Về Sử Dụng Nguồn Kinh Phí Tiết Kiệm Và Trả Thu Nhập Tăng Thêm

Chi lương cho cán bộ, công chức; chi lương cho người lao động hợp đồng theo Nghị định 68/NĐ-CP; phụ cấp lương (bao gồm phụ cấp chức vụ, phụ cấp thêm giờ, độc hại, phụ cấp theo nghề, theo công việc, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp công vụ,…); tiền thưởng (thưởng thường xuyên theo định mức - thưởng chiến sĩ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến cho tập thể, cá nhân,…); phúc lợi tập thể (bao gồm tiền khám bệnh định kỳ, chi vào các ngày lễ lớn trong năm: Ngày Quốc khánh 2/9, 30/4, 1/5, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán,…

Các khoản đóng góp theo lương (bao gồm 04 loại theo quy định bắt buộc hiện hành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp).

Các khoản thanh toán khác cho cá nhân (gồm chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động).

* Nội dung chi kinh phí quản lý hành chính gồm


Thanh toán dịch vụ công cộng như: (điện, nước, điện thoại, nhiên liệu, vệ sinh môi trường); vật tư văn phòng: (chi văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ văn phòng); thông tin liên lạc: (như phí điện thoại trong nước, phí bưu chính, fax, sách, báo, tạp chí, truyền hình cáp, cước phí internet, khoán điện thoại); công tác phí (khoán công tác phí, vé máy bay, tàu xe, phòng nghỉ,…); tổ chức hội nghị; chi phí thuê mướn (thuê lao động, thiết bị); sửa chữa tài sản phục vụ chuyên môn (ô tô, điều hòa nhiệt độ, thiết bị tin học, máy photocopy,…);

Chi phí nghiệp vụ chuyên môn; mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn (trang thiết bị kỹ thuật chuyên dùng, điều hòa nhiệt độ, thiết bị tin học….).

Chi khác…

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện kinh phí giao tự chủ giai đoạn năm 2015-2017 của KTNN

Đơn vị tính: triệu đồng


Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Thực hiện

Tỷ lệ

Thực hiện

Tỷ lệ

Thực hiện

Tỷ lệ

%

%

%

Nhóm chi thanh toán cá nhân

245.632

66,50

262.908

68,13

284.172

77,22

- Tiền lương

99.176

26,85

106.680

27,65

110.103

29,92

- Tiền công

3.599

0,97

4.361

1,13

4.923

1,34

- Phụ cấp lương

60.709

16,44

68.889

17,85

72.793

19,78

- Các khoản đóng góp theo lương

26.470

7,17

29.072

7,53

30.052

8,17

- Chi phúc lợi, khen thưởng

27.461

7,43

27.061

7,01

32.743

8,90

- Các khoản thanh toán khác cho cá nhân

28.216

7,64

26.845

6,96

33.558

9,12

Nhóm chi quản lý hành chính

100.681

27,26

108.852

28,21

64.041

17,4

- Thanh toán dịch vụ công cộng

11.382

3,08

10.293

2,67

10.693

2,91

- Vật tư văn phòng

6.529

1,77

6.457

1,67

6.097

1,66

- Thông tin tuyên truyền, liên lạc

3.118

0,84

5.604

1,45

6.096

1,66

- Hội nghị, công tác phí, thuê mướn

57.250

15,50

54.327

14,08

26.336

7,16

- Đoàn ra, đoàn vào

6.047

1.64

7.181

1,86

4.222

1,15

- Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình

8.399

2,27

5.365

1,39

2.573

0,70

- Chi nghiệp vụ chuyên môn

7.955

2,15

19.625

5,09

8.024

2,18

Nhóm chi khác (cả đảng đoàn thể)

16.255

4,40

12.298

3,19

19.288

5,24

Nhóm chi đầu tư vào tài sản

6.778

1,84

1.812

0,47

515

0,14

- Mua, đầu tư tài sản vô hình

474

0,13

722

0,19

0,7

0,002

- Mua sắm tài sản dùng cho chuyên môn

6.305

1,71

1.089

0,28

508

0,14

Tổng kinh phí thường xuyên được giao tự chủ

369.324

100.00

385.870

100.00

368.016

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 9

(Nguồn: Báo cáo quyết toán giai đoạn năm 2015 - 2017của KTNN)

Qua số liệu (bảng 2.6) cho thấy tỷ lệ các nhóm chi thanh toán cho cá nhân; nhóm chi quản lý hành chính; nhóm chi khác và nhóm chi đầu tư vào tài sản chi tiết như sau:

* Nhóm chi thanh toán cho cá nhân: nhóm chi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi với tỷ lệ 66,5% năm 2015, 68,13% năm 2016, 77,22% năm 2017; nội dung chi chủ yếu của nhóm chi này là chi tiền lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, chi phúc lợi, khen thưởng, các khoản thanh toán khác cho cá nhân:

Tiền lương chiếm tỷ lệ từ 26,85% đến 29,92% chi thanh toán cho cá nhân (tiền lương = Hệ số lương x mức lương tối thiểu chung theo các văn bản quy định, hướng dẫn về tiền lương của Chính phủ).

Phụ cấp lương (mức phụ cấp ưu đãi) chiếm tỷ lệ từ 16,44 đến 19,78% ( phụ cấp lương

= Hệ số phụ cấp được hưởng x mức lương tối thiểu chung x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi).


Mức phụ cấp ưu đãi được qui định theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/03/2006 phê chuẩn Bảng lương và phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức KTNN; Nghị quyết số 794/2009/NQ-UBTVQH12 ngày 22/6/2009 về sửa đổi bổ sung chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của KTNN ban hành kèm theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/03/2006; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của kiểm toán nhà nước cụ thể:

Tổng KTNN, Phó Tổng KTNN, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng và công chức KTNN (loại A1, loại A2 và loại A3) thực hiện xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo các bảng lương và bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

Chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với kiểm toán viên nhà nước gồm 3 mức: 15%, 20%, 25% ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11, Nghi quyết số 325/2016/UBTVQH14 được tính trên mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có);

Chức danh Phó Tổng KTNN được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 15%;


Ngoài chế độ quy định nêu trên cán bộ, công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước được áp dụng các quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Các khoản đóng góp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp chiếm tỷ lệ 7,40% đến 8,31% các khoản thanh toán cho cá nhân;

Các khoản thanh toán khác cho cá nhân chiếm tỷ lệ 7,64% đến 9,12% chi thu nhập

tăng thêm cho cá nhân;


* Nhóm chi quản lý hành chính: nhóm chi này chiếm tỷ lệ lớn thứ hai trong các khoản chi từ 27,26% đến 28,21% và giảm xuống 17,4% chứng tỏ KTNN đã thực hiện tiết kiệm tương đối tốt về các khoản chi này. Nội dung chủ yếu là chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, hội nghị, công tác phí, thuê mướn, đoàn ra, đoàn vào, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi khác:

Chi thanh toán dịch vụ công cộng: chiểm tỷ lệ từ 3,08% giảm xuống 2,91% (thanh toán tiền điện, tiền nước); vật tư văn phòng chiếm tỷ lệ 1,77% giảm xuống 1,66%; thông tin tuyên truyền, liên lạc chiểm tỷ lệ từ 0,84% đến 1,66%; hội nghị, công tác phí, thuê mướn chiếm tỷ lệ từ 15,5% giảm dần xuống 7,16%; đoàn ra, đoàn vào chiếm tỷ lệ 1,64% giảm dần xuống 1,15%; sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng các công trình chiếm tỷ lệ 2,27% giảm dần xuống 0,7%; chi nghiệp vụ chuyên môn chiếm tỷ lệ 2,15% đến 2,18%;

* Nhóm chi khác (bao gồm Đảng đoàn thể): chiếm tỷ lệ 4,4% đến 5,24%.


* Nhóm chi đầu tư vào tài sản: nhóm chi này chiếm tỷ lệ thấp nhất các khoản chi từ 1,84% giảm xuống 0,14% chứng tỏ KTNN đã thực hiện tiết kiệm các khoản chi này. Nội dung chủ yếu là mua, đầu tư tài sản vô hình; Mua sắm tài sản dùng cho chuyên môn:

Mua, đầu tư tài sản vô hình chiếm tỷ lệ 0,13% giảm xuống 0,002%; mua sắm tài sản dùng cho chuyên môn chiếm tỷ lệ 1,71% giảm xuống 0,14%;

Các khoản chi trên thực hiện theo quy định hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan KTNN. Các khoản chi đều thực hiện theo đúng dự toán được giao và quản lý, sử dụng theo đúng quy định của nhà nước.

Qua phân tích tình hình thực hiện kinh phí thường xuyên năm 2015 đến năm 2017 của


KTNN, cho thấy tỷ lệ chi chủ yếu trong nguồn kinh phí NSNN cấp là chi cho con người với tỷ lệ 66,5% năm 2015, 68,13% năm 2016, 77,22% năm 2017, tỷ lệ này có xu hướng tăng dần đều qua các năm là do tăng mức lương cơ sở và nâng bậc lương

thường xuyên của Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Do đó, mức chi lương tăng thường xuyên theo niên hạn, trung bình mỗi lần hệ số lương tăng 0,33. Với một cơ quan hành chính nhà nước như KTNN biên chế lên đến 2.072 người thì hầu như tháng nào cũng có cán bộ được tăng lương. Năm 2015 mức lương cơ sở 1.150.000 đồng, năm 2016 tăng lên 1.210.000 đồng, năm 2017 tăng lên 1.300.000 đồng. Lương tăng đồng nghĩa với việc các khoản chi theo lương cũng tăng theo như các khoản đóng góp theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) và các khoản phụ cấp làm cho các khoản chi cho con người tăng lên trong 3 năm được thể hiện cụ thể trong (bảng 2.7)

Bảng 2.6: Kinh phí chi cho con người giai đoạn năm 2015 - 2017‌

Đơn vị tính: triệu đồng

Stt

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Mức lương cơ sở

1,15

1,21

1,3

2

Tiền lương

99.176

106.680

110.103

3

Tiền công

3.599

4.361

4.923

4

Phụ cấp lương

60.709

68.889

72.793

5

Chi phúc lợi, khen thưởng

39.649

41.293

50.926

6

Các khoản thanh toán khác

cho cá nhân

98.548

103.237

114.211

Tổng cộng

301.682

324.461

352.957

(Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2015 - 2017 của KTNN)

Bảng 2.7: Thu nhập bình quân của cán bộ, công chức và người lao động giai đoạn năm 2015 - 2017‌

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng chi cho con người

301.682

324.461

352.957

Số biên chế có mặt thực tế

1,966

1,905

1,959

Thu nhập bình quân năm

153,4

170,3

180,2

Thu nhập bình quân một tháng

12,8

14,2

15

(Nguồn: Báo cáo quyết toán giai đoạn năm 2015 - 2017 của KTNN)


Qua bảng 2.7 thu nhập bình quân của cán bộ, công chức và người lao động KTNN giai đoạn năm 2015 - 2017 cho thấy thu nhập bình quân tăng đều qua các năm là do tăng

lương cơ sở theo quy định. Tổng thu nhập từ kinh phí giao tự chủ NSNN cấp và nguồn kinh phí 5% năm 2015 là 301.682trđ; năm 2016 là 324.461trđ; năm 2017 là 352.957trđ. Với tổng thu nhập trung bình khoảng 14 triệu đến 15 triệu đồng/01tháng như hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu mức sống tối thiểu cho cán bộ, công chức và người lao động của KTNN.

Có mức thu nhập như trên là do KTNN được sử dụng nguồn kinh phí 5% theo Nghị quyết số1003/2006/NQ-UBTVQH11; Nghị quyết số 67a/2013/NQ-UBTVQH13; Nghị quyết số 325/2016/NQ-UBTVQH14 và số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN được sử dụng để đầu tư cơ sơ vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành do đó giảm bớt chi phí từ NSNN. Tuy nhiên, nguồn thu này là không ổn định nên xét tổng thể, thu nhập cho một cán bộ, công chức và người lao động làm việc tại KTNN chỉ đạt được mức sống tối thiểu. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức và người lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định thì mức thu nhập trên mới chỉ đáp ứng nhu cầu của một người trưởng thành.

2.2.5.4 Về sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm và trả thu nhập tăng thêm‌

Cơ chế tự chủ bên cạnh việc giao quyền cho cơ quan nhà nước trong việc sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ với mức kinh phí tạo ra hiệu quả cao nhất, còn có mục tiêu quan trọng là góp phần thúc đẩy quá trình cải cách nhằm tinh gọn bộ máy, hoàn thiện quy trình, thủ tục hành chính, đồng thời tăng thu nhập cho công chức nhà nước. Chính vì vậy, cơ chế tự chủ quy định về sử dụng kinh phí và kinh phí tiết kiệm được, trong đó cho phép cơ quan nhà nước được sử dụng kinh phí tiết kiệm được so với định mức được giao từ kinh phí quản lý hành chính để chi tăng thu nhập và phúc lợi xã hội cho cán bộ công chức. Để sử dụng kinh phí tiết kiện được đúng theo quy định, Tổng KTNN ban hành Quyết định số 653/QĐ-KTNN ngày 22/4/2010 kèm theo Quy chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được của KTNN; Quyết định số 1023/QĐ-KTNN ngày 16/6/2014 sửa đổi Quy chế sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được của KTNN. Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của KTNN được sử dụng theo các nội dung sau:

cho các hoạt động phúc lợi; chi trợ cấp khó khăn đột xuất; chi thêm cho người lao

động khi thực hiện tinh giản biên chế; trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm của KTNN được thể hiện trong (bảng 2.9)


Bảng 2.8: Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm của KTNN giai đoạn năm 2015 -2017‌

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

I

Kinh phí quản lý hành chính được giao

1

Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ

369.324

385.870

368.016

2

Kinh phí đề nghị quyết toán

369.324

385.870

368.016

3

Kinh phí tiết kiệm được

28.216

26.845

33.558


+ Tiết kiệm chi quỹ lương

462

180

120


+ Tiết kiệm các khoản chi khác

26.754

26.665

33.438

4

Số đơn vị tiết kiệm được kinh phí

14 đơn vị

13 đơn vị

14 đơn vị

5

Tỷ lệ kinh phí tiết kiệm được so với kinh phí được giao

7,9 %

7,02 %

8,6 %

II

Phân phối sử dụng kinh phí tiết kiệm được

1

Số đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm dưới 0,1 lần:

1

4

1

2

Số đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm từ trên 0,1 - 0,2

lần:

8

3

12

3

Số đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm từ trên 0,2 - 0,3

lần:

5

7

1

4

Số đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm từ trên 0,3 - 0,4

lần:

0

0

0

5

Số đơn vị có hệ số thu nhập tăng thêm từ trên 0,4 - 0,5

lần:

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo thực thực hiện cơ chế tự chủ của KTNN năm 2015 - 2017)

Từ số liệu về kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ cho thấy, kinh phí tiết kiệm của KTNN thực hiện theo cơ chế tự chủ về tài chính đều tăng, năm 2015 là 28.216 trđ, đến năm 2017 là 33.558 trđ. Trong điều nền kinh tế có nhiều biến động, thị trường giá cả có chiều hướng gia tăng, chính sách tiền lương và nhiệm vụ của KTNN tăng lên so với những năm trước, nhưng KTNN vẫn tổ chức tốt công tác quản lý tài chính, tích kiệm chi để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức là một nỗ lực lớn, của các cấp lãnh đạo và tập thể công chức của KNN. Qua đó, phản ánh phần nào kết quả tích cực của cải cách, đổi mới cơ chế làm việc của KTNN; điều này đã tạo động lực không nhỏ cho cán bộ, công chức trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu tiền điện, nước, điện thoại, hội họp, tiếp khách...

* Kinh phí trả thu nhập tăng thêm


Kinh phí trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức và người lao động được lấy từ Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm hàng năm của cơ quan. Quỹ tiền lương trả thu nhập tăng thêm được tính theo công thức quy định tại điểm g, mục 2, phần II của Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và theo Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN.

* Các khoản trả thu nhập tăng thêm


Bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ, công chức và người lao động không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề theo quy định tại Nghị quyết số 1003/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 03/3/2006; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN; chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước, các mức cụ thể như sau:

Chuyên viên cao cấp hàng tháng hưởng thêm tối đa không quá 15% mức lương hiện hưởng; chuyên viên chính hàng tháng hưởng thêm tối đa không quá 20% mức lương hiện hưởng; các ngạch từ chuyên viên trở xuống và người lao động thuộc diện hợp đồng lao động hàng tháng hưởng thêm tối đa không quá 25% mức lương hiện hưởng.

Trả bổ sung thu nhập hàng tháng cho cán bộ, công chức và người lao động không thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.

Việc trả thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức và người lao động tối đa không quá 1,0 lần so với mức lương hiện hưởng, được thể hiên trong (bảng 2.9)

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí