Như vậy, việc phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, cùng các cách phân loại chi phí khác mặc dù có vai trò quan trọng đối với việc ứng xử với chi phí và ra quyết định quản lý, kiểm soát chi phí, nhưng phần lớn các DN CBTACN mới thực hiện phân loại chi phí theo yêu cầu của KTTC là phân loại chi phí theo công dụng của chi phí, còn cách cách phân loại chi phí khác phục vụ cho nhà quản trị ra quyết định thì chưa được các DN quan tâm.
2.2.2. Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
2.2.2.1 Thực trạng xây dựng định mức chi phí
Theo kết quả điều tra, các DN CBTACN đã bước đầu quan tâm đến việc xây dựng định mức chi phí, có đến 46/52 DN được khảo sát (chiếm 88.5%) đã tiến hành xây dựng định mức chi phí, chỉ có 6 DN là chưa tiến hành xây dựng định mức (11.5%). Các DN rất quan tâm đến việc xây dựng định mức CP NVLTT, có 44/52 DN đã tiến hành xây dựng định mức CP NVLTT. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất thức ăn chăn nuôi, việc sản xuất sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng theo tiêu chuẩn thức ăn chăn nuôi về độ đạm, độ béo, độ dinh dưỡng…của DN công bố và theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ví dụ, tại công ty RTD đã công bố tiêu chuẩn của sản phẩm có mã 552F- Đậm đặc cho lợn (tập ăn – xuất chuồng)
Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm 552F- Đậm đặc cho lợn (tập ăn – xuất chuồng) của công ty RTD
Phót pho tối thiểu | : | 1,4 % | ||
Protein thô tối thiểu | : 46 % | NaCl(tối thiểu - tối đa) | : | 1,5-2,5 % |
Xơ thô tối đa : | 6,0 % | Chất béo tổi thiểu | : | 2,5 % |
Ẩm tối đa : | 13,0 % | Lysin tối thiểu | : | 2,5 % |
Canxi(tối thiểu - tối đa): | 1,5 – 3,0 % | Methionin + xixtin tối thiểu: 1,5 % |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Vận Dụng Kế Toán Chi Phí Của Các Nước Châu Âu
- Hệ Thống Quản Lý, Cơ Chế Tài Chính Và Tổ Chức Công Tác Kế Toán Trong Các Dn Chế Biến Thức Ăn Chăn Nuôi
- Đặc Điểm Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Và Các Chính Sách Kế Toán Áp Dụng Trong Các Dn Cbtacn
- Tỷ Lệ Dn Cbtacn Theo Quy Mô Phân Bổ Chi Phí Sxc Ước Tính
- Thực Trạng Phân Tích Chi Phí Với Việc Ra Các Quyết Định Quản Trị Chi Phí
- Thực Trạng Phân Tích Thông Tin Thích Hợp Cho Quá Trình Ra Quyết Định Và Dự Báo Tương Lai
Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.
Định mức chi phí NVL được thể hiện trong bảng định mức nguyên liệu để sản xuất từng loại thức ăn do phòng kỹ thuật cung cấp. Tuy nhiên, định mức CP NVL TT mới chỉ được xây dựng là định mức về mặt lượng NVL cần thiết cho một kg
thành phẩm thức ăn. Đây là cơ sở để xác định khối lượng NVL xuất kho cho một mẻ sản phẩm nhất định bằng cách lấy định mức về lượng NVL nhân với số kg thành phẩm cần sản xuất. Định mức NVL về mặt lượng được thể hiện ở Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho NVL của các công ty CBTACN (Phụ lục 2.3: Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất vật tư- Công ty RTD, Phụ lục 2.4: Lệnh sản xuất kiêm phiếu xuất kho NVL- Công ty Vimark).
Đối với định mức CP NC TT và CP SXC, chi phí BH và chi phí QLDN cũng được các DN CBTACN bước đầu quan tâm với tỷ lệ định mức được xây dựng tương ứng là 21/52 DN (chiếm 40.4%), 19/52 DN (chiếm 36.5%), 28/52 DN (chiếm 53.8%) và 14/52 DN (chiếm 26.9%). Trong các định mức này, định mức CP BH là được quan tâm hơn cả với số lượng là 28/52 (chiếm 53.8%).
Nếu xem xét tình hình xây dựng định mức theo quy mô DN, 32/38 (chiếm 84.2%) DN có quy mô nhỏ, 100% DN có quy mô vừa và lớn có tiến hành xây dựng định mức chi phí, tỷ lệ xây dựng định mức như trên là cao. Như vậy, về đánh giá chung, các DN CBTACN đều đã quan tâm đến việc xây dựng định mức chi phí nhằm quản lý chi phí trong các DN, trong đó, vẫn có một số DN có quy mô nhỏ chưa thực hiện xây dựng định mức chi phí, và tất cả DN có quy mô vừa và lớn đều thực hiện xây dựng định mức chi phí, điều đó phản ánh các DN có quy mô sản xuất càng cao thì càng quan tâm đến việc xây dựng định mức chi phí trong DN.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại định mức, vì vậy số lượng các định mức được các DN xây dựng cũng khác nhau giữa các DN theo quy mô. Tình hình xây dựng các định mức chi phí trong các DN CBTACN theo quy mô được thể hiện ở biểu đồ 2.2. Theo đó, tỷ lệ xây dựng định mức chi phí trong các DN có quy mô vừa và quy mô lớn có tỷ lệ lớn hơn nhiều so với các DN nhỏ, DN có quy mô lớn có tỷ lệ xây dựng định mức chi phí lớn hơn DN có quy mô vừa. Các DN quy mô nhỏ dành sự quan tâm đến xây dựng định mức CP NVL TT và định mức bán hàng, còn các định mức còn lại chưa thực sự được các DN nhỏ quan tâm. Đối với các DN vừa và lớn, tỷ lệ xây dựng các định mức chi phí tương đối đồng đều, điều đó chứng tỏ các DN vừa và lớn đã có sự quan tâm đến công tác xây dựng
định mức chi phí. Thực trạng xây dựng định mức chi phí trong các DN CBTACN có mối liên hệ với quy mô của DN.
120.00%
100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
Nho Vư a
Lơ n
20.00%
0.00%
621
622
627
641
642
Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ DN CBTACN theo quy mô xây dựng định mức chi phí.
2.2.2.2. Thực trạng lập dự toán chi phí
Tại các DN tác giả tiến hành phỏng vấn sâu, như công ty cổ phần RTD, kế hoạch bán hàng được lập theo năm, được thống nhất tại cuộc họp đầu năm với sự kết hợp phòng kinh doanh, phòng kế toán và ban giám đốc. Sản lượng tiêu thụ một năm được chia cho các quý, trong quá trình thực hiện trong mỗi quý có thể có tháng cao tháng thấp nhưng phải đảm bảo trong quý đó phải thực hiện đủ kế hoạch. Nếu có thời điểm tình hình tiêu thụ không tốt, có thể tháng này không thực hiện được thì tháng sau sẽ ép doanh thu để đảm bảo kế hoạch bán hàng trong quý; nếu là do khó khăn chung của thị trường như có phát sinh dịch bệnh, thị trường biến động hoặc sự thay đổi của chế độ chính sách của nhà nước….thì để thúc đẩy tiêu thụ, DN có thể đưa ra một số chương trình như khuyến mại, giảm giá, để làm sao vẫn thực hiện được cam kết doanh thu, không ảnh hưởng đến dự toán doanh thu của quý. Phải luôn đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ bán hàng của từng quý thì mới thực hiện được nhiệm vụ của năm. Công ty RTD xác định kế hoạch sản lượng tiêu thụ cực kỳ
quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến những kế hoạch còn lại của DN như kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí, kế hoạch lợi nhuận,…. Như vậy, kế hoạch bán hàng của công ty RTD không được điều chỉnh trong năm. Kế hoạch bán hàng sẽ được chia thành các chi nhánh theo địa giới hành chính, mỗi chi nhánh có các giám đốc bán hàng phụ trách. Kế hoạch bán hàng lại được chi tiết cho từng loại thức ăn, thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp, căn cứ vào đó phòng kế hoạch chuẩn bị kế hoạch mua NVL trong nước hoặc kế hoạch nhập khẩu NVL để đảm bảo cho quá trình sản xuất. Từ đó dự tính được lượng tiền cần thiết cho hoạt động mua NVL, còn phân xưởng sản xuất lên kế hoạch để sản xuất sản phẩm.
Tại công ty CP, kế hoạch bán hàng được lập cho từng tháng trong năm. Dự toán được lập cho từng miền: miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Kế hoạch bán hàng được chia theo từng nhóm sản phẩm, trong từng nhóm lại chia thành từng loại sản phẩm cụ thể để xác định số lượng sản phẩm của từng loại sản phẩm cần tiêu thụ trong từng tháng (Phụ lục 2.5: Kế hoạch bán hàng Khu vực miền Bắc của công ty CP).
Trong các DN tác giả tiến hành khảo sát có 41/52 DN (chiếm 78.8%) đã tiến hành lập dự toán, và 100% các DN có lập dự toán đều đã lập dự toán bán hàng. Tuy nhiên, các dự toán còn lại như dự toán CP NVL TT , dự toán CP NC TT, dự toán CP SXC, dự toán CP BH, dự toán CP QLDN và dự toán giá vốn hàng bán thì tỷ lệ các DN lập dự toán vẫn còn thấp với tỷ lệ tương ứng là 21/51 DN (chiếm 40.4%), 17/52 DN (chiếm 32.7%), 17/52 DN (chiếm 32.7%), 18/52 DN (chiếm 34.6%), 16/52 DN (chiếm 30.8%) và 13/52 DN (chiếm 25%).
Về kỳ lập dự toán thì có 28/52 DN được khảo sát ( chiếm 53.8%) thực hiện lập dự toán theo năm và có 24/52 DN (chiếm 46.2%) định kỳ có tiến hành xem xét lại dự toán.
Như vậy, các công ty đã quan tâm đến việc lập dự toán, nhưng chỉ có dự toán bán hàng là được các DN quan tâm hơn cả vì dự toán bán hàng là cơ sở để lập các dự toán tiếp theo. Còn các loại dự toán còn lại, tỷ lệ lập dự toán còn thấp phản ánh nhiều DN chưa thực sự quan tâm đến việc lập dự toán làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, doanh thu.
Theo quy mô DN, có 27/38 DN (chiếm 71.1%) có quy mô nhỏ thực hiện xây dựng dự toán và 100% DN có quy mô vừa và lớn. Cụ thể, đối với từng loại dự toán, Biểu đồ 2.3 phản ánh tình hình xây dựng các loại dự toán theo quy mô của DN. Biểu đồ thể hiện DN có quy mô càng lớn thì tỷ lệ xây dựng dự toán chi phí càng cao. Tất cả các loại dự toán, DN có quy mô lớn tỷ lệ lập dự toán cao hơn DN có quy mô vừa, DN có quy mô vừa tỷ lệ lập dự toán cao hơn DN có quy mô nhỏ.
120.00%
100.00%
80.00%
60.00%
40.00%
20.00%
0.00%
Nho Vư a
Lơ n
DTBH 621 622 627 641 642 632
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ DN CBTACN theo quy mô xây dựng dự toán.
2.2.3. Thực trạng xác định chi phí cho đối tượng chịu phí
2.2.3.1. Thực trạng thu thập thông tin chi phí
Bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ sách phục vụ cho quá trình thu thập thông tin chi phí.
* Hệ thống chứng từ kế toán
- Đối với chứng từ chi phí NVL: các DN CBTACN xuất phát từ đặc thù sản xuất sản phẩm phải theo định mức về lượng NVL chặt chẽ, nên khi xuất NVL, căn cứ định mức NVL cho 1kg thành phẩm để tính là lượng NVL cho 1 mẻ sản phẩm. Các DN CBTACN đều sử dụng Phiếu xuất kho NVL hoặc Lệnh sản xuất có tác dụng như Phiếu xuất kho.
- Đối với chứng từ hạch toán CP NC TT là Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng kê khối lượng vận chuyển, Biên bản kiểm kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
- Đối với chứng từ hạch toán CP SXC, CP BH, CP QLDN, bao gồm rất nhiều chứng từ phù hợp với từng loại chi phí phát sinh: Bảng khấu hao TSCĐ, hóa đơn chứng từ phản ánh chi phí bằng tiền, phiếu xuất kho, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
* Hệ thống tài khoản kế toán chi phí
Trong 52 DN được điều tra, có 44/52 DN (chiếm 84.6%) sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, còn lại có 8 DN (chiếm 15.4%) sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kế toán hàng tồn kho khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tài khoản mà DN sử dụng để kế toán chi phí và tính giá thành.
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các DN sử dụng các tài khoản TK 621 “CP NVL TT ”, TK 622 “CP NC TT”, TK 627 “CP SXC”,
TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và TK 631 “Giá thành sản xuất” (nếu DN sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ). Để hạch toán CP BH và CP QLDN, kế toán sử dụng TK 641 “CP BH”, TK 642 “CP QLDN”.
Tại Công ty Cổ phần phát triển công nghệ nông thôn RTD (gọi tắt là công ty RTD) , Công ty cổ phần phát triển công nghệ chăn nuôi Vimark (gọi tắt là công ty Vimark), Công ty TNHH Hoàng Linh (gọi tắt là công ty Hoàng Linh), TK 621 được mở chi tiết cho từng mã sản phẩm, còn TK 622, TK 627 được tập hợp chung sau đó phân bổ cho sản phẩm theo tiêu thức thích hợp. Do đó, TK 622 không được mở chi tiết, còn TK 627 được mở chi tiết theo yếu tố chi phí theo hướng dẫn tài khoản chi tiết theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính, bao gồm :
TK 627.1: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 627.2: Chi phí vật liệu
TK 627.3: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 627.4: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 627.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 627.8: Chi phí khác bằng tiền
Tại Công ty cổ phần CP (gọi tắt là công ty CP), CP NVL TT được phản ánh vào TK 621, còn các chi phí sản xuất còn lại được phản ánh chung vào TK 627.
Trong các công ty được khảo sát sâu, TK 641, TK 642 được được mở chi tiết theo yếu tố chi phí theo hướng dẫn tài khoản chi tiết theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chính:
TK 641.1: Chi phí nhân viên
TK 641.2: Chi phí vật liệu, bao bì TK 641.3: Chi phí dụng cụ, đồ dùng TK 641.4: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 641.5. Chi phí bảo hành
TK 641.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 641.8: Chi phí bằng tiền khác
TK 642.1: Chi phí nhân viên quản lý TK 642.2: Chi phí vật liệu quản lý TK 642.3: Chi phí đồ dùng văn phòng TK 642.4: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 642.5. Thuế, phí, lệ phí
TK 642.6. Chi phí dự phòng
TK 642.7: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 642.8: Chi phí bằng tiền khác
Riêng tại công ty cổ phần CP, CP SXC được mở chi tiết theo nhiều yếu tố chi phí bao gồm 130 yếu tố chi phí (Phụ lục 2.6: Hệ thống tài khoản chi tiết của TK 627 – công ty CP). TK 641, 642 tương tự cũng được mở chi tiết theo rất nhiều yếu tố chi phí tương tự TK 627.
Trong các DN CBTACN đều xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm và các DN đều đã sử dụng phần mềm kế toán nên mỗi loại sản phẩm đều được đặt mã số để phục vụ công tác tập hợp chi phí, tính giá thành và quản lý hàng tồn kho. Và tương ứng như vậy, các TK 621, TK 154, TK 155 cũng được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Ví dụ:
Tại công ty RTD có Mã AB52: Cám siêu đậm đặc lợn thịt Tương ứng có:
- TK 621-AB52: CP NVL TT -Cám siêu đậm đặc lợn thịt
- TK 154-AB52: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang-cám siêu đậm đặc lợn thịt
- TK 155-AB52: Thành phẩm Cám siêu đậm đặc lợn thịt
Tại công ty C.P: sản phẩm có mã 567S là thức ăn hỗn hợp heo nuôi con
- TK 621-567S: CP NVL TT của sản phẩm thức ăn hỗn hợp heo nuôi con
- TK 155-567S-Thành phẩm thức ăn hỗn hợp heo nuôi con
Tại công ty công ty Vimark, công ty Hoàng Linh cũng được tổ chức hệ thống tài khoản và sổ kế toán tương tự công ty RTD.
* Về hệ thống sổ kế toán: Tùy từng hình thức kế toán mà DN sử dụng, tùy phương pháp tập hợp chi phí, mỗi DN đều có hệ thống sổ chi tiết và sổ tổng hợp để ghi nhận chi phí.
Công ty RTD sử dụng hình thức nhật ký chung và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, CP NVL TT được tập hợp trực tiếp cho từng mã sản phẩm, CP NC TT và CP SXC, CP BH, CP QLDN thì tập hợp chung cho toàn phân xưởng hoặc DN. Chính vì vậy, công ty RTD có một hệ thống các sổ chi tiết của TK 621 chi tiết cho các mã sản phẩm và có một sổ tổng hợp (sổ cái) của TK 621. TK 154 và TK 155 cũng tương tự TK 621. Nhưng công ty có sổ tổng hợp cho TK 622, 627, 641, 642 và có các sổ chi tiết cho các TK 627, 641, 642 được chi tiết theo yếu tố chi phí.
Đối với công ty CP sử dụng hình thức nhật ký chung, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên hệ thống sổ tập hợp chi phí và tính giá thành bao gồm sổ cái TK 611, 631, 154, 621, 627. Trong đó sổ TK 631, 154, 621 được chi tiết theo từng loại sản phẩm, sổ tài khoản 627 được mở theo yếu tố chi phí theo yêu cầu quản lý của DN. Đối với công ty Vimark sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ nên cũng có hệ thống sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết tương ứng với các tài khoản tổng hợp. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của công ty Vimark được mở tương tự công ty RTD. Đối với công ty Hoàng Linh hệ thống sổ kế toán được mở tương tự công ty RTD.
2.2.3.2. Thực trạng xác định chi phí cho đối tượng chịu phí trong các DN CBTACN
* Thực trạng xác định chi phí sản xuất trong các DN CBTACN
Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành
Các DN CBTACN đều sử dụng phương pháp xác định chi phí theo chi phí thực tế phát sinh và tính giá thành theo chi phí đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu của KTTC. Để tính được giá thành sản phẩm cần xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.