Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 7


bộ các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC, trong đó bao gồm cả CP SXC cố định và biến đổi. Việc hạch toán theo chi phí toàn bộ có tác dụng cung cấp thông tin giá thành và giá vốn theo yêu cầu của KTTC, đồng thời, thông tin giá thành theo chi phí toàn bộ còn được sử dụng trong việc định giá bán sản phẩm trong dài hạn vì về mặt dài hạn DN cần thu hồi toàn bộ các chi phí DN bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, nếu sử dụng chi phí toàn bộ để ra quyết định trong trường hợp ngừng sản xuất hoặc nhận thêm đơn đặt hàng đặc biệt thì có thể dẫn đến các quyết định sai lầm.

Việc vận dụng phương pháp toàn bộ có ý nghĩa cả đối với KTTC và KTQT. Đối với KTTC, việc tính giá phí theo phương pháp toàn bộ phục vụ đắc lực cho việc xác định giá thành sản xuất phục vụ cho việc lập Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Đối với KTQT, giá phí toàn bộ có tác dụng trong việc xác định giá bán sản phẩm, đánh giá hiệu quả bộ phận và kiểm soát chi phí theo từng trung tâm chi phí và ra quyết định.

* Phương pháp xác định chi phí theo phương pháp trực tiếp (phương pháp trực tiếp)

Theo phương pháp này chỉ những chi phí sản xuất biến đổi mới được tính vào chi phí sản xuất. Như vậy, chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC biến đổi được tính vào giá thành sản phẩm. Một phần CP SXC còn lại là CP SXC cố định được coi như một loại chi phí thời kỳ và được tính như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tức là không được tính vào chi phí sản phẩm mà tính vào chi phí thời kỳ và được sử dụng để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngay trong kỳ.

Như vậy, trong cả 2 phương pháp thì chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (cố định và biến đổi) đều được coi là chi phí thời kỳ. Tuy nhiên, giá thành của hai phương pháp này bị lệch nhau phần CP SXC biến đổi, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN nếu tính theo hai phương pháp khác nhau. Nếu số lượng sản xuất


trùng khớp với số lượng tiêu thụ (lượng hàng tồn kho không đổi), thì lợi nhuận của 2 phương pháp tập hợp chi phí là như nhau. Vì theo phương pháp toàn bộ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC được tính vào giá thành sản phẩm và thành phẩm sản xuất xong tiêu thụ hết thì các chi phí này được kết chuyển thành chi phí giá vốn hàng bán. Theo phương pháp trực tiếp thì chỉ có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC biến đổi được tính vào giá thành sản phẩm, còn CP SXC cố định được tính ngay vào chi phí để xác định kết quả trong kỳ. Tuy nhiên, do số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ nên toàn bộ chi phí sản phẩm đều được kết chuyển sang giá vốn hàng bán. Như vậy, nếu sản phẩm sản xuất ra bao nhiêu được tiêu thụ hết bấy nhiêu thì lợi nhuận của 2 phương pháp là như nhau.

Tuy nhiên, nếu số lượng sản phẩm sản xuất khác với số lượng sản phẩm tiêu thụ thì lợi nhuận giữa hai phương pháp xác định chi phí là khác nhau vì cách tính CP SXC cố định vào chi phí của hai phương pháp là khác nhau. Nếu số lượng sản xuất lớn hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ (lượng hàng tồn kho tăng) thì lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp sẽ nhỏ hơn lợi nhuận theo phương pháp toàn bộ vì theo phương pháp trực tiếp, toàn bộ CP SXC cố định được tính vào chi phí thời kỳ của kỳ phát sinh, làm chi phí tăng và lợi nhuận giảm; còn phương pháp toàn bộ có lợi nhuận cao hơn vì một phần CP SXC cố định đang được tính trong hàng tồn kho chưa tiêu thụ, làm cho giá trị tài sản tăng lên mà không ảnh hưởng đến chi phí của kỳ phát sinh, vì vậy là lợi nhuận sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu số lượng sản xuất nhỏ hơn số lượng sản phẩm tiêu thụ (hàng tồn kho giảm) thì lợi nhuận theo phương pháp toàn bộ sẽ nhỏ hơn lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp, vì trong giá vốn của hàng tiêu thụ theo phương pháp toàn bộ sẽ có cả CP SXC cố định kỳ trước chuyển sang nằm trong thành phẩm tồn kho đầu kỳ được tiêu thụ ở kỳ này, còn theo phương pháp trực tiếp thì trong giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ được tiêu thụ trong kỳ này chỉ bao gồm các chi phí sản xuất biến đổi.

