Quy Trình Thanh Toán Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ


Người Bán

gửi hàng

Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ cũng giống như nhờ thu phiếu trơn, chỉ khác ở khâu (1) là lập một bộ chứng từ nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Bộ chứng từ gồm có hối phiếu và các chứng từ gửi hàng kèm theo, ở khâu (3) là ngân hàng đại lý chỉ trao chứng từ gửi hàng cho người mua nếu như người mua trả tiền hay chấp nhận trả tiền hối phiếu.

Tuỳ theo thời hạn trả tiền, ta chia phương thức này thành hai loại:

Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ( Documents Against Payment - D/P):

Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.

Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents Against Acceptance - D/A): Áp dụng trong trường hợp nhờ thu trả sau.

So với hình thức nhờ thu phiếu trơn, phương thức D/A và D/P đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ. Tuy nhiên, hai phương thức này còn có những hạn chế như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, người mua gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc không đúng trong hợp đồng. Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng vào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu hết tất cả chi phí chuyên chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển .

Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P vì khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó trong khi đã nhận hàng. Thời gian thanh toán bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thời gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩu đến ngân hàng bên nhập khẩu nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thu được tiền còn người nhập khẩu thì có lợi hơn.

Hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch – Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - 3

Tóm lại, với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các chứng từ hàng hoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn phương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn và chi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Do vậy, phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy.

c. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở


thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Một công cụ vô cùng quan trọng không thể thiếu được trong phương thức tín dụng chứng từ là thư tín dụng, nếu không mở được thư tín dụng thì phương thức thanh toán này cũng không được xác lập.

Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngân hàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho ngân hàng ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) một L/C cho người hưởng (người xuất khẩu), cam kết sẽ thanh toán một số tiền nhất định trong phạm vi thời hạn quy định, với điều kiện người hưởng phải xuất trình đầy đủ các chứng từ phù hợp với những nội dung, điều kiện quy định như trong Thư tín dụng.

Trên đây là những nội dung cơ bản về các phương thức thanh toán quốc tế hiện nay. Việc lựa chọn phương thức thanh toán nào là do hai bên xuất nhập khẩu quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai phía. Tuy nhiên, phương thức tín dụng chứng từ vẫn chiếm ưu thế, là một phương thức thanh toán chủ yếu. Điều này sẽ được khẳng định khi đi sâu nghiên cứu về phương thức này ở phần tiếp theo.

1.2 TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - PHƯƠNG THỨC CHỦ YẾU TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1 Cơ sở hình thành thư tín dụng

Ngày nay, việc mở rộng nền kinh tế và đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thương phát triển tại các quốc gia. Hoạt động ngoại thương ngày càng phát triển xóa bỏ dần hàng rào buôn bán giữa các quốc gia. Các giao dịch thương mại không chỉ diễn ra


giữa những khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao. Trong khi người bán luôn ngần ngại khi chuyển giao hàng hóa của họ trước khi nhận được tiền, còn người mua lại muốn nắm được hàng hóa trước khi trả tiền thì phương thức nhờ thu và chuyển tiền rõ ràng đã bộc lộ những hạn chế của nó. Vì rất khó có thể làm cho việc trao đổi tiền và hàng được tiến hành đồng thời nên trên thực tế các bên thường thỏa thuận với nhau một biện pháp thỏa hiệp: trả tiền khi giao hàng tượng trưng, tức là giao chứng từ chuyển quyền sở hữu hay quyền kiểm soát hàng hóa. Trên cơ sở đó phương thức tín dụng chứng từ ra đời và nhanh chóng trở thành phương thức được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong thanh toán xuất nhập khẩu. Trong phương thức này, các ngân hàng không chỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ mà được yêu cầu tham gia bằng cách cam kết chắc chắn sẽ trả tiền cho người bán khi họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung của thư tín dụng.

Các bên tham gia cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hoá hoặc là người mua ủy thác cho một người khác.

- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định.

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

1.2.2 Các hình thức thư tín dụng chủ yếu

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có ưu việt hơn hẳn những phương thức thanh toán quốc tế khác. Tuy vậy, hiệu quả của phương thức này sẽ được thể hiện đầy đủ hơn khi ta biết lựa chọn loại Thư tín dụng phù hợp với yêu


cầu của từng tình huống cụ thể trong mối quan hệ thương mại quốc tế nảy sinh giữa các bên.

Theo quy ước quốc tế, Thư tín dụng bao gồm nhiều loại. Có thể phân biệt chúng dưới các giác độ khác nhau dưới đây:

Căn cứ vào tính chất: có các loại Thư tín dụng sau:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): là thư tín dụng mà sau khi L/C được mở thì người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi L/C.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại Thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở Thư tín dụng sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người hưởng Thư tín dụng . Để đảm bảo được tính chất và tác dụng của Thư tín dụng , ngày nay hầu hết Thư tín dụng được mở theo hình thức không huỷ ngang.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Irrevocable confirmed L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang được một ngân hàng thứ ba đứng ra đảm bảo thanh toán bên cạnh ngân hàng phát hành Thư tín dụng. Loại Thư tín dụng này thường được dùng khi hai bên mua-bán chưa có quan hệ tín nhiệm nhau, người bán chưa tin tưởng vào uy tín của người mua cũng như chưa tin tưởng vào uy tín của ngân hàng phát hanh.

