- Mô hình toán học xếp hạng tín dụng2: mô hình chỉ tập trung vào các dữ liệu định lượng kết hợp trong mô hình toán học để đánh giá chất lượng tài sản, khả năng sinh lợi, khả năng trả nợ của đối tượng xếp hạng dựa trên các báo cáo tài chính được công bố là chủ yếu kèm theo các điều chỉnh kế toán phù hợp.
Với mức độ rủi ro ngày càng tăng và càng phức tạp thì năm 2004, Hiệp ước Basel II ra đời để khắc phục những hạn chế của Basel I. Để xác định mức rủi ro tín dụng, Basel II đưa ra ba phương pháp: phương pháp tiếp cận chuẩn hóa (SA)3, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (F-IRB)4 và hệ thống xếp hạng tín dụng bội bộ nâng cao (A-IRB)5.
- Theo phương pháp XHTD cơ bản với khách hàng tổ chức, các TCTD ước lượng xác suất vỡ nợ (Probability of Default - PD) cho mỗi mức XHTD của khách hàng, các tham số tổn thất vỡ nợ (Loss Given at Default - LGD), rủi ro vỡ nợ (Exposure at Default - EAD) và kỳ đáo hạn hiệu dụng (M) được ước lượng bởi cơ quan quản lý, giám sát (Ngân hàng Trung ương).
- Theo phương pháp XHTD tiên tiến với khách hàng tổ chức, các TCTD ước lượng các tham số PD cho mỗi mức XHTD của khách hàng, LGD cho mỗi mức xếp hạng của hợp đồng, EAD cho mỗi loại hợp đồng vay và tính toán M theo hướng dẫn của cơ quan quản lý, giám sát. Đối với khách hàng cá nhân, các tham số rủi ro PD, LGD và EAD được các TCTD ước lượng theo từng rổ khách hàng.
Hiện nay do các hạn chế nhất định mà các ngân hàng thương mại Việt Nam đang tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro dựa trên phương pháp tiếp cận chuẩn hóa và F-IRB. Trong khi xu hướng của các tổ chức xếp hạng trên thế giới là kết hợp giữa các phương pháp trong đó trọng tâm là : F-IRB và A-IRB. Hiện tại chưa có
2 Mô hình toán học xếp hạng tín dụng: Model Driven Ratings
3 Phương pháp tiếp cận chuẩn hóa [Standardised Approach (SA)]
4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản [Foundation Internal Rating-Based Approach (F-IRB)]
5 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao [Advanced Internal Rating-Based Approach (A-IRB)]
Ngân hàng Việt Nam nào sử dụng phương pháp A-IRB, trong khi tỷ lệ này ở các ngân hàng thuộc các nước thành viên của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) là 40%.
Theo kết quả khảo sát KPMG (2013), khảo sát 33 hệ thống ngân hàng của Việt Nam đối với rủi ro tín dụng thì có 47% ngân hàng sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn để tính yêu cầu vốn, phương pháp IRB : 33%, 20% còn lại chưa quyết định sẽ theo phương pháp nào.
1.2.5. Vai trò của xếp hạng tín dụng
1.2.5.1. Lựa chọn khách hàng cấp tín dụng
Đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tín dụng là hoạt động truyền thống và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu. Xét trong bối cạnh nền kinh tế có nhiều biến động và có rủi ro như giai đoạn hiện nay thì sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng yêu cầu các quyết định tín dụng phải vừa nhanh, vừa hiệu quả. Tuy nhiên hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao. Muốn có quyết định nhanh và chính xác trong hoạt động tín dụng, ngân hàng phải dự đoán tương đối chính xác về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. Điều này phụ thuộc vào yếu tố quan trọng là hệ thống thông tin của ngân hàng về khách hàng trong quá khứ và hiện tại. Yêu cầu đặt ra là ngân hàng phải có hệ thống thông tin đáng tin cậy và thực hiện tốt công tác XHTD nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các quyết định tín dụng tối ưu.
Thông qua kết quả XHTD khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ tín nhiệm của từng khách hàng vay vốn, xác định được mức độ rủi ro khi cung cấp khoản vay, khả năng trả nợ vay. Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ quyết định cho vay hay từ chối cho vay đảm bảo tính khách quan, khoa học.
1.2.5.2. Xây dựng chính sách khách hàng và chính sách tín dụng
Trên cơ sở XHTD, ngân hàng sẽ phân loại khách hàng và áp dụng các chính sách đối với khách hàng về lãi suất cho vay, hạn mức, thời hạn tín dụng phù hợp. Đồng thời, cũng xây dựng chính sách tín dụng, áp dụng kỹ thuật cho vay tương ứng với mỗi loại khách hàng. Đối với khách hàng có độ tín nhiệm cao, XHTD tốt, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách ưu đãi: cho vay với lãi suất thấp, giá trị khoản vay lớn, điều kiện cho vay nới lỏng hơn,…Ngược lại, đối với khách hàng có độ tín nhiệm thấp, XHTD thấp cũng đồng nghĩa với những khoản tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro, ngân hàng sẽ áp dụng chính sách cho vay và biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, nhằm hạn chế khả năng rủi ro tín dụng xảy ra.
1.2.5.3. Xây dựng danh mục tín dụng
Dựa vào kết quả XHTD ngân hàng sẽ đánh giá được mức độ rủi ro của từng doanh nghiệp, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng từ đó xây dựng danh mục tín dụng phù hợp theo định hướng của ngân hàng trong từng thời kỳ.
1.2.5.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
Theo Điều 4 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước thì các tổ chức tín dụng (TCTD) phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Việc hỗ trợ của hệ thống XHTD nội bộ được thể hiện ở chỗ kết quả XHTD khách hàng của hệ thống XHTD nội bộ sẽ làm căn cứ để tính toán và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 và sau ngày 1/6/2014 là Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
Hàng năm TCTD phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật.
1.2.6. Nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng
1.2.6.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng được thực hiện dựa trên nguyên tắc chủ yếu bao gồm phân tích mức tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của khách hàng trong lịch sử, đánh giá tiềm năng trả nợ qua đo lường năng lực tài chính của khách hàng. Từ đó đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng. Trong phân tích xếp hạng tín dụng cũng cần chú ý đến phân tích định tính để bổ sung cho những thiếu sót của phân tích định lượng. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với yếu tố môi trường chung.
1.2.6.2. Quy trình xếp hạng tín dụng
Việc XHTD doanh nghiệp vay vốn được thực hiện theo 5 bước sau: Thu thập thông tin
Phân loại theo ngành, quy mô Phân tích các chỉ tiêu và cho điểm Đưa ra kết quả XHTD
Phê chuẩn và sử dụng kết quả XHTD
Thu thập thông tin
Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng. Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng, thông tin từ các công ty xếp hạng…
Phân loại theo ngành và quy mô
Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm riêng biệt, tính chất hoạt động khác nhau và chịu tác động của các yếu tố khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ví dụ như ngành công nghiệp nặng cần vốn lớn, lao động ít, vốn quay vòng lâu trong khi đó ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, có tính chất mùa vụ, số lượng lao động thủ công lớn. Quy mô của doanh nghiệp là yếu tố vô cùng quan trọng nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Với những doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có lợi thế về quy mô, giá thành sản phẩm thấp, đa dạng hóa sản phẩm, vốn lớn có thể đầu tư theo chiều sâu, cải tiến thiết bị… Ngược lại với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn ít, khả năng cạnh tranh thấp dễ bị phá sản khi gặp những yếu tố tiêu cực từ bên ngoài.
Phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu
Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu tài chính được chấm điểm dựa trên ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp thường gồm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu hoạt động và chỉ tiêu thu nhập. Với mỗi chỉ tiêu có một mức điểm và trọng số khác nhau. Các chỉ tiêu phi tài chính thường gồm chỉ tiêu về khả năng trả nợ, uy tín giao dịch với ngân hàng, lưu chuyển tiền tệ…Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được thiết kế cài xen kẽ để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình đánh giá các chỉ tiêu và phải được sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh.
Đưa ra kết quả xếp hạng tín dụng
Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính, cán bộ tín dụng (CBTD) tổng hợp điểm bằng việc nhân với các trọng số tương ứng. Để đưa ra kết quả xếp hạng,
CBTD sẽ đối chiếu tổng điểm khách hàng đạt được với bảng phân loại khách hàng và đưa ra kết quả xếp hạng khách hàng.
Phê chuẩn và sử dụng kết quả xếp hạng
Để đảm bảo hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với thực tiễn, kết quả xếp hạng phản ánh được chính xác mức độ rủi ro của từng khách hàng, các ngân hàng cần định kỳ rà soát để chỉnh sửa hoàn thiện hệ thống cụ thể: theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ; tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.
