. Tuy nhiên chỉ tiêu RI lại là một chỉ tiêu tuyệt đối nên sẽ không đánh giá chính xác nếu được sử dụng để đánh giá phương án có quy mô đầu tư kinh doanh khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện đánh giá hiệu quả của trung tâm đầu tư cần kết hợp sử dụng cả hai chỉ tiêu là ROI và RI.

Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm được gọi là hệ thống báo cáo trách nhiệm, bao gồm cả hệ thống báo cáo dự toán, hệ thống báo cáo thực hiện và hệ thống báo cáo phân tích, nguyên nhân. Hệ thống báo cáo trách nhiệm sẽ được thiết kế từ cấp thấp đến cấp cao theo nguyên tắc nhiều tầng. Nhà quản lý của từng bộ phận thông qua báo cáo sẽ định hướng hoạt động của bộ phận mình quản lý hiệu quả hơn.

Như vậy, DN có thể được chia thành các trung tâm trách nhiệm với những thước đo cụ thể cho từng loại trung tâm. Việc ứng dụng các trung tâm trách nhiệm, đặc biệt là trung tâm chi phí, có vai trò quan trọng trong hoạt động quản trị DN nói chung và quản trị chi phí nói riêng, góp phần quản lý, giám sát và nâng cao hiệu quả chi phí, doanh thu và tăng lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý nhằm ứng dụng kế toán trách nhiệm cũng có những hạn chế nhất định vì việc phân cấp quản lý dẫn đến sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nên khi các nhà quản trị ra quyết định của bộ phận mình thường không xem xét đến sự ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Tức là nhà quản trị bộ phận chỉ quan tâm đến mục tiêu của bộ phận mình mà ít quan tâm đến mục tiêu chung của DN. Tuy nhiên, kế toán trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận và toàn DN. Nhà quản trị cấp cao cần gắn kết quyền lợi của từng bộ phận, từng trung tâm trách nhiệm với lợi ích chung của toàn DN nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và nâng cao tác dụng của kế toán trách nhiệm trong công tác quản trị DN.


Báo cáo bộ phận

Trong một DN, các bộ phận kinh doanh có thể là một sản phẩm, một dây chuyền, một chi nhánh hoặc một hoạt động nào đó mà nhà quản trị cần biết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận… Phân tích biến động chi phí được thực hiện thông qua báo cáo bộ phận. Báo cáo bộ phận hay còn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận, là báo cáo của các trung tâm trách nhiệm nhằm phản ánh doanh thu, chi phí và kết quả của từng bộ phận, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để đưa ra quyết định phù hợp. Báo cáo bộ phận thường được lập theo cách phân loại chi phí theo mức độ hoạt động, tức là chi phí được chia thành biến phí và định phí, trong đó định phí được chia thành định phí trực tiếp và định phí chung. Định phí trực tiếp là các chi phí cố định có thể xác định trực tiếp cho một bộ phận cụ thể và nó phát sinh là do sự tồn tại của bộ phận đó. Định phí chung là các chi phí cố định không thể xác định trực tiếp cho một bộ phận cụ thể và nó phát sinh nhằm phục vụ chung cho tất cả các hoạt động của DN. Chênh lệch giữa lợi nhuận góp và định phí bộ phận là chỉ tiêu lợi nhuận bộ phận, phản ánh mức đóng góp của bộ phận vào lợi nhuận chung của DN. Lợi nhuận bộ phận sau khi trừ định phí chung sẽ tính được lợi nhuận thuần. Thông thường, để đánh giá kết quả của bộ phận, DN không phân bổ định phí chung cho từng bộ phận, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, DN có thể phân bổ định phí chung cho từng bộ phận nhưng cần phải chú ý đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ định phí chung phù hợp đảm đảm lợi nhuận bộ phận phản ánh đúng kết quả mà bộ phận đó đạt được.

Báo cáo bộ phận có ý nghĩa quan trọng trong các DN tổ chức theo mô hình phân quyền. Báo cáo bộ phận chính là một hình thức thể hiện của trung tâm trách nhiệm, đặc biệt là các trung tâm trách nhiệm đầu tư là trung tâm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm cả về lợi nhuận và vốn đầu tư sử dụng trong bộ phận đó. Báo cáo bộ phận giúp cho các nhà quản trị bộ phận đánh giá được kết quả hoạt động của các bộ phận mà mình quản lý thông qua chỉ tiêu lợi nhuận bộ phận và lợi nhuận thuần, từ đó có các biện pháp quản lý nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho bộ phận và cho toàn DN.


* Phân tích biến động chi phí thông qua báo cáo giá thành và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Phân tích chi phí thông qua báo cáo giá thành theo công việc và theo quá trình sản xuất

Tùy đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà DN sử dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc hoặc theo quá trình. Nếu DN lựa chọn phương pháp xác định chi phí theo công việc thì việc tính giá thành của công việc được thể hiện trên Phiếu chi phí công việc. Phiếu chi phí công việc phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến công việc hoặc đơn đặt hàng, đây là cơ sở để xác định từng khoản mục chi phí của công việc, tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Trường hợp DN áp dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất thì quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành được thể hiện trên Báo cáo sản xuất. Báo cáo sản xuất được lập theo một trong hai cách tính sản lượng tương đương là phương pháp bình quân gia quyền và phương pháp nhập trước xuất trước.

Để phân tích chi phí thông qua báo cáo giá thành, thì từng khoản mục chi phí cũng như giá thành trên Phiếu chi phí công việc và Báo cáo sản xuất sẽ được so sánh với các khoản mục tương ứng của báo cáo kỳ trước, nhằm rút ra biến động tăng giảm để xác định nguyên nhân biến động và có biện pháp quản lý kịp thời.

- Phân tích biến động chi phí thông qua báo báo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là tài liệu thể hiện lãi, lỗ trong mối quan hệ giữa chi phí tương ứng với thu nhập của kỳ báo cáo. Trên cơ sở các dự toán bán hàng và dự toán chi phí, DN có thể lập được dự toán kết quả hoạt động kinh doanh để ước tính chi phí và lợi nhuận có thể đạt được trong kỳ dự toán. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ thực hiện cũng được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu dự toán được sử dụng để so sánh đánh giá với số liệu kỳ thực hiện của từng kỳ, để từ đó có thể tìm ra chênh lệch thực tế so với dự toán, xác định các nguyên nhân chênh lệch để có biện pháp điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhằm đem lại hiệu quả cao hơn cho DN Tuy nhiên, DN cần sử dụng số liệu dự toán

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022