Đánh Giá Công Tác Quản Lý Tài Chính Theo Cơ Chế Tự Chủ Tại Ktnn

Bảng 2.9 Thu nhập tăng thêm từ kinh phí tiết kiệm và nguồn 5% của cán bộ công chức năm 2015 - 2017

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Tổng quỹ lương (gồm tiền lương, ngạch, bậc, chức vụ)

104.925

112.576

116.335

2

Tổng thu nhập tăng thêm, trong đó:

98.548

103.237

114.211


+ Từ tiết kiệm chi thường xuyên

28.216

26.845

33.558


+ Từ kinh phí 5%

70.332

76.392

80.653

3

Số biên chế có mặt thực tế

1,966

1,905

1,959

4

Thu nhập bình quân/ năm

50,1

54,2

58,3

5

Thu nhập bình quân/tháng

4,2

4,51

4,85


6


Tỷ lệ thu nhập tăng thêm so với tiền lương, ngạch, bậc, chức vụ


0,93%


0,91%


0,98%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 10

(Nguồn: Báo cáo quyết toán giai đoạn năm 2015 - 2017 của KTNN)

Đối chiếu Thông tư Liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV, trong phạm vi nguồn kinh phí tiết kiệm được, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 (một) lần so với tiền lương ngạch, bậc, chức vụ do nhà nước quy định để trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động thì mức thu nhâp tăng thêm của cán bộ, công chức KTNN chỉ đạt 0,98% vào năm 2017.

2.2.6 Quy trình quản lý tài chính tại KTNN‌

Quản lý tài chính tại KTNN được tiến hành theo chu trình bao gồm các bước: bắt đầu từ việc quản lý lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán cuối cùng là kiểm tra, kiểm toán nội bộ (được thể hiện tại hình 2.3)

Lập dự toán

Kiểm tra, kiểm toán

Phối hợp hực hiện

Thực hiện dự toán

Quyết toán

Các nguồn lực:

- Nhân lực

- Tài lực

- Vật lực

- Thông tin

Kết quả:

- Đúng quy định

- Đạt mục tiêu

- Đảm bảo tích kiêm, hiệu quả

Hình 2.3: Quy trình quản lý tài chính tại KTNN

2.2.6.1 Lập dự toán‌


Lập dự toán là khâu mở đường quan trọng mang ý nghĩa quyết định đến toán bộ quá trình quản lý tài chính tại KTNN. Bởi nó là cơ sở thực hiện và dẫn dắt toàn bộ quá trình thực hiện quản lý tài chính tại KTNN.

* Quá trình lập dự toán được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây: Bước 1: Thông báo số kiểm tra

Hàng năm, KTNN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng thời gửi thông báo số kiểm tra dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc trên cơ sở đảm bảo số kinh phí giao không thấp hơn số kiểm tra, số chi phải phù hợp với số kiểm tra về tổng mức và cơ cấu.

Bước 2: Lập dự toán


Dựa vào số kiểm tra và văn bản hướng dẫn lập dự toán, các đơn vị dự toán trực thuộc tiến hành lập dự toán kinh phí của mình để gửi đơn vị dự toán cấp I của KTNN.

* Đối với lập dự toán kinh phí thường xuyên thực hiện theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ tài chính; trên cơ sở định mức phân bổ và biên chế được cấp có thẩm quyền giao; căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ của năm trước và dự kiến cho năm kế hoạch; căn cứ vào các định mức, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của

nhà nước các đơn vị lập dự toán kinh phí thường xuyên và dự toán chi tài chính theo đúng chế độ quy định.

Đối với lập dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo nguyên tắc: các khoản chi phải có nguồn đảm bảo; các khoản chi phải gắn chặt với các hoạt động của đơn vị; các mức chi phải tuân thủ theo đúng chế độ, chính sách quy định hiện hành của Nhà nước; các khoản chi được lập phải đạt hiệu quả cao với nguồn lực thấp nhất.

* Đối với lập Báo cáo thuyết minh dự toán: trên cơ sở dự toán nguồn kinh phí thường xuyên NSNN cấp và dự toán chi nguồn kinh phí thường xuyên các đơn vị dự toán cấp III tiến hành lập bản Báo cáo thuyết minh dự toán theo quy định.

Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên


Căn cứ vào dự toán đã được sự chấp thuận của cấp trên, các đơn vị trực thuộc sau khi xem xét điều chỉnh lại cho phù hợp hoàn thiện trình lên cấp trên phê duyệt, phân bổ và giao dự toán chi thường xuyên cho đơn vị dự toán cấp dưới theo quy định.

2.2.6.2 Thực hiện dự toán‌


Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo của khâu lập dự toán trong chu trình ngân sách, phải căn cứ vào các Nghị định và thông tư hướng dẫn của Nhà nước, quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng chế độ quy định và tuân thủ pháp luật.