1.3. Một số mô hình xếp hạng tín dụng
1.3.1. Mô hình điểm số Z (Z – Credit scoring model)
Đây là mô hình E. I. Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng với người vay và phụ thuộc vào:
- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay.
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau:
Z = 1,2 X1 + 1.4 X2 + 3.3 X3 + 0.6 X4 + 1.0 X5
Trong đó:
- X1 = Hệ số vốn lưu động/tổng tài sản
- X2 = Hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản
- X3 = Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản
- X4 = Hệ số giá trị thị trường của tổng vốn sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ
- X5 = Hệ số doanh thu/tổng tài sản
Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Khi trị số Z thấp hoặc là số âm sẽ là căn cứ xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.
1.3.2. Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO
Fair Issac Corp (FICO) là công ty đại chúng của Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá và đưa ra quyết định, bao gồm cả điểm số tín dụng, giúp các công ty dịch vụ tài chính đưa ra các quyết định phức tạp.
Theo FICO, điểm số tín dụng là một số đại diện cho mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ của một người. Điểm số tín dụng được thiết kế để đo lường rủi ro vỡ nợ bằng cách đưa vào các yếu tố khác nhau trong lịch sử tài chính của một người. Các ngân hàng và công ty cấp tín dụng sử dụng điểm số tín dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn từ khách hàng vay.
Bảng 1.2: Tỷ trọng các tiêu chí đánh giá trong mô hình điểm số tín dụng của FICO | |
Tỷ trọng | Tiêu chí đánh giá |
35% | Lịch sử trả nợ (Payment history): các thông tin như phá sản, tịch biên nhà, thanh toán trễ... làm giảm điểm tín dụng |
30% | Gánh nặng nợ (Debt Burden): nợ quá nhiều so với mức cho phép sẽ làm giảm điểm số tín dụng |
15% | Độ dài của lịch sử tín dụng (Length of credit history): một lịch sử tín dụng lâu năm tốt sẽ tác động tốt đến điểm số FICO |
10% | Loại tín dụng sử dụng (Types of credit used): người tiêu dùng sử dụng đa dạng loại hình tín dụng sẽ có lợi hơn |
10% | Tìm kiếm tín dụng (Recent searches for credit): việc vay nợ thường xuyên bị xem là dấu hiệu có khó khăn về tài chính nên điểm số tín dụng thấp |
(Nguồn: www.fico.com/en/) |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 1
- Biểu Đồ Tăng Trưởng Dư Nợ Của Agribank Và Hệ Thống Ngân Hàng
- Trọng Số Điểm Phi Tài Chính Kh Đã Quan Hệ Tín Dụng
- Một Số Hạn Chế Của Hệ Thống Xếp Hạng Tín Dụng Của Agribank
Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.
Mô hình điểm số tín dụng FICO được sử dụng rộng rãi tại Mỹ do các thông tin liên quan đến tình trạng tín dụng có thể tra soát dễ dàng qua các công ty dữ liệu tín dụng (Credit reporting companies). FICO có nhiều thang điểm như điểm số chung, tài chính cá nhân, thẻ ngân hàng, thế chấp… điểm càng cao thì rủi ro tín dụng càng thấp.
1.4. Kinh nghiệm về xếp hạng tín dụng của các ngân hàng trên thế giới, của tổ chức kiểm toán và Ngân hàng thương mại Việt Nam.
Xếp hạng tín dụng đã được phát triển từ rất lâu ở các nước phát triển với các hệ thống xếp hạng nổi tiếng như Moody’s, Standards & Poor’s của Mỹ. Tại Việt Nam thì Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) là tổ chức kiểm toán có uy tín và được nhiều ngân hàng thương mại hợp tác để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.
Đối với Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng và đang hoàn thiện hệ thống xếp hạng của mình.
1.4.1. Kinh nghiệm xếp hạng của các Ngân hàng trên thế giới
1.4.1.1. Kinh nghiệm xếp hạng của các Ngân hàng thương mại Mỹ
Các ngân hàng Mỹ xếp hạng tín dụng dựa trên việc xác định xác suất vỡ nợ thông qua phân tích 3 nhóm chỉ tiêu:
- Nhóm dữ liệu tài chính: phản ánh khả năng sinh lợi, đòn bẩy tài chính, hiệu quả hoạt động, khả năng quản trị dòng tiền, khả năng thanh khoản và thanh toán nợ… Các dữ liệu này được tham khảo, so sánh với kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng độc lập.
- Nhóm dữ liệu phi tài chính: liên quan đến ngành, quy mô doanh nghiệp, thị phần chiếm lĩnh, năng lực quản trị, tố chức hoạt động… Trong đó hai yếu tố quan trọng là quy mô doanh nghiệp và vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp có
quy mô và nguồn vốn lớn thì việc đổi mới công nghệ hiện đại, đa dạng hoạt động… dễ dàng hơn.
- Nhóm dữ liệu cảnh báo: các dữ liệu cảnh báo sẽ giúp ngân hàng xác định mức độ rủi ro không thanh toán được nợ.
Quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng Mỹ:
Tiến trình
xem xét
1.4.1.2. Kinh nghiệm Ngân hàng trung ương Pháp (FiBEL)
Việc đánh giá và xếp hạng tín dụng ở Ngân hàng Trung ương Pháp được tiến hành bí mật và chỉ phục vụ cho hệ thống ngân hàng thương mại. Những thông tin này được cập nhật, đánh giá thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
Cho điểm về Quy mô :
- Điểm đánh giá quy mô hoạt động của doanh nghiệp được biểu thị bằng một chữ cái từ A đến H hoặc J, N, X.
- Điểm đánh giá quy mô hoạt động tương ứng với mức doanh số mà trên nguyên tắc là chưa bị đánh thuế, trừ một số trường hợp nhất định.
Cho điểm về tín dụng :
Ngân hàng Trung ương Pháp đánh giá và cho điểm về tín dụng chủ yếu dựa vào việc phân tích tình hình tài chính trong bảng cân đối kế toán. Việc đánh giá cũng áp
dụng theo từng loại hình của doanh nghiệp, theo thành phần kinh tế và theo nhóm doanh nghiệp. Có 5 mức thang điểm đánh giá tín dụng : 0, 3, 4, 5, 6.
Cho điểm về thanh toán
- Điểm đánh giá thanh toán : được biểu thị bằng các con số 7, 8, 9.
Cho điểm các nhà lãnh đạo
Người đứng đầu cao nhất của công ty, người chịu trách nhiệm chính với doanh nghiệp, số điểm biểu thị bằng một trong 3 con số : 0, 5, 6.
Chỉ số bổ sung
Ngoài cách đánh giá và cho điểm trên, Ngân hàng Trung ương Pháp còn đưa ra các chỉ số bổ sung:
- Chỉ số công khai : T
- Chỉ số thiếu hoặc chậm trễ thông tin : R
1.4.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng Ernst & Young
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) là tổ chức kiểm toán có xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng riêng để phục vụ cho việc đánh giá khách hàng được kiểm toán. Hệ thống xếp hạng tín dụng của E&Y cũng xây dựng cho từng đối tượng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
1.4.2.1. Xếp hạng tín dụng cá nhân
Mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y bao gồm hai phần là chấm điểm nhân thân và khả năng trả nợ của khách hàng với trọng số lần lượt là 60:40.
Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y chia làm 10 mức với độ rủi ro giảm dần từ A+ đến D căn cứ theo thang điểm 100 mà khách hàng đạt được (có tính trọng số của từng chỉ tiêu)
Bảng 1.3: Hệ thống ký hiệu xếp hạng tín dụng cá nhân của E&Y | ||||
Điểm | Xếp hạng | Đánh giá | Rủi ro | Phân loại theo QĐ 493 |
100 | A+ | Thượng hạng | Thấp | Nợ đủ tiêu chuẩn thuộc nhóm 1 |
94 | A | Xuất sắc | Thấp | Nợ đủ tiêu chuẩn thuộc nhóm 1 |
89 | A- | Rất tốt | Thấp | Nợ đủ tiêu chuẩn thuộc nhóm 1 |
84 | B+ | Tốt | Thấp | Nợ cần chú ý thuộc nhóm 2 |
79 | B | Trung bình | Trung bình | Nợ cần chú ý thuộc nhóm 2 |
69 | B- | Thỏa đáng | Trung bình | Nợ cần chú ý thuộc nhóm 2 |
59 | C+ | Dưới trung bình | Trung bình | Nợ dưới tiêu chuẩn thuộc nhóm 3 |
49 | C | Dưới chuẩn | Cao | Nợ dưới tiêu chuẩn thuộc nhóm 3 |
39 | C- | Khả năng không thu hồi cao | Cao | Nợ nghi ngờ thuộc nhóm 4 |
35 | D | Khả năng không thu hồi rất cao | Cao | Nợ có khả năng mất vốn thuộc nhóm 5 |
Nguồn: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam |
1.4.2.2. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của E&Y gồm 11 chỉ tiêu tài chính dùng để phân loại theo năm mức tốt, tương đối tốt, trung bình, dưới trung bình, xấu và năm nhóm chỉ tiêu phi tài chính (khả năng lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường nội bộ, quan hệ với ngân hàng và các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp) để đánh giá tình hình trả nợ theo ba mức tốt, trung bình, xấu.
Bảng 1.4: Các chỉ tiêu chấm điểm tài chính doanh nghiệp của E&Y | |
Chỉ tiêu thanh khoản | Khả năng thanh toán hiện hành |
Khả năng thanh toán nhanh | |
Chỉ tiêu hoạt động | Vòng quay hàng tồn kho |
Vòng quay các khoản phải thu | |
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định | |
Chỉ tiêu cân nợ | Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản |
Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu | |
Chỉ tiêu thu nhập | Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần |
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu | |
Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân | |
EBIT/Lãi vay phải trả | |
Nguồn: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam |
Phân nhóm nợ theo E&Y là kết quả của ma trận kết hợp giữa tình hình tài chính và tình hình thanh toán nợ.
Bảng 1.5: Ma trận xếp hạng tín dụng kết hợp của E&Y | |||
Tình hình thanh toán nợ Tình hình tài chính | Tốt | Trung bình | Xấu |
Tốt | Nợ đủ tiêu chuẩn | Nợ cần chú ý | Nợ dưới tiêu chuẩn |
Tương đối tốt | Nợ cần chú ý | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nợ dưới tiêu chuẩn |
Trung bình | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nợ nghi ngờ |
Dưới trung bình | Nợ dưới tiêu chuẩn | Nợ nghi ngờ | Nợ có khả năng mất vốn |
Xấu | Nợ nghi ngờ | Nợ có khả năng mất vốn | Nợ có khả năng mất vốn |
Nguồn: Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam |
1.4.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Để hỗ trợ cho công tác tín dụng và quản trị rủi ro ngân hàng cũng như tuân thủ theo quy định tại Điều 4 Quyết định 493 và Điều 5 Thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước thì các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức mình.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng thương mại về cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định bao gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng. Tùy thuộc vào định hướng phát triển, đối tượng khách hàng và mức độ chấp nhận rủi ro mà các ngân hàng thương mại có sự khác nhau trong các chỉ tiêu chấm điểm thực tế. Tuy nhiên, sự khác biệt là không nhiều vì vẫn phải đảm bảo các tiêu chí cốt lõi để phản ánh đúng thực trạng của khách
hàng. Các TCTD có thể thêm một vài tiêu chí, đặc biệt là với tiêu chí phi tài chính để phù hợp hơn với đối tượng khách hàng của mình.
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về xếp hạng tín dụng. Bao gồm một số khái niệm cơ bản về xếp hạng tín dụng, các mô hình xếp hạng tín dụng thông dụng. Khẳng định vai trò quan trọng của xếp hạng tín dụng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Xếp hạng tín dụng đã thể hiện vai trò là một công cụ hiệu quả, mang tính khoa học trong quản lý rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù hợp.
Trong chương này tác giả đã trình bày bài học kinh nghiệm từ hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng trên thế giới, hệ thống xếp hạng tín dụng của tổ chức xếp hạng của nước ngoài là công ty kiểm toán E & Y, tổ chức được các ngân hàng ở Việt Nam chọn làm đơn vị tư vấn để xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ và giới thiệu hệ thống xếp hạng của một số NHTM để làm cơ sở so sánh với hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
2.1.1. Giới thiệu Agribank
Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: 705.365 tỷ đồng.
- Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
- Tổng nguồn vốn huy động đạt 626.390 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối năm 2012, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng vốn huy động năm 2013.
- Tổng dư nợ cho vay đạt 530.600 tỷ đồng, tăng 10,4% so cuối năm 2012, đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013 (từ 10% – 12%).
- Mạng lưới: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, Chi nhánh Campuchia.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.