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng (irrevocable transferable L/C): là loại Thư tín dụng không huỷ ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở Thư tín dụng hay ngân hàng chuyển nhượng Thư tín dụng do ngân hàng mở Thư tín dụng uỷ quyền chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện Thư tín dụng cho một hay nhiều người khác. Thư tín dụng chỉ được phép chuyển


nhượng một lần. Thư tín dụng chuyển nhượng thường được sử dụng trong mua bán hàng hoá tay ba, khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý của người bán cuối cùng. Tuy nhiên loại Thư tín dụng này cũng ít được sử dụng vì chứa đựng nhiều rủi ro cho người mở Thư tín dụng cũng như người được chuyển nhượng do không có sự hiểu biết lẫn nhau.

Căn cứ vào thời hạn thanh toán:

- Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): là loại Thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ thị thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán.

- Thư tín dụng trả chậm (Deferred payment L/C): loại Thư tín dụng này quy định việc thanh toán sẽ được tiến hành vào một thời điểm xác định trong tương lai. Khi chỉ định một ngân hàng thanh toán trả chậm, ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán bộ chứng từ được xuất trình phù hợp với quy định trong Thư tín dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai đã nêu trong Thư tín dụng. Đồng thời, ngân hàng phát hành cũng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán đúng thời hạn.

Một số hình thức Thư tín dụng đặc biệt.

- Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C): là loại Thư tín dụng do người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở một Thư tín dụng khác cho người khác hưởng căn cứ vào một Thư tín dụng đã được mở trước đó làm đảm bảo. Nội dung của hai Thư tín dụng là gần giống nhau, tuy nhiên nó lại hoàn toàn độc lập với nhau. Nghiệp vụ Thư tín dụng giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác các điều kiện của Thư tín dụng gốc và Thư tín dụng giáp lưng. Loại Thư tín dụng này thường được sử


dụng trong mua bán hàng hoá qua trung gian, khi người bán cuối cùng hoặc người mua không chấp nhận một Thư tín dụng chuyển nhượng.

- Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang chỉ có hiệu lực khi có một Thư tín dụng đối ứng với nó cũng được mở. Loại Thư tín dụng thường được sử dụng khi hai bên mua bán có quan hệ mua bán hàng đổi hàng hoặc gia công hàng hoá.

- Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C): là loại Thư tín dụng không thể huỷ ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị được thực hiện hoàn tất. Thư tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên theo định kỳ.

- Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red clause L/C): là loại Thư tín dụng có điều khoản đặc biệt, trong đó người hưởng Thư tín dụng thông qua ngân hàng phát hành đồng ý ứng trước một số tiền nhất định cho người hưởng trước khi họ xuất trình đầy đủ chứng từ hợp lệ theo đúng thời gian quy định. Loại Thư tín dụng này thường được sử dụng trong quan hệ mua bán giữa công ty mẹ-con, tài trợ cho người bán để chuẩn bị hàng hoá.

- Thư tín dụng dự phòng (Standby L/C) là loại Thư tín dụng do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ thanh toán cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo như Thư tín dụng đã quy định.

1.2.3 Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ


Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu

Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

(2)

(5)

(6)


(1) (7) (8) (3) (5) (6)


Người nhập

(4)

Người xuất


(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng.

(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu .

(3) Khi nhận được thông báo này, ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò là ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó và khi nhận được bản gốc của thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không thì tiến hành đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng.

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng phục vụ mình (có thể là ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng khác) cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán

(6) Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu (nếu người nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mở thư tín dụng vẫn thanh toán và trừ phí sai sót của bộ chứng từ)


(7) Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán

(8) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.

NHỮNG CHỨNG TỪ CHỦ YẾU THEO THƯ TÍN DỤNG BAO GỒM:

(1) Hối phiếu (Draft): theo công ước quốc tế về Hối phiếu (Uniform Law for Bills of Exchange – ULB) năm 1930, Hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu.

(2) Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ do người bán lập để đòi tiền người mua, chứa đựng những thông tin quan trọng về chuyến hàng như tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị thanh toán... Đây được coi là một trong những chứng từ quan trọng nhất, không thể thiếu trong những chứng từ xuất trình.

(3) Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin): là chứng từ chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu. Chứng từ này thường do Phòng Thương mại cấp trên cơ sở kê khai của người bán hoặc một bên trung gian nào đó.

(4) Chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance): Chứng từ này do công ty Bảo hiểm hoặc đại lý của họ lập ra để bảo hiểm cho lô hàng xuất nhập khẩu dựa trên hợp đồng bảo hiểm và tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng.

(5) Chứng từ vận tải:

Vận đơn đường biển (Bill of Lading), vận đơn hàng không (Airway Bill) hoặc vận đơn đường sắt (Railway Bill): là chứng từ được hãng vận tải phát hành, là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2023