Như vậy, lợi nhuận theo phương pháp toàn bộ chỉ bị ảnh hưởng bởi mức độ tiêu thụ, không bị ảnh hưởng bởi mức độ sản xuất, vì sản xuất nhiều hay ít mà chưa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 361 trang tài liệu này.


tiêu thụ thì chỉ ảnh hưởng đến giá trị hàng tồn kho. Ngược lại, phương pháp trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi cả mức độ sản xuất và mức độ tiêu thụ vì có CP SXC cố định được tính như chi phí thời kỳ. Như vậy, hai phương pháp cho ra hai kết quả khác nhau, nhưng hai phương pháp này không loại trừ nhau và được sử dụng cho những mục đích nhất định. Đối với phương pháp toàn bộ vì giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các chi phí sản xuất để tạo ra được sản phẩm đó, mà về nguyên tắc thì doanh nghiệp cần xác định giá bán để bù đắp được tất cả các chi phí và có lợi nhuận, nên về dài hạn thì giá thành theo phương pháp chi phí toàn bộ sẽ được sử dụng để xác định giá bán sản phẩm. Ngược lại, phương pháp trực tiếp được sử dụng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ sẽ đúng đắn hơn, vì chi phí cố định là chi phí phát sinh không biến đổi theo mức độ hoạt động vì vậy nó nên được ứng xử như chi phí thời kỳ, dù mức độ hoạt động bằng không thì chi phí cố định vẫn phát sinh. Do đó, doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ phải bù đắp được toàn bộ chi phí cố định, trong đó có CP SXC cố định, vì vậy báo cáo kết quả được lập theo phương pháp trực tiếp sẽ phản ánh đúng đắn hơn kết quả của DN. Ngoài ra, phương pháp trực tiếp còn phục vụ cho quá trình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, để ra các quyết định trong các trường hợp đặc biệt như có nên chấp nhận một đơn đặt hàng đặc biệt, tiếp tục hay ngừng sản xuất …

Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi - 7

Phương pháp trực tiếp và phương pháp toàn bộ khác nhau ở CP SXC cố định. Do vậy, lợi nhuận của hai phương pháp khác nhau và có thể điều chỉnh lợi nhuận của hai phương pháp về giống nhau. Nếu điều chỉnh lợi nhuận ròng từ phương pháp trực tiếp về lợi nhuận ròng của phương pháp toàn bộ, lấy lợi nhuận ròng của phương pháp trực tiếp cộng thêm CP SXC cố định phát sinh trong kỳ nằm trong thành phẩm tồn kho cuối kỳ, trừ đi CP SXC cố định nằm trong thành phẩm của kỳ trước chuyển sang kỳ này mà được tiêu thụ ở kỳ này.

Mỗi một phương pháp có ưu nhược điểm riêng, được sử dụng cho những mục đích nhất định. Đối với phương pháp toàn bộ thường được sử dụng để xác định giá bán trong dài hạn và được sử dụng trong hầu hết các báo cáo tài chính ra bên ngoài vì xác định chi phí theo phương pháp toàn bộ để tính giá thành sản phẩm và


lập báo cáo tài chính là bắt buộc. Tuy nhiên, phương pháp toàn bộ lại không phải là một cơ sở tốt cho việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí; mối quan hệ chi phí – khối lượng- lợi nhuận bị bỏ qua; và phương pháp này không có nhiều tác dụng trong việc sử dụng thông tin cho quá trình ra quyết định. Phương pháp trực tiếp có rất nhiều ưu điểm trong việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh: dữ liệu được cung cấp bởi phương pháp này là các dữ liệu cần thiết cho việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, và theo phương pháp này, lợi nhuận trong một kỳ của DN không bị thay đổi theo sự thay đổi của hàng tồn kho mà thay đổi theo sự thay đổi của giá bán và biến phí, lợi nhuận thay đổi cùng hướng với giá bán và biến phí đơn vị; giá thành theo chi phí biến đổi phù hợp hơn với quan điểm của nhà quản lý cho rằng chi phí đơn vị sản phẩm là chi phí cố định; còn chi phí cố định của DN được tiếp cận trên cơ sở phương pháp lãi góp, chi phí cố định được ứng xử như chi phí thời kỳ và ứng xử là một số tổng cộng, do đó DN cũng có thể dễ dàng hơn trong việc ước tính lợi nhuận của các sản phẩm, khách hàng, chi nhánh; đồng thời, phương pháp chi phí biến đổi cũng là cơ sở để lập dự toán ngân sách, đặc biệt là việc lập ngân sách linh hoạt và dự đoán dòng tiền của DN. Ngoài ra, xác định giá phí theo phương pháp chi phí toàn bộ hay chi phí biến đổi còn là cơ sở để DN xác định giá bán sản phẩm theo hai phương pháp là định giá bán theo chi chi phí nền là chi phí biến đổi và chi phí nền là chi phí toàn bộ. Như vậy, phương pháp chi phí biến đổi có nhiều tác dụng phục vụ quá trình ra quyết định và quản lý chi phí trong DN.

Trong các phương pháp xác định chi phí theo truyền thống, nếu căn cứ vào nguồn số liệu của chi phí để tập hợp thì có thể được tính theo phương pháp chi phí thực tế, theo phương pháp chi phí thông thường hoặc phương pháp chi phí tiêu chuẩn.

Phương pháp chi phí thực tế

Theo phương pháp này, chi phí của sản phẩm sản xuất bao gồm toàn bộ các chi phí đã thực sự phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm, bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC. Theo phương


pháp này chỉ khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và CP SXC thực tế phát sinh mới được tập hợp vào các tài khoản phản ánh chi phí. Trong đó các chi phí trực tiếp -như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp- thì được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, còn CP SXC thì thông thường sẽ được tập hợp và cuối kỳ phân bổ các các đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức phân bổ phù hợp với từng doanh nghiệp.

Như vậy, theo phương pháp này, các chi phí tính cho đối tượng chịu chi phí là những chi phí thực tế đã phát sinh, như CP NVL TT, CP NC TT có thể xác định ngay tại thời điểm phát sinh, nhưng CP SXC thì phải đến cuối kỳ mới tính và phân bổ được cho từng loại sản phẩm, dịch vụ, điều đó có nghĩa là đến cuối kỳ DN mới có được thông tin về giá thành sản phẩm, việc đó sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng thông tin giá thành cho việc ra các quyết định kinh doanh trong kỳ vì không đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán, vì vậy cần vận dụng các phương pháp khác để thông tin đem lại hiệu quả cao cho quá trình ra quyết định. Để khắc phục nhược điểm này có thể sử dụng phương pháp chi phí thông thường.

Phương pháp chi phí thông thường

Theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo chi phí thực tế phát sinh. Còn CP SXC được DN tiến hành phân bổ theo chi phí sản xuất chung ước tính.

CP SXC sẽ được phân bổ cho các sản phẩm theo tiêu thức phân bổ được lựa chọn. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ sẽ quyết định CP SXC có được phân bổ cho các sản phẩm chính xác hay không, nên vậy tiêu thức phân bổ CP SXC phải có liên quan đến sản phẩm dịch vụ được sản xuất. Tiêu thức phân bổ được lựa chọn có thể là giờ công lao động trực tiếp, số giờ máy hoạt động, số lượng sản phẩm sản xuất….

Tại thời điểm trước khi đi vào sản xuất, kế toán sẽ tính tổng CP SXC ước tính cho cả kỳ và xác định tổng số lượng tiêu thức phân bổ ước tính, từ đó tính được tỷ lệ CP SXC ước tính (công thức 1.7). Trong kỳ, kế toán tiến hành phân bổ CP SXC ước tính cho sản phẩm, dịch vụ, đơn hàng cụ thể (công thức 1.8).


Tỷ lệ chi phí sản xuất chung ước tính

Tổng chi phí sản xuất chung ước tính cho cả kỳ

=

Tổng số lượng tiêu thức phân bổ ước tính


(1.7)

Chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ cho sản phẩm, dịch vụ, đơn hàng cụ thể


Tỷ lệ chi phí sản

= xuất chung ước tính

Số lượng tiêu thức phân

x bổ thực tế của sản phẩm, dịch vụ, đơn hàng


(1.8)


Việc phân bổ trước CP SXC theo ước tính có thế giúp DN tính được giá thành sản phẩm hoặc đơn hàng nhanh chóng mà không cần chờ đến cuối kỳ để tập hợp CP SXC thực tế vì CP SXC là chi phí bao gồm nhiều yếu tố chi phí, phát sinh rải rác trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, phân bổ chi phí sản xuất chung ước tính giúp cho việc xác định giá thành sản phẩm sẽ đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần nhân tiêu thức phân bổ thực tế với tỷ lệ CP SXC ước tính là đã có thể tính được CP SXC cho sản phẩm hoặc đơn hàng. Đặc biệt có tác dụng đối với các DN có CP SXC phát sinh mang tính chất thời vụ, không đồng đều nhau giữa các kỳ, dẫn đến CP SXC sẽ được tính vào giá thành sản phẩm khác nhau, thì việc phân bổ CP SXC dự tính giúp cho giá thành sản phẩm đồng đều. Khi xác định giá bán hoặc các quyết định kinh doanh chỉ dựa trên CP SXC của một kỳ phát sinh không đồng đều có thể dẫn đến quyết định sai lầm. Vấn đề quan trọng là việc làm sao lựa chọn được tiêu thức phân bổ CP SXC để CP SXC được tính vào giá thành theo đúng thực tế đóng góp. Một tiêu thức được lựa chọn phải là tiêu thức phân bổ làm phát sinh CP SXC. Tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp hay tiêu thức số giờ công trực tiếp thường được sử dụng trong nhiều doanh nghiệp. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải đảm bảo tiêu thức được lựa chọn có môi liên hệ với chi phí cần phân bổ, tiêu thức phân bổ phải là nhân tố tạo nên sự thay đổi chi phí sản xuất chung, là yếu tố, hoạt động làm phát sinh chi phí. Tùy từng điều kiện của doanh nghiệp mà xem xét nên lựa chọn tiêu thức cho phù hợp, ví như tiêu thức số giờ công lao động trực tiếp có thể phù hợp với nhiều doanh nghiệp nhưng sẽ không phù hợp với doanh nghiệp mà có nhiều loại sản phẩm, có loại sử dụng nhiều nhân công, có loại sử dụng nhiều


máy móc tự động, nếu sử dụng tiêu thức giờ công thì CP SXC –trong đó có chi phí khấu hao- lại được phân bổ cho sản phẩm sử dụng nhiều nhân công và sử dụng ít máy móc thiết bị, mà thực tế là phải phân bổ ngược lại, từ đó giá thành của hai sản phẩm sẽ không chính xác, ảnh hưởng đến việc quyết định giá bán hay các quyết định kinh doanh cụ thể khác.

Như vậy, tỷ lệ phân bổ CP SXC được xác định trước tại thời điểm đầu kỳ (thường là đầu năm) dựa trên các ước tính, và trong kỳ khi phân bổ CP SXC thì dựa trên tỷ lệ phân bổ CP SXC ước tính và số lượng tiêu thức phân bổ dự tính. Số phân bổ ước tính được phản ánh bên Có TK CP SXC. Còn CP SXC thực tế phát sinh trong kỳ vẫn được tập hợp bên Nợ TK CP SXC. Do vậy, đến thời điểm cuối kỳ thường phát sinh chênh lệch giữa CP SXC thực tế phát sinh và CP SXC đã phân bổ theo ước tính và cần thiết cuối kỳ kế toán phải thực hiện công việc xử lý khoản chênh lệch này. Số chênh lệch giữa CP SXC thực tế và chi phí sản xuất chung đã phân bổ trong kỳ sẽ được xử lý như sau: Nếu chệch lệch nhỏ: phân bổ chênh lệch vào tài khoản giá vốn hàng bán. Nếu chênh lệch lớn và doanh nghiệp muốn sự chính xác cao hơn thì: phân bổ chênh lệch vào tài khoản sản phẩm dở dang, tài khoản thành phẩm, tài khoản giá vốn hàng bán.

Theo tác giả, phân bổ chênh lệch vào tài khoản sản phẩm dở dang, tài khoản thành phẩm, tài khoản giá vốn hàng bán sẽ chính xác hơn tuy nhiên tính chất thông tin của KTQT là cần sự phù hợp hơn là sự chính xác, vì vậy, tùy vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ đối với quy mô chi phí của DN để lựa chọn phương pháp xử lý số chênh lệch giữa CP SXC thực tế và chi phí sản xuất chung đã phân bổ trong kỳ cho phù hợp. Việc sử dụng một tiêu thức phân bổ như trên để phân bổ CP SXC ước tính được gọi là tỷ lệ phân bổ chi phí chung toàn DN, tuy nhiên, mỗi bộ phận, mỗi phân xưởng có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ riêng và có thể khác nhau. Và cần chú ý rằng cũng cần phân bổ CP SXC cho sản phẩm dở dang cuối kỳ để đánh giá sản phẩm dở dang hợp lý.

Phương pháp chi phí tiêu chuẩn

Chi phí tiêu chuẩn là cách gọi khác đối với chi phí định mức. Chi phí tiêu


chuẩn là chính là chi phí dự toán cho một đơn vị sản phẩm. Trong kế toán quản trị, thì tiêu chuẩn là số lượng và chi phí của yếu tố đầu vào dùng để sản xuất sản xuất một đơn vị sản phẩm, như tiêu chuẩn về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp… Mỗi tiêu chuẩn bao gồm tiêu chuẩn về lượng và tiêu chuẩn về giá. Tiêu chuẩn về lượng phản ánh số lượng nguyên vật liệu, số lượng công, số lượng chi phí sản xuất chung… để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Tiêu chuẩn về giá phản ánh chi phí cho 1 đơn vị nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công cho một giờ công lao động. Tiêu chuẩn sẽ được so sánh với thực tế thực hiện để tìm ra sự khác biệt, từ đó tìm ra những nguyên nhân và giải quyết chúng nhằm cải thiện hoạt động hiệu quả hơn cho kỳ tiếp theo. Sử dụng chi phí tiêu chuẩn có hai lợi ích cơ bản:

+ Dùng để so sánh với thông tin thực hiện để đưa ra các biện pháp cải thiện quá trình sản xuất.

+ Giúp đề ra mục tiêu phấn đấu để đạt hoặc vượt hơn mục tiêu.

Đây còn gọi là phương pháp quản lý bằng ngoại lệ (management by exception). Quản lý ngoại lệ là một hệ thống quản lý tiêu chuẩn được thiết lập cho các hoạt động kinh doanh, với kết quả thực tế sau đó so sánh với các tiêu chuẩn này. Bất kỳ sự khác biệt được coi là quan trọng được đưa đến sự chú ý của người quản lý là “trường hợp ngoại lệ”. Nói cách khác, quản lý ngoại lệ là quá trình phát hiện và loại bỏ sự khác biệt. Có nhiều sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn, nhưng chỉ những sự khác biệt nào được coi là quan trọng mới được đưa đến sự chú ý của nhà quản lý để phân tích và xác định nguyên nhân khắc phục. Như vậy, không phải là bất kỳ sự sai khác nào cũng dẫn đến sự quản lý, mà chỉ những sự sai khác quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh mới được các nhà quản lý hướng sự chú ý để phân tích, xác định nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục cho kỳ thực hiện tiếp theo. Sự sai khác giữa chi phí thực tế và chi phí tiêu chuẩn được gọi là sự chênh lệch và nhà quản trị cần phân tích sự chênh lệch để tìm ra nguyên nhân làm phát sinh chênh lệch, dù đó là chênh lệch tốt hay chênh lệch bất lợi. DN cần luôn ứng xử với sự sai khác là một cơ hội để cải thiện quy trình kinh doanh hơn là đưa ra các biện pháp trừng phạt vì sự sai khác đó.

Xem tất cả 361 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí