Thực Hiện Quản Lý, Sử Dụng Biên Chế Được Giao

thực hiện kiểm tra và xét duyệt quyết toán ngân sách của các đơn vị thuộc theo các nội dung quy định, chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt. Sau đó, Văn phòng KTNN - Ban Tài chính tổng hợp quyết toán của tất cả các đơn vị trình Tổng KTNN ký ban hành và gửi Bộ Tài chính theo quy định.

Trong quá trình xét duyệt quyết toán, căn cứ vào những quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức về các khoản chi cho con người, hóa đơn chứng từ kế toán hợp lệ cho các khoản chi phí quản lý hành chính, đồng thời đối chiếu với số dư tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn của đơn vị để xem xét đơn vị có thực hiện các khoản chi đúng quy định của pháp luật hay không. Quá trình thẩm định, xét duyệt quyết toán nếu phát hiện sai sót, cơ quan quản lý cấp trên có quyền yêu cầu điều chỉnh và lập lại báo cáo quyết toán đảm bảo đúng các quy định, các khoản chi không đúng chế độ quy định thì thực hiện xuất toán thu hồi nộp trả kinh phí cơ quan hoặc nộp NSNN.

Công tác quyết toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2015 - 2017 của KTNN được nhận xét thực hiện đúng quy định, không có khoản chi nào vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ, đồng thời các khoản chi phí quản lý hành chính chứng từ hợp lệ, không có khoản chi nào bị xuất toán.

2.2.3 Thực hiện ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ‌

Thực hiện Khoản 2 Điều 10 của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ: “Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao”. Theo đó, từ năm 2006 đến năm 2017 Tổng KTNN đã ban hành 08 Quyết định kèm theo Quy chế chi tiêu nội bộ của KTNN phù hợp với chính sách và quy định của Nhà nước; tại các KTNN khu vực thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị mình quản lý trên cơ sở quy định của Nhà nước, Bộ Tài chính và KTNN để ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Năm 2006 đến năm 2017 KTNN có 14 đơn vị trực thuộc áp dụng chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ, đạt tỷ lệ 100%. Toàn bộ các đơn

vị đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ để áp dụng trong quản lý nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao thực hiện chế độ tự chủ; đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Quy chế qui định nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức của các nội dung sau:

Chế độ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương; chế độ công tác phí, chi hội nghị, đào tạo, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chi các đoàn đi công tác nước ngoài và đón các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiếp khách trong nước, chi biên dịch, phiên dịch; chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và quản lý, sử dụng xe ô tô; chi mua vật tư văn phòng, chi thông tin liên lạc, tuyên truyền, chi dịch vụ công cộng; sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm; các khoản chi đặc thù của KTNN và chi khác.

Trong quá trình thực hiện chi tiêu tại KTNN áp dụng đúng theo nội dung trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Bên cạnh đó, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát, theo dõi, giám sát thực hiện và từ chối những khoảng chi không đúng quy định.

* Qua khảo sát về quá trình ra quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ thì chưa thực sự được chú trọng, làm hạn chế mục tiêu, tác dụng của cơ chế tự chủ. Việc phổ biến tuyên truyền đến các đoàn viên công đoàn chưa được quan tâm đúng mức, các đoàn viên công đoàn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công, điều này được minh chứng bằng câu hỏi khảo sát như sau: “Thủ trưởng cơ quan anh/chị quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất ý kiến bằng văn bản với tổ chức nào ? Tác giả đã nhận được các phương án trả lời và phân loại ở phụ lục 01 (tổng hợp kết quả nhận biết về quá trình ra quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ tại phụ lục 01).

Có 89,4% cho biết số người tham gia khảo sát cho biết thủ trưởng cơ quan quyết định Quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất bằng văn bản với Công đoàn cơ quan; như vậy còn có 9.7% chưa nắm rõ quy định này. Điều này cho thấy vai trò của Công đoàn cơ quan tham gia vào việc xây dựng, sử dụng Quy chế chi tiêu nội bộ nhận được sự quan tâm đúng mức.

Sự nhận thức của cán bộ công chức nhà nước nói chung và trong các cơ quan HCNN riêng về mục tiêu của xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý và sử dụng tài sản công đã thực sự rõ ràng, và được minh chứng bằng số liệu khảo sát với câu hỏi: theo anh (chị) cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính tại cơ quan nhằm đạt được các mục tiêu nào dưới đây? Tác giả đã nhận được các phương án trả lời và phân loại thể hiện ở phụ lục 02 (tổng hợp kết quả mức độ hiểu biết về mục tiêu của cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cơ quan hành chính tại phụ lục 02)

Mục tiêu của việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí quản lý hành chính đã được những người tham gia khảo sát khẳng định với tỷ lệ từ 51,2% trở lên cho thấy tại các đơn vị triển khai thực hiên cơ chế này tương đối tốt; tuy nhiên với gần 31,7% chưa xác định rõ mục tiêu của thực hiện cơ chế này cũng làm cho chúng ta đáng lưu tâm bởi KTNN có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và việc triển khai thực hiện cơ chế đã được thực hiện từ nhiều năm.

2.2.4 Thực hiện quản lý, sử dụng biên chế được giao‌

Cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP trong phần quy định về biên chế giao tự chủ không đề cập đến cơ sở để xác định số biên chế giao tự chủ mà chỉ nói đến nguồn gốc số biên chế giao tự chủ là do các cơ quan có thẩm quyền giao. Biên chế của KTNN thực hiện chế độ tự chủ được Ủy Ban thường vụ Quốc hội giao cho từng đơn vị của KTNN trên cơ sở chức năng nhiện vụ và tình hình hoạt động. Điều này đã gây khó khăn cho đơn vị trong việc xác định số biên chế hợp lý, đồng thời chưa tạo được sự thống nhất chung giữa các cơ quan hành chính trong việc xác định số biên chế hợp lý, chưa chỉ rõ được căn cứ khoa học của số biên chế hợp lý được giao tự chủ đối với KTNN. Tuy nhiên, có thể ngầm hiểu rằng, để xác định được số biên chế hợp lý trong cơ quan cần phải dựa trên việc xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và tính toán chính xác nhu cầu thời gian cũng như con người để hoàn thành công việc đó với một chất lượng nhất định trước bằng các tiêu chí xác định. Theo Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao biên chế cho KTNN năm 2015 đến năm 2017 là 2,072 biên chế được thể hiện trong (bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tình hình biên chế của KTNN năm 2015 - 2017‌

Đơn vị: người

Nội dung

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số biên chế được giao

2.072

2.072

2.072

Số biên chế có mặt

1.966

1.905

1.959

So sánh tỷ lệ (%)

95%

92%

94%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Kiểm toán nhà nước - 8

(Nguồn: Nghị quyết giao biên chế của Ủy Ban thường vụ Quốc hội)

Số liệu về biên chế được Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho KTNN ổn định trong 3 năm; biên chế được giao cao hơn so với biên chế có mặt là do KTNN chưa tuyển dụng đủ số biên chế được giao. Tỷ lệ % thay đổi trong các năm do công chức chuyển công tác đi, đến và nghỉ chế độ theo Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách tinh giản biên chế. Qua bảng 2.1 cho thấy số biên chế thực tế luôn thấp hơn số biên chế được giao là 127 biên chế, điều này cho thấy KTNN đã thực hiện tốt cơ chế tự chủ về sử dụng biên chế.

Công tác quản lý, sử dụng biên chế thống nhất trong toàn ngành theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật KTNN năm 2015 và các văn bản liên quan bảo đồng bộ giữa quản lý, sử dụng biên chế theo quy định. Hàng năn, tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và các tiêu chí của KTNN, kết quả đánh giá phân loại cán bộ, công chức làm cơ sở để thực hiện tinh giảm biên chế và là tiêu chí để bình xét thi đua khen thưởng, khuyến khích động viên cán bộ, công chức và người lao động.

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế, tạo quyền chủ động cho Thủ trưởng cơ quan trong việc tuyển dụng và sắp xếp, bố trí số biên chế được giao vào các phòng ban và phân công nhiệm vụ theo yêu cầu công việc, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn chung của cơ quan. Thủ trưởng cơ quan cũng đã được trao quyền và chủ động trong việc sắp xếp số biên chế dôi dư, số biên chế không đủ khả năng đáp ứng công việc, được hợp đồng lao động đối với các chức danh: bảo vệ, lái xe, tạp vụ và ký kết hợp đồng lao động đảm bảo cơ chế cho người lao động theo quy định của pháp luật. Giai đoạn năm 2015 - 2017 số biên chế chưa tuyển là 127 người, điều đó cho thấy KTNN đã tiết kiệm được chi phí để tăng thêm thu nhập cho cán bộ công chức.

2.2.5 Thực hiện quản lý, sử dụng nguồn kinh phí‌

Xác định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính là cơ chế quản lý tài chính mà tất cả các cơ quan HCNN thực hiện, hơn thế đây là một chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc thực hiện cải cách hành chính nhà nước nói chung và cải cách tài chính công nói riêng, cùng với sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và mục tiêu của cơ chế tự chủ, ngay từ khi Nghị định 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ có hiệu lực, KTNN đã tổ chức triển khai việc thực hiện cơ chế tự chủ trong toàn ngành với tỷ lệ 100% đơn vị ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ.

2.2.5.1 Nguồn kinh phí giao tự chủ‌

Nguồn kinh phí giao tự chủ của KTNN được xác định trên cơ sở biên chế theo Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao cho KTNN năm 2015 đến năm 2017 là 2,072 biên chế. Căn cứ định mức phân bổ kinh phí quản lý hành chính của Ủy Ban thường vụ Quốc hội; Quyết định số 59/2010/QĐ- TTg ngày 30/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của luật ngân sách nhà nước cho KTNN là 30 triệu đồng/biên chế/năm; Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 theo quy định của Luật ngân sách nhà nước cho KTNN là 55 triệu đồng/biên chế/năm. Định mức kinh phí quản lý hành chính của KTNN trong giai đoạn năm 2015 - 2017 được thể hiện trong (bảng 2.2)

Bảng 2.2: Kinh phí quản lý hành chính được giao năm 2015 - 2017‌

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số biên chế được giao

2.072

2.072

2.072

Số biên chế có mặt

1.966

1.905

1.959

Định mức chi quản lý hành chính

30

30

55

Tổng cộng

62.160

62.160

113.960

(Nguồn: Tổng hợp các Nghị quyết, Quyết định của Quốc hội và Chính phủ)

Kinh phí quản lý hành chính được sử dụng trong năm = (số người x định mức phân bổ) + kinh phí năm trước chuyển sang - kinh phí 10% tiết kiệm chi thường xuyên theo quy định

để tạo nguồn cải cách tiền lương cho KTNN. Chỉ những khoản chi cho con người là không thực hiện tiết kiệm 10%, còn lại tất cả các khoản chi phí quản lý hành chính đều phải thực hiện tiết kiệm 10% theo Công văn hướng dẫn lập dự toán của Bộ Tài chính. Với chức năng nhiện vụ của KTNN, định mức phân bổ chi quản lý hành chính năm 2015, năm 2016 là 30 triêu đồng/01 biên chế, năm 2017 là 55 triệu đồng/ 01 biên chế là một áp lực lớn cho KTNN, vì đặc thù Ngành KTNN thường xuyên phải đi công tác trên phạm vi toàn quốc chi phí cho đi lại, ăn ở với mức kinh phí tương đối lớn.

Căn cứ định mức phân bổ ngân sách của Thủ tướng Chính phủ, dự toán chi ngân sách được Bộ Tài chính giao; Tổng KTNN ban hành quyết định giao dự toán NSNN cho các đơn vị trên cơ sở số biên chế giao. Các đơn vị thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên theo quy định của nhà nước và Quy chế chi tiêu nội bộ; Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, theo dõi, giám sát thực hiện chi NSNN. Nguồn kinh phí trong 03 năm từ 2015-2017 của KTNN được thể hiện (bảng 2.3)

Bảng 2.3: Nguồn kinh phí giai đoạn năm 2015 - 2017 của KTNN‌

Đơn vị tính: triệu đồng


STT


Nội dung


Mã số

Kinh phí giao tự chủ NSNN cấp (Loại 460- Khoản 463)

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang

01

28.732

16.977

10.817

2

Kinh phí được giao trong năm

02

357.592

379.710

389.635

3

Tổng kinh phí được sử dụng trong năm (03=01+02)

03

386.324

396.687

400.452

4

Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán

04

369.347

385.870

368.016

5

Kinh phí giảm năm nay

05

0

0

0

6

Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau (06=03-04-05)

06

16.977

10.817

32.436

(Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn năm 2015 – 2017 của KTNN)

2.2.5.2 Nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của KTNN (nguồn 5%)‌

Căn cứ Nghị quyết số 670a/2013/NQ-UBTVQH13 ngày 14 tháng 10 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi tỷ lệ phần trăm, được trích, được sử dụng từ số tiền do Kiểm toán nhà nước phát hiện và kiến nghị; Nghị quyết số 794/2009/NQ- UBTVQH12 ngày 22 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc

hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN; Nghị định số 02/2015/NĐ- CP ngày 02/01/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 162/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của chính phủ về chế độ tiền lương, chế độ trang phục đối với cán bộ, công chức, viên chức KTNN và chế độ ưu tiên đối với kiểm toán viên nhà nước như sau:

Hàng năm, căn cứ vào kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán, KTNN được trích 5% số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị theo quy định tại khoản 1 Phụ lục 6 quy định chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN ban hành kèm theo Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN, bao gồm: các khoản tăng thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác; các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã nộp lại ngân sách nhà nước; các khoản đã chi ngân sách sai chế độ đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý giảm chi, giảm thanh toán; các khoản kinh phí bố trí dự toán vượt định mức phân bổ, sai nguồn do KTNN phát hiện và kiến nghị đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý thu hồi nộp ngân sách nhà nước.

Nguồn kinh phí được cấp để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN giai đoạn năm 2015 - 2017 được sử dụng (tính cả nguồn năm trước chuyển sang).

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp nguồn kinh phí để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức và người lao động của KTNN năm 2015-2017 (nguồn 5%)‌

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Nội dung

Mã số

Nguồn kinh phí 5%

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

Kinh phí chưa sử dụng năm trước chuyển sang

01

8.117

197.293

342.289

2

Kinh phí được giao trong năm

02

307.000

290.000

27.517

3

Tổng kinh phí được sử dụng trong năm

(03=01+02)

03

315.117

487.293

369.806

4

Kinh phí đã sử dụng đề nghị quyết toán

04

117.824

144.729

328.551

5

Kinh phí giảm năm nay

05

0

275

3.701

6

Kinh phí chưa sử dụng chuyển năm sau (06=03-

04-05)

06

197.293

342.289

37.554

(Nguồn: Báo cáo quyết toán giai đoạn năm 2015- 2017 của KTNN)

Nguồn kinh phí 5% được cấp để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN năm 2015 - 2017 tăng lên qua các năm. Nguồn thu này theo tính chất thì không phải là số thu ổn định, tuy nhiên cũng góp một phần bổ sung tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN và tăng cường cơ sở vật chất năng lực hoạt động của ngành. Tuy nhiên đề tài chỉ đề cấp tới nội dung nhóm chi thanh toán cho cá nhân từ nguồn kinh phí 5% thường xuyên tự chủ theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để thực hiện chế độ ưu tiên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN.

Căn cứ Nghị quyết số 670a/2013/NQ-UBTVQH13 ngày 14/10/2013 sửa đổi tỷ lệ phần trăm được trích, được sử dụng từ số tiền do KTNN phát hiện và kiến nghị trong Nghị quyết số 794/2009/NQ-UBTVQH12; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN.

KTNN sử dụng số kinh phí 5% để chi cho các nội dung: chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN nước không vượt quá 0,8 lần mức lương do Nhà nước quy định gồm: lương ngạch bậc, chức vụ; các khoản phụ cấp: phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Nghị quyết số 794/2009/NQ-UBTVQH12; Nghị quyết số 325/2016/UBTVQH14 ngày 29 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định chế độ đối với cán bộ, công chức của KTNN.

Số kinh phí còn lại sau khi chi khuyến khích, thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của KTNN được sử dụng để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực hoạt động của ngành.

2.2.5.3 Về sử dụng nguồn kinh phí giao tự chủ‌

Đối với nguồn kinh phí giao tự chủ, tách biệt hai khoản chính đó là kinh phí chi cho con người và kinh phí chi phí quản lý hành chính để thực hiện chức năng nhiệm vụ chính trị được giao.

* Nội dung kinh phí chi cho con người gồm

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí