Đặc Điểm Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Và Các Chính Sách Kế Toán Áp Dụng Trong Các Dn Cbtacn


Về huy động vốn, các công ty TNHH được huy động vốn góp thông qua sự đóng góp của các thành viên, được phát hành trái phiếu để huy động vốn từ bên ngoài. Công ty cổ phần huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán.

Về sử dụng vốn, các DN TACN chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần được tự chủ trong quản lý tài chính. Đặc biệt là các DN CBTACN có tính chất vốn tư nhân. Các DN phải tự lo vốn, được toàn quyền sử dụng vốn của DN để kinh doanh theo đúng đăng ký kinh doanh và theo pháp luật. Các DN phải tự tìm hiểu thị trường, tự cân đối đầu vào và đầu ra nhằm hạ thấp chi phí, tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao nhất.

Về phân phối thu nhập, DN CBTACN được toàn quyền phân chia lợi nhuận cho các thành viên hoặc chia cổ tức cho các cổ đông khi DN kinh doanh có lãi, nhưng phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đồng thời vẫn phải bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Về quản lý giám sát, việc huy động, sử dụng vốn và phân phối thu nhập của các DN CBTACN phải chịu sự giám sát của các chủ sở hữu vốn thông qua Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị (Hội đồng thành viên), Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Giám đốc… Việc quản lý giám sát việc sử dụng vốn sẽ được phân quyền cho các nhà quản trị cấp thấp hơn trong việc quản lý chi phí, doanh thu và các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc huy động, sử dụng và phân phối thu thập của các DN CBTACN như vậy đòi hỏi cần thiết sự quản lý chặt chẽ của các nhà quản trị nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả và đem lại thu nhập cao hơn cho chủ sở hữu vốn.

Cơ chế và chính sách quản lý có ảnh hưởng đến kế toán chi phí. Các DN CBTACN được chủ động trong việc huy động nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn và phân phối kết quả ….từ đó có ảnh hưởng đến nhu cầu về thông tin kế toán chi phí nhằm tăng cường quản trị chi phí. Yêu cầu thông tin kế toán chi phí cho quá trình ra quyết định là cần thiết khách quan. Nắm được chính sách quản lý và cơ chế tài


chính sẽ là cơ sở để đưa ra việc hoàn thiện kế toán chi phí phục vụ quản trị chi phí trong các DN CBTACN. Các DN CBTACN hoạt động với mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mục tiêu này chi phối đến các quyết định đầu tư vốn, tài trợ các nguồn lực và phân phối lợi nhuận. Các nhà quản trị được chủ động trong việc quyết định các mục tiêu dài hạn như đầu tư mở rộng hay thu hẹp sản xuất, trong các quyết định ngắn hạn như các quy định về định mức chi phí, dự toán chi phí, quyết định về việc sử dụng các nguồn lực, quyết định giá bán, …

Như vậy, cơ chế tài chính hiện tại của các DN CBTACN đòi hỏi cung cấp thông tin cho quá trình quản lý điều hành DN, đặc biệt là các công ty cổ phần có xu hướng tham gia thị trường chứng khoán, nhằm thu hút vốn đầu tư, tăng uy tín, tăng lợi thế cạnh tranh. Với sự tự chủ tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh có sự điều tiết của nhà nước, các DN CBTACN cần thiết có hệ thống thông tin kế toán nói chung và thông tin kế toán chi phí nói riêng nhằm cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định góp phần giảm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán chi phí cung cấp thông tin dự toán, thông tin thực hiện, đồng thời đánh giá, so sánh thông tin thực hiện và thông tin dự toán, xác định nguyên nhân và đưa ra những đề xuất góp phần cải thiện quá trình kinh doanh hiệu quả hơn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho chủ sở hữu vốn.

2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng trong các DN CBTACN

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của các DN CBTACN, bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng và toàn bộ hoạt động sản xuất TACN được tập trung tại nhà máy, nên tổ chức bộ máy kế toán được lựa chọn theo hình thức tập trung. Bộ máy kế toán được tổ chức theo từng phần hành kế toán và được phân công cho mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm về một hoặc một số phần hành cụ thể.

Theo kết quả điều tra, có 51 DN CBTACN, chiếm 98.1% áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, chỉ có 1 DN sử dụng hình thức phân tán, chiếm


Phó phòng kế toán

1.9%. Theo hình thức tập trung này, bộ máy kế toán được tổ chức tập trung tại phòng kế toán của DN (theo sơ đồ 2.3), thực hiện toàn bộ các công việc kế toán của DN từ tiếp nhận, kiểm tra xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán, kiểm tra kế toán, lập lập báo cáo tài chính, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế cho nhà quản trị DN.

Kế toán trưởng


Kế toán


Kế toán


Kế toán


KT theo


KT tiêu

NVL


tiền và


chi phí


dõi ĐT


thụ thành



thanh toán


và giá thành


XDCB

và TSCĐ


phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.

Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 14


Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán trong các DN CBTACN


Trong các DN CBTACN, đứng đầu phòng kế toán là kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về công tác kế toán của đơn vị. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kế toán theo đúng quy định của nhà nước và nội quy của DN, chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài DN, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN và đưa ra ý kiến tham mưu đề xuất các giải pháp nhằm giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của DN ngày càng phát triển. Dưới kế toán trưởng là phó phòng kế toán, thực hiện tổng hợp số liệu toàn DN và thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của kế toán trưởng. Dưới kế toán trưởng và phó phòng kế toán là các kế toán viên, thực hiện các phần hành kế toán cụ thể được giao.


Trong đó, phần hành kế toán chi phí cũng được thực hiện tại phòng kế toán của DN. Các nhân viên thống kê thực hiện thu thập thông tin ban đầu ở phân xưởng và các bộ phận, sau đó toàn bộ chứng từ được tập hợp ở phòng kế toán để thực hiện phân loại, tổng hợp, lên sổ sách và báo cáo kế toán

Qua điều tra, 100% các DN CBTACN được điều tra đã sử dụng phần mềm kế toán để hỗ trợ công tác kế toán được nhanh chóng và chính xác. Theo kết quả điều tra, có 44 DN (chiếm 84.6%) sử dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này có ưu điểm là quản lý được thường xuyên liên tục hoạt động nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho, giúp cho hoạt động giám sát hàng tồn kho được chặt chẽ và cung cấp thông tin kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên cũng cung cấp thông tin chi phí về nguyên vật liệu, chi phí giá vốn…nhanh chóng cho nhà quản trị. Tuy nhiên, cũng có 8 DN (chiếm 15.4%) sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán mà đến thời điểm cuối kỳ DN mới xác định được trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ, từ đó thông tin kế toán chi phí cung cấp cho việc xác định giá phí và giá vốn tiêu thụ thành phẩm cũng chỉ được cung cấp vào thời điểm cuối kỳ.

Việc tổ chức bộ máy kế toán như trên là phù hợp tình hình thực tế của các DN, đảm bảo công tác kế toán được thực hiện nhanh chóng, chính xác, cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác.

2.1.5. Quản trị chi phí trong các DN CBTACN.

Các DN CBTACN được tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Tổ chức hoạt động được chia theo chức năng, bao gồm bộ phận phân xưởng sản xuất, các phòng ban chức năng. Do đó, hệ thống quản lý chi phí cũng được tổ chức theo chức năng như trên. Bộ phận phân xưởng chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh tại phân xưởng, bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm về tình hình tiêu thụ sản lượng và doanh thu, các phòng ban phục vụ chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh của phòng ban, bộ phận giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí, doanh thu và lợi nhuận của toàn DN. Như vậy, bộ phận sản xuất và các bộ phận phục vụ như phòng kế toán, phòng vật tư…là các trung tâm chi phí, bộ phận bán hàng là trung tâm doanh thu, còn bộ phận ban giám đốc là trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.


Hệ thống thông tin chi phí chủ yếu do phòng kế toán cung cấp cho ban giám đốc. Các thông tin về tình hình mua và cung cấp NVL do phòng kế hoạch vật tư cung cấp, tình hình sản lượng tiêu thụ và doanh thu do phòng bán hàng cung cấp…. Việc phân tích số liệu được thực hiện bởi các bộ phận khác nhau. Đối với công ty RTD, việc phân tích số liệu về lợi nhuận chủ yếu do Tổng giám đốc thực hiện, kế toán trưởng và các bộ phận chức năng thực hiện cung cấp số liệu cho tổng giám đốc. Tổng giám đốc đưa ra yêu cầu các chỉ tiêu cụ thể về các nội dung thông tin xuống các phòng ban tập hợp thông tin, giám đốc sẽ làm việc riêng với các bộ phận. Ngoài ra, kế toán trưởng có thực hiện phân tích chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi nhằm mục đích xác định sản lượng hòa vốn, và sản lượng tiêu thụ cần thiết….Còn các DN nhỏ và vừa việc phân tích chi phí chỉ được thực hiện bởi giám đốc, như tại Công ty Vimark, mọi quyết định cũng như việc phân tích số liệu đều do giám đốc thực hiện. Tại công ty CP, thông tin KTQT được phòng kế toán cung cấp cho ban giám đốc để ra quyết định trên cơ sở các báo cáo KTQT đã được DN xây dựng sẵn và cung cấp các thông tin theo yêu cầu quản lý của ban giám đốc.

2.2. Thực trạng kế toán chi phí phục vụ quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi

Để đánh giá thực trạng kế toán chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, tác giả đã thực hiện phát phiếu điều tra (Phụ lục 2.1A: Phiếu điều tra). Phiếu điều tra được thực hiện trên 52 DN CBTACN thuộc các loại quy mô (Phụ lục 2.3B: Danh sách các DN tiến hành khảo sát thực tế). và tác giả tiến hành tổng hợp kết quả điều tra chung trên 52 DN ( Phụ lục 2.1C: Tổng hợp kết quả điều tra), tổng hợp kết quả điều tra theo quy mô DN (Phụ lục 2.1D: Tổng hợp kết quả điều tra theo quy mô DN). Cụ thể thực trạng công tác kế toán chi phí trong các DN CBTACN như sau:

2.2.1. Thực trạng phân loại chi phí

* Về phân loại chi phí theo mục đích, công dụng, theo số liệu khảo sát, 100% các DN CBTACN phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí, bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm và CP BH, CP QLDN. Chi phí sản xuất sản phẩm bao gồm các khoản mục: CP NVL TT , CP NC TT và CP SXC.

- CP NVL TT : bao gồm giá trị các loại NVL thô và NVL tinh, bán thành phẩm mua ngoài được sử dụng để sản xuất sản phẩm.


- CP NC TT: bao gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Trong DN CBTACN, công nhân trực tiếp là những người trực tiếp tham gia vào các khâu trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, từ khâu nạp nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng là khâu đóng bao và vận chuyển vào kho.

Trong 4 DN được tác giả phỏng vấn sâu, tại công ty RTD, CP NC TT chủ yếu là chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, chi phí tiền ăn và các khoản trích theo lương bao gồm 1% BHTN và 19% của bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp. Công ty RTD chưa trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí. Tại công ty CP và công ty Hoàng Linh, tỷ lệ trích cũng tương tự công ty RTD là 20% trên lương cơ bản. Công ty Vimark mới thực hiện trích BHXH và BHYT với tỷ lệ 19% trên tiền lương cơ bản tính vào chi phí và chưa trích bảo hiểm thất nghiệp.

- CP SXC: là toàn bộ các khoản chi phí sản xuất còn lại trừ CP NVL TT và CP NC TT. CP SXC bao gồm rất nhiều loại chi phí, bao gồm chi phí tiền điện, xăng dầu, chi phí khấu hao, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí sửa chữa thiết bị…

Riêng công ty cổ phần CP đã gộp CP NC TT vào CP SXC, nên chi phí sản xuất của công ty chỉ bao gồm CP NVL TT và CP SXC.

Chi phí ngoài sản xuất là CP BH, CP QLDN

- CP BH là các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm. CP BH tại các DN CBTACN chủ yếu là chi phí xăng dầu, công tác phí, chi phí bốc xếp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng…

- CP QLDN trong các DN CBTACN chủ yếu là công tác phí, chi phí tiếp khách, cước điện thoại, chi phí xăng xe, phí ngân hàng, chi phí khấu hao, tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý DN…

Như vậy, trong các DN CBTACN đều thực hiện phân loại chi phí theo mục đích và công dụng của chi phí. Cách phân loại này được thể hiện trong việc các DN tổ chức tập hợp chi phí trên các tài khoản chi phí sản xuất (TK 621, 622, 627) và tài khoản chi phí ngoài sản xuất (TK 641, 642). Việc phân loại chi phí như trên là phù


hợp với yêu cầu của KTTC và thuận lợi cho việc vận dụng các tài khoản kế toán để thực hiện công tác tập hợp chi phí và tính giá thành, xác định kết quả theo yêu cầu bắt buộc của KTTC. Đồng thời phù hợp cho việc kiểm soát chi phí theo từng khoản mục chi phí và công dụng của chi phí.

Theo phiếu điều tra, có 35/52 DN CBTACN (chiếm 67.3%) phân loại CP SXC theo yếu tố chi phí, và còn 17/52 DN (chiếm 32.7%) được khảo sát chưa thực hiện phân loại chi phí sản xuất chung theo yếu tố chi phí.

* Về phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí

Trong 4 DN được phỏng vấn sâu, chỉ có công ty RTD và công ty CP bước đầu có tiến hành tách CP SXC thành biến phí và định phí. Tại công ty RTD, các chi phí cố định bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương nhân viên quản lý, tiền lương hệ số của nhân viên bán hàng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, BHTN. Các công ty chưa trích kinh phí công đoàn. Hầu hết các chi phí như điện nước, dịch vụ mua ngoài, chi phí sửa chữa…đều được kế toán xác định là chi phí cố định, được ước lượng chi phí phát sinh cho một năm và chia cho số lượng sản phẩm sản xuất để tính ra chi phí cho một đơn vị sản phẩm sản xuất hoặc tiêu thụ. Thực tế thì những chi phí này là chi phí hỗn hợp vì nó không hoàn toàn cố định và cũng không hoàn toàn biến động theo sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Tại công ty RTD không xác định chi phí hỗn hợp… Tại công ty RTD thực hiện phân loại như vậy nhằm mục đích xác định giá thành theo biến phí để xác định điểm hòa vốn, xác định mức sản lượng cần tiêu thụ và mức sản lượng tiêu thụ giao cho nhân viên bán hàng…..Công việc này do kế toán trưởng đảm nhận, trên cơ sở các chi phí phát sinh kỳ trước và kế hoạch của kỳ này, kế toán trưởng tính ra phần chi phí cố định sẽ phát sinh trong kỳ, dự tính được chi phí biến đổi trong kỳ, từ đó tính ra được chi phí cho một kg sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.

Việc phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi cũng được thực hiện tại công ty CP. Kế toán tổng hợp thực hiện phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, tuy nhiên việc phân loại chi phí theo cách này mới chỉ được thực hiện đối với CP SXC và được thực hiện trên báo cáo CP SXC (Phụ lục 2.2: Báo cáo chi phí sản xuất của công ty CP)


Trong 52 DN được tiến hành khảo sát, chỉ có 18/52 DN, chiếm 34.6% DN được khảo sát thực hiện phân loại CP SXC theo biến phí và định chí. Đối với chi phí BH và chi phí QLDN, chỉ có 15/52 DN (chiếm 28.8%) thực hiện phân loại chi phí BH thành chi phí cố định và chi phí biến đổi và 14 DN (chiếm 26.9%) phân loại chi phí QLDN thành chi phí biến đổi và cố định. Cũng theo kết quả điều tra chỉ có 9/52 DN (chiếm 17.3%) thực hiện tách chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, với 2 DN sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu, 3 DN sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất và 4 DN sử dụng phương pháp hồi quy bội, còn phương pháp đồ thị phân tán thì không có DN nào áp dụng.

Nếu xem xét theo quy mô của các DN (Biểu đồ 2.1) cho thấy các DN có quy mô vừa và quy mô lớn có tỷ lệ danh nghiệp tách CP SXC, CP BH và CP QLDN thành chi phí cố định và chi phí biến đổi nhiều hơn các DN có quy mô nhỏ. Biểu đồ

2.3 có điểm đặc biệt trong DN có quy mô vừa có tỷ lệ DN tách các loại chi phí này cao hơn các DN có quy mô nhỏ và DN có quy mô lớn. Như đối với việc tách CP QLDN thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, có 7/38 DN có quy mô nhỏ (chiếm 18.4%), ¾ DN có quy mô vừa (chiếm 75%) và 4/10 DN có quy mô lớn (chiếm 40%) thực hiện tách CP QLDN thành chi phí cố định và chi phí biến đổi

80.00%

70.00%

60.00%


50.00%

40.00%

30.00%

Nho

Vư a Lơ n

20.00%

10.00%

0.00%

627

641

642

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ DN CBTACN theo quy mô tách chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022