Bước 1: Phân bổ dự toán


Khi nhận được số phân bổ ngân sách của Bộ Tài chính về giao dự toán NSNN, đơn vị dự toán cấp I giao nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc bảo đảm đúng với dự toán ngân sách được phân bổ, đồng thời thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để quản lý và thực hiện chi NSNN theo quy định. Các đơn vị dự toán ngân sách phải thực hiện dự toán theo quy định của pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách theo đúng mục đích, đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả;

Các khoản chi thường xuyên được thực hiện theo quy định sau: căn cứ vào dự toán NSNN được giao, tiến độ triển khai công việc và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch, kèm

theo các tài liệu cần thiết theo quy định; kho bạc nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử dụng ngân sách gửi, thực hiện chi thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định.

Các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện ngân sách nhà nước gửi cho cơ quan tài chính. Nếu vi phạm chế độ báo cáo, cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ cấp phát kinh phí của tổ chức, cá nhân và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Bước 2: Tổ chức thực hiện dự toán


Tổ chức thực hiện dự toán chi NSNN (chi kinh phí thường xuyên) được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên căn cứ vào Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị va các chính sách, chế độ chi thường xuyên hiện hành. Đây là căn cứ mang tính pháp lý cho công tác thực hiện chấp hành dự toán dự toán chi thường xuyên.

Bước 3: Lập báo cáo tình hình sử dụng nguồn kinh phí


Các đơn vị dự toán cấp III phải lập báo cáo tình hình sử dụng nguồn kinh phí gửi cho đơn vị dự toán cấp I (tháng, quý, năm) theo quy định về công tác quản lý tài chính của KTNN.

2.2.6.3 Quyết toán‌


Quy trình quyết toán được áp dụng đối với tất cả các khoản NSNN giao dự toán và nguồn kinh phí được trích lại cho KTNN theo quy định (nguồn 5%), bao gồm các bước sau:

Bước 1: Khóa sổ thu chi ngân sách cuối năm


Các đơn vị phải xác định chính xác số dư tạm ứng, số dư dự toán thực hiện khóa sổ kế toán ngày 31/12 theo quy định.

Bước 2: Lập báo cáo quyết toán


Yêu cầu đối với báo cáo quyết toán: số liệu trên báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khách quan và phải được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán; hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu

dự toán năm tài chính và Mục lục NSNN, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau; số liệu trên sổ sách kế toán của đơn vị phải đảm bảo cân đối khớp đúng với chứng từ thu, chi ngân sách của đơn vị và số liệu của cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước về tổng số và chi tiết; báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn theo quy định.

Bước 3: Xét duyệt, thẩm định báo cáo quyết toán


Báo cáo quyết toán phải trải qua thủ tục xét duyệt, thẩm định theo quy đinh; trình tự lập, gửi, xét duyệt và thẩm định quyết toán được thực hiện như sau:

Xét duyệt: đơn vị dự toán cấp dưới lập báo cáo quyết toán ngân sách năm theo chế độ quy định và gửi đơn vị dự toán cấp trên; đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán và thông báo kết quả xét duyệt cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc.

Thẩm định: các đơn vị dự toán cấp trên là đơn vị dự toán cấp I, phải tổng hợp và lập báo cáo quyết toán năm của đơn vị mình và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc, gửi Bộ Tài chính.

2.2.6.4 Kiểm tra, thanh tra, kiểm toán‌


Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ chi kinh phí cho nhu cầu chi thường xuyên hình thức này do chính mỗi cán bộ làm công tác quản lý tài chính – kế toán có trách nhiệm kiểm soát trước khi trình chủ tài khoản ký lệnh chi để Kho bạc nhà nước thực hiện lệnh chi và kiểm soát theo quy định. Bên cạnh đó, hàng quý các đơn vị dự toán cấp III gửi báo cáo tài chính cho đơn vị dự toán cấp trên kiểm tra, giám sát theo quy định của KTNN và chấp hành việc thanh tra, kiểm tra đột xuất của đơn vị dự toán cấp trên.

Định kỳ theo kế hoạch hàng năm được Tổng KTNN phê duyệt, Văn phòng KTNN - Ban Tài chính tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và lồng ghép xét duyệt quyết toán hàng năn tại các đơn vị trực thuộc, công tác kiểm tra và xét duyệt quyết toán được thực hiện nghiêm túc và lập biên bản đưa ra kết luận và kiến nghị để các đơn vị kịp thời khắc phục những sai sót, rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại để tăng cường công

tác quản lý tài chính, kế toán. Bên cạnh đó, KTNN thực hiện kiểm toán nội bộ định kỳ hàng năm theo Quyết định của Tổng KTNN, đồng thời Thanh tra KTNN cũng tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng kinh phí NSNN giao cho các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Tổng KTNN.

2.3 Đánh giá công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tại KTNN‌

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước; KTNN đã thực hiện giao kinh phí tự chủ cho các đơn vị, đồng thời chỉ đạo các đơn vị xây dựng và sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ để làm căn cứ quản lý, kiểm soát chi tiêu ngân sách. Năm 2017, KTNN có 14 đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 đạt tỷ lệ 100%; toàn bộ các đơn vị đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và triển khai thực hiện.

2.3.1 Những kết quả đạt được

- Trong những năm qua lãnh đạo KTNN chỉ đạo quyết liệt các đơn vị trực thuộc thực hiện cơ chế tự chủ; quản lý, sử dụng kinh phí hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ đúng mục đích, đảm bảo tích kiệm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và người lao động; tăng cường công tác chỉ đạo các đơn vị sửa đổi Quy chế chi tiêu nội bộ để làm cơ sở quản lý, sử dụng ngân sách và tiêu chí cơ bản làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị, đẩy mạnh công tác công khai dân chủ trong việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tạo sự đồng thuận cao trong việc quản lý, sử dụng kinh phí được giao, tạo tâm lý phấn khởi cho cán bộ, công chức và nâng cao ý thức trách nhiệm, tính tự giác thực hiện quyền giám sát của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Cơ chế tư chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí đã thúc đẩy việc sắp xếp, bố trí bộ máy tinh gọn, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp. Các đơn vị đã thực hiện đúng chế độ quy định của nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công của cơ quan. Thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động và kiểm soát chi thường xuyên chặt chẽ như: chi công tác phí, chi phí đi lại, tàu xe, vé máy bay, phòng nghỉ, văn phòng phẩm (khoán chi văn phòng phẩm, thực hiện cấp phát văn phòng phẩm phải gắn với từng công việc cụ thể…), hạn chế các khoản chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, kỷ niệm, tiếp khách; giảm in tài liệu, văn bản được gửi qua email để tiết kiệm chi phí, giảm chi phí đi lại khi thực hiện họp/học trực tuyến toàn ngành; đẩy mạnh quản lý hồ sơ văn bản bằng điện tử; đẩy mạnh phân cấp trách nhiệm quản lý tài chính và cải cách hành chính trong các lĩnh vực…. Qua đó KTNN đã tiết kiệm được kinh phí thường xuyên giai đoạn năm 2015 - 2017 thể hiện (qua bảng 2.8) với tỷ lệ % năm 2015: 7,9

%, năm 2016: 7,02 %, năm 2017: 8,6 % trên tổng số nguồn kinh phí tự chủ ngân sách nhà nước cấp; hệ số thu nhập tăng thêm của các đơn vị từ 0,1 đến 0,3 lần. Đơn vị người có thu nhập tăng thêm cao nhất và thấp nhất như sau:

* Năm 2015


+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 2.890.140 đ/tháng (Văn phòng KTNN)

+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: 208.333 đ/tháng (KTNN khu vực XII)

* Năm 2016


+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 3.190.650 đ/tháng (Văn phòng KTNN)

+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: KTNN khu vực XII không có kinh phí tiết kiệm

* Năm 2017

+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm cao nhất: 3.236.100 đ/tháng (Văn phòng KTNN)

+ Đơn vị người có thu nhập tăng thêm thấp nhất: 83.000 đ/tháng (KTNN khu vực II)

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí tự chủ tại KTNN còn một số tồn tại, hạn chế cần được điều chỉnh bổ sung trong thời gian tới.

2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Một số tồn tại, hạn chế

Thứ nhất: các đơn vị dự toán cấp I và cấp III chưa kịp thời tham mưu cho lãnh đạo cơ quan, đơn vị ban hành sửa đổi, bổ sung Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý sử dung tài sản công, quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN theo sự thay đổi của cơ chế, chính sách nhà nước hiện hành. Đặc biệt là Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý, sử dụng tài sản công của KTNN; Quy chế chi tiêu nội bộ chưa quy định cụ thể định mức giao khoán toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ, hoặc định mức khoán kinh phí tự túc phương tiện đi công tác, khoán công tác phí, lưu trú, thuê phòng nghỉ….Đặc biệt chưa có quy định khoán kinh phí mua máy tính xách tay, thuê trang thiết bị phục vụ công tác. Do đó ảnh hưởng không về chủ động công việc của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ hai: thiếu chủ động trong xây dựng định mức khoán chi, hiện khoán ở mức độ thăm dò, thí điểm; chỉ thực hiện khoán đối với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính) quy định rõ mức khoán. Chủ yếu khoán chi bằng tiền đối với văn phòng phẩm đến các phòng, ban; khoán cho cá nhân chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Các chi phí hoạt động khác được thực hiện khoán chi chiếm tỷ lệ nhỏ, chủ yếu là kinh phí sử dụng nước, chi rửa xe, chi mua chè, nước uống…

Thứ ba: công tác lập dự toán chưa chú trọng được đến cơ cấu ngân sách và quản lý nguồn lực theo kết quả. Việc lập và phân bổ kinh phí thường xuyên mang tính bình quân trên biên chế được giao, chưa gắn với nhu cầu đặc thù ngành.

Thứ tư: công tác quyết toán kinh phí thường xuyên tự chủ hàng năm của các đơn vị trực thuộc KTNN còn chưa gắn với kết với khối lượng, chất lượng công việc và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Một số đơn vị chỉ quan tâm đến định mức kinh phí thường xuyên hiện chế độ tự chủ mà chưa quan tâm đến việc đổi mới quy trình xử lý,